GIÁO HỘI HIỆN THẾ
Thượng
Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ III 2014
Tuyển Lược Tuần Đầu
Sau tuần lễ đầu, trong 2 tuần,
cùng nhau bàn luận về đề tài: "Các thách đố mục vụ về gia đình
trong bối cảnh truyền bá phúc âm hóa", hôm
nay, Thứ Hai, 13/10/2014, Thượng
Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ III, qua Đức Hồng Y Péter Erdo, đã phổ biến một
văn kiện được gọi là "Relatio
post disceptationem" (Bản
Tường Trình hậu Bàn Luận), một văn kiện tổng tóm tất cả những tỏ
bày (interventions) và tranh luận (debates) trong tuần đầu tiên.
Thế nhưng, vấn đề ở đây là Liên Minh
này đã đọc kỹ toàn thể bản văn hay chăng và đọc theo chiều hướng nào, đã
nắm bắt được ý nghĩa sâu xa của ngôn từ được diễn tả hay chưa, và bản
văn tổng tóm này chỉ
chất chứa tất cả những phát biểu và tranh luận từ các nghị phụ một cách
khách quan và trung thực chứ chưa chính thức là một Tông Huấn được thẩm
quyền Giáo Hoàng ban hành hậu Thượng Nghị Giám Mục Thường Lệ XIV - 2015.
Hôm nay, Thứ Hai, 13/10/2014, Tòa Thánh
cũng chính thức thông báo quyết định của Đức Thánh Cha Phanxicô về
thời điiểm và đề tài của Thượng Nghị Giám Mục Thường Lệ XVI.
Thời điểm
từ ngày mùng 4 đến 25 tháng 10 năm 2015, và đề tài là "Ơn gọi và sứ vụ của
gia đình trong Giáo Hội và thế giới hiện đại".
Văn kiện dài 58 đoạn này được chia ra làm 3
phần với tiểu đề của từng phần như sau:
I (5-11) - Lắng
nghe: bối cảnh và các thách đố của gia đình;
II (12-23) - Ngắm nhìn lên Chúa
Kitô: Phúc Âm Gia Đình;
III (24-57) - Bàn luận: các
quan điểm mục vụ.
Sau đây
là những đoạn, theo người dịch, tiêu biểu cần chú ý:
Phần I (không
nguyên văn, trừ các chữ trong ngoặc kép):
Bối cảnh và các thách đố của gia đình bao
gồm các tập tục,
như được liệt kê ở đoạn 7: "đa thê" (polygamy) và
"hôn nhân giai đoạn"
(marriage in stages) ở
Phi Châu; "hôn
nhân được đặt định"
(arranged marriages) và "hôn
nhân pha trộn" (mixed marriages) hai điều này thường xẩy ra ở Á Châu; "ăn ở
với nhau trước hôn nhân" (cohabitation before marriage) ở Tây phương.
Bối cảnh và các thánh đố của gia đình, ở đoạn
8, còn
bao gồm:
"tình
trạng nhiều đứa
con được sinh ra ngoại hôn", "gia tăng con số ly dị", "con cái là nạn nhân
của tình
trạng đổ
vỡ gia đình", chưa
kể đến tình trạng gia đình
bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, khủng bố hay các tổ chức tội ác, và tình trạng
di dân.
Phần
II (nguyên
văn từng số đoạn):
14- Chính Chúa Giêsu, khi nói đến dự án
nguyên thủy về hai con người, đã tái khẳng định mối hiệp nhất bất khả tháo
gỡ giữa người nam và người nữ, dù Người thông cảm là "Moisen đã cho phép các
người ly dị vợ mình bởi các người cứng lòng. Thế nhưng ngay từ ban đầu không
phải như thế" (Mathêu 19:8). Như thế, Người cho thấy việc hạ giáng thần linh
bao giờ cũng đồng hành ra sao với đường lối của nhân loại, hướng nó đến
khởi điểm mới, nhưng vẫn không thiếu thập
giá.
15- Chúng
ta có thể phân biệt ba giai đoạn nơi dự án thần linh về gia đình: gia đình
từ nguồn gốc, khi Thiên Chúa hóa công thiết lập cuộc hôn nhân nguyên khởi
giữa Adong và Evà, như là một nền tảng vững chắc cho gia đình: Ngài đã dựng
nên họ có nam có nữ (xem Khởi Nguyên 1:24-31,2:4b); gia đình theo lịch sử,
bị tổn thương bởi tội lỗi (xem Khởi Nguyên 3) và gia đình được cứu chuộc bởi
Chúa Kitô (xem Epheso 5:21-32), theo hình ảnh Ba Ngôi Thánh, mầu nhiệm xuất
phát hết mọi tình yêu chân thực. Giao ước hôn nhân, một giao ước được khai
mào nơi việc tạo dựng và được mạc khải nơi lịch sử của Thiên Chúa với dân
Yến Duyên (Israel), đạt tới tầm vóc trọn vẹn nhất ở nơi Chúa Kitô trong Giáo
Hội.
21- Phúc Âm gia đình, trong khi chiếu tỏa
nơi chứng từ của nhiều gia đình là thành phần tha thiết sống trung thành với
bí tích, bằng những hoa trái chín mùi nơi việc thánh hóa thực sự hằng
ngày của mình cũng
cần phải nuôi dưỡng những hạt giống chưa chín chắn, và cần phải chăm sóc cho
những cây đã trở nên căn cỗi mà vẫn không muốn bị lãng quên.
23- Bắt
chước ánh mắt xót thương của Chúa Giêsu, Giáo Hội cần phải hỗ trợ những
người con cái nam nữ yếu đuối mỏng dòn nhất của mình, thành phần bị thương
tích và mất mát yêu thương, một cách chuyên chú và chăm sóc, phục hồi cho họ
niềm tin tưởng và niềm hy vọng như ánh sáng của ngọn hải đăng hay của
ngọn đuốc được giơ lên giữa dân chúng để soi lối cho những ai lầm lạc hay
thấy mình đang trong cơn phong ba bão tố.
Phần III
25- Việc loan báo Phúc Âm gia đình là một
vấn đề khẩn trương đối với vấn đề tân truyền bá phúc âm hóa. Giáo Hội cần
phải thi hành việc này một cách dịu dàng của một người mẹ và một cách sáng
tỏ của
một bậc thày (xem Epheso 4:15), trung thành với việc
hủy mình xót thương (merciful kenosi)
của Chúa Kitô. Sự thật này được hội
nhập với cái hèn yếu của con người, không lên án nó mà là chữa lành nó.
28- Đó là lý do cần phải có một
thứ hoán cải truyền giáo (a missionary conversion), ở chỗ không được
dừng lại ở chỗ loan báo thuần lý thuyết và chẳng liên hệ gì tới các vấn đề
thực sự của dân chúng. Không được quên rằng cuộc khủng hoảng đức tin là
những gì đã dẫn đến cuộc khủng hoảng về hôn nhân và gia đình, từ đó, việc
ruyền đạt đức tin từ cha mẹ sang con cái thường bị gián đoạn.
31- Không thể nào coi hôn
nhân Kitô giáo như
là một truyền thống văn hóa hay một thứ bắt buộc về xã hội, mà phải là một
quyết định có tính cách ơn gọi được thực hiện bằng một cuộc sửa soạn
thích đáng theo một tiến trình đức tin với sự nhận thức trưởng thành. Đây
không phải là vấn đề gây khó khăn và làm phức tạp giai đoạn đào luyện, mà
là đào sâu
vấn đề hơn
là hài lòng với những
cuộc học hỏi lý thuyết hay hướng dẫn tổng quát.
37- Cũng được
ghi nhận là ở nhiều xứ sở đang "gia tăng con số sống với nhau thử
nghiệm(as
experimentum) bằng
các mối hiệp nhất chưa được đạo giáo hay dân sự nhìn nhận" (Instrumentum
Laboris, 81). Ở
Phi Châu, điều này xẩy ra đặc biệt nơi các cuộc hôn nhân truyền thống, được
hai gia đình đồng ý và thường được cử hành ở các giai đoạn khác nhau. Trước
những trường hợp này, Giáo Hội được kêu gọi trở thành "nhà Cha với các cánh
cửa luôn rộng mở [...], nơi có chỗ cho hết mọi người, với tất cả mọi vấn đề"
(Tông Huấn Niềm vui Phúc Âm, 47) và tiến tới với những ai cảm thấy cần tái
tấu con đường đức tin, cho dù không thể nào cử hành một cuộc hôn nhân theo
tôn giáo.
38- Ở cả Tây
phương nữa, đang
gia tăng đông đảo con số người, sống với nhau một thời gian dài, xin được
thành hôn trong nhà thờ. Việc chỉ ăn ở với nhau thôi thường là một chọn lựa
theo một thái độ chung, một thái độ ngược lại với các thứ cơ cấu và
những đảm trách dứt khoát,
nhưng cũng đồng
thời chờ đợi cho có được một
cuộc sống ổn định đã (như
có công ăn việc làm và lương bổng vững chắc). Ở
những xứ sở khác các
cuộc hôn nhân ăn ở với nhau như vợ chồng nhưng phi hôn thú (common-law
marriage) thì rất nhiều, không phải vì muốn loại trừ các thứ giá trị Kitô
giáo liên quan đến gia đình và hôn nhân, mà nhất là vì việc thành hôn là một
thứ xa xỉ, nên vấn đề
nghèo khổ về vật chất là những gì thúc đẩy dân chúng ăn ở
với nhau như
vợ chồng nhưng phi
hôn thú. Ngoài
ra, có thể nắm bắt được các thứ giá trị gia đình chân thực nơi
các cuộc hiệp nhất như vậy, hay ít
là ước muốn nắm
bắt được
chúng.
Việc hỗ trợ về mục vụ bao giờ cũng phải bắt đầu từ những khía cạnh tích
cực ấy.
39- Cần
phải giải quyết tất cả những trường hợp này một cách xây dựng, tìm cách
biến đổi chúng thành cơ hội để tiến bước đến chỗ trọn vẹn của hôn nhân và
gia đình theo ánh sáng của Phúc Âm. Cần nhẫn nại và tế nhị đón nhận và hỗ
trợ các trường hợp này. Như thế thì chứng từ thu hút của các gia đình Kitô
giáo đích thực là những gì quan trọng, đóng vai trò như
là các chủ thể cho việc truyền bá phúc âm hóa gia đình.
47- Về
vấn đề khả hữu tham phần vào các bí tích Thống Hối và Thánh Thể, thì một số
vị đã lập luận thiên về những
qui định hiện hành vì
chúng có một nền
tảng về thần
học, các vị khác lại thiên về
một thứ cởi mở hơn nữa đối với những hoàn cảnh thật xác đáng khi đối xử về những
tình trạng
không thể giải quyết mà
lại tạo nên thêm các
thứ bất công và khổ đau mới. Đối
với một số vị thì việc tham phần vào các bí tích có thể xẩy ra nếu trước đó
thực hiện một cách thức thống
hối nào đó - được đảm trách
bởi vị
giám mục giáo phận - và
bằng một hứa quyết rõ
ràng có lợi cho con cái. Điều
này không phải là một khả hữu chung mà là hoa trái của một thứ nhận
thức được áp dụng tùy từng trường hợp, theo luật tuần tự như tiến,
một thứ luật chú ý tới vấn đề phân
biệt giữa tình trạng tội lỗi, tình trạng ân sủng và các hoàn cảnh giảm
thiểu.
48- Một số vị nghị phụ đặt vấn đề về đề
nghị họ chỉ
cần "hiệp lễ thiêng liêng" (spiritual communion): nếu
việc rước lễ thiêng liêng là những gì khả dĩ thì tại sao không cho phép họ tham dự
vào bí tích này chứ? Bởi thế, cần phải nghiên cứu về thần học hơn nữa,
bắt đầu về những mối liên hệ giữa bí tích hôn phối và Thánh Thể liên
quan đến bí tích Giáo Hội (the Church-sacrament). Cũng thế, chiều kích luân
lý của vấn đề này đòi phải nghiên cứu hơn nữa, lắng nghe và soi chiếu lương
tâm của các cặp phối ngẫu.
50- Thành phần đồng tính có những tặng ân
và phẩm tính để cống hiến cho cộng đồng Kitô hữu: chúng ta có thể đón nhận
những con người này, bảo đảm cho họ một vị trí huynh đệ trong các cộng đồng
của chúng ta hay chăng? Họ
thường muốn gặp gỡ một Giáo Hội cống hiến cho họ một ngôi nhà đón nhận. Các
cộng đồng của chúng ta có thể cung cấp như thế hay chăng, chấp nhận và đánh
giá xu hướng tính dục của họ mà không dung hòa tín
lý Công giáo về gia đình và hôn nhân?
Kết
luận
58- Những ý nghĩ được trình bày, hoa trái
của một thứ đối
thoại Thượng Nghị đã
diễn ra hết sức tự do và với một tinh thần lắng nghe nhau, nhắm đến việc nêu
lên các vấn nạn và bày tỏ các quan điểm cần được chín mùi và đã sáng tỏ hơn
bởi việc suy tư của các Giáo
Hội địa
phương trong năm tách chúng ta khỏi Cuộc Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới
Thường Lệ được ấn định vào Tháng 10 năm 2015. Những ý nghĩ này không phải là
những quyết định đã được thực hiện song cũng không phải chỉ thuần là
những quan điểm. Đường
lối có tính cách đoàn tính của các vị giám mục cùng với sự tham dự của tất
cả dân Chúa theo hướng dẫn của Thánh Linh tất cả đều sẽ giúp chúng
ta tìm
thấy những con đường của sự thật và tình thương cho tất cả mọi người. Đó
là ước muốn mà từ
ban đầu của
việc chúng ta làm Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gửi đến chúng ta, mời gọi chúng
ta can đảm tin tưởng cùng khiêm tốn và chân thành đón nhận chân lý trong
bác ái yêu
thương.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ
http://www.zenit.org/en/articles/synod14-full-text-of-relatio-post-disceptationem