GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

 

"Gió muốn thổi đâu thì thổi" (Gioan 3:8)


Phải chăng tình hình Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ III 10/2014 như gió đang thổi theo chiều hướng được hai vị hồng y nổi tiếng dưới đây bày tỏ trong cuộc phỏng vấn với mạng điện toán quen thuộc Zenit vào đầu tuần lễ thứ hai của Thượng Nghị (13-19/10) này?

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp và tuyển dịch 


1- Đức Hồng Y Walter Kasper, vị Hồng Y Đức quốc hưu trí nguyên là Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Hiệp Nhất Kitô Giáo (2001-2010), vị hồng y trong Mật Nghị Hồng Y 20-21/2/2014 được ĐTC Phanxicô mời đã bày tỏ ý nghĩ nên cho thành phần ly di tái hôn rước lễ kèm theo điều kiện, nhưng đã bị các vị hồng y khác công khai phản bác.


"Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hóa nên quí vị không thể quản trị hết mọi sự từ Tòa Thánh. Cần phải có một đức tin chung, một kỷ luật chung nhưng một áp dụng khác nhau". 

Vấn: 
Thưa ĐHY, mọi sự đang diễn tiến ra sao trong Thượng Nghị?

Đáp: Hiện nay thì mọi sự rất yên ắng. Sáng hôm nay (Thứ Ba 14/10 - biệt chú của người dịch) hơi nẩy lửa một chút cũng chính là vì quí vị - thành phần báo chí đó thôi!

Vấn: Hôm qua chúng tôi được cho biết là "Tinh Thần Công Đồng Vatican II" đã diễn ra trong Thượng Nghị. ĐHY có đồng ý như thế chăng?

Đáp: Điều ấy rất đúng - Đó là tinh thần của Công Đồng Vaticanô II

Vấn: ĐHY có thấy biến chuyển gì chăng về vấn đề thành phần ly dị mà "tái hôn"?

Đáp: Tôi hy vọng sẽ có một cởi mở nào đó và tôi nghĩ rằng đa số đang thiên về vấn đề này. Đó là cảm tưởng tôi có được, thế nhưng chưa bỏ phiếu. Tuy nhiên tôi nghĩ sẽ xẩy ra một sự cởi mở nào đó. Có lẽ sẽ được dành cho phần sau của cuộc thượng nghị. 

Vấn: ĐHY có thấy gia tăng việc chống đối những dự thảo của mình trong ít ngày vừa qua hay chăng?

Đáp: Không. Ở giai đoạn đầu của thượng nghị này tôi lại thấy gia tăng hơn con số thiên về sự cởi mở. Tôi thấy thế - nhưng có lẽ đó chỉ là cảm nhận. Chưa có bỏ phiếu. Sẽ được bỏ phiếu nhưng chưa xẩy ra. 

Vấn: ĐHY có biết Đức Thánh Cha nhận thấy thượng nghị ra sao hay chăng và cho đến nay thượng nghị đang diễn tiến như thế nào?

Đáp: Ngài chưa nói năng gì cả - ngài vẫn đang thinh lặng, ngài tỏ ra rất cẩn thận lắng nghe, thế nhưng những gì ngài mong muốn thì rõ ràng và hiển nhiên. Ngài muốn đa phần trong hàng giáo phẩm cùng với ngài và ngài cần như thế. Ngài không thể làm ngược với đa số hàng giáo phẩm. 

Vấn: Có một cảm giác gì cho thấy rằng ngài đang cố gắng đẩy sự việc theo chiều hướng ấy hay chăng?

Đáp: Ngài không đẩy. Bài nói mở đầu của ngài là tự do: tự do phát biểu, ai cũng cần phải nói những gì mình nghĩ và những gì họ có trong đầu, đó là những gì tích cực. Không một ai lại đặt vấn nạn rằng: Đức Thánh Cha sẽ nghĩ gì về điều ấy? Tôi có thể nói điều gì đây? Vấn đề tự do phát biểu này đã diễn ra rất sống động ở cuộc thượng nghị này, hơn ở các thượng nghị khác. ..........

Vấn: Có nhiều quan tâm đến dự thảo của ĐHY.

 

Đáp: Có, có, nhiều lắm. 

Vấn: Dân chúng đang nói rằng nó đang gây ra nhiều lẫn lộn nơi tín hữu và khiến có những lo âu về nó. ĐHY nói sao về tình trạng này? 

Đáp: Tôi chỉ có thể nói về Đức quốc là nơi đại đa số muốn thấy được một thứ cởi mở về vấn đề ly dị và tái hôn. Ở Đại Anh Quốc cũng thế, nó ở khắp nơi. Khi tôi nói chuyện với giáo dân, cũng như với những người già đã kết hôn 50-60 năm, họ không bao giờ nghĩ đến ly dị, nhưng họ thấy được vấn đề ở nơi nền văn hóa của họ và vi thế mà hiện nay hết mọi gia đình đều có một vấn đề gì đó. Đức Giáo Hoàng cũng đã cho tôi biết rằng bao gồm cả ở nơi gia đình của ngài nữa, và ngài đã nhìn vào giáo dân, thấy được đại đa số tỏ ra cởi mở một cách hữu lý và hữu trách. 

Vấn: Thế nhưng dân chúng cảm thấy giáo huấn của Giáo Hội đang sắp sửa bị tàn rụi bởi dự thảo của ĐHY nếu nó được thông qua, tức là giáo huấn 2000 năm của Giáo Hội bị hủy hoại đi. Quan điểm của ĐHY về điều này ra sao? 

Đáp: Này nhé không có ai đặt vấn đề về tính chất bất khả tháo gỡ của hôn nhân... Lời của Chúa Giêsu là những gì rõ ràng, thế nhưng làm thế nào để áp dụng nó vào trong các trường hợp phức tạp khác nhau đây? Đó là vấn đề liên quan tới việc áp dụng những lời của Người. 

Vấn: Phải chăng giáo huấn là những gì không thay đổi?

Đáp: Giáo huấn không thay đổi nhưng nó có thể trở nên sâu xa hơn, nó có thể khác đi. Cũng có một sự tăng trưởng, một phát triển nào đó nơi việc hiểu biết về Phúc Âm và tín lý. Vị Hồng Y Newman nổi tiếng của chúng ta đã nói về việc phát triển tín lý. Đây cũng không phải là một thứ thay đổi mà là một thứ phát triển theo cùng chiều hướng. Dĩ nhiên. Đức Giáo Hoàng muốn thấy sự phát triển này và thế giới cần đến sự phát triển ấy. Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hóa nên quí vị không thể quản trị hết mọi sự từ Tòa Thánh. Cần phải có một đức tin chung, một kỷ luật chung nhưng một áp dụng khác nhau. 


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tuyển dịch những câu vấn đáp tiêu biểu từ 

http://www.zenit.org/en/articles/cardinal-kasper-growing-majority-in-synod-support-divorce-remarriage-proposal



Sau đây là những vị ngay trước Thượng Nghị đã tỏ ra công khai có những ý tưởng cương quyết "trung thành với chân lý của Chúa Kitô - remaining in the truth of Christ", hoàn toàn phản lại với ý hướng của ĐHY Walter Kasper:

ĐHY Gerhard Ludwig Muller, Đức quốc,
Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin

 


ĐHY Carlo Caffarra, Đức quốc
TGM Bologna Đức quốc

 


ĐHY Leo Burke, Mỹ quốc
Nguyên TGP Saint Louis US và

Đương kim Prefect of the Supreme Tribunal of the Apostolic Signatura, 


ĐTGM Cyril Vasil, Dòng tên người Slovak 

Bí Thư Thánh Bộ về Các Giáo Hội Đông Phương 

 


2- Đức Hồng Y Timothy Dolan, vị Hồng Y Mỹ quốc, Tổng Giám Mục TGP New York và nguyên chủ tịch HĐGMHK: 

"Chúng ta làm sao có thể khẳng định hơn nữa giáo huấn không thay đổi của Giáo Hội cho một thế giới đặc biệt nghi kỵ và ngờ vực về tính chất khả thể đối với tình yêu muôn thuở, trung tín và trao ban sự sống".


Vấn: ĐHY đã hy vọng và trông đợi như thế nào đối với cuộc thượng nghị này? ĐHY hy vọng sẽ đem gì về từ thượng nghị đây?


Đáp: Niềm hy vọng của tôi là ở chỗ trong một thế giới đang đặt vấn đề - cái mà thế giới đang đặt vấn đề - đó là ai có thể nói "muôn đời"? Ai có thể sống trung thành và yêu thương cùng một người? Ai có thể thực sự đón nhận con cái như là quà tặng, một ân phúc, chứ không phải là một gánh nặng, đối với một thế giới, ở trong một nền văn hóa, thường đặt ra các vấn nạn ấy?

Tôi hy vọng rằng thượng nghị này sẽ nói "Quí vị chắc chắn là dân chúng có thể làm được" nhờ ân sủng và tình thương của Thiên Chúa, nó là một cuộc đời đặc biệt vui sống, nó là cuộc đời của đấu tranh và thách đố. Thế nhưng đâu là cái hụt hẫng trong cuộc đời đáng sống này?

Bởi vậy, làm sao chúng ta có thể nâng đỡ và phấn khích dân chúng của chúng ta. "Alleluia".

Vấn: ĐHY có bất cứ nỗi lo sợ nào về cuộc thượng nghị này hay chăng?

Đáp: Có chứ. Có chứ. Vì cái giá trị khác của cuộc thượng nghị, và cái khía cạnh đặc biệt khác đó là chúng tôi muốn sáng tỏ và dứt khoát bao nhiêu có thể việc tái khẳng định giáo huấn bất hủ của Giáo Hội về hôn nhân và gia đình, mà không khiến dân chúng hãi sợ và không tỏ ra như thể loại trừ, và Chúa là Đấng biết rất nhiều là người ta không thể nào sống tới độ đó...

Bởi vậy mà chúng ta phải làm sao đối với những ai không thể sống tới độ cao vời của Giáo Hội ấy, giáo huấn cao cả về hôn nhân và gia đình - và bạn biết rằng tôi đang nói về những ai, về những cặp vợ chồng ăn ở với nhau theo xác thịt, thành phần ly dị rồi tái hôn, thành phần đang sống đồng tính với nhau - những người rõ ràng là không hợp với những gì Thiên Chúa đã mạc khải cho chúng ta biết về hôn nhân. Chúng ta làm thế nào để tiếp tục khẳng định những gì Thiên Chúa đã dạy và bảo chúng ta về hôn nhân mà không loại trừ họ đây?

Chúng ta làm thế nào đây một cách vẫn có thể để mời gọi họ tái nhận thức được những gì Thiên Chúa đã dạy chúng ta? Và làm sao để có thể nhắc nhở họ, cho dù họ bất khả trong việc sống trọn các giáo huấn của Giáo Hội, giáo huấn của Chúa Giêsu và Giáo Hội Người, họ vẫn coi Giáo Hội như là gia đình của họ, như là ngôi nhà thiêng liêng của họ, vì nó là những gì chân thực đối với tất cả chúng ta phải không? Tôi không sống theo Giáo Hội, theo giáo huấn của Chúa Giêsu và của Giáo Hội Người một cách nhẫn nại. Tôi không sống theo Tám Mối Phúc Thật. OK. Tôi không biết có nhiều người làm thế hay chăng. Thế nhưng điều ấy không có nghĩa là chúng ta ở ngoài Giáo Hội, đúng không? Bởi thế quí vị đã thấy được cái thách đố là ở chỗ: Làm sao để vừa là một thày dạy rõ ràng minh bạch vừa là một phụ huynh yêu thương. 

Vấn: Điều này dẫn đến câu hỏi kế tiếp của tôi. Giáo Hội làm thế nào để có thể đón nhận một cách thực tiễn những ai không hoàn toàn theo đuổi lý tưởng ấy, liên quan đến thành phần ăn ở vợ chồng theo xác thịt, sống lối sống đồng tính, sử dụng ngừa thai nhân tạo v.v. trong khi họ vẫn hoàn toàn theo chiều hướng tín lý của Giáo Hội? 

Đáp: Tôi nghĩ chúng ta có các câu nói từ Đức Thánh Cha, từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô, vị nói rằng "Này, điều anh chị em đang nói đó là anh chị em là một tội nhân. Được, nếu anh chị em là một tội nhân thì hân hạnh được gặp anh chị em nhé, vì tôi cũng thế thôi. Vậy thì tại sao anh chị em không đến tham gia vào một nhóm khác, một nhóm tội nhân lớn là thành phần đang cố gắng hết mình". Vì việc hoán cải cõi lòng là những gì lệ thuộc vào ân sủng và tình thương của Thiên Chúa, chầm chậm, từ từ, để cố gắng làm cho đời sống của mình hợp với những gì Chúa Giêsu và Giáo Hội dạy. Nó là một tiến trình liên tục, không phải sao? Chẳng ai trong chúng ta đã đến đó hết. Chúng ta có thể tiến bộ ở lãnh vực này rồi sau đó chúng ta sa đi ngã lại. Không phải hay sao đó là lý do tại sao chúng ta có bí tích thống hối? Quí vị biết những gì tôi nói cùng những người ấy chăng: Theo Đức Thánh Cha, Giáo Hội không phải là "một hội quán cho thành phần hoàn hảo" (a country club for the perfect).

Giáo Hội là "bệnh viện cho kẻ đau yếu". Mà nếu anh chị em bị bệnh, về luân lý, hay anh chị em đau yếu, về tinh thần, thì anh chị em rất gần gũi với Giáo Hội, vì tất cả chúng ta đều như thế c. Hiện nay tình trạng của anh chị em rõ ràng là ngược ngạo với Giáo Hội. Anh chị em vẫn ở với chúng tôi. Chúng ta sẽ cố gắng hết mình để có thể giải nghĩa sự khôn ngoan của Giáo Hội. Tôi muốn hoán cải tâm can, chúng ta đang tiến đến chỗ đó khi anh chị em thất bại, và tôi nói cùng những người ấy rằng: "Xin đừng cảm thấy mình bị loại trừ nhé". Có được không chứ

Vấn: Theo ĐHY thì vấn đề nào là vấn đề quan trọng nhất cần bày tỏ ở thượng nghị này? ĐHY có tin rằng sẽ xẩy ra một thay đổi nào đó liên quan đến vấn đề này hay chăng? Hay vấn đề ấy sẽ hoặc đã được bày tỏ rồi vậy?

Đáp: Quí vị biết rằng điều này dường như là những gì mâu thuẫn, thế nhưng tôi nghĩ rằng sứ điệp quan trọng nhất của chúng tôi đó là không có vấn đề thay đổi. Cái cảm thức của chúng tôi ở đây đó là cống hiến một sự khẳng định mãnh liệt về tính chất cao quí, linh thánh, trang trọng nơi giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân và gia đình... 

.... Bởi thế trách nhiệm linh thánh của chúng tôi đó là tái khẳng định như thế. Vậy vấn đề không phải là ở chỗ nói về cách thức chúng ta làm sao để có thể thay đổi nó, mà là chúng ta làm sao có thể khẳng định hơn nữa giáo huấn không thay đổi của Giáo Hội cho một thế giới đặc biệt nghi kỵ và ngờ vực về tính chất khả thể đối với tình yêu muôn thuở, trung tín và trao ban sự sống.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tuyển dịch những câu vấn đáp tiêu biểu từ 

http://www.zenit.org/en/articles/cardinal-dolan-reaffirms-church-is-not-a-country-club-for-the-perfect-but-hospital-for-sick

 

 

Đức Hồng Y Reinhard Marx: "Ngôn từ của Giáo Hội không có vấn đề loại trừ"

Chúng ta vẫn tiếp tục theo dõi diễn tiến cùng diễn biến của Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ III - 2014. Trong khi chờ đợi bản tường trình tổng kết được phổ biến ngày mai Thứ Bảy 18/10/2014, chiều hôm Thứ Sáu, 17/10, trong cuộc họp báo, mạng điện toán toàn cầu Zenit (http://www.zenit.org/en/articles/synod14-cardinal-marx-calls-for-individual-situations-to-be-taken-seriously) đã hỏi Đức Hồng Y Reinhard Marx, vị hồng y người Đức từ năm 2010, đương kim Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Đức quốc, vị đã cho biết hay phát biểu những điều sau đây:

Kardinal Reinhard Marx.jpg
1- Cuộc tranh luận trong Thượng Nghị thì "căng thẳng" nhưng "nói chung đều có cùng ước muốn tìm kiếm một đường lối chung";
2- "Các trường hợp riêng tư được cứu xét một cách nghiêm cẩn, chứ không phải mọi thứ đều vừa đen vừa trắng (not everything is in black and white)";
3- "Không phải tất cả mọi sự đều được tìm thấy ở trong bản văn kiện cuối cùng";
4- "Mọi sự cần phải có một mẫu số chung, cần tôn trọng tất cả mọi quan điểm";
5- "Chúng tôi đang thực hiện một cuộc tiến hành với ba bước tiến và hai bước... Không, đúng hơn là ba bước tiến và hai bước lùi, hoặc hai bước tiến và một bước lùi, đó là kiểu tiến hành của chúng tôi ở Đức";
6- "Các bạn luôn tiến bước cho dù chỉ có một bước duy nhất";
7- "Chúng ta cần phải đứng cạnh dân chúng là thành phần có những hoàn cảnh đặc biệt";
8- "Ngôn từ của Giáo Hội không có vấn đề loại trừ";
9- "Chúng ta cần phải tìm một thứ ngôn từ khác, không phải thứ ngôn từ vừa đen vừa trắng";
10- "Các vấn đề của con người là những gì phức tạp hơn nhiều".