.

Dẫn Nhập:

Tam Điểm chỉ là tay sai của Satan và bọn ngụy thần trong một thời điểm như của một cuộc Hận Thù Quyết Thắng cuối cùng. Tam Điểm xuất hiện như tiền hô của tên Quỉ Vương. Tổ chức được gọi là Hội Kín (Lodge) của thành phần mang sứ mệnh là những tay Thợ Xây (Masonry) được h́nh thành để thực hiện một âm mưu lịch sử (conspiracy of history) đó là làm sao hoàn thành một Trật Tự Thế Giới Mới (New World Order).

Trật Tự Thế Giới Mới đây là ǵ và như thế nào, nếu không phải, như thực tế cho thấy, nhất là từ giữa thế kỷ 20 cho tới nay, một trật tự thế giới mới đă từ từ và đang mau chóng thay thế cho trật tự thế giới cũ, đúng hơn là thay thế cho một trật tự thế giới đă được thiết lập từ và bởi cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô. Ở chỗ, Vương Quốc của Thiên Chúa đă, đang và sẽ bị thay thế, (theo quan pḥng thần linh vô cùng khôn ngoan và quyền năng của Thiên Chúa cho đến ngày cùng tháng tận - xem Mathêu 13:38-43), bằng vương quốc của Satan, của Quỉ Vương. Trật Tự Thế Giới Mới mà Tam Điểm đang cố gắng xây dựng đây là vương quốc của Satan, thay cho Vương Quốc của Thiên Chúa.

Thánh Phaolô, trong Thư gửi Giáo Đoàn Thessalonica, ở đầu đoạn 2 (câu 3-4), đă tiên báo về biến cố thay thế trật tự thế giới này trước khi Chúa Kitô tái giáng như sau: "Trước đó, phải có hiện tượng chối đạo, và người ta phải thấy xuất hiện người gian ác, đứa hư hỏng. Tên đối thủ tôn ḿnh lên trên tất cả những ǵ được gọi là thần và được sùng bái, thậm chí nó c̣n ngồi trong Đền Thờ Thiên Chúa và tự xưng là Thiên Chúa".

Sách Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo năm 1992, số 675, cũng đề cập đến trật tự thế giới mới được thay thế trước khi Chúa Kitô đến như sau: “Trước cuộc Ngự đến của Đức Kitô, Hội Thánh phải trải qua một cuộc thử thách cuối cùng, làm lung lạc đức tin của nhiều tín hữu. .. Sự đánh lừa về tôn giáo ở mức cao nhất là của tên Phản Kitô, nghĩa là, của một chủ nghĩa Messia giả hiệu, trong đó con người tự tôn vinh chính ḿnh thay v́ tôn vinh Thiên Chúa và Đấng Messia của Ngài đă đến trong xác phàm”.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ở Balan ngày 18/8/2002 đă cảm nhận được cái trật tự thế giới mới này trong bài giảng của ḿnh như sau:  "Chúng ta đă tiến vào ngàn năm mới với di sản vừa thiện vừa ác này. Những chân trời mới trong việc phát triển đang mở ra trước nhân loại, kèm theo đó có cả những cái nguy hiểm chưa từng có. Con người thường sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu, thậm chí đặt ḿnh vào vị thế của Thiên Chúa nữa. Họ tự cho ḿnh quyền hành của một Vị Tạo Hóa trong việc can thiệp vào mầu nhiệm sự sống con người".

Xin mời theo dơi bài viết sau đây, một bài viết đă được Nguyệt San Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp của Phụ Tỉnh Ḍng Chúa Cứu Thế Việt Nam Hải Ngoại phổ biến trong 3 số báo liền, từ Tháng Giêng đến Tháng 3/2014, một bài viết cố gắng vạch trần chân tướng của "con khủng long, tức con cựu xà là ma quỉ hay Satan, tên cám dỗ cả thế gian" (Khải Huyền 12:9) trong thời điểm dường như đầy hận thù quyết thắng này, dưới nhan đề "Satan - Một Luxiphe đệ nhất minh thần có đuôi".

Nếu "cái đuôi" của con khủng long, đối với các thần trời, tiêu biểu cho gương mù gương xấu của nó, v́ nó đă dùng "cái đuôi của ḿnh kéo 1/3 tinh tú trên trời mà hất xuống đất" (Khải Huyền 12:4), th́ đối với loài người "cái đuôi" của nó, h́nh thù tương tự như một con rắn, giống "con cựu xà" trong địa đường xưa (xem Khởi Nguyên 3:1-4), là tiêu biểu cho các chước cám dỗ của nó vậy.

Chính v́ "satan là tên cám dỗ" mà tông đồ Phêrô đă bị Thày quở là "đồ satan" (Mathêu 16:23), v́ "ngươi cám dỗ Ta" (cùng câu cùng đoạn). Và sở dĩ Tông Đồ Phêrô có ư ngay lành và hoàn toàn v́ yêu mến Thày mà can ngăn Thày, không muốn thấy Thày bị tai hoạ như thế, mà lại trở thành "satan" là v́ ngài "không phán đoán theo Thiên Chúa mà chỉ thuần tự nhiên loài người" (cùng đoạn cùng câu)!.
 
Ở đây, căn cứ vào ư hướng ngay lành và tâm t́nh tốt lành của Tông Đồ Phêrô th́ có thể ví ngài như một "minh thần sáng láng", nhưng là một thứ minh thần có "đuôi", bởi bấy giờ, trong trường hợp này, ngài chỉ tác hành theo tự nhiên nhân bản hơn là siêu nhiên thần linh.
 
Tam Điểm chủ trương duy tự nhiên theo nhân bản trần tục (secular humanism), rất hợp với tầm mức hạ giới của con người và khuynh hướng hưởng thụ của con người, chứ không phải nhân bản đích thực (authentic humanism hay Christian humanism), mà nó là tay sai đắc lực nhất của satan và là tiền hô của quỉ vương, là tên phản kitô nguy hiểm nhất đối với loài người vậy...

Nếu Chúa Kitô là Đấng Thiên Sai, Đấng đến để làm theo ư Đấng đă sai Người là phải Vượt Qua, từ Khổ Nạn và Tử Giá đến Phục Sinh hầu có thể cứu chuộc loài người, mà Tông Đồ Phêrô, một cách khách quan nơi tác hành và vô t́nh nơi ư hướng, lại ngăn cản Người thực hiện và hoàn thành sứ mệnh chính yếu vô cùng quan trọng này, nên ngài đă không ngờ ngài đă mang tâm tưởng và tác hành như là một tên "phản kitô" (1Gioan 2:22), ở chỗ "không chấp nhận Chúa Kitô đến trong xác thịt" (2Gioan 7).

Đúng thế, cho dù Tông Đồ Phêrô, mới tuyên xưng "Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Mathêu 16:16) xong và được Thày khen rằng chính xác bởi lời tuyên xưng đó "không phải do huyết nhục mà là do Cha trên trời của Thày tỏ ra cho con" (Mathêu 16:17), ngay sau đó ngài đă trở thành "satan" đối với Thày ḿnh, chính là v́ theo ngài, nếu "Thày là Con Thiên Chúa hằng sống" th́ không thể nào lại bị khổ nạn và tử giá như một con người, một con người bị bản án tử h́nh của một tội nhân vô cùng nhục nhă bất xứng như vậy.

Vị tông đồ vừa được Thày công khai đặt làm đá nền cho một Giáo Hội tương lai và được trao cho ch́a khóa Nước Trời đầy quyền hành trọng đại ấy (xem Mathêu 16:18) có ngờ đâu vẫn c̣n bị lầm lạc, đến độ cho tới khi sự thật xẩy ra ngài vẫn c̣n trắng trợn chối bỏ Thày 3 lần (xem Mathêu 26:69-74), vẫn c̣n tiếp tục "phản kitô". Nếu Chúa Kitô c̣n bị thành phần tông đồ thân cận nhất của ḿnh, sau 3 năm chung sống phản nộp như một Giuđa Íchca (xem Marcô 14:10-11 và Gioan 18:2-3) hay chối bỏ như một Simon Phêrô th́ Người có bị thành phần Hội Đồng Đầu Mục Do Thái bấy giờ quyết liệt đ̣i giết cũng chẳng lạ ǵ: "Lạy Cha, xin tha cho họ v́ họ lầm chẳng biết việc họ làm" (Luca 23:34).

Đời sống Kitô hữu môn đệ của Chúa Kitô, cho dù đă được tái sinh vào sự sống mới, vẫn c̣n mầm mống tội lỗi, c̣n nọc độc của satan trong ḿnh, cũng có những lúc "phản kitô" theo chủ trương duy tự nhiên của "tam điểm". Ở chỗ, họ chỉ sống theo tự nhiên, t́m hưởng thụ hơn phục vụ và cho đi, và v́ thế họ không thể nào chấp nhận thánh giá đau khổ, thậm chí c̣n t́m cách tiêu diệt thánh giá đau khổ nữa. Trong khi đó, Đấng đă đến trong xác thịt là Chúa Kitô lại dứt khoát: "Ai muốn theo Thày th́ phải bỏ ḿnh đi và vác thập giá ḿnh mà theo Thày" (Mathêu 16:24).

Vị Giáo Hoàng được sai đến "từ tận cùng trái đất" là Đức Thánh Cha Phanxicô, ngay sau khi được hồng y đoàn bầu chọn vào ngày 13/3/2013, trong Thánh Lễ 5 giờ chiều ngày Thứ Năm hôm sau 14/3/2013 với hồng y đoàn ở Nguyện Đường Sistine, ngài đă giảng ứng khẩu về thân phận của chung Kitô hữu, nhất là của riêng thành phần lănh đạo dân Chúa, căn cứ vào những ǵ xẩy ra nơi Tông Đồ Phêrô ở biến cố "satan" như sau: 

"Trong Phúc Âm, cho dù Thánh Phêrô có tuyên xưng Chúa Giêsu là Đức Kitô, nói cùng Người rằng: 'Thày là Đấng Thiên Sai, Con Thiên Chúa hằng sống. Con sẽ theo Thày nhưng xin Thày đừng nói về Thập Giá. Chẳng có ǵ liên quan đến nó hết... Con sẽ theo Thày mà không có Thập Giá'... Thế nhưng khi chúng ta bước đi mà không có Thập Giá, khi chúng ta xây dựng mà không có Thập Giá, khi chúng ta tuyên xưng một Chúa Kitô phi thập giá... chúng ta không phải là môn đệ của Chúa. Chúng ta là trần gian, chúng ta là những giám mục, linh mục, hồng y, giáo hoàng, nhưng không phải là môn đệ của Chúa. Tôi mong rằng tất cả chúng ta, sau những ngày tràn đầy ân sủng này, có thể can đảm, phải, can đảm để bước đi trước nhan Chúa bằng Thập Giá của Chúa, để xây dựng Giáo Hội trên máu của Chúa được đổ ra từ Thập Giá và để làm chứng cho nguyên vinh danh Chúa Kitô tử giá. Có thế Giáo Hội mới tiến lên..."

 

Chớ ǵ những lời của Chúa Kitô kêu gọi thành phần Kitô hữu môn đệ chúng ta hăy bỏ ḿnh và vác thập giá mà theo Người, và lời của Đức Thánh Cha Phanxicô trên đây, trở thành nguồn cảm hứng cho chúng ta hiên ngang phấn khởi tiến vào Tuần Thánh 2014 (13-20/4), nhờ đó, như các tông đồ xưa, nhất là như Tông Đồ Phêrô không c̣n sợ bị trói lại và mang đến những nơi không muốn (xem Gioan 21:18), chúng ta cũng đích thực trở thành "chứng nhân của Thày" (Luca 24:48) là Đấng Phục Sinh "cho đến tận cùng trái đất" (Tông Vụ 1:8), nhờ đó chúng ta chẳng những có thể chiến thắng tất cả mọi sự dữ (xem Marco 16:17-18), bao gồm cả lực lượng tam điểm phản kitô của tên quỉ vương satan, mà c̣n tích cực góp phần vào việc làm cho "Nước Cha trị đến" trên trần gian này nữa. Amen.

 

Satan - Một Luxiphe Đệ Nhất Minh Thần có đuôi!

 

Một chút chia sẻ trong Năm Đức Tin với những tâm hồn quyết sống chết với Đức Tin chân chính bằng việc trung thành đến cùng với Giáo Hội,

những chia sẻ tiếp theo bài "Ngày Cùng Tháng tận... Và Rồi Sau Đó"

và bài "Giáo Hội Mầu Nhiệm: Ánh Sáng Muôn Dân - Một Cớ Vấp Phạm"

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

«Đây là giờ sau hết»

 

"Những kitô giả và tiên tri giả sẽ ra mặt, thực hiện các dấu lạ và sự lạ lớn lao đến độ có thể đánh lừa được cả thành phần được tuyển chọn - False messiahs and false prophets will appear, performing signs and wonders so great as to mislead even the chosen if that were possible" (Mathêu 24:24. Câu Phúc Âm này và những câu Thánh Kinh trong bài viết này được trích dịch từ The New American Bible, 1970 - Những chữ được in đậm là do tự ư người dịch nhấn mạnh).

 

Có thể nói, dường như chưa bao giờ lời Chúa Giêsu cảnh báo trên đây ứng nghiệm như hiện nay. Chẳng những về phía thành phần "kitô giả và tiên tri giả" xuất hiện thường xuyên và đầy giẫy, mà c̣n về phía thành phần "được tuyển chọn" cũng bị họ đánh lừa nữa!

 

Chúng ta không biết được hiện tượng đầy những "kitô giả và tiên tri giả" hiện nay, đúng như lời Chúa Kitô báo trước trên đây, có phải là dấu chỉ thời đại cho thấy ngày cùng tháng tận đă đến hay chăng. Nhưng chúng ta đă được Thánh Kư Gioan, trong Thứ Thứ Nhất của ngài, ở đoạn 2 câu 18 đă xác quyết như thế này: "Hỡi các con, đây là giờ sau hết: như các con đă nghe thấy rằng tên phản kitô đă đến, vậy mà giờ đây nhiều tên phản kitô như vậy đă xuất hiện. Điều này khiến chúng ta nắm chắc rằng đây là giờ sau cùng - Children, it is the final hour: just as you heard that the antichrist was coming, so now many such antichrists have appeared. This makes us certain that it is the final hour".

 

Thật ra, căn cứ vào lời Thánh Kư Gioan trên đây, th́ ngay từ thời của các tông đồ đă xuất hiện "tên phản kitô" và "nhiều tên phản kitô như vậy", chứ không phải đợi đến cuối thế kỷ 20 và đầu thiên kỷ thứ ba Kitô giáo này. Vấn đề then chốt đầu tiên được đặt ra ở đây là chân tướng của "tên phản kitô" và "nhiều tên phản kitô như vậy" ra sao, như thế nào?

 

Phải chăng là thành phần được Thánh kư Gioan nhắc đến trong Sách Khải Huyền của ḿnh liên quan đến 4 giáo hội đầu trong 7 giáo hội, ở đoạn 2, trong đó ngài kể đến thứ tự như sau: 1- Ở Êphêsô có "những kẻ tự ra vẻ ta đây tông đồ - self-styled apostles" mà thực ra là "những kẻ lừa đảo - imposters" (2:2); 2- Ở Smyrna có "những kẻ tự ra vẻ ta đây Do Thái - self-styled Jews" (2:9, 3:9) "mà thật ra là phần tử thuộc bè lũ Satan - who are nothing other than members of Satan's assembly" (2:9); 3- Ở Pergamum, "nơi Satan cư trú - where Satan has his home" (2:13) có "một số theo giáo huấn của Balaam" (2:14); 4- Ở Thyatira có "những kẻ tự ra vẻ ta đây nữ tiên tri - self-styled prophetess" nhưng lại là những kẻ "dụ dỗ - seduces" sống "dâm ô - lewdness" (2:20). 

 

Đúng thế, thời của Chúa Kitô đă là thời sau hết và đă bắt đầu thời sau hết rồi: "Trong thời sau hết này – this final age, Thiên Chúa đă nói với chúng ta qua Người Con" (Do Thái 1:2), Đấng mà qua Người Thiên Chúa đă thực hiện dự án của Ngài "vào thời điểm viên trọn - in the fullness of time" (Epheso 1:10), và cũng là Đấng đă thực hiện một cuộc tái sinh cứu độ "vào những ngày sau hết - in the last days" (1Phêrô 1:5).

 

Và nếu thời của Chúa Kitô là "thời sau hết" th́ "thời sau hết" này là cũng chính là thời được gọi là "một ngàn năm", v́ trong "thời sau hết" này, "Con Thiên Chúa đă tỏ ḿnh ra chính là để hủy hoại các công cuộc của ma quỉ" (1Gioan 3:8), bằng việc Nhập Thể và Vượt Qua, và sau khi vương quốc của ḿnh bị hủy hoại một cách thê thảm, như được Sách Khải Huyền diễn tả ở hai câu cuối cùng, 20-21 của đoạn 19, "Satan... đă bị xiếng xích lại một ngàn năm" (Khải Huyền 20:2).

 

Thế nhưng, cũng theo Sách Khải Huyền của Thánh Gioan th́ sau thời một ngàn năm qua đi, theo ư nghĩa trên, có thể hiểu là sau khi Chúa Kitô Thăng Thiên, Satan sẽ tái xuất giang hồ và hắn trở nên hùng hậu, hung dữ và tàn bạo hơn bao giờ hết: "Sau thời gian này, con rồng được thả ra một thời gian ngắn" (Khải Huyền 20:3); "Khi một ngàn năm qua đi, Satan sẽ được thả ra từ ngục tù của hắn. Hắn sẽ dụ dỗ các dân nước ở khắp mọi nơi trên trái đất này, và triệu tập các đạo quân Gog và Magog đông như cát biển để gây chiến. Chúng đă xâm chiếm được toàn lănh thổ và đă vây hăm được thành đô yêu dấu là nơi dân Chúa cắm trại..." (Khải Huyền 20:7-9).

 

Theo t́nh h́nh cho thấy, dường như "đạo quân Gog và Magog đông như cát biển để gây chiến" này của Satan đang xẩy ra trong thời điểm từ cuối thế kỷ 20 sang đầu thiên kỷ thứ ba Kitô giáo này. Ở chỗ, cho tới nay, quả thục "chúng đă xâm chiếm được toàn lănh thổ và đă vây hăm được thành đô yêu dấu là nơi dân Chúa cắm trại...", chứ không phải là chưa, sau bao nhiêu cố gắng từ khi Kitô giáo mới xuất đầu lộ diện, ngay sau cái chết của Phó Tế Stephano (Tông Vụ cả đoạn 7).

 

"Đạo quân Gog và Magog đông như cát biển để gây chiến" này của Satan" không phải hay sao "đă xâm chiếm được toàn lănh thổ", ám chỉ toàn thế giới Kitô giáo ngày nay là ǵ, bằng một thứ văn hóa chết chóc theo chủ nghĩa tương đối duy nhân bản của con người văn minh, gây ra bởi một cuộc khủng hoảng về đức tin nơi đa số con cái của Giáo Hội, nhất là ở những nơi đă từng truyền bá phúc âm cho khắp thế giới trước đây, đến độ "khi Con Người đến, Người sẽ c̣n thấy đức tin trên thế gian này hay chăng?" (Luca 18:8), thậm chí nơi cả “thành phần được tuyển chọn”, điển h́nh là 5 cô trinh nữ hay phù dâu khờ dại (xem Mathêu 25:3,8,11-12)!

 

Và "đạo quân Gog và Magog đông như cát biển để gây chiến" cũng không phải hay sao "đă vây hăm thành đô yêu dấu là nơi dân Chúa cắm trại", ám chỉ quyền bính Giáo Hội nói chung và Giáo Đô Rôma nói riêng là ǵ, bằng lực lượng truyền thông luôn lợi dụng mọi sơ xuất và mỗi sơ hở cùng lỗi lầm của thành phần chức sắc trong Giáo Hội để hạ giá và đánh phá uy tín của Ṭa Thánh! Thậm chí c̣n tuyên truyền những ǵ không có và moi móc những ǵ tiêu cực nhất trong quá khứ của Giáo Hội, gây ra bởi một số phần tử có thẩm quyền trong Giáo Hội. Bí Mật Fatima phần ba, được Mẹ Maria cho 3 Thiếu Nhi Fatima thị kiến thấy ngày 13/7/1917, và được Ṭa Thánh tiết lộ cho biết vào ngày 26/6/2000, th́ một đoàn người, từ giáo hoàng trở xuống giáo dân, sẽ bị một đám lính sát hại chết dưới chân cây thánh giá trên một đỉnh núi dốc đứng khi đang cầu nguyện.

 

Ngoài ra, "đạo quân Gog và Magog đông như cát biển để gây chiến… đă vây hăm thành đô yêu dấu là nơi dân Chúa cắm trại" c̣n bằng cả lực lượng của chính thành phần Kitô hữu ở ngay trong ḷng Giáo Hội đóng vai nội công cho chúng, gây khốn khổ cho Giáo Hội c̣n hơn lực lượng truyền thông xuyên tạc hay moi móc bên ngoài. Lực lượng nội công của đạo quân này có thể nói bao gồm cả thành phần Kitô hữu bảo thủ và cấp tiến: Bảo thủ th́ bất măn với những canh tân của Giáo Hội, nhất là về phụng vụ từ Công Đồng Chung Vaticanô II (11/10/1962-8/12/1965); c̣n cấp tiến lại càng chống đối Giáo Hội liên quan đến kỷ luật của Giáo Hội, ở chỗ không cho linh mục lấy vợ và không cho nữ tu làm linh mục v.v. Chưa kể đến gương mù nội bộ của Giáo Hội và trong Giáo Hội gây ra bởi thành phần có chức thánh v́ lạm dụng trẻ em vị thành niên.

 

“Hắn là tên phản kitô»

 

Thế nhưng, vấn đề then chốt được đặt ra ở đây vẫn cần phải được tiếp tục giải quyết, đó là làm sao có thể điểm mặt "tên phản kitô" và "nhiều tên phản kitô như vậy", nhờ đó không bị hắn cùng đồng bọn "phản kitô" của hắn đánh lừa?

 

Có thể nói trong toàn bộ Thánh Kinh Tân Ước chỉ có một ḿnh Thánh kư Gioan là vị nói đến "phản kitô" và là chuyên viên về "tên phản kitô" và "nhiều tên phản kitô như vậy" mà thôi. Điển h́nh nhất ở Thư I (2:18-23) và Thư II (2:7-11) của ngài. Chính nhờ vị tông đồ này mà chúng ta điểm mặt được chân tướng của "tên phản kitô" và "nhiều tên phản kitô như vậy". Ở chỗ, ngài đă điểm mặt chúng như sau: "Ai là kẻ gian trá? Kẻ chối rằng Giêsu là Đức kitô. Hắn là tên phản kitô, chối cả Cha lẫn Con - Who is the liar? He who denies that Jesus is the Christ. He is the antichrist, denying the Father and the Son" (1Gioan 2:22); "Nhiều người lừa dối đă xuất hiện trong thế gian, những con người không công nhận Đức Giêsu Kitô đến trong xác thịt. Tên này là kẻ lừa dối! Hắn là tên phản kitô! - Many deceiful men have gone out into the world, men who do not acknowledge jesus Christ as coming in the flesh. Such is the deceitful one! This is the antichrist!" (2Gioan 7). 

 

"Tên phản kitô" và "nhiều tên phản kitô như vậy" đầu tiên và trên hết "chối bỏ Giêsu là Đức Kitô" và "không công nhận Đức Giêsu Kitô đến trong xác thịt" này chính là con khổng long cùng đồng bọn của nó: "Một con khổng long rực lửa có 7 đầu và 10 xừng... Cái đuôi của nó kéo một phần ba tinh tú từ trời mà hất xuống đất" (Khải Huyền 12:2-3).

 

Con khổng long đây là ǵ nếu không phải là đệ nhất minh thần Luxiphe. Một phần ba tinh tú đây là ǵ nếu không phải là đồng bọn ngụy thần với hắn. Cái đuôi của con khổng long đây là ǵ nếu không phải là gương mù của nó và sức cám dỗ của nó mănh liệt đến độ đă lôi kéo được cả 1/3 thần trời từ ban đầu theo hắn để ngang nhiên phản loạn, chống lại ư định vô cùng khôn ngoan, trọn hảo đầy yêu thương của Thiên Chúa liên quan đến dự án nhập thể nơi Con của Ngài, như được Thánh kư Gioan thị kiến thấy qua h́nh ảnh tiêu biểu “đứng trước” và “ŕnh nuốt” của con rồng “rực lửa” hận thù, với đầy những âm mưu (“7 đầu”) có tính cách hiếu chiến bạo lực (“10 xừng”): "Bấy giờ con rồng đứng trước người nữ sắp sinh con, ŕnh nuốt người con của bà" (Khải Huyền 12:4).

 

"Tên phản kitô" và "nhiều tên phản kitô như vậy" cũng xuất hiện trên trần gian nữa "khi đến thời gian ấn định, Thiên Chúa đă sai Con của Ngài sinh bởi một người nữ..." (Galata 4:4). Nếu "Tên phản kitô" và "nhiều tên phản kitô như vậy" "chối bỏ Giêsu là Đức Kitô" và "không công nhận Đức Giêsu Kitô đến trong xác thịt" th́ lịch sử đă cho thấy thật sự đă xẩy ra nơi một quận vương "Hêrôđê truy t́m để sát hại Con Trẻ" (Mathêu 2:13), cũng như nơi Hội Đồng Đầu Mục Do Thái: "Các trưởng tế và kỳ lăo thuyết phục dân chúng xin tha Barabas và lên án tử Giêsu" (Mathêu 27:20); "Ngay khi các trưởng tế và đám vệ binh đền thờ vừa thấy Người th́ la ó lên rằng 'Đóng đanh hắn! Đóng đanh hắn!'" (Gioan 19:6).

 

"Tên phản kitô" và "nhiều tên phản kitô như vậy" vẫn tiếp tục xuất hiện, nhất là vào thời tận thế, như Chúa Kitô đă cảnh báo ở đoạn 24 của Phúc Âm Thánh Mathêu ở câu 5 và 11, nhất là câu 24: "Những kitô giả và tiên tri giả sẽ ra mặt, thực hiện các dấu lạ và sự lạ lớn lao đến độ có thể đánh lừa được cả thành phần được tuyển chọn - False messiahs and false prophets will appear, performing signs and wonders so great as to mislead even the chosen if that were possible".  

 

"Tên phản kitô" và "nhiều tên phản kitô như vậy" “có thể đánh lừa được cả thành phần được tuyển chọn” - bằng cách nào? Nếu không phải, như chính Chúa Kitô đă tiết lộ cho biết là bằng cách giả mạo tư cách của Người và giả mạo danh của Người: "Nhiều kẻ sẽ đến cố đóng vai của Thày - many will come attempting to impersonate me. Họ nhận ḿnh 'Ta là Đức Kitô!' và họ sẽ lừa dối được nhiều người" (Mathêu 24:5).

 

Phải chăng đó là lư do chúng ta đang thấy càng ngày càng nhiều những hiện tượng lạ, thông điệp lạ, sự lạ, dấu lạ v.v. chưa từng thấy trong lịch sử Giáo Hội, mà xuất xứ của chúng đều được cho là từ Trời, từ Chúa? Tuy nhiên, chúng ta nên nhớ rằng, Chúa Kitô, ngoài việc "phán xét kẻ sống và kẻ chết", như chúng ta tuyên xưng trong Kinh Tin Kính, "xuất hiện lần thứ hai là để mang ơn cứu độ đến cho những ai thiết tha trông đợi Người" (Do Thái 9:28), nghĩa là Người đến để cứu "những ai bền đỗ đến cùng" (Mathêu 24:13), trung thành với đức tin vào Người bằng đời sống bác ái "yêu thương nhau như Thày" (Gioan 13:34; 15:12).

 

Đó là lư do khi tái giáng Người sẽ "phán xét kẻ sống và kẻ chết" (Kinh Tin Kính) về một "đức tin thể hiện qua đức ái" (Galata 5:6; xem Mathêu 25:35-45), chứ không phải để chứng thực Người là ai nữa, như khi Người đến lần thứ nhất, bằng các phép lạ, dấu lạ hay sự lạ, như  3 năm Người loan báo và thiết lập Vương Quốc của Thiên Chúa xưa kia. Bởi đó, hăy đề pḥng và coi chứng những ǵ "lạ lùng", những thứ lạ lùng trước con mắt ṭ ṃ và yếu tin của chúng ta nhưng lại có thể thực hiện bởi các tay phù thủy hay bởi chính ma quỉ qua trung gian con người.

 

Chẳng hạn đă xẩy ra với các tay phù thủy người Ai Cập khi họ tung cây gậy xuống đất cũng hóa thành rắn như Aaron làm, hay khi họ chạm cây gậy nước liền biến nước thành máu như Aaron làm (xem Xuất Hành 7:10-12; 20-22), khiến Vua Pharao Ai Cập càng trở nên cứng ḷng không đáp ứng lời Thiên Chúa yêu cầu qua trung gian Moisen trong việc cho Dân Do Thái ra khỏi đất nước của ông. Hay những thứ lạ lùng đă do chính Satan làm cho Chúa Kitô trong hoang địa, khi hắn dùng quyền năng của hắn mang Người lên núi đỉnh núi rất cao để nh́n xem tất cả chư dân thiên hạ cũng như lên trên nóc đền thờ để có thể tự  gieo ḿnh xuống (xem Mathêu 4:5,8), một thứ phi thân quá sức là siêu phàm chưa bao giờ thấy ở nơi các tay cao thủ đệ nhất giang hồ trong các phim Tầu.

 

Thậm chí hăy coi chừng và đề pḥng cả những sứ điệp và thông điệp được tung ra hay tuyên truyền nữa, v́ Chúa Kitô đă nói hết “tất cả sự thật” (Gioan 16:13) rồi trong Phúc Âm. Chính các cuốn Thánh Kinh, nơi chất chứa các mạc khải thần linh liên quan mật thiết với những chân lư đức tin bất diệt và phần rỗi đời đời của con người, c̣n phải được Huấn Quyền của Giáo Hội tuyển chọn và công nhận, sau khi đă loại trừ đi các thứ Ngụy Phúc Âm, Ngụy Thư ngay từ ban đầu, huống chi các thứ mạc khải tư không buộc tin, ngoại trừ những sứ điệp hay thông điệp này hợp với Phúc Âm và được Huấn Quyền chẳng những công nhận mà c̣n cổ vơ cùng phát động thực hành nữa, điển h́nh nhất là Sứ Điệp Fatima được Chị Lucia ghi lại trong bộ Hồi Kư 4 tập của ḿnh, hay Sứ Điệp Ḷng Thương Xót Chúa trong Nhật Kư của Chị Thánh Faustina v.v.

 

Chúng ta hăy nhớ rằng, cho dù các phụ nữ nói chung và Chị Mai Đệ Liên nói riêng có được Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra trước cả các vị tông đồ chăng nữa, thậm chí v́ thế mà Chị Mai Đệ Liên có thể được gọi là “tông đồ của các tông đồ“ đi nữa, th́ chị và những người phụ nữ diễm phúc này cũng phải tuân theo lệnh của Người về tŕnh lại cho thẩm quyền các tông đồ (xem Mathêu 28:10; Gioan 20:19), thành phần trước nhất và trên hết được Chúa Kitô Phục Sinh ủy thác sứ vụ cùng trách nhiệm phải rao giảng Phúc Âm của Người và làm chứng về Người mà thôi (xem Mathêu 28:18-20; Marco 16:16; Luca 24:46-48). 

 

Satan có thể dùng đủ mọi thủ đoạn để đánh lừa chúng ta, cho dù chúng ta thuộc thành phần được tuyển chọn (xem Mathêu 24:24), trong khi chúng ta chưa chắc đă dám cho ḿnh là ngoan đạo, là bé nhỏ, là “khôn như rắn và chân thật như bồ câu” (Mathêu 10:16), và thuộc về thành phần được tuyển chọn th́ lại càng dễ bị rơi vào cạm bẫy của hắn hơn. Nếu chủ ư theo dơi những diễn tiến th́ kinh nghiệm thực tế cho thấy Satan ngày nay có thể đánh lừa chúng ta bằng cách bóp méo sự thật, chẳng hạn như: 1- bớt đi sự thật, 2- thêm vào sự thật, 3- thay thế sự thật, 4- tạo tĩnh sự thật.

 

Sự thật bị bớt đi: như trường hợp Ảnh Ḷng Thương Xót Chúa không có 5 Dấu Thánh hay hàng chữ "Jesus, I trust in You!" hoặc thiếu cả hai yếu tố thiết yếu làm nên tấm ảnh này.

 

Sự thật được thêm vào: như trường hợp Di Chúc của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II không hề có những kinh này kinh kia kèm theo các lời hứa để được ơn này ơn nọ.

 

Sự thật bị thay thế: như trường hợp Bí mật Fatima phần ba chỉ là một thị kiến không hề có lời Mẹ nói nào nhưng đă được thay bằng Bí Mật Fatima thứ ba với những lời được gán cho Đức Mẹ nói đầy tính cách hù dọa tuy có vẻ kêu gọi con cái ăn năn thống hối. 

 

Sự thật được tạo tĩnh: như trường hợp các mạc khải tư chất chứa những lời khuyên tốt đẹp nhưng kèm theo một cái ǵ đó rất tinh vi phản lại với tín lư và luân lư của Giáo Hội, chẳng hạn có khuynh hướng chống Công Đồng Chung Vaticanô II về việc canh tân phụng vụ v.v.

 

Một trong những dấu hiệu cho thấy chúng ta quả thực đă trúng kế kẻ thù, đă lọt vào bẫy của kẻ thù, đó là lúc chúng ta bắt đầu, dù biết hay không biết, bắt đầu ngờ vực thẩm quyền của Giáo Hội, bắt đầu đặt vấn đề với tín điều buộc "tôi tin Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền". Thực tế cho thấy có một số người không tin Giáo Hội bằng tin những thông điệp này các sứ điệp nọ, coi thẩm quyền "tông truyền" của Giáo Hội suốt 2000 năm lịch sử không bằng lư thuyết mới mẻ của nhà thần học này triết gia kia, một khi các sứ điệp, thông điệp từ đâu đó, lư thuyết thuần trần gian của ai đó hợp với thị hiếu của họ, hợp với ư thích và chủ trương của họ.

 

Có thể nói thành phần dễ chấp nhận những ǵ khác không phải là giáo huấn của Giáo Hội và hơn giáo huấn của Giáo Hội, hoặc dễ chấp nhận những ǵ khác trước cả giáo huấn của Giáo Hội, đến độ khi Giáo Hội phủ nhận những ǵ họ đang tin tưởng là họ chối bỏ Giáo Hội, chống đối Giáo Hội v.v. Bấy giờ họ chẳng khác ǵ như cành nho đă khô héo, cho đến khi hoàn toàn tách rời và rụng xuống khỏi thân nho (xem Gioan 15:5). Họ là thành phần chủ trương “đạo theo” hơn là “theo đạo” hay thay v́ “theo đạo”, dù vô t́nh hay cố ư: tức là họ chủ trương “đạo theo họ” chứ không phải “họ theo đạo” hay hơn là “họ theo đạo”.

 

“Satan, tên cám dỗ cả thế gian”

 

Nếu "tên phản kitô" và "nhiều tên phản kitô như vậy", theo nguyên tắc, là thành phần không chấp nhận Chúa Kitô, "không công nhận Người đến trong xác thịt", th́ tất cả những người nào, bất kể họ là ai, có thái độ và hành động "phản kitô" đều là Satan, đều thuộc về Satan. Điển h́nh nhất là trường hợp của Tông đồ Phêrô, vị tông đồ vừa được Thày đặt làm nền tảng của Giáo Hội Người thiết lập và trao ch́a khóa Nước Trời là quyền cầm buộc và tháo cởi cho th́ đă bị Thày quở trách thậm tệ là "Đồ Satan...", chỉ v́ ngài, dù hoàn toàn v́ Thày, nhưng lại đă phán đoán theo chiều hướng trần gian chứ không theo đường lối của Thiên Chúa (xem Mathêu 16:18-19,23).

 

Vậy Satan chính là "tên phản kitô" đầu xỏ. Bởi v́, Satan đây là danh xưng của con khổng long cũng là con cựu xà, như được Sách Khải Huyền minh định như sau: "Con khổng long, tức con cựu xà là ma quỉ hay Satan, tên cám dỗ cả thế gian" (12:9); "Con rồng, tức con cựu xà, là ma quỉ hay Satan" (20:2).

 

Như thế, khi c̣n ở trên trời, tức khi vừa được tạo dựng nên, (hay lúc c̣n đang bị thử thách v́ là loài có tự do hơn cả loài người, trước khi xứng đáng và thực sự được hiệp thông thần linh với Thiên Chúa trong cơi vĩnh hằng), Luxiphe là đệ nhất thần trời sáng láng, được biểu tượng nơi một đệ nhất thú vật là rồng thiêng, nhưng lại là một con khổng long có đuôi, tức là một thiên thần sáng láng nhất nhưng chỉ ở bản tính tự nhiên mà thôi chứ tinh thần của hắn lại kiêu căng tự phụ về chính những ǵ tốt đẹp nhất hắn có được, chứ không phải tự ḿnh mà có như Thiên Chúa, đến độ đă ngang nhiên tỏ ra thái độ chống đối và bất tuân phục ư muốn của Đấng đă dựng nên ḿnh, như cái đuôi ḷi ra của hắn vậy.

 

Thế nhưng, khi "mất chỗ của ḿnh trên trời" (Khải Huyền 12:8), con khổng long đă biến thành "con cựu xà", ám chỉ con rắn trong vườn địa đường xưa khi con người mới được Thiên Chúa Hóa Công tạo thành (xem Khởi Nguyên 3:1), đóng vai tṛ là "ma quỉ hay Satan", như được Khải Huyền minh định "con con cựu xà là ma quỉ hay Satan" (20:2, 12:8), tức vai tṛ của một "tên cám dỗ", như Khải Huyền đă xác định: "Con cựu xà được gọi là ma quỉ hay Satan, tên cám dỗ cả thế gian" (12:8).

 

Quả thực con cựu xà được gọi là ma quỉ hay Satan, tên cám dỗ cả thế gian" này, trước hết, đă cám dỗ nữ nguyên tổ Evà, một cám dỗ theo tinh thần "phản kitô", đúng như tinh thần "phản kitô" của con khổng long khi c̣n ở trên trời chưa bị hất nhào xuống đất cùng với đồng bọn ngụy thần của hắn. Ở chỗ, qua con cựu xà, con khổng long là tên Satan đă cám dỗ nữ nguyên tổ, (chứ không phải Adong, có lẽ v́ hắn tưởng bà là 'người nữ sắp sinh con' được Thiên Chúa tỏ ra cho hắn cùng các thần trời biết - Khải Huyền 12:4), cũng lạm dụng tự do của ḿnh để phản loạn bất tuân phục Thiên Chúa như hắn. Hắn phản loạn bất tuân phục Thiên Chúa ở chỗ không muốn hạ ḿnh xuống dưới bản tính loài người sẽ được Thiên Chúa Nhập Thể mặc lấy qua một người nữ, c̣n nữ nguyên tổ Evà phản loạn bất tuân phục Thiên Chúa ở chỗ muốn tự nâng ḿnh lên ngang hàng với bản tính thần linh của Thiên Chúa trong việc biết lành biết dữ, toàn quyết quyết định mọi sự lành dữ theo ư muốn của ḿnh như Thiên Chúa.

 

Cho dù thái độ và hành động phản loạn bất tuân phục Thiên Chúa của con khổng long và nữ nguyên tổ Evà hoàn toàn ngược chiều nhau như thế, nhưng vẫn theo cùng một tinh thần "phản kitô" - "không công nhận Chúa Kitô đến trong xác thịt". Trong khi con khổng long không chấp nhận Lời hóa thành nhục thể mặc lấy bản tính loài người thấp hèn hơn hắn, th́ nữ nguyên tổ Evà không chấp nhận bản tính loài người thấp hèn của ḿnh là một bản tính sẽ được chính Lời "tuy thân phận là Thiên Chúa nhưng vẫn không coi ḿnh cứ phải ngang hàng với Thiên Chúa mới được, nhưng đă hóa ra như không, mặc lấy thân phận tôi đ̣i, sinh ra giống như con người" (Philiphê 2:6-7). 

 

Trong trường hợp của tông đồ Phêrô, ngài có thể bị tẩu hỏa nhập ma, không thể nào hiểu đưoọc tại sao ḿnh lại đột nhiên trở thành Satan như vậy đối với Vị Thày đáng yêu kính của ḿnh. Ở chỗ, thứ nhất, về ư hướng, ngài hoàn toàn có ư ngay lành trong việc bênh vực Người; thứ hai, về cách thức, ngài tỏ ra rất thân t́nh với Thày, kéo Thày ra một nơi mà âm thầm tâm sự với Người; và thứ ba, về tư tưởng, ngài rất có lư khi nghĩ rằng đă là “Đức Kitô, Con Thiên Chúa” (Mathêu 16:16) th́ Thày của ḿnh không thể nào có thể chịu khổ nạn và tử giá, những h́nh phạt cho tử tội hoàn toàn bất xứng với Thày.

 

Thế mà, cho dù theo nguyên tắc luân lư Kitô giáo, một việc tốt bao gồm 3 yếu tố bất khả thiếu và bất khả phân ly, đó là ư hướng tốt, việc làm tốt và cách làm tốt, hành động của tông đồ Phêrô, khách quan, cũng phản ảnh tinh thần “phản kitô” và ngài đă trở thành “Satan” là “tên cám dỗ”, bởi lời can ngăn của ngài mang tính cách “cám dỗ” Thày của ngài, như chính Thày đă nói với ngài: “Con đang cố làm cho Thày vấp ngă” (Mathêu 16:23).

 

Tuy nhiên, lời can ngăn của tông đồ Phêrô đă phản ảnh tinh thần “phản kitô” ở chỗ nào, nếu không phải, ở chỗ “không công nhận Đức Giêsu Kitô đến trong xác thịt”? Không phải hay sao, khi ngài can ngăn Thày của ḿnh “là Đức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống” rằng “Thày ơi, Thày làm sao lại có thể như vậy được! Thiên Chúa làm sao có thể để cho điều này xẩy ra cho Thày được chứ!” (Mathêu 16:22), chính là ngài không chấp nhận cuộc khổ nạn và tử giá cứu chuộc của một “Ngôi Lời đă hóa thành nhục thể” (Gioan 1:14).

 

Tức là, ở một nghĩa nào đó, căn cứ vào lời ngài nói, lời nói theo tự nhiên, theo phán đoán thuần trần tục (xem Mathêu 16:23), chứ không phải được Cha mạc khải như lời ngài vừa tuyên xưng rất chính xác về Thày của ngài (xem Mathêu 16:17), th́ ngài dường như chỉ chấp nhận thần tính cao cả siêu việt của Người, một thần tính như không có liên hệ ǵ tới nhân tính, hay có chăng nữa th́ thần tính hoàn toàn lấn át nhân tính, và nhân tính của Người không phải để gánh tội trần gian, cùng lắm Người là một nhân vật được thần linh hóa. Như thế, tông đồ Phêrô, với tâm thức giống như bất cứ một người Dân Do Thái nào, một tâm thức đă được thấm đẫm lịch sử cứu độ liên quan đến Vị Thiên Sai, Vị mà một khi được Thiên Chúa sai đến phải là một nhân vật đầy quyền lực về chính trị để có thể giải thoát Dân khỏi ách thống trị của ngoại bang, đặc biệt là đế quốc Rôma bấy giờ.

 

Thật ra, căn cứ vào lời Chúa Kitô thậm tệ trách tông đồ Phêrô, một người môn đệ có bản chất chân thật và hăng nồng của Người, Người không trách ông về tấm ḷng quí mến của ông đối với Người, cũng chẳng trách ông về cách thức ông bày tỏ tâm tưởng của ông, mà chỉ trách ông về ư nghĩ thuần cảm tính tự nhiên của ông đối với Người hoàn toàn không đúng với ư định của Thiên Chúa về Người mà ông, cũng như các tông đồ khác, không thể nào và chưa thể nào thấu hiểu, một ư nghĩ bởi thế dầu sao cũng không xác thực và hoàn toàn sai lạc về Người, mang đầy tính chất cám dỗ của một tên Satan xui Người ăn cho đỡ đói nếu Người là Con Thiên Chúa (xem Mathêu 4:2-3).

 

Theo nguyên tắc “phản kitô” là “không công nhận Đức Giêsu Kitô đă đến trong xác thịt”, như trường hợp của con khổng long và 1/3 tinh tú trên trời, hay như trường hợp quận vương Hêrôđê và Hội Đồng Đầu Mục Do Thái, hoặc như trường hợp của chính tông đồ Phêrô, (tất cả 3 trường hợp này đă được nói đến trên đây trong bài này), chúng ta có thể dễ dàng nhận ra dấu vết, dấu hiệu hay dấu chứng rất tỏ tường về “tên phản kitô” và “nhiều tên phản kitô như vậy" được tỏ lộ qua 6 thái độ đối với 5 khía cạnh sau đây:

 

Nếu “Đức Giêsu Kitô đă đến trong xác thịt”, mà Thánh Thể là một Hiện Diện Thần Linh thực sự (true), thực hữu (real) và thực chất (substantial) của Ḿnh Thánh Chúa nơi Bánh Thánh và Máu Thánh Chúa nơi Rượu Thánh, th́ “phản kitô” "không công nhận Đức Giêsu Kitô đă đến trong xác thịt" chắc chắn không thể nào lại tin vào Hiện Diện Thần Linh Thánh Thể này, thậm chí c̣n phạm thánh đối với Ḿnh Thánh và Máu Thánh Chúa nữa, bằng cách rước lễ đang khi mắc tội trọng, hay cẩu thả với Ḿnh Thánh và Máu Thánh Chúa sau khi cho rước lễ, hoặc ăn cắp Ḿnh Thánh Chúa về cho bọn Lễ Đen để làm nhục Chúa v.v.

 

Nếu “Đức Giêsu Kitô đă đến trong xác thịt”, mà Trinh Nữ Maria là Người Nữ được Thiên Chúa dùng để "thụ thai và hạ sinh một con trai rồi đặt tên cho con trẻ là Giêsu" (Luca 1:31), th́ "phản kitô" "không công nhận Đức Giêsu Kitô đă đến trong xác thịt" không bao giờ lại tỏ ra mến phục và tôn kính Người Mẹ của Con Thiên Chúa này, cho dù chính Con Thiên Chúa tỏ ra "tuân phục" mẹ của Người (xem Luca 2:51), sẵn sàng đáp lại những ǵ Mẹ xin (xem gioan 2:3-8), và cho dù họ tự xưng ḿnh là môn đệ chân chính của Chúa Kitô, thậm chí họ c̣n ghen ghét, khinh bỉ và chống phá cả những ai biệt tôn Mẹ lẫn những việc tôn kính Mẹ hết sức chướng tai gai mắt họ.

 

Nếu “Đức Giêsu Kitô đă đến trong xác thịt”, mà vị đại diện bằng xương bằng thịt của Người trên trần gian là Đức Giáo Hoàng thừa kế Thánh Phêrô để chăn dắt đoàn chiên được Người trao phó cho (xem Gioan 21:15-17), th́ "phản kitô" "không công nhận Đức Giêsu Kitô đă đến trong xác thịt" không tin tưởng vào quyền bính của Giáo Hoàng, không tin rằng ngài có thể vô ngộ khi long trọng tuyên tín về tín lư và luân lư, và từ đó không tuân phục ngài và hiệp nhất với ngài, thậm chí c̣n chống đối ngài, nhất là về những chủ trương khắt khe ngặt nghèo của ngài nghịch lại với những ǵ họ nghĩ và họ muốn.

 

Nếu “Đức Giêsu Kitô đă đến trong xác thịt”, mà anh chị em hèn mọn nhất của Chúa kitô trên trần gian này, nhất là về thể lư (xem Mathêu 25:35-45), là thành phần đă được Người đồng hóa, đến độ không giúp đáp họ là không giúp đáp chính Người, th́ "phản kitô" "không công nhận Đức Giêsu Kitô đă đến trong xác thịt" không hề lưu ư đến những người khốn cùng ấy, như người phú hộ đối xứ với Lazarô khốn khổ ngồi ngay cổng nhà ông ở trước mắt ông (xem Luca 16:19-21), thậm chí c̣n có những ư nghĩ, lời nói và hành động khinh bỉ, xỉ nhục và chà đạp nhân phẩm cao quí của họ, bóc lột mồ hôi xương máu họ và lạm dụng thân xác hay hoàn cảnh bất hạnh của họ để trục lợi (kể cả việc nhân danh người nghèo, nhân danh nạn nhân thiên tai để trục lợi v.v.).

 

Nếu “Đức Giêsu Kitô đă đến trong xác thịt”, mà thánh giá đau khổ không thể tách ĺa với sứ vụ cứu chuộc của Người, cho dù Người là "Con Thiên Chúa hằng sống", trái lại, Người đă trải qua một cuộc khổ nạn và tử giá vô cùng nhục nhă và đau đớn khốn khổ, th́ "phản kitô" "không công nhận Đức Giêsu Kitô đă đến trong xác thịt" không chấp nhận khốn khổ xẩy ra nhất là cho họ dù là do lỗi tại họ, trái lại, họ oán hận Thiên Chúa và nguyền rủa Ngài, thậm chí họ t́m cách chẳng những tránh né đau khổ bao nhiêu có thể là những ǵ vốn được phép làm, mà c̣n bất chấp thủ đoạn để làm sao tiêu diệt cho bằng được và cho đến cùng đau khổ, bằng cách ly dị, ngừa thai nhân tạo, phá thai, triệt sinh an tử, triệt sinh trợ tử v.v.

 

Tuy nhiên, để chứng tỏ ḿnh thực sự là môn đệ của Chúa Kitô, là chứng nhân trung thực của Người và cho Người, Kitô hữu không được vướng mắc một trong 5 hiện tượng hay dấu hiệu “phản kitô” trên đây. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, có những Kitô hữu rất đạo đức tốt lành, rước Thánh Thể hằng ngày và biệt tôn Thánh Mẫu, tức là có được 2 trong 5 dấu hiệu, nhưng thường là thiếu 3 nên hay khinh thường những anh chị em khô khan tội lỗi của ḿnh, hoặc phê b́nh chỉ trích Giáo Hội, nói hành nói xấu các vị chủ chăn, và gặp đau khổ thử thách một tí là kêu ca trách móc than phiền v.v.

 

"Các con đừng tin hắn"

 

Nếu Aleister Crowley (1875-1947) là ông tổ của Satanism ở Anh Quốc th́ Anton LaVey là ông tổ của Satanism ở Hoa Kỳ. Cả hai đều tin tưởng là ḿnh có sứ mệnh phải tiêu diệt Kitô giáo. Ngay từ khi c̣n niên thiếu, Aleister Crowley đă cho ḿnh là một "con mănh thú" trong sách Khải Huyền và chủ trương "tất cả lề luật là làm điều ḿnh muốn". C̣n LaVey th́ lập "giáo hội Satan" năm 1966 và phổ biến cuốn "kinh thánh Satan" năm 1969 qua nhà xuất bản New York: Avon Books. Cuốn "kinh thánh Satan", ở trang 25 và 88-90, đă diễn tả rất xác thực về chân tướng của Satan cũng như về chủ trương của một Satan hoàn toàn “phản kitô“, chẳng hạn ở mấy điểm chính yếu sau đây:


Chân Tướng của Satan

1.      Satan tiêu biểu cho thỏa măn chứ không phải cho cầm hăm!

2.      Satan tiêu biểu cho hiện sinh chứ không phải cho những mơ mộng hăo huyền siêu linh!

3.      Satan tiêu biểu cho báo oán hận thù chứ không phải cho việc ch́a cả má kia nữa!

4.      Satan tiêu biểu cho tất cả những ǵ gọi là tội lỗi đem lại thỏa măn về thể chất, tâm thần hay cảm xúc!

 

Chủ Trương của Satan

1.      Tiếp tục cuộc phản loạn ma quái chống lại Thiên Chúa và bất cứ những ǵ là thần linh,

2.      Con người như là một con cờ thí trong trận chiến linh thiêng,

3.      Chối bỏ cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Kitô, Thiên Chúa nhập thể, biến cố đă làm lúng túng dự án Satan, để trả đũa Thiên Chúa, bằng cách lôi kéo loài người xuống Hỏa Ngục dành cho Satan và các thần của hắn,

4.      Trong tất cả những ǵ Satan đă chọn lựa để loại trừ th́ trên hết phải là mọi ảnh hưởng của Thiên Chúa hiện diện nơi bất cứ một nơi chốn hay khía cạnh nào.

 

"Các con yêu dấu, đừng cứ thần linh nào cũng tin, nhưng hăy trắc nghiệm các thứ thần linh, xem chúng có thuộc về Thiên Chúa hay chăng, v́ có nhiều tiên tri giả đă xuất hiện trong thế gian – Beloved, do not trust every spirit, but put the spirits to a test to see if they belongs to God, because many false prophets have appeared in the world. Đây là cách các con có thể nhận biết Thần Linh của Thiên Chúa, đó là thần linh nào công nhận Đức Giêsu Kitô đến trong xác thịt đều thuộc về Thiên Chúa, c̣n thần linh nào không công nhận Người th́ không thuộc về Thiên Chúa – This is how you can recognize God’s Spirit: every spirit that acknowledges Jesus Christ come in the flesh belongs to God, while every spirit that fails to acknowledge him does not belong to God. Các thứ thần linh này là thần linh của tên phản kitô – Such is the spirit of the antichrist" (Khải Huyền 4:1-3).

 

Trong câu trên, Thánh kư Gioan chẳng những khuyên  riêng thành phần được ngài gửi bức thư thứ nhất của ngài cho cũng như chung Kitô hữu về việc trắc nghiệm các thứ thần linh, chứ không phải bạ thần linh nào cũng tin, mà c̣n cống hiến phương cách và nguyên tắc để biết được thần linh nào từ Thiên Chúa thần linh nào không, để nhờ đó khỏi bị đánh lừa, nhất là ở trong một thời điểm mà càng văn minh con người càng mất ư thức tội lỗi, đến độ, như Đức Thánh Cha Piô XII đă nhận định "tội lỗi của thế kỷ này là t́nh trạng mất cảm thức tội lỗi - the sin of the century is the loss of the sense of sin" (Radio Message to the U.S. National Catechetical Congress in Boston [October 26,1946]: Discorsi e Radiomessaggi VIII [1946] 288), một t́nh trạng hiển nhiên cho thấy đang xẩy ra "cuộc khủng hoảng trầm trọng về tâm linh đang lù lù bao trùm con người ngày nay - the grave spiritual crisis looming over man today" (Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II - Tông Huấn Ḥa Giải và Thống Hối 2/12/1984, khoản 18). 

Âm mưu thâm độc của Satan ngày nay đó là biến con người nói chung và Kitô hữu nói riêng trở thành vô thần và duy vật, ở chỗ:

 

1.      Không chấp nhận quyền bính Giáo Hội, tin ḿnh và tin nhau hơn tin Giáo Hội.

 

2.      Không tin có hỏa ngục, một là có Ḷng Thương Xót Chúa th́ không có hỏa ngục, hoặc ngược lại, có hỏa ngục th́ không có Ḷng Thương Xót Chúa thế thôi, chứ không thể nào có cả hai.

 

3.      Sống theo chủ nghĩa tương đối duy nhân bản, một chủ nghĩa có khuynh hướng một mặt th́ tương đối hóa chân lư tối thượng cùng với các nguyên tắc nền tảng phổ quát bất di dịch của luân lư, nhưng đồng thời mặt khác lại tuyệt đối hóa những ǵ con người nghĩ (đều là sự thật), những ǵ con người muốn (đều là sự thiện), và những ǵ con người làm (đều là sự mỹ), trên thực tế tức là tuyệt đối hóa quyền tự do của con người (- ở chỗ muốn làm ǵ th́ làm) và tuyệt đối hóa quyền làm người (ở chỗ bất chấp giá phải trả quá đắt của thành phần thiểu số và yếu kém khác).

 

4.      Áp dụng đường lối duy thực dụng, trong việc chọn lựa và quyết định tất cả mọi sự trong cuộc sống chỉ căn cứ vào nguyên hiệu quả thực tế có lợi ngay trước mắt mà thôi. Chẳng hạn trong trường hợp phá thai để cứu thai nhi khỏi tật nguyền và xă hội khỏi nặng gánh, hay trường hợp triệt sinh an tử hay triệt sinh trợ tử để bệnh nhân nguy tử đỡ phải chịu đớn đau khổ sở v.v.

 

5.      Hưởng thụ tất cả những ǵ làm cho bản tính tự nhiên của ḿnh và cá nhân của ḿnh được hạnh phúc và khoái lạc, cho dù là đồng tính luyến ái hay đồng tính hôn nhân, cho dù là ly dị bất chấp lợi ích của con cái, cho dù là phá thai sau nhục thú hay ngừa thai nhân tạo để bớt gánh nặng và trách nhiệm v.v., chưa kể đến nạn buôn người măi dâm, nạn biến con người thành guống máy sản xuất v.v.

 

Dựa vào tất cả những ǵ đă được tŕnh bày theo Thánh Kinh và đang thực tế xẩy ra trên thế giới này, bao gồm cả chính những ǵ được satanism công khai phổ biến trên đây, chúng ta có thể kết luận rằng tất cả những ǵ có tính chất "phản kitô", như kiêu căng, tự phụ, phản loạn, bất tuân, ghen ghét, sát hại, vị kỷ, gian dối v.v. đều nghịch lại với tinh thần văn hóa sự sống và văn minh yêu thương của Phúc Âm, cũng như phản lại với gương sống của một Đức Giêsu Kitô "hiền lành và khiêm nhượng trong ḷng" (Mathêu 11:28-29), "đến để làm theo ư Đấng đă sai chứ không phải ư của ḿnh" (Gioan 6:38), "đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ" (Mathêu 20:28), "đến để t́m kiếm và cứu với những ǵ hư vong" (Luca 19:10) - "xin Cha tha cho họ v́ họ lầm không biết việc họ làm" (Luca 23:34).

 

Điều cuối cùng cần lưu ư là Satan dường như vô cùng khôn ranh quỉ quyệt có thể làm được nhiều sự lạ và dấu lạ đến độ lừa được nhiều người, kể cả thành phần tuyển chọn, nhưng có một điều hắn không thể nào làm được, căn cứ vào đó chúng ta có thể thấy được cái đuôi ḷi ra của hắn, đó là hắn không thể nào tuân phục. Hắn bề ngoài, không kể quyền năng làm được các sự lạ và dấu lạ, c̣n có thể tỏ ra những hành vi cử chỉ hiền lành khiêm nhượng và bác ái vị tha như là một thiên thần sáng láng, khiến nhiều người bị lầm tưởng là "ḱa Đức Kitô ở đây hay Người ở đó - 'Look, the Messiah is here' or 'He is there'" (Mathêu 24:23), nhưng chính Chúa Kitô cảnh giác chúng ta rằng: "Các con đừng tin hắn - do not believe it" (Mathêu 24:23), một khi thấy được cái đuôi bất tuân phục của hắn.

 

Một phương pháp hay nhất để có thể chẳng những dễ nhận ra ngay từ đầu (chứ không phải măi sau này) bộ mặt giả tạo của Satan, mà c̣n tự vệ trước bất cứ chước cám dỗ quỉ quyệt nào của Satan, đó là lúc nào cũng sẵn sàng tuân phục Chúa qua Giáo Hội nơi Huấn Quyền hay qua các vị lănh đạo của ḿnh, các vị bề trên hoặc linh hướng. Cho dù ư muốn và quyết định của các vị có hoàn toàn trái nghịch với ư nghĩ rất chân thực và khôn ngoan của chúng ta và ư muốn rất thiện hảo và lợi ích của chúng ta. Trong Nhật Kư của ḿnh, Chị Thánh Faustina đă cho biết chị phải vâng lời bề trên hơn vâng lời chính những ǵ Chúa truyền cho chị làm (như 2 khoản Nhật Kư tiêu biểu 28 và 38), và chính chị có lần đă dứt khoát không làm theo ư Chúa khi chưa có phép bề trên (nhất là khoản Nhật Kư 1752).

 

Thật vậy, để làm việc của Chúa và cho Chúa là Đấng Thánh, chúng ta cũng cần phải là thánh và hoàn toàn trở nên dụng cụ để Chúa toàn quyền sử dụng như ư Chúa. Bởi thế, thường Chúa hay để chúng ta gặp trục trặc khi thi hành những ǵ Người muốn, trước hay trong khi làm, thậm chí  ngay cả sau khi làm. Nhưng chúng ta hăy nhớ rằng, dù chúng ta không làm được những ǵ chúng ta cảm thấy Chúa muốn chúng ta làm, hay làm không được những ǵ Chúa ủy thác cho ḿnh theo ḷng ḿnh mong muốn, chúng ta cứ yên tâm, một khi chúng ta đă làm hết sức theo ư của Người.

 

Ưu tiên nhất của Chúa đối với chúng ta là thánh hóa chúng ta trước rồi nhờ đó, qua tầm mức thánh đức của chúng ta, Người sẽ ra tay cứu độ anh chị em của chúng ta. Do đó, những ǵ chúng ta cần phải quan tâm trên hết và trước hết đó là "Nước Chúa và sự công chính của Người" thế thôi, "c̣n mọi sự khác”, kể cả chính việc của Người, Người sẽ lo cho chúng ta (Mathêu 6:33). Đôi khi chúng ta không làm ǵ hết mà lại làm tất cả, và làm được rất nhiều, ngoài sức tượng tượng của chúng ta, cho chính bản thân ḿnh cũng như cho phần rỗi các linh hồn. V́ bấy giờ, không phải chúng ta bất lực cho bằng chúng ta hoàn toàn tin tưởng tín thác vào Ḷng Thương Xót Chúa: "Giêsu ơi, con tín thác vào Chúa! - Jesus, I trust in You!"

 

Xin Người Nữ Sa mạc, xa tầm hăm hại của con rắn (xem Khải Huyền 12:14), một tỳ nữ xin vâng của Thiên Chúa (xem Luca 1:38), chẳng những ǵn giữ chúng ta trong Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ mà c̣n đồng hành với cuộc hành tŕnh đức tin đầy chông gai cạm bẫy trên trần gian này của chúng ta, để thành phần môn đệ của Chúa Kitô chúng ta có thể "theo Con Chiên đến bất cứ nơi nào Con Chiên tới" (Khải Huyền 14:4), cho đến khi đứng dưới chân thập tự giá của Người trên Đồi Canvê như Mẹ trong vai tṛ Đồng Công Cứu Chuộc với Người. Amen.  

 

 

Giáo Phận San Bernadino Thứ Hai 13/5/2013

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

(Bài này đă được Nguyệt San Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp phổ biến trong số báo Tháng 1-3/2014)