Thế Giới Nh́n Từ Vatican 28.03
– 03.04.2014
Lễ Phong Thánh cho hai vị Giáo Hoàng
1. Họp báo về lễ phong
thánh cho hai vị Chân Phước Giáo Hoàng
Sáng thứ Hai 31 tháng Ba, tại pḥng Báo Chí Ṭa Thánh, cha
Federico Lombardi đă tŕnh bày những công việc chuẩn bị liên
quan đến lễ phong thánh cho Chân Phước Gioan Phaolô II và
Chân Phước Gioan XXIII.
Vatican đă thiết lập một trang web cung cấp những thông tin
rộng răi về hai triều đại giáo hoàng, và các thông tin liên
quan đến các nghi lễ phong thánh bằng tiếng Ư, tiếng Anh,
tiếng Tây Ban Nha, Pháp và Ba Lan. Một chương tŕnh ứng dụng
cho điện thoại cầm tay có tên gọi là "Santo Subito" sẽ cung
cấp thông tin dành cho những người tham dự các nghi lễ, với
cùng những ngôn ngữ đă đề cập ở trên.
Buổi họp báo ngày 31 tháng Ba cũng liệt kê các nguồn tài
nguyên trực tuyến khác nhau thông qua Facebook, Twitter,
YouTube, và Google+ - cho những người t́m kiếm thêm thông
tin về lễ phong thánh này. Các phóng viên cũng đă được thông
báo về một dự án được gọi là # 2popesaints, trong đó sử dụng
các phương tiện truyền thông xă hội để giúp đỡ những người
trẻ tuổi làm quen với cuộc sống của hai triều đại giáo
hoàng.
Ngày 22 tháng Tư, các cáo thỉnh viên cho hai án phong thánh
là Đức Ông Slavomir Oder (án phong thánh Chân Phước Gioan
Phaolô II) và Cha Giovangiuseppe Califano (án phong thánh
cho Chân Phước Gioan XXIII) - sẽ có buổi nói chuyện với các
bạn trẻ tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô dưới sự chủ tọa của
Đức Hồng Y Agostino Vallini, giám quản Roma. Vào đêm trước
lễ phong thánh, tất cả các nhà thờ trong khu trung tâm của
Rome sẽ mở cư/a trong chương tŕnh có tên "đêm thức trắng
cầu nguyện," để tạo cơ hội cho các tham dự viên ngày lễ
phong thánh này có thể lănh nhận bí tích Ḥa Giải bằng các
ngôn ngữ khác nhau.
Giáo phận Bergamo, Ư, nơi sinh của Chân Phước Gioan XXIII,
sẽ tổ chức hàng loạt các cử hành của riêng ḿnh, theo chiều
hướng chăm sóc cho những người túng thiếu, và những bệnh
nhân. Giáo phận đang tiến hành một dự án hỗ trợ giáo dục cho
sinh viên Haiti, và gợi ư rằng các linh mục đóng góp tiền
lương một tháng, và mở cuộc quyên góp đặc biệt tại các giáo
xứ cho các gia đ́nh đang lâm vào t́nh trạng khủng hoảng tài
chính hiện nay. Vào ngày 12 tháng Tư, một hội nghị chuyên đề
sẽ được tổ chức để thảo luận về các thông điệp mang tính
bước ngoặt như Ḥa B́nh Tại Thế Pacem in Terris , diễn giả
là ông Jacque Delors, cựu chủ tịch của Ủy ban châu Âu , với
sự tham dự của đại sứ các nước nơi mà Đức Thánh Cha Gioan
XXIII đă từng phục vụ trong tư cách là một nhà ngoại giao
của Vatican, đó là Bulgaria, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và Pháp.
2. Lịch tŕnh chuyến thăm Thánh Địa của Đức Thánh Cha
Phanxicô
Sáng thứ Sáu 28 tháng Ba, pḥng Báo Chí Ṭa Thánh đă công bố
lịch tŕnh chuyến thăm Thánh Địa của Đức Thánh Cha vào tháng
Năm sắp tới.
Thứ Bẩy 24 tháng 5
Lúc 8:15 sáng thứ Bẩy 24 tháng 5, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành
từ phi trường Fiumicino để bay đi Amman thủ đô của Jordan
nơi Quốc vương Abdullah và Hoàng hậu Rania sẽ chào đón ngài
tại phi trường Hoàng Hậu Alia lúc 13h.
Cuộc tiếp kiến chính thức sẽ diễn ra tại cung điện Hoàng gia
lúc 13:45. Một giờ sau đó, Đức Thánh Cha sẽ đọc một diễn từ
trước các nhà lănh đạo chính trị và dân sự của Jordan.
Lúc 16h, ngài sẽ cử hành thánh lễ tại sân vận động quốc tế
của thủ đô Amman.
Lúc 19h, Đức Thánh Cha đến Bethany để viếng thăm sông Jordan
nơi Chúa Giêsu đă được Thánh Gioan Tiền Hô rửa tội. Nơi đây
cũng sẽ diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha với những
người tị nạn và những người trẻ khuyết tật.
Lúc 20h15, ngài sẽ dùng bữa tối tại Ṭa Thượng Phụ Công Giáo
Nghi Lễ La Tinh.
Chúa Nhật 25 tháng 5
Sáng Chúa Nhật, sau nghi lễ tiễn biệt tại phi trường Hoàng
Hậu Alia diễn ra lúc 8:15, Đức Thánh Cha sẽ đáp trực thăng
tới Bethlehem trong phần đất của Palestine. Tại đó, sau cuộc
gặp gỡ với Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas vào lúc 9:30
tại dinh Tổng Thống, Đức Thánh Cha sẽ đọc một diễn từ trước
các nhà lănh đạo chính trị và dân sự của Palestine lúc 10h
và lúc 11h ngài chủ sự một thánh lễ tại Quảng trường Máng
Cỏ.
Lúc 13:30 ngài sẽ ăn trưa với một số gia đ́nh người
Palestine tại tu viện Casa Nova của ḍng anh em hèn mọn.
Sau khi ăn trưa, lúc 15h ngài sẽ đến thăm hang đá Giáng
sinh, nơi Ngôi Hai xuống thế làm người và thăm các trẻ em
đến từ các trại tị nạn Deheisheh, Aida và Beit Jibrin tại
trung tâm sinh hoạt của trại tị nạn Deheisheh.
Lúc 16:00, ngài sẽ đáp máy bay trực thăng đến phi trường
quốc tế Ben Gurion của thủ đô Tel Aviv.
Sau nghi thức chào đón của các nhà lănh đạo Do Thái, lúc
17:15, Đức Thánh Cha sẽ bay ngược trở lại Jerusalem. Nửa giờ
sau đó, trực thăng sẽ hạ cánh tại núi Scopus.
Lúc 18:15, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với Đức Thượng
Phụ Đại Kết thành Constantinope tại dinh Sứ Thần Ṭa Thánh ở
Jerusalem. Nơi đây, hai vị sẽ kư kết một tuyên bố chung.
Lúc 19h tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Mộ Đức Thánh Cha sẽ
có cuộc gặp gỡ với các nhà lănh đạo Công Giáo và Chính Thống
Giáo, nhân kỷ niệm 50 năm cuộc gặp gỡ diễn ra năm 1964 giữa
Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục và Đức Thượng Phụ Athenagoras.
Thứ Hai 26 tháng 5
Lúc 8:15, sáng thứ Hai, Đức Thánh Cha sẽ đến thăm vị đại
giáo trưởng Hồi Giáo của Jerusalem tại đền thờ Hồi giáo
Jerusalem. Sau đó, Đức Thánh Cha sẽ tới thăm Bức tường Than
Khóc và viện bảo tàng Yad Vashem. Ngài cũng sẽ gặp gỡ với
hai đại giáo trưởng của Israel, Tổng thống Shimon Peres và
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Lúc 15:30, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ lần thứ hai với
Đức Thượng Phụ Đại Kết thành Constantinope tại núi Cây Dầu.
Lúc 16h, Đức Giáo Hoàng sẽ gặp gỡ với các linh mục, các tu
sĩ nam nữ tại nhà thờ Giệtsimani ở núi Cây Dầu. Ngài sẽ chủ
lễ tại nhà Tiệc Ly vào lúc 17:20.
Lúc 19:30 ngài sẽ khởi hành đi Tel Aviv nơi sẽ diễn ra buổi
lễ tiễn biệt của nhà nước Do Thái tại phi trường quốc tế Ben
Gurion của thủ đô Tel Aviv vào lúc 20h.
Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ bay trở lại Rôma.
Dự kiến máy bay sẽ hạ cánh lúc 11 giờ đêm hôm đó.
3. Đức Thánh Cha xưng tội trước khi giải tội cho những
người khác
Chiều thứ Sáu 28 tháng Ba, Đức Thánh Cha đă làm kinh ngạc vị
trưởng ban Nghi Lễ Phủ Giáo Hoàng khi ngài tiến đến một ṭa
giải tội và quỳ xuống xưng tội như một hối nhân.
Giáo phận Rôma đă thực hiện một thời khắc thống hối đặc
biệt, gọi là ‘24 giờ dành cho Chúa’ bắt đầu bằng một cử hành
phụng vụ tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô vào chiều
thứ Sáu, rồi đến tối và đêm, một số nhà thờ trong trung tâm
Rôma được mở cửa để các tín hữu cầu nguyện và xưng tội.
Khi được cha Guido Marini hướng dẫn đến ṭa giải tội dành
cho ngài, thay v́ ngồi vào ṭa, Đức Thánh Cha đă tiến đến
một ṭa giải tội gần đó, quỳ xuống như một hối nhân và xưng
tội. Sau khi xưng tội xong, ngài đă quay lại vị trí của ḿnh
và giải tội cho những người khác.
Không nhà báo nào tại Vatican đă từng được thấy một vị Giáo
Hoàng công khai xưng tội trước công chúng.
4. Làm sao để trở thành một cha giải tội tốt
Sáng thứ Sáu 28 tháng Ba, Đức Thánh Cha đă gặp gỡ 600 tham
dự viên khóa hội học thường niên về ṭa trong của Ṭa Ân
Giải Tối Cao. Trong một phần tư thế kỷ qua, Ṭa Ân Giải Tối
Cao này đă tổ chức khóa hội học này dành cho các tân linh
mục để giúp họ trở thành các vị giải tội tốt.
Trong bài diễn văn, Đức Phanxicô khuyến khích các tham dự
viên “trân quí kinh nghiệm nhận được bằng một tính sáng tạo
khôn ngoan, ḥng giúp Giáo Hội và các cha giải tội thi hành
thừa tác vụ nhân từ của họ, một thừa tác vụ hết sức quan
trọng”. Ngài đưa ra ba điểm quan trọng đề suy niệm về phép
xưng tội.
“Trước hết, tác nhân của thừa tác vụ Ḥa Giải là Chúa Thánh
Thần. Sự tha thứ mà Bí Tích này đem tới là sự sống mới được
Chúa Phục Sinh thông ban qua Chúa Thánh Thần… Bởi thế, các
con luôn có bổn phận trở thành ‘người của Chúa Thánh Thần’,
chứng nhân và người công bố, hân hoan và mạnh mẽ, của Chúa
Phục Sinh”.
Đức Thánh Cha khuyến khích họ chào đón hối nhân “không phải
với thái độ của một quan ṭa, cũng chẳng phải là thái độ của
một người bạn, nhưng là với t́nh yêu của Thiên Chúa… Trái
tim một linh mục là trái tim có khả năng được đánh động, mủi
ḷng… Nếu truyền thống đúng khi nói tới vai tṛ kép làm thầy
thuốc và làm quan ṭa của các vị giải tội, th́ ta không bao
giờ được quên rằng thầy thuốc th́ chữa bệnh c̣n quan ṭa th́
giải án”.
Điều thứ hai được Đức Phanxicô giải thích như sau: “nếu Ḥa
Giải thông ban sự sống mới của Chúa Phục Sinh và đổi mới ơn
phúc rửa tội, th́ nhiệm vụ của các con là ban điều này một
cách quảng đại cho anh chị em ḿnh. Linh mục nào không lưu
tâm tới khía cạnh này của thừa tác vụ… cũng giống như người
chăn chiên không lưu tâm tới con chiên lạc của ḿnh… Nhưng
ḷng xót thương ở ngay chính tâm điểm của Tin Mừng! Tin mừng
là Thiên Chúa yêu thương ta, Người luôn yêu thương người tội
lỗi, và với t́nh yêu này, Người lôi kéo con người tới Người
và mời gọi họ trở lại. Chúng ta không được quên rằng người
tín hữu thường khó khăn lắm mới lănh nhận được Bí Tích này,
cả v́ các lư do thực tiễn lẫn nỗi khó khăn tự nhiên là phải
xưng thú tội lỗi ḿnh cho một con người khác. Do đó, điều
cần là phải cố gắng nhiều về phía chúng ta, về phía nhân
tính của ta, để đừng bao giờ là một trở ngại nhưng phải làm
dễ phương thức xót thương và tha thứ… Xưng tội không phải là
một ṭa kết án, mà đúng hơn là một trải nghiệm yêu thương và
nhân từ!”
Cuối cùng, Đức Phanxicô nhắc đến các khó khăn thường gặp
trong phép xưng tội. “Có nhiều lư do, vừa có tính lịch sử
vừa có tính linh đạo. Tuy nhiên, ta biết rằng Chúa muốn hiến
cho Giáo Hội ơn phúc mênh mông này, đem đến cho người đă
chịu phép rửa niềm chắc chắn được ơn tha thứ của Chúa Cha.
V́ lư do này, điều rất quan trọng là cần phải hết sức lưu
tâm tới việc cử hành Bí Tích tha thứ và cứu rỗi này tại mọi
cộng đồng giáo phận và giáo xứ. Điều chủ yếu là trong mọi
giáo xứ, người tín hữu phải biết khi nào họ có thể t́m được
các linh mục sẵn sàng: khi nào có tin tưởng, hoa trái sẽ tỏ
tường”.
5. Buổi triều yết chung thứ Tư Mùng 2 tháng Tư
Mùa xuân lại về với Rôma khiến ḍng người tuôn đến quảng
trường Thánh Phêrô càng đông đảo hơn. Hôm thứ Tư 2 tháng Tư,
trong hơn nửa giờ, Đức Thánh Cha Phanxicô đă đi một ṿng
trên chiếc popemobile của ngài để chào thăm anh chị em giáo
dân.
Trong bài giáo lư sau cùng trong loạt bài về các phép bí
tích, Đức Thánh Cha Phanxicô đă đề cập đến hôn nhân. Ngài
giải thích rằng hôn nhân rất đẹp bởi v́ nó phản ánh t́nh yêu
Thiên Chúa đối với nhân loại.
Đức Thánh Cha nói:
"H́nh ảnh của Thiên Chúa là cặp vợ chồng, một người nam và
một người nữ cùng với nhau. Không chỉ có nam. Không chỉ có
người nữ. Nhưng, cả hai. Đó là h́nh ảnh của Thiên Chúa."
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng giải thích rằng các cặp vợ chồng
tranh luận với nhau là điều b́nh thường trong cuộc sống
chung, nhưng họ không nên dằn vặt ḿnh với những nỗi buồn đè
nặng trong tâm hồn.
Ngài đă lặp đi lặp lại một trong những lời khuyên quư giá
nhất của ḿnh: đó là các cặp vợ chồng nên làm ḥa với nhau
trước khi đi ngủ.
Ngài nói:
"Bạn không cần phải gọi Liên Hiệp Quốc đến nhà bạn để kiến
tạo ḥa b́nh. Một cử chỉ nhỏ là đủ, một cái vuốt ve: tạm
biệt , hẹn gặp lại ngày mai. Và ngày mai là một ngày mới.
Đời là như thế, hăy tiến bước như vậy"
Đức Giáo Hoàng cũng lặp đi lặp lại ba cụm từ then chốt phải
phát triển mạnh trong các gia đ́nh và trong hôn nhân: "xin
lỗi, cảm ơn bạn, tôi rất tiếc."
Ngài nói:
"Với ba cụm từ này, với lời cầu nguyện cho nhau: chồng cầu
nguyện cho vợ, vợ cầu nguyện cho chồng, và bằng cách làm ḥa
trước khi hết một ngày, cuộc hôn nhân sẽ tiến về phía
trước."
6. Đức Thánh Cha tiếp kiến 25 Giám Mục nước Madagascar
Sáng thứ Sáu 28 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đă tiếp
kiến 25 Giám Mục nước Madagascar đang trong chương tŕnh
ad-limina, tức là về Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm
Ṭa Thánh. Ngài khích lệ Giáo Hội địa phương trong công tác
phục vụ người nghèo và nhắn nhủ các linh mục, tu sĩ làm
chứng tá Tin Mừng bằng cuộc sống.
Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha ca ngợi nỗ lực
của Giáo Hội địa phương trong lănh vực bác ái, xă hội, giáo
dục, v́ có một mối liên hệ mật thiết giữa việc loan báo Tin
Mừng và thăng tiến con người. Ngài nói: “V́ thế, tôi khuyến
khích anh em kiên tŕ trong sự quan tâm đối với người nghèo,
nâng đỡ về mặt tinh thần và vật chất tất cả những ai dấn
thân trong sứ vụ này, đặc biệt là các ḍng tu, mà tôi thành
tâm cám ơn họ v́ ḷng tận tụy và chứng tá đích thực của họ
về t́nh thương của Chúa Kitô đối với mọi người”.
Đức Thánh Cha mời gọi mọi tín hữu Kitô hăy sống phù hợp với
niềm tin của ḿnh và đào sâu đức tin. Ngài nói:
“Lời mời gọi này được gửi đến trước tiên cho hàng giáo sĩ và
những người thánh hiến. Sứ vụ linh mục cũng như đời sống
thánh hiến không phải là phương thế để tiến thân trong xă
hội, nhưng là một việc phục vụ Thiên Chúa và con người. Cần
phải đặc biệt quan tâm đến việc phân định ơn gọi linh mục và
tu sĩ, trong các giáo phận cũng như trong các ḍng tu. Anh
em hăy nhắc nhở rằng cần phải hết sức quí trọng đức khiết
tịnh và vâng phục; các nhân đức này phải được những người
đào tạo trong các chủng viện và tập viện tŕnh bày và sống
minh bạch, không chút mơ hồ. Cũng vậy trong quan hệ với của
cải vật chất và quản trị chúng một cách khôn ngoan. Thái độ
phản chứng tá trong lănh vực này thật là điều tai hại, v́
gương mù gương xấu nó gây ra, đặc biệt là đối với dân chúng
sống trong nghèo đói cùng cực”.
7. Đức Thánh Cha tiếp kiến Phong trào Tông đồ người mù
Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích các tín hữu chống lại
nền văn hóa “loại trừ” và hăng say thăng tiến một nền văn
hóa gặp gỡ.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng
29 tháng 3 dành cho hàng ngàn người thuộc phong trào tông đồ
người mù, và “Tiểu sứ mạng phục vụ người câm điếc” (Piccola
Missione per i Sordomuti).
Ngỏ lời trong dịp này, Đức Thánh Cha quảng diễn đề tài
“Chứng nhân Tin Mừng cho một nền văn hóa gặp gỡ”. Ngài nhắc
lại sự tích Chúa Giêsu gặp gỡ người phụ nữ xứ Samaria, vốn
bị người Do thái coi rẻ và loại trừ. Sau khi được gặp Chúa,
được ngài soi dẫn và giải thích, bà đă trở thành chứng nhân
cho những người đồng hương về Chúa.
Tiếp đến là sự tích người mù thành Giêricô được Chúa chữa
lành, như được kể lại trong bài Tin Mừng Chúa Nhật thứ 4 Mùa
Chay. Đức Thánh Cha nói:
“Trong khi các thủ lănh người biệt phái, từ trên cao trong
sự tự phụ của họ, phán xét cả người mù lẫn Chúa Giêsu là
những người tội lỗi, th́ người mù, trong sự đơn sơ lạ
thường, đă bênh vực Chúa Giêsu, và sau cùng đă tuyên xưng
niềm tin nơi Ngài, chia sẻ cùng số phận của Ngài: Chúa Giêsu
bị loại trừ, và cả người mù cũng vậy. Nhưng trong thực tế,
người ấy được gia nhập cộng đồng mới, dựa trên niềm tin nơi
Chúa Giêsu và t́nh yêu thương huynh đệ”.
Đức Thánh Cha nói:
“Đó là hai nền văn hóa đối nghịch nhau. Nền văn hóa gặp gỡ
và nền văn hóa loại trừ, thành kiến. Người bệnh và khuyết
tật, từ t́nh trạng mong manh và giới hạn của ḿnh, họ có thể
trở thành chứng nhân về cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu, cởi mở
đối sự sống và đức tin, và cuộc gặp gỡ với tha nhân, với
cộng đoàn. Thực vậy, chỉ ai nh́n nhận sự ḍn mỏng và giới
hạn của ḿnh, mới có thể xây dựng những quan hệ huynh đệ và
liên đới, trong Giáo Hội và xă hội”.
Sau cùng, Đức Thánh Cha khuyến khích những người thuộc Phong
trào Tông đồ người mù, hăy làm cho đoàn sủng của bà sáng lập
Maria Motta được phong phú, bà là một phụ nữ đầy đức tin và
tinh thần tông đồ. Ngài nhắn nhủ các tín hữu thuộc Phong
trào “Tiểu Sứ mạng phục vụ người câm điếc, hăy noi vết Đấng
Đáng Kính Linh mục Giuseppe Gualandi vị sáng lập”. Và tất cả
anh chị em hiện diện nơi đây, hăy để cho ḿnh được gặp Chúa
Giêsu: chỉ có Chúa biết rơ tâm hồn con người, chỉ có Chúa
mới giải thoát con tim loài người khỏi thái độ khép kín và
bi quan vô ích, mở rộng con tim đón nhận sự sống và hy
vọng”.
Bài huấn dụ của Đức Thánh Cha được những người chuyên môn
dịch ra ngôn ngữ dấu hiệu để những người điếc có thể hiểu
được.
Sau đó, Đức Thánh Cha đă dành nhiều thời giờ để chào thăm
những người khuyết tật, người mù cũng như những người câm
điếc, thân nhân và những người khuyết tật.
8. Ṭa Thánh chính thức ngưng chức vị “Giám mục xa hoa”
Sáng thứ Sáu 28 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đă tiếp
Giám mục Franz-Peter Tebartz-van Elst, nhà lănh đạo đă bị
ngưng chức của Giáo phận Limburg, bên Đức, trong ṿng 15
phút.
Giám mục Tebartz-van Elst đă phải nộp từ chức vào tháng Mười
năm ngoái theo sau những chỉ trích nặng nề về việc chi tiêu
xa hoa của ḿnh.
Ṭa Thánh không cho biết nội dung cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh
Cha và Giám mục Tebartz-van Elst nhưng nói rằng Đức Giáo
Hoàng đă chấp nhận đơn từ chức của Giám mục Tebartz-van Elst
hai ngày trước đó, tức là hôm thứ Tư 26 tháng Ba, và thuyên
chuyển vĩnh viễn khỏi giáo phận Limburg.
Đức Cha Tebartz-van Elst đă cai quản giáo phận Limburg từ
tháng Giêng 2008. Ngày 23 tháng 10 năm ngoái Ṭa Thánh đ́nh
chỉ công tác của Đức Cha sau cuộc điều tra cho thấy Đức Cha
đă chi tiêu đến 31 triệu Euro để trùng tu Ṭa Giám Mục và
một trung tâm mục vụ của giáo phận.
9. Đức Hồng Y Vela Chiriboga: chuẩn bị tốt cho hôn nhân
là bí quyết cho tương lai của gia đ́nh
Đức Hồng Y Raúl Eduardo Chiriboga của Ecuador tṛn 80 vào
ngày 01 tháng 1 năm 2014. Vài tháng trước khi tham dự Mật
Nghị Hồng Y bầu Đức Giáo Hoàng Phanxicô, là người đă cùng
làm việc với ngài năm 2007, khi viết những tài liệu về
Aparecida. Đức Hồng Y giải thích rằng có một vị Giáo Hoàng
Mỹ Latinh sẽ giúp Mỹ Châu Latinh đón nhận một cách sống động
hơn đức tin Công Giáo, hơn thế nữa, mọi người Công Giáo Mỹ
Latinh sẽ cảm thấy tự tin hơn để làm chứng tá cho Tin Mừng.
Đức Hồng Y Vela Chiriboga, Tổng Giám Mục Hiệu Ṭa của Quito
nói:
"Chúng tôi không chỉ tự hào về việc có một vị Giáo Hoàng Mỹ
Latinh. Chúng tôi tự hào v́ chúng tôi có thể nói rằng Mỹ
châu Latinh đang sống sâu sắc hơn đức tin Công Giáo."
Tuy nhiên, Đức Hồng Y Vela Chiriboga nghĩ rằng Giáo Hội Công
Giáo đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn, và
không chỉ ở châu Mỹ Latinh. Một trong những vấn nạn chính là
người dân không c̣n hiểu biết về đức tin của chính ḿnh.
Ngài nói:
"Đức Thánh Cha Benedict XVI đă từng nói một câu đến nay vẫn
làm trái tim tôi thổn thức. Năm năm trước, ngài nói rằng
thách thức lớn của Giáo Hội Công Giáo ngày nay trên quy mô
toàn cầu là sự ‘dốt nát tôn giáo.’ Và điều này thật đúng,
không chỉ ở Ecuador hoặc Mỹ La tinh, nhưng trên toàn thế
giới . "
Gia đ́nh cũng là một trong những mối quan tâm chính của Giáo
Hội Công Giáo . Đức Hồng Y Vera Chiriboga đến Rome để giúp
chuẩn bị Thượng Hội Đồng tiếp theo về gia đ́nh . Ngài cho
rằng sự chuẩn bị tốt cho hôn nhân là quan trọng hơn bao giờ
hết .
Đức Hồng Y nói:
"Việc chuẩn bị cho hôn nhân không thể được xem như một phần
của các thủ tục mà các cặp vợ chồng phải trải qua trước khi
kết hôn. Tôi nghĩ chúng ta nên cẩn thận kiểm tra các ‘lớp dự
bị hôn nhân’ để những lớp này cung cấp cho các cặp vợ chồng
tương lai một sự đào tạo sâu sắc. Rút ngắn thời gian chuẩn
bị này sẽ khiến cuộc sống của hai người bị đe dọa."
Khi ở Rome, Đức Hồng Y Vela Chiriboga vẫn cư ngụ tại nhà
nguyện Santa Marta của Vatican. Có lẽ v́ ngài có thể nói
tiếng Tây Ban Nha hàng ngày trong bữa ăn ... với Đức Giáo
Hoàng.
10. Đức Thánh Cha tiếp kiến Tổng tu nghị ḍng Don Bosco
Trong buổi tiếp kiến tổng tu nghị ḍng Salesien Don Bosco
sáng ngày 31 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi ḍng
đặc biệt quan tâm đến việc tuyển chọn và đào tạo ơn gọi,
cũng như t́nh trạng nhiều người trẻ bị gạt ra ngoài lề xă
hội, và tăng cường đời sống cộng đoàn huynh đệ.
250 tu sĩ Don Bosco, gồm các thành viên và cộng tác viên của
Tổng tu nghị, dưới sự hướng dẫn của cha tân Bề trên Tổng
quyền Angel Fernández Artime, người Tây Ban Nha, cùng với
ban tổng cố vấn mới của ḍng, đă hiện diện tại buổi tiếp
kiến.
Cha Bề trên Tổng quyền nói như sau:
“Chúng con yêu mến Đức Thánh Cha. Chúng tôi đánh giá cao sự
can đảm và chứng tá của Đức Thánh Cha. Chúng con quan sát
với niềm vui t́nh yêu của Đức Thánh Cha dành cho Chúa Giêsu
và Giáo Hội của Ngài, và mong muốn của Đức Thánh Cha muốn
cải tổ sâu rộng cộng đồng Đức Thánh Cha đang lănh đạo trong
bác ái và phục vụ."
Ngỏ lời trong dịp này, Đức Thánh Cha nhắc đến sứ mạng loan
báo Tin Mừng, trong đó có việc giáo dục giới trẻ, được Chúa
Thánh Linh ủy thác cho Giáo Hội. Ngài nhận xét rằng “Cần
chuẩn bị người trẻ làm việc trong xă hội theo tinh thần Tin
Mừng, như những người xây dựng công lư và ḥa b́nh. V́ thế,
anh em đang thực hiện những đào sâu cần thiết và cập nhật về
sư phạm và văn hóa để đáp ứng nhu cầu giáo dục cấp thiết
ngày nay. Ước ǵ kinh nghiệm của thánh Bosco và hệ thống
pḥng ngừa của ngài luôn nâng đỡ anh em trong sự dấn thân
sống với người trẻ”.
Đức Thánh Cha cũng cảnh giác chống lại quan niệm sai lầm về
ơn gọi đời sống thánh hiến như một sự chọn lựa làm việc
thiện nguyện. Ngài kêu gọi hăy tránh mọi quan niệm thiếu
sót, để đừng khơi dậy những ơn gọi mong manh, được nâng đỡ
bằng những động lực yếu ớt. Ơn gọi tông đồ thường là kết quả
của một nền mục vụ tốt đẹp cho giới trẻ...”
11. Quà này không phải của giáo hoàng mà là của Jorge
Mario Bergoglio
Như chúng tôi đă đưa tin lúc 10 giờ 30 sáng Thứ Năm 27 tháng
Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đă tiếp Tổng thống Barack Obama.
Trong buổi tiếp kiến, ông Obama tặng Đức Phanxicô một hộp
đựng hạt giống được chế tạo theo yêu cầu, trong đó đựng hạt
giống quả và rau vẫn được dùng tại Nhà Trắng. Hộp này được
làm bằng da Hoa Kỳ và gỗ cải tạo lấy từ Vương Cung Thánh
Đường Đền Thờ Quốc Gia Kính Đức Mẹ Lên Trời tại Baltimore.
Đáp lại Đức Phanxicô đă tặng ông cuốn tông huấn đầu tiên của
ngài “Niềm Vui Tin Mừng”. Cuốn này, phát hành vào mùa thu
qua, chỉ trích hệ thống thị trường hoàn cầu, bằng cách nói
rằng hệ thống này không xem xét nhu cầu của những người
nghèo nhất. Ngài viết “Chúng ta không thể tin tưởng các lực
lượng không thấy và bàn tay vô h́nh của thị trường được nữa”
(số 204). Ngài nghiêm khắc lên án “Làm sao chúng ta có thể
chịu đựng nổi khi thức ăn dư thừa bị đổ đi trong khi có
nhiều người bị đói? Một khối lớn dân chúng đang bị loại trừ
và gạt ra ngoài lề: không có công ăn việc làm, không có
triển vọng, không có có lối thoát. Người ta coi con người
như những đồ tiêu thụ, nay sử dụng mai bỏ đi.
Khi trao tông thư ấy, Đức Phanxicô nói với Ông Obama rằng đó
là món quà của Đức Giáo Hoàng. Đức Giáo Hoàng th́ hiển nhiên
là tiếng nói chính thức của Giáo Hội Công Giáo. Hiểu rơ điều
này, Ông Obama thưa lại: “Tôi sẽ đọc nó tại Văn Pḥng Bầu
Dục… Chắc chắn nó sẽ cho tôi sức mạnh và giúp tôi thanh
thản”.
Món quà thứ hai có tính tư riêng hơn nên chính Đức Phanxicô
đă nói với Ông Obama “Món quà kia là của Đức Giáo Hoàng. C̣n
món quà này là của Jorge Bergolio. Khi tôi thấy nó, tôi bảo:
‘tôi sẽ tặng nó cho Ông Obama’”. Đó là tấm huy chương có
khắc hàng chữ: “Một Thế Giới Của Liên Đới và Ḥa B́nh Xây
Dựng Trên Công Lư”.
12. Radio Vatican hoàn tất việc điện toán hoá các bản ghi
âm diễn văn của các vị Giáo Hoàng
Đài phát thanh Vatican đă hoàn tất việc điện toán hoá kho
lưu trữ các bản ghi âm của tất cả các triều đại Giáo Hoàng
từ thời Đức Piô XI đến Đức Thánh Cha Phanxicô.
Trong thông báo việc hoàn thành kho lưu trữ kỹ thuật số, đài
phát thanh Vatican cho biết nguồn tài nguyên mới sẽ cho phép
bảo quản các bản ghi âm của các Đức Giáo Hoàng, và giúp các
học giả truy cập dễ dàng các tài liệu này. Đồng thời, Đài
phát thanh Vatican sẽ giữ lại quyền sở hữu đối với các bản
ghi âm và quyền kiểm soát việc sử dụng tiếng nói của các vị
Giáo Hoàng.
13. Đức Thánh Cha tiếp tổng thống Hi Lạp
Sáng thứ Sáu 28 tháng 3, tại Điện Tông Ṭa của Vatican, Đức
Thánh Cha Phanxicô đă tiếp Tổng thống Cộng ḥa Hy Lạp, là
Ông Karolos Papoulias.
Cuộc thảo luận thân mật của hai vị đă xoay quanh mối quan hệ
tốt đẹp hiện có giữa Ṭa Thánh và Hy Lạp, và các vấn đề cùng
quan tâm, chẳng hạn như t́nh trạng pháp lư của các cộng đồng
tôn giáo, vai tṛ của tôn giáo trong xă hội, và sự hợp tác
đại kết.
Hai vị cũng bàn đến những hậu quả xă hội của cuộc khủng
hoảng kinh tế toàn cầu, cũng như sự đóng góp của Hy Lạp
trong Liên minh châu Âu . Cuối cùng, hai vị bày tỏ mối quan
tâm về tương lai của các cộng đoàn Kitô hữu tại Trung Đông,
các bất ổn chính trị và các t́nh huống xung đột đang diễn ra
ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.
Tổng thống Karolos Papoulias sau đó đă gặp Đức Hồng Y Pietro
Parolin, Quốc Vụ Khanh Ṭa Thánh, và Đức Tổng Giám Mục
Dominique Mamberti, Bộ trưởng quan hệ với các nước.
14. Hai nhà thờ bị đốt trong hai ngày tại Nigeria
Hôm Thứ Hai 31 tháng Ba, những người Hồi giáo quá khích tại
bang Katsina, ở miền bắc Nigeria, đă đốt cháy một nhà thờ
Công Giáo để phản đối một câu hỏi trong kỳ thi tú tài đă bị
cáo buộc xúc xiểm tiên tri Muhammad.
Đây là ngôi nhà thờ thứ hai bị đốt cháy trong ṿng hai ngày.
Những người Hồi Giáo quá khích cũng đă tấn công các Kitô hữu
và các cửa hàng của họ một cách bừa băi.
15. Sinh suất thấp là một thảm trạng quốc gia của Nam Hàn
Đức Giám Mục Peter Kang U-il của giáo phận Cheju, là chủ
tịch Hội Đồng Giám Mục Nam Hàn nói với thông tấn xă Công
Giáo Asia-News rằng sinh suất thấp tại Nam Hàn đang là một
thảm kịch quốc gia.
Trung b́nh một người phụ nữ tại Nam Hàn chỉ có 1.25 người
con. Sinh suất này đứng hàng thứ 220 trong số 231 quốc gia
và lănh thổ tự trị.
Đức Cha Peter Kang nói:
“Xu hướng này là kết quả sau nhiều năm của các chính sách
quốc gia. Và giờ đây việc kiểm soát sinh sản nhân tạo đang
dẫn đất nước đến thảm họa về dân số”.
16. Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Bolivia công kích nhà cầm
quyền
Trong diễn văn khai mạc phiên họp khoáng đại của Hội Đồng
Giám Mục Bolivia hôm 27 tháng Ba, Đức Cha Oscar Aparicio nói
rằng “Nhà nước này phải lấy làm xấu hổ v́ người dân không
c̣n chút hy vọng nào vào cái chính phủ này”. Thông tấn xă
Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đă cho
biết như trên hôm 29 tháng Ba.
"Trước những suy thoái xă hội và nạn tham nhũng lan rộng, xă
hội , báo chí, các nhà chức trách, hệ thống tư pháp và Giáo
Hội không thể giữ im lặng. Chúng ta phải làm tất cả mọi thứ
trong khả năng của ḿnh để sự thật tỏa sáng, bởi v́ như
Thánh Sử Gioan đă từng nói, sự thật giải thoát anh em" .
Hiến pháp Bolivia chỉ cho phép hai nhiệm kỳ tổng thống liên
tiếp, tuy nhiên, tổng thống Evo Morales của đảng xă hội,
người đă lănh đạo Bolivia từ năm 2006 đến nay, đang cố gắng
để mở rộng nhiệm kỳ thứ ba của ông cho đến năm 2020, với sự
chấp thuận của Ṭa án Hiến pháp. Các cuộc bầu cử được dự
kiến sẽ diễn ra tại Bolivia vào ngày 05 tháng 10 tới đây.
17. Hăy cầu nguyện cho anh Sawan Masih
Hôm 28 tháng Ba, một ṭa án tại Lahore đă kết án treo cổ anh
Sawan Masih, một Kitô hữu Pakistan, về tội xúc phạm
Muhammad, người sáng lập đạo Hồi.
Anh Sawan Masih mới 26 tuổi, có 3 đứa con, đă xuất hiện
trước ṭa trong một thân h́nh suy sụp sau một năm tù đầy và
những phiên ṭa dằng dai suốt gần một năm trong đó anh nhất
mực kêu oan.
Một người hàng xóm tranh chấp với anh đă cáo buộc anh đă
buông ra những lời lẽ xúc phạm Muhammad.
Sau vụ bắt giữ Masih của năm ngoái, một đám đông 3,000 người
Hồi Giáo quá khích đă phá hủy 150 ngôi nhà và hai nhà thờ
trong một cơn thịnh nộ chống Kitô giáo ở Lahore. AsiaNews
cho biết các thẩm phán kết án tử h́nh Masih cũng đồng thời
ra lệnh phóng thích cho 83 người bị buộc tội tham gia vào
các cơn thịnh nộ.
"Thật buồn khi thấy một bản án tử h́nh đối với tội danh rơ
ràng là bị áp đặt sai trái, bất công và bất lương", Đức Cha
Rufin Anthony Islamabad-Rawalpindi cho biết nhận xét như
trên. "Tuần tới chúng tôi sẽ tổ chức một ngày cầu nguyện
phản kháng."
Cho đến nay, 14 người đă bị kết án tử h́nh và 19 người khác
bị tù chung thân về tội xúc xiểm Muhammad.