Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa

Tuyệt Vời Mầu Nhiệm

 

Hôm nay Giáo Hội long trọng cử hành Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa. Tất cả ư nghĩa của biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa này đă được Giáo Hội tóm gọn rất hay trong Sách Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo khoản 536, như sau:

Về phần Ngài, phép Rửa của Chúa Giêsu là sự Ngài chấp nhận và khai mạc sứ mạng người Đầy tớ đau khổ của Ngài. Ngài tự liệt ḿnh vào số các tội nhân (xem Is 53,12), và Ngài đă là "Chiên con của Thiên Chúa xoá tội trần gian" (Ga 1,29). Ngài đă làm trước kỳ hạn cuộc "rửa" bằng cái chết đẫm máu của ḿnh( xem Mc 10,38; Lc 12,50). Ngài đă đến để "thực hiện sự công chính toàn vẹn" (Mt 3,15), nghĩa là Ngài trọn vẹn vâng phục thánh ư của Cha Ngài: v́ t́nh yêu, Ngài đă ưng nhận phép Rửa của sự chết để tha thứ tội lỗi của chúng ta( xem Mt 26,39). Đáp lại sự chấp nhận này của Chúa Giêsu, Chúa Cha đă lên tiếng nói rằng Ngài rất thoả ḷng về Con  của Ngài( xem Lc 3,22; Is 42,1). Và Thánh Thần mà Chúa Giêsu vẫn đă có đầy đủ từ khi được thụ thai, đă tới "đậu" trên Ngài   (Ga 1,3233)( xem Is 11,2). Ngài sẽ là nguồn mạch Chúa Thánh Thần cho cả nhân loại. Khi Ngài chịu phép Rửa "các tầng trời đă mở ra" (Mt 3,16), v́ trước đó đă bị đóng lại do tội của Ađam. Và ḍng nước đă được thánh hoá do sự bước xuống nước của Chúa Giêsu và do sự Chúa Thánh Thần ngự xuống, khai mào cho một cuộc sáng tạo mới”.

Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ biến cố được kể như mở màn cho cuộc đời công khai của Chúa Giêsu vào năm Người khoảng 30 tuổi này (xem Luca 3:23), chúng ta c̣n thấy những điểm đặc biệt kỳ thú nữa:

1- Mục đích chính yếu của việc Chúa Giêsu chịu phép rửa là để tỏ ḿnh ra Người là ai, như chính vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả làm phép rửa cho Người đă khẳng định: “Lư do tôi đến để làm phép rửa bằng nước là để Người có thể tỏ ḿnh ra cho Dân Do Thái” (Gioan 1:31).

2- Thế nhưng, theo Phúc Âm Nhất Lăm, trong đó có Phúc Âm của Thánh Mathêu cho Chu Kỳ Phụng Vụ Năm A hôm nay, th́ Chúa Giêsu “tỏ ḿnh ra cho Dân Do Thái” một cách không công khai và trực tiếp, mà là qua vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả của Người, bởi thế chỉ có một ḿnh vị làm phép rửa cho Người nhận biết Người mà thôi.

3- Sở dĩ Chúa Giêsu tỏ ḿnh ra trước hết cho Tiền Hô Gioan Tẩy Giả là để chính vị tiền hô thuộc gịng dơi tư tế Lêvi này có thể lấy thế giá của ḿnh mà làm chứng cho Người và về Người, như chính Người đă sử dụng chính chứng từ của vị này đối với dân Do Thái: “Quí vị đă sai đến với Gioan là vị đă làm chứng cho sự thật... Tôi nói đến những điều này là v́ phần rỗi của quí vị” (Gioan 5:33-34).

4- Vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả thuộc gịng dơi tư tế Lêvi này quả thực là vị có thế giá trước dân Do Thái, nên, như Phúc Âm Thánh Gioan thuật lại, “những người Do Thái đă sai các vị tư tế và Lêvi từ Giêrusalem đến hỏi ‘Ông là ai?’” (1:19), và cả “những người được phái Pharisiêu sai đến cũng tiếp tục chất vấn thêm rằng: ‘Nếu ngài không phải là Đấng Thiên Sai… th́ tại sao ngài lại làm phép rửa chứ?’” (1:24-25).

5- Chỉ có duy một ḿnh Phúc Âm Thánh Gioan mới không thuật lại chính biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa như Bộ Phúc Âm Nhất Lăm, liên quan đến vai tṛ hay chức vị bề ngoài của Thánh Gioan Tẩy Giả, mà nhấn mạnh đến sứ vụ làm chứng chính yếu của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả mà thôi. Phúc Âm Thánh Kư Gioan, từ đoạn 13 đến hết 17, cũng đă không thuật lại biến cố quan trọng Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể mà chỉ nhấn mạnh đến tất cả sự thật của Bí Tích này và về Bí Tích này đó là yêu thương và hiệp nhất thôi, như tất cả những ǵ Người nói và làm trong Bữa Tiệc Ly, những ǵ liên quan tới Bánh hằng sống từ trời xuống…  ban sự sống cho thế gian” (Gioan 6:51).

6- Quả vậy, Phúc Âm Thánh Gioan đă nhấn mạnh đến sứ vụ làm chứng chính yếu này của Vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả khi thuật lại những ǵ xẩy ra ngay sau ngày Chúa Giêsu chịu phép rửa như thế này: “Ngày hôm sau khi Gioan chợt thấy Chúa Giêsu đến cùng ḿnh th́ đă kêu lên rằng: ‘Ḱa! Chiên Thiên Chúa đó, Đấng xóa tội trần gian! Chính Người là Đấng mà tôi đă nói rằng có người đến sau tôi song hơn tôi v́ Người có trước tôi… Tôi đă thấy Thần Linh như bồ câu từ trời xuống đậu trên Người… Giờ đây chính tôi đă thấy và làm chứng Đây là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn’” (1:29-30,32,34).

7- Cũng chỉ có Phúc Âm Thánh Gioan, ở đầu đoạn 2, thuật lại một biến cố nữa liên quan một cách gián tiếp đến biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa để tỏ ḿnh ra cho Dân Do Thái qua Tiền hô Gioan Tẩy Giả, đó là biến cố Tiệc Cưới Cana, một biến cố được Giáo Hội nhắc đến vào Chúa Nhật thứ 2 Thường Niên Chu Kỳ Phụng Vụ C, sau Chúa Nhật Chúa Giêsu chịu phép rửa. Tại sao? Tại v́ biến cố Tiệc Cưới Cana này liên quan đến việc Chúa Giêsu tỏ ḿnh ra lần đầu tiên cho các môn đệ tiên khởi, nhưng lần này lại qua môi giới Mẹ của Người.

8- Sứ vụ làm chứng cho Chúa Kitô của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả không phải chỉ ở việc ngài làm phép rửa cho Người cũng như ở lời chứng mà c̣n bằng đời chứng của ngài nữa. Ở chỗ, trước tiên, ngài phủ nhận bản thân ḿnh: ngài  không phải là Đấng Thiên Sai, mà chỉ đến trước Đấng Thiên Sai; sau nữa, ngài chân nhận thân phận của ngài hoàn toàn hèn kém hơn Đấng Thiên Sai, đến độ ngài không đáng cởi giây giầy cho Người (xem Gioan 1:27); và sau hết ngài tỏ ra hân hoan vui mừng khi thấy Đấng Thiên Sai được dân chúng mộ mến hơn ngài, chứ không ghen tị và cạnh tranh đối chọi theo trần tục: “Người phải lớn lên c̣n tôi phải giảm đi” (Gioan 3:30). Chính v́ những chi tiết về đời chứng của ngài mà lời chứng cùng việc làm của ngài của thực là chính xác và đáng tin.

9- Tất cả đều cho thấy vị tiền hô này đầy tràn Thánh Linh ngay từ trong ḷng thai mẫu khi được Lời Nhập Thể trong ḷng thai mẫu đến viếng thăm (xem Luca 1:41). V́ tiền hô Gioan Tẩy Giả được đầy tràn Thánh Linh của và từ Đấng cao trọng đến sau mà ngài đă chẳng những tự nhận biết Người cho dù chưa làm phép rửa cho Người (so sánh Gioan 1:33 và Mathêu 3:14-15), trong khi chính các tông đồ được gần Người nhất mà vẫn phản nộp và chối bỏ Người, mà c̣n giới thiệu Người cho cả Dân Do Thái (xem Gioan 1:29) lẫn các môn đệ của ḿnh (xem Gioan 1:36), những người môn đệ tiên khởi đă được chính Người tỏ ḿnh ra lần đầu tiên ở Tiệc Cưới Cana qua môi giới Mẹ Maria.

10- Câu Phúc Âm của Thánh Kư Marcô: “Sau khi Gioan bị tống ngục th́ Chúa Giêsu xuất hiện ở Galilê để loan báo tin mừng về Thiên Chúa” (1:14) cho thấy h́nh ảnh vai tṛ tiền hô của Gioan Tẩy Giả như một ngọn “đèn” (Gioan 5:35) đă từng soi sáng cho Dân Do Thái về Đấng Thiên Sai đến sau đă hoàn tất, nay đă trở thành mờ đi như biến mất trước Mặt Trời Công Chính là Đấng Thiên Sai Cứu Thế hiện lên như “ánh sáng thực đă đến trong thế gian … chiếu soi mọi người” (Gioan 1:9): “T ôi là ánh sáng thế gian” (Gioan 8:12).

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL