Thế Giới Nh́n Từ Vatican 14.03 – 20.3.2013

– Làn sóng bách hại Giáo Hội Công Giáo tại Crimea đă bắt đầu

 

 

1. Đức Thánh Cha tiếp nhà lănh đạo Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine 

Hôm thứ Hai 17 tháng Ba, Đức Thánh Cha đă có cuộc gặp gỡ với Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk là nhà lănh đạo cao nhất của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine. Đây là lần thứ hai trong ṿng một tháng qua hai vị đă gặp nhau để bàn về t́nh h́nh tại Ukraine.

Đức Tổng Giám Mục nói:

"Đây là thời điểm khó khăn và lịch sử đối với chúng con, nhưng trong t́nh hiệp nhất chúng con thấy hạnh phúc."

Đức Tổng Giám Mục đă cám ơn Đức Thánh Cha v́ sự nâng đỡ và t́nh liên đới của ngài khi Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine đứng về phía nhân dân trong cuộc biểu t́nh khổng lồ tại quảng trường Maidan đă lật đổ tổng thống Viktor Yanukovych.

Đức Tổng Giám Mục Shevchuk đă liên tục kêu gọi tất cả các nước, trong đó có Nga phải tôn trọng toàn vẹn lănh thổ của Ukraine. Hôm Chúa Nhật 16 tháng Ba, một tṛ hề Trưng Cầu Dân Ư đă diễn ra tại Crimea, là một phần lănh thổ của Ukraine. Nga nói rằng 97.9% dân số tại đây đă quyết định tuyên bố độc lập và “xin” được sát nhập lănh thổ này vào Nga.

Các nhà lănh đạo Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine tại Crimea nói quân Nga đă đe dọa các linh mục Công Giáo Hy Lạp, và yêu cầu họ phải rời khỏi các khu vực Crimea. Nhưng , các linh mục từ chối và chấp nhận rủi ro khi ở lại với cộng đoàn của các ngài.

Chính Thống Giáo Nga luôn xem Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine là một khí cụ “chiêu dụ tín đồ” của Giáo Hội Công Giáo dành cho các tín hữu có khuynh hướng theo Công Giáo nhưng lại muốn giữ lại các nghi thức thờ phượng Đông Phương truyền thống của họ.

Chính v́ thế, Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp không được cấp tư cách pháp nhân tại Liên bang Nga, và một khi Crimea bị sáp nhập vào Nga, các nhà thờ sẽ bị tịch thu và hàng giáo sĩ có thể bị bắt.

Trong các thương thảo giữa Ṭa Thánh và Ṭa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa 3 điều kiện tiên quyết thường được nêu ra là: chấm dứt “chiêu dụ tín đồ” tại Nga, ngưng các khiếu kiện đ̣i lại các tài sản mà cộng sản đă tịch thu của Công Giáo để trao cho Chính Thống Giáo quản lư và giải tán Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine. Cho đến nay, Ṭa Thánh bác bỏ tất cả các đ̣i hỏi phi lư này.

2. Đức Thánh Cha tiếp tổng thống Á Căn Đ́nh

Hôm thứ Hai, Đức Thánh Cha đă tiếp tổng thống Á Căn Đ́nh là bà Cristina Fernandez de Kirchner tại nhà trọ Santa Marta. Đức Giáo Hoàng thường gặp các nguyên thủ quốc gia tại Điện Tông Ṭa của Vatican. Nhưng ngài đă quyết định gặp tổng thống Á Căn Đ́nh tại nhà trọ Santa Marta v́ một mắt cá chân của bà bị bong gân.

Bà Cristina đă đến Vatican để chúc mừng Đức Thánh Cha nhân một năm triều Giáo Hoàng của ngài. Đây là lần thứ ba hai vị gặp nhau sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô được bầu vào ngôi Giáo Hoàng hồi tháng Ba năm ngoái. Lần đầu tiên là một ngày trước lễ khai mạc sứ vụ Mục Tử Toàn Thế Giới của ngài, lần thứ hai là tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới ở Rio De Janeiro.

Trong cuộc gặp gỡ hôm thứ Hai, tổng thống Á Căn Đ́nh đă tặng Đức Thánh Cha bức tranh vẽ bằng rượu vang.

Bà nói:

“Đây là bức tranh Thánh Rôsa De Lima, Mẹ của tất cả người Mỹ Châu, được vẽ bằng rượu vang Malbec của Á Căn Đ́nh”.

Đức Thánh Cha đă tặng lại bà một mề đay có h́nh thánh Martin và tông huấn Evangelli Gaudium – Niềm Vui Phúc Âm là tông huấn đầu tiên của ngài. 

Đức Thánh Cha sau đó đă mời bà dùng bữa trưa tại nhà nguyện Santa Marta.

Bà Cristina nói với các phóng viên rằng bà bị bong gân mắt cá chân vào đêm hôm trước khi di chuyển trong khách sạn.

3. Đức Thánh Cha tiếp các Giám Mục Đông Timor

Hôm thứ Hai, Đức Thánh Cha đă tiếp các giám mục của Đông Timor đang trong thời gian ad-limina viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô và thăm Ṭa Thánh.

Đức Thánh Cha Phanxicô đă gặp Đức Cha Basílio Nascimento, giám mục giáo phận Baucau, Đức Cha Alberto Ricardo da Silva, giám mục Dili, Đức Ông. Norberto do Amaral, giám mục của Maliana. 

Đức Giáo Hoàng đă khích lệ các Giám Mục rao giảng Tin Mừng của ḷng thương xót. Ngài cũng nói rằng các Giám Mục phải giữ ba vị trí chính yếu: ở phía trước để dẫn đường, ở giữa để giữ t́nh đoàn kết, và ở phía sau để bảo đảm không một ai bị bỏ lại phía sau. 

Đông Timor là thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha với dân số là 1,1 triệu dân với 97 phần trăm là người Công Giáo.

Tháng 12 năm 1975, Nam Dương xâm lược Đông Timor và tuyên bố nước này là tỉnh thứ 27 của ḿnh. Những nỗ lực Hồi Giáo hoá vùng đất này đă thất bại và tháng 8 năm 1999, Liên Hiệp Quốc đă can thiệp để Đông Timor trở thành quốc gia độc lập như ngày nay.

4. Hiệp Hội Antonio Gaudi tặng Đức Thánh Cha một tác phẩm điêu khắc

Án phong Chân Phước cho vị Tôi tớ Chúa Antonio Gaudi đang tiến triển tốt đẹp. Antonio Gaudi là một kiến trúc sư Tây Ban Nha nổi tiếng trên toàn thế giới với những tác phẩm như Vương Cung Thánh Đường Thánh Gia tại Barcelona.

Hiệp Hội Antonio Gaudi đă được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp và trong dịp này đă tặng cho ngài một tác phẩm điêu khắc là tượng bán thân của vị tôi tớ Chúa.

Ông Jose Manuel Almuzara, Chủ tịch Hiệp hội Antonio Gaudi cho biết:

"Chúng tôi đă rất mong muốn tặng món quà này cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, và chúng tôi đă thành công." 

Đây là một cử chỉ nhằm vinh danh vị tôi tớ Chúa. "Chúng tôi hy vọng bức tượng được đồng hành với Đức Thánh Cha Phanxicô trong hành tŕnh của ngài, linh hứng ánh sáng và vẻ đẹp. "

Ông Etsuro Soto Điêu khắc trưởng Hiệp Hội nói:

"Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu chúng tôi cầu nguyện cho ngài. Đáp lại tôi nói con sẽ cầu nguyện cho Đức Thánh Cha, nhưng cũng xin cầu nguyện cho chúng con. "

Điêu khắc gia Etsuro Soto là một người Nhật Bản. Ông chính là người đă hoàn thành Vương Cung Thánh Đường Thánh Gia tại Barcelona 35 năm trước và cũng là người đă thực hiện bức tượng này phỏng theo bức tượng đă được thực hiện năm 1926 chỉ vài ngày sau khi kiến trúc sư Antonio Gaudi qua đời trong một tai nạn xe điện.

5. Đức Thánh Cha và giáo triều Rôma kết thúc tuần tĩnh tâm Mùa Chay

Đức Thánh Cha Phanxicô đă lên xe buưt trở về Vatican hôm thứ Sáu sau cuộc tĩnh tâm 5 ngày bắt đầu từ chiều Chúa Nhật mùng 9 tháng Ba. Đây là lần đầu tiên cuộc tĩnh tâm truyền thống đầu Mùa Chay của giáo triều Rôma được tổ chức bên ngoài Vatican.

Vị giảng thuyết trong 5 ngày tĩnh tâm là Đức Ông Angelo de Donatis, giáo sư tại Đại Chủng Viện của giáo phận Rôma. Trước khi rời khỏi Đức Giáo Hoàng đă nói một vài lời cám ơn vị giảng thuyết.

Ngài nói:

"Chúng ta tất cả là những người tội lỗi, tất cả chúng ta mong muốn theo Chúa Giêsu gần gũi hơn, không mất hy vọng vào lời Chúa hứa, mặc dù đôi khi chúng ta chào đón Chúa nhưng lại đứng xa xa. Cảm ơn cha."

Đức Thánh Cha rời địa điểm này lúc 10:30 trên cùng một xe buưt với các Đức Hồng Y và các Giám Mục dự tĩnh tâm .

Sau khoảng bốn mươi phút, Đức Giáo Hoàng Phanxicô về đến Vatican. Hàng chục người đang đợi ở lối vào. Đức Giáo Hoàng đă vẫy tay chào họ.

6. Đài truyền h́nh Vatican thực hiện bộ phim bầu cử Đức Giáo Hoàng Phanxicô

Một năm trước, thế giới đă dán mắt theo dơi những diễn biến tại Vatican bắt đầu từ việc bất ngờ công bố quyết định thoái vị của ngài. 

Kỷ niệm một năm Đức Thánh Cha Phanxicô được bầu vào ngôi Giáo Hoàng, Đài truyền h́nh Vatican vừa hoàn tất bộ phim dài 40 phút với những h́nh ảnh lịch sử như Công Nghị Hồng Y và những giờ phút đầu tiên khi Đức Thánh Cha bước ra ban công và xin thế giới cầu nguyện cho ngài.

Bộ phim cũng bao gồm những h́nh ảnh đáng nhớ nhất trong năm đầu tiên triều đại giáo hoàng Phanxicô.

7. Kỷ niệm một năm Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô 

Hôm 13 tháng Ba, Giáo Hội đă mừng kỷ niệm một năm Đức Hồng Y Jorge Bergoglio được bầu làm Giáo Hoàng Phanxicô.

Cha Lombardi, Giám đốc Pḥng báo chí Ṭa Thánh cho biết, ngày kỷ niệm một năm triều Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô không có ǵ đặc biệt: Đức Giáo Hoàng cầu nguyện và trong một Tweet, ngài xin mọi người cầu nguyện cho ngài.

Rất nhiều điện văn đă được gửi về Vatican để chúc mừng Đức Thánh Cha, trong khi ngài và các vị lănh đạo tại Ṭa Thánh tham dự tuần tĩnh tâm mùa chay tại Ariccia (cách Roma 30 cây số) từ chiều Chúa Nhật mùng 9 đến sáng thứ Sáu 14 tháng Ba.

Ngoài điện văn của các vị lănh đạo Công Giáo, người ta cũng đặc biệt chú ư đến điện văn của Đức Thượng Phụ Kirill Đệ Nhất, Giáo Chủ Chính Thống Nga, trong đó có đoạn viết: “Năm đầu tiên triều đại Giáo Hoàng của Ngài được đánh dấu bằng những hy vọng lớn và những công tŕnh quan trọng của Giáo Hội Công Giáo. Sự dấn thân của Ngài trong việc làm cho các lư tưởng Tin Mừng hiện diện trong đời sống xă hội hiện đại đă mang lại những thành quả. Sự chăm sóc và quan tâm của Đức Giáo Hoàng đối với người đau khổ nhắc nhớ cho mọi người về nghĩa vụ yêu thương huynh đệ”.

Đức Thượng Phụ Kirill cũng nhấn mạnh rằng “Các quan hệ song phương giữa Công Giáo và Chính Thống Nga đă được phát triển thêm trong năm qua. Tôi đánh giá mức độ cao trong sự cảm thông và dấn dấn của hai bên nhắm củng cố sự cộng tác giữa Chính Thống và Công Giáo, trong việc củng cố các giá trị luân lư, tinh thần Kitô giáo trong thế giới ngày nay, việc bảo vệ những người bị áp bức và chân thành phục vụ tha nhân, đó là những lănh vực cộng tác giữa Giáo Hội Chính Thống và Giáo Hội Công Giáo Roma”

8. Nhận định của Cha Federico Lombardi về năm đầu triều Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô

Trong số những người có một vai tṛ quan sát đặc biệt đối với triều đại của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là cha Federico Lombardi, ḍng Tên, Tổng giám đốc đài Vatican và Giám đốc pḥng báo chí Ṭa Thánh. Cha đă dành cho hăng tin Zenith ở Roma một cuộc phỏng vấn về Đức đương kim Giáo Hoàng.

Thưa cha Lombardi, việc bầu cử Đức Giáo Hoàng Phanxicô đă thay đổi hoàn toàn thái độ của các cơ quan truyền thông đối với chức vụ Giáo Hoàng. Đâu là bí quyết của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đă thu phục được giới truyền thông như vậy?

Có một sự thay đổi về ngôn ngữ, không những về lời nói nhưng cả những cử chỉ và thái độ nữa. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đă đánh động được tâm hồn của con người, đặc biệt là ngài vượt lên trên được khoảng cách và các hàng rào. Trọng tâm của ngôn ngữ mới này là việc loan báo t́nh thương của Chúa Kitô cho tất cả mọi người, đề tài ḷng từ bi và tha thứ của Chúa cho mọi người. Trước đó, trong giới truyền thông có một thành kiến được phổ biến, người ta nghĩ rằng Giáo Hội luôn nói “không” và không gần gũi với dân chúng. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đă thành công trong việc giúp dân chúng hiểu được có một cách khác để đọc sứ điệp của Thiên Chúa và tương quan của Giáo Hội với dân chúng.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường ứng khẩu nói với dân chúng, và ngài cũng trả lời phỏng vấn cho những người xin, và ngài cũng điện thoại riêng cho nhiều người. Trong bối cảnh đó, đâu là những vấn đế mà vị Giám đốc Pḥng báo chí Ṭa Thánh gặp phải?

Vấn đề tôi gặp phải trong những t́nh trạng như thế cũng giống như vấn đề của các hiến binh Vatican khi Đức Giáo Hoàng muốn đến gần, tiếp xúc với dân chúng, và từ chối không chịu dùng xe chắn đạn. Chúng tôi phục vụ Đức Giáo Hoàng và chúng tôi học về lối hành động, cách sống và phương thức đả thông của ngài với dân chúng. Tôi phải hiểu: tôi có thể cộng tác vào sự truyền thông của ngài như thế nào. Khi Đức Giáo Hoàng nói, trả lời phỏng vấn, nói trực tiếp với dân chúng, tôi không có ǵ để nói thêm, tôi chỉ can thiệp khi xảy ra vài vấn đề cần làm sáng tỏ.

Một năm đă trôi qua trong triều đại Giáo Hoàng của Đức Phanxicô và tạp chí Time của Mỹ đă chọn ngài làm người nổi bật nhất trong năm 2013. Cha có thể b́nh luận ǵ về sự chọn lựa như thế?

Đức Giáo Hoàng Phanxicô không phải là người t́m kiếm thành công hoặc sự nổi tiếng. Một lần khi người ta hoan hô ngài, ngài nói: “Anh chị em đừng nói Viva il Papa, Hoan hô Đức Giáo Hoàng!” Nhưng hăy nói “Viva Gesù!”, Hoan hô Chúa Giêsu. Đồng thời Đức Thánh Cha Phanxciô có thể chấp nhận là “Người nổi bật nhất trong năm” theo tạp chí Time. Nếu sự chọn lựa của tạp chí này có nghĩa là làm cho mục đích sứ mạng của Giáo Hội được nh́n nhận, và sứ điệp mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô thông truyền, th́ đó là điều tốt, đáng chào mừng, nếu không th́ chắc chắn đối với Đức Giáo Hoàng, điều đó chẳng có nghĩa ǵ với ngài.

Thưa cha Lombardi, cha có những lời khuyên nào muốn đưa ra với các kư giả để họ cải tiến việc truyền thông của họ về Đức Giáo Hoàng, về Giáo triều Roma và Giáo Hội nói chung không?

Điều thường thiếu nơi các kư giả, đó là ư hướng sứ mạng của Giáo Hội và của Đức Giáo Hoàng. Nhiều khi các kư giả đọc các biến cố và đưa ra những giải thích xa lạ với thực tại của Giáo Hội, ví dụ họ nh́n và giải thích dưới khía cạnh chính trị hoặc kinh tế. V́ thế, về Giáo Hội, họ chỉ nh́n dưới khía cạnh tranh giành quyền bính hoặc lợi lộc kinh tế phe phái. Đó là t́nh trạng bi thảm dưới thời Vatileaks với những tài liệu của Ṭa Thánh bị thất thoát và đăng tải trên báo chí. Nhưng thực ra, đó là một tiến tŕnh t́m kiếm cuộc sống và hành động phù hợp với Phúc Âm, canh tân nội tâm và thanh tẩy.

Trong bối cảnh đó, nhiều kư giả chỉ nh́n sự canh tân giáo triều Roma như một sự đổi mới thuộc loại chính trị. Cha có thể nói ǵ về sự kiện này?

Đức Giáo Hoàng đă thành công trong việc giúp người ta hiểu rằng Giáo Hội hiện hữu là để nói với dân chúng rằng họ được Thiên Chúa yêu thương. V́ thế việc cải tổ giáo triều Roma chỉ là điều phụ thuộc: việc cải tổ này giúp Giáo Hội loan báo sứ điệp Tin Mừng hữu hiệu hơn, không phải ở Vatican mà thôi, nhưng trong các giáo phận và các khu vực ven biên. Các cơ cấu trung ương Ṭa Thánh hiện hữu không phải để thống trị, nhưng để phục vụ và trợ giúp: việc cải tổ nhắm tới mục đích đó.

9. Đức Giám Mục Công Giáo nghi lễ La Tinh của Crimea chỉ trích thái độ đạo đức gỉa của phương Tây

Nhà lănh đạo Công Giáo nghi lễ La Tinh cao nhất tại Crimea đă lên tiếng chỉ trích phản ứng của phương Tây trước sự can thiệp quân sự của Nga ở đó.

Đức Cha Bronislaw Bernacki của giáo phận Odessa – Simferopol nói:

"Thế giới này bàn tán, chỉ trích Putin và thực hiện chính xác những ǵ ông ta mong đợi – đó là nói xuông không làm ǵ cả. Tách Crimea ra khỏi Ukraine chỉ là bước khởi đầu. Sau đó, người Nga sẽ tính đến phần phiá Đông Ukraine và cả phần phiá Nam, và sau đó có lẽ cả nước."

Lịch sử của Ukraine đă chỉ ra rằng trong những trường hợp bị Nga xâm lược như thế này, thế giới sẽ lên tiếng một cách chiếu lệ, rồi sau đó để mặc cho người Nga muốn làm ǵ th́ làm tại Ukraine.

Đa số cư dân tại Crimea, một nước cộng ḥa tự trị của Ukraine là những hậu duệ người Nga đă được đưa di dân sang Ukraine trong một chính sách thôn tính lâu dài của Nga từ hàng thế kỷ trước. Sau sự sụp đổ của Tổng thống Viktor Yanukovych vào tháng Hai, quân đội Nga đă xâm lược Crimea.

Ngày 11 tháng Ba, quốc hội Crimea tuyên bố tách khỏi Ukraine, và hôm Chúa Nhật 16 tháng Ba trong tṛ hề bầu cử tại Crimea đă quyết định sát nhập Crimea thành một phần của Nga. 

Sự sáp nhập này chắc chắn sẽ dẫn đến việc khủng bố thẳng tay Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp tại Ukraine.

Cha Mykhailo Milchakovskyi , một linh mục chính xứ của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp ở Crimea nói:

"Nhiều người không dám đến nhà thờ, sau khi bị dán cho những nhăn hiệu như những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc và phát xít. Họ bị dân chúng địa phương khiêu khích và hăm dọa". 

Ngài giải thích thêm:

" Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp của chúng tôi không được cấp tư cách pháp nhân tại Liên bang Nga, v́ vậy nếu Crimea bị sáp nhập vào Nga, chúng tôi sợ các nhà thờ sẽ bị tịch thu và hàng giáo sĩ của chúng tôi sẽ bị bắt. "

10. Đức Giáo Hoàng khen ngợi linh mục các linh mục cho người nghèo tại Á Căn Đ́nh

Đức Thánh Cha Phanxicô đă lên tiếng ca ngợi các linh mục làm việc trong các khu ổ chuột của Á Căn Đ́nh, trong một cuộc phỏng vấn được phát trên làn sóng điện quốc gia đúng ngày 13 tháng Ba, kỷ niệm một năm ngài được bầu làm Giáo hoàng.

Nhiều linh mục hoạt động cho người nghèo thường lên tiếng chỉ trích các bất công trong xă hội, t́nh trạng tham nhũng và hối mại quyền thế của các viên chức công quyền. Các ngài thường bị gán cho nhăn liệu là khuynh tả, là cộng sản.

Tuy nhiên, Đức Thánh Cha nói: "Họ không phải là cộng sản. Họ là những linh mục vĩ đại chiến đấu cho sự sống." 

Đức Thánh Cha nói ngài biết tất cả những công việc của các linh mục này "không phải xuất phát từ ư thức hệ, nhưng từ ḷng nhiệt thành tông đồ." 

Đức Thánh Cha đặc biệt đề cập đến phong trào Linh Mục của thế giới thứ 3. Ngài bênh vực các linh mục này và khẳng định các ngài không hề bị ảnh hưởng bởi thứ Thần học giải phóng đă bị Ṭa Thánh lên án.

Cuộc phỏng vấn đă được đài phát thanh quốc gia có trụ sở tại Buenos Aires thực hiện tại Rôma hai tuần trước khi phát sóng hôm thứ Năm 13 tháng Ba. 

Đức Thánh Cha Phanxicô từng là Tổng giám mục Buenos Aires trước khi được bầu lên ngôi Giáo Hoàng.

11. Một giáo phận ở Nam Sudan bị phá hủy hoàn toàn

Đức Cha Roko Taban, giám quản tông ṭa của giáo phận Malakal nói với tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ là giáo phận của ngài đă rơi vào t́nh trạng bi đát đến mức ngày nay không c̣n một ngôi nhà thờ nào nữa.

Đức Cha nói: “Nhiều nhà thờ và nhà cửa chúng tôi bị san thành b́nh địa và tất cả đều bị cướp phá và hôi của”.

Trong khi cuộc chiến vẫn tiếp tục diễn ra ác liệt các nữ tu đă phải chạy nạn để tránh bị thiệt mạng. Ngay cả 4 giám mục trong miền Nam Sudan cũng phải di tản trong tuần này.

Sudan từng là quốc gia lớn nhất ở Phi Châu và cũng là lớn nhất trong thế giới Ả rập cho đến năm 2011 sau khi miền Nam Sudan tách ra khỏi nước này. Trong thế kỷ thứ 20, đa số dân Sudan là người Phi Châu. Nhưng sau đó, làn sóng người Ả rập nhập cư vào miền Bắc Sudan đă thay đổi cơ cấu sắc tộc của đất nước. 70% dân số ở phiá Bắc Sudan là người Ả rập theo Hồi Giáo Sunni.

Với sự giúp đỡ của nhiều sư đoàn quân Trung quốc, chính quyền Khartoum đă tiến hành cuộc chiến tranh kéo dài hơn một thập niên nhằm tiêu diệt người bản địa phần lớn theo Kitô Giáo và đạo thờ vật linh. Cuộc chiến kết thúc vào năm 2011 với sự ra đời của quốc gia Nam Sudan.

Tuy nhiên, Bắc Sudan với dân số hơn 35 triệu người vẫn âm thầm thực hiện cuộc chiến khủng bố tại quốc gia non trẻ Nam Sudan với dân số chỉ khoảng 11 triệu.

12. Cha Raniero Cantalamessa bắt đầu các bài giảng Mùa Chay

Cha Raniero Cantalamessa, giảng thuyết viên phủ Giáo hoàng, đă khởi sự bài giảng đầu tiên trong một loạt các bài giảng Mùa Chay hôm thứ Sáu 14 tháng Ba tại nhà nguyện Redemptoris Mater trong điện Tông Ṭa của Vatiocan.

Mỗi thứ Sáu trong suốt Mùa Chay bắt đầu từ tuần Thứ Nhất Mùa Chay cha Raniero Cantalamessa sẽ giảng một bài với sự tham dự của Đức Giáo Hoàng và các nhà lănh đạo của Giáo triều Rôma. Tuần này, Đức Thánh Cha và một số vị trong giáo triều đă vắng mặt v́ đang tham dự tuần tĩnh tâm Mùa Chay. 

Các bài giảng được tŕnh bày vào ngày 14, 21, 28 tháng Ba, mùng 4 và 11 tháng Tư xoay quanh chủ đề "Trên đôi vai những nhân vật vĩ đại: Những chân lư cao cả của đức tin được chiêm niệm bởi các Giáo Phụ của Giáo Hội Latinh".

13. Hội Đồng Giám Mục Ấn tố cáo bản án tại bang Orissa

Hôm thứ Bẩy 15 tháng Ba, Hội Đồng Giám Mục Ấn đă lên tiếng tố cáo bản án của một ṭa án tại bang Orissa là “sự phỉ nhổ vào công lư”.

Trong số 9 bị can bị cáo buộc đă hăm hiếp nữ tu Meena Barwa vào năm 2008, chỉ có 3 tên bị kết án. 6 tên c̣n lại được tuyên bố trắng án.

Chín bị cáo là thành viên của một nhóm Ấn Giáo quá khích tại tại bang Orissa. Ngày 25 tháng 8 năm 2008, 50 thành viên của nhóm Ấn Giáo quá khích này đă bắt cóc sơ Meena Barwa tại tỉnh Kandhamal Gang trong bang Orissa và chín tên trong số đó đă hăm hiếp sơ.

Sau đó, nhóm 50 tên này đă bắt sơ Meena Barwa cởi trần đi di hành thị chúng. Cha Thomas Chellan một linh mục Công Giáo trong vùng cũng bị chúng bắt đi và bị đánh đập dă man.

Cảnh sát đă không can thiệp và dung túng cho bọn côn đồ say máu tấn công vào một giáo xứ Công Giáo giết chết 50 người và đốt phá nhà cửa khiến 50,000 người trở nên vô gia cư.

Vụ án dằng dai trong 6 năm qua đă kết thúc với những bản án nhẹ nhàng. Bang Orissa đă phải đổi tên thành Odisha v́ t́nh trạng bài Kitô Giáo tại đây đă khiến cho rất ít công ty nước ngoài muốn đầu tư tại bang này.

14. Một linh mục Công Giáo Công Giáo Hy Lạp Ukraine bị bắt cóc tại Crimea

Trong một loạt những leo thang nghiêm trọng đang diễn ra tại bán đảo Crimea, một linh mục Công Giáo Hy Lạp Ukraine đă bị bắt cóc sáng thứ Bảy 15 tháng Ba.

Radio Vatican cho biết Cha Mykola Kvych, một linh mục tuyên úy quân đội Ukraine, đă bị bắt cóc bởi các thành phần thân Nga sau khi ngài cử hành thánh lễ sáng thứ Bẩy.

Đức Cha Borys Gudziak Giám Mục Công Giáo Hy Lạp Ukraine của giáo phận Odessa – Simferopol nói:

" Bắt cóc là một sự kiện khủng khiếp cho tất cả những ai có liên quan. Đó là một sự vi phạm trắng trợn các quyền con người và phẩm giá mà Chúa đă ban cho." 

Sau khi tổng thống Viktor Yanukovych bị lật đổ, anh chị em tín hữu Công Giáo tại Crimea thường xuyên bị đe dọa đến mức nhiều người đang cố mà bán nhà và chuyển đến các nơi khác của Ukraine. 

Trong thời Liên Xô, Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương ở Ukraine bị nằm ngoài ṿng pháp luật. Các tín hữu có đức tin mạnh mẽ vẫn phải sống đạo bí mật, trong khi những tín hữu khác phải dự lễ ở nhà thờ Chính Thống giáo hoặc không đi nhà thờ. Cộng sản Liên Xô đă tịch thu tất cả tài sản của Giáo Hội Công Giáo, đưa một số ṭa nhà cho Chính Thống giáo, số c̣n lại giao cho các cơ quan nhà nước sử dụng. 

Đức Cha Borys đă đưa ra một lời kêu gọi đến các vị thẩm quyền của Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga can thiệp trao trả tự do cho cha Mykola Kvych.