Tân Niên - Lời Chúc Xuân Lợi Hại Nhất

 

 
 
Bốn mùa xuân hạ thu đông không phải chỉ là một chu kỳ liên lỉ tiếp diễn trong ṿng một năm 365 ngày, mà c̣n trong ṿng một ngày nữa: xuân vào buổi sáng mát mẻ, tươi trẻ và mới mẻ, hạ vào buổi trưa thường nắng nóng, thu vào buổi chiều thường dịu mát và đông vào buổi tối lành lạnh kéo dài qua cả một đêm.
 
Cuộc đời của con người cũng diễn tiến theo tiến tŕnh 4 mùa xuân hạ thu đông: xuân là giai đoạn xuân xanh của con người, thời kỳ phát triển cả về thể lư lẫn tâm một cách mới mẻ, tươi trẻ và vui vẻ, từ lúc mới sinh cho đến năm 21 tuổi; hạ là giai đoạn con người mang một tâm lư rất hăng say nhiệt nồng và năng nổ trong hết mọi sự, mọi hoạt động; thu là giai đoạn bắt đầu từ 45 tuổi, tuổi được gọi là down hill - xuống dốc, về tâm lư trở nên chín chắn hơn nên hành động tỏ ra chậm lại, và về thể lư mắt có thể phải đeo kính lăo; đông là giai đoạn từ 65 vốn được coi là tuổi bắt đầu được hưu trí theo dân sự ở Mỹ cho đến khi qua đời, về thể lư mắt mờ, tai khó nghe, tay chân vụng về, thích uống nước trà nóng hơn là soda lạnh, các chứng bệnh bắt đầu xẩy ra hay trầm trọng hơn, và về tâm lư th́ xu hướng về nội tâm, sống bằng kư ức, kèm theo những hành động đôi khi "cải lăo hoàn đồng", cả về thể lư v.v.
 
Con người ở trên trần gian này luôn sống trong một tâm trạng thật là mâu thuẫn và giằng co nội tâm. Ở chỗ, một đàng họ không muốn chết, muốn sống măi, đàng khác, họ lại hướng về tương lai là chiều hướng tiến gần đến nấm mồ. Con người không thể sống mà không có hy vọng, bằng không, con người không muốn sống nữa một khi tuyệt vọng, mà hy vọng gắn liền với tương lai, và tương lai lại là thời điểm của t́nh trạng gần đất xa trời. Con người không thể sống cứ măi ấu trĩ, không già, trái lại, luôn muốn vươn lên và trưởng thành, khôn ngoan chín chắn, thế nhưng nếu càng sống con người càng nên người và làm người th́ con người lại càng bỏ lại quá khứ chậm tiến, ngây ngô, để tiến đến một thế giới sẽ không c̣n thuộc về thế gian này nữa v.v.
 
Dù con người hoàn toàn không muốn chết, muốn sống măi không già, hay cho dù già đời nhưng dáng vẻ và h́nh hài vẫn muốn làm sao cứ măi măi trẻ trung, xinh đẹp, duyên dáng, khả ái v.v. Bởi thế, cứ mỗi khi năm qua tết đến con người lại chúc nhau những ǵ tốt đẹp nhất theo họ nghĩ. Những lời chúc xuân thông dụng nhất trong dân gian Việt Nam thường là: 1- "chúc... được mọi sự như ư (hay) vạn sự như ư", hay 2- "chúc... khang an, thịnh vượng, sống lâu trăm tuổi, trẻ măi không già... ", hoặc chúc trông trống vậy thôi như 3- "chúc... những lời chúc tốt đẹp nhất - best wishes to you".
 
Trước hết, lời "chúc... được mọi sự như ư (hay) vạn sự như ư" có thể nói là lời chúc hồ hởi nhất mà lại có vẻ giả tạo nhất, kiểu cho nhau ăn bánh vẻ, bởi v́ chẳng bao giờ có ai được mọi sự như ư hay vạn sự như ư trên đời này cả, bởi vậy mà chúc cho nhau những ǵ không thể nào đạt được, không thể nào có được th́ không phải là chúc cho nhau sống trong ảo tưởng, chúc cho nhau sống mơ tưởng hăo huyền hay sao, thậm chí chúc cho nhau luôn đau khổ v́ đau khổ là gặp trái ư, không được như ư trong mọi sự, hay không được mọi sự như ư cũng vậy.
 
Sau nữa, lời "chúc ... khang an, thịnh vượng, sống lâu trăm tuổi trẻ măi không già..." là lời chúc theo công thức "phúc, lộc, thọ - happiness, prosperity, long-life".  Chúc nhau được "khang an" có nghĩa là chúc nhau hạnh "phúc", ở chỗ sống "vui vẻ b́nh an" (ư nghĩa của chữ "khang an" theo Hán Việt). Chúc nhau "thịnh vượng" (theo tiếng Mỹ chính là prosperity, chính là "lộc"). Chúc nhau "sống lâu trăm tuổi trẻ măi không già" nghĩa là chúc nhau sống trường "thọ" vậy.
 
Tuy nhiên, công thức "phúc lộc thọ" theo văn hóa Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng có những điều c̣n chấp nhận được ở tại địa phương thuộc nền văn hóa cũ hay ở vào thời xưa, c̣n thời nay, nhất là ở tại một xă hội văn minh tân tiến ngày nay, những lời chúc theo công thức "phúc lộc thọ" ấy đôi khi không c̣n thích hợp nữa, đến độ có thể trở thành lời chúc dữ hơn là chúc xuân, chúc tết.
 
Đúng thế, công thức chúc xuân "phúc lộc thọ" theo văn hóa Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng ngày xưa là một công thức chúc nhau rất có ư nghĩa và ai cũng mong được như vậy. Công thức chúc tết này thật sự có một liên hệ chặt chẽ với nhau: "Phúc" là hạnh phúc, may lành, bằng an, vui vẻ; "lộc" liên quan đến "lợi", "lợi lộc", tức là các thứ hoa trái của hạnh "phúc" hay các thứ lợi "lộc" của hạnh phúc, như giầu sang phú quí, danh vọng chức quyền, tài giỏi trẻ đẹp, đa tử đa tôn đa phú quí v.v.; và "thọ" là sống lâu trăm tuổi, một trong những yếu tố cần có của hạnh "phúc", một trong những thứ lợi "lộc" hơn hết bất khả thiếu của hạnh phúc.
 
Thực tế cho thấy có những thứ "lộc" ngày nay chẳng những không c̣n hợp thời nữa mà c̣n trở thành "bất lợi" đến độ không ai c̣n dám chúc nhau "đa tử đa tôn" trong một nền văn hóa có quyền phá thai và ngừa thai nhân tạo và hôn nhân đồng tính. Thậm chí cái "lộc" đệ nhất và trên hết là "thọ" cũng cần phải rất cẩn thận trong việc chúc cho nhau. Bởi v́, ngày nay trong một nền văn hóa cho phép triệt sinh an tử hay triệt sinh trợ tử, người ta c̣n mong cho nhau, thậm chí là thân nhân ruột thịt của nhau, hay chính đương sự, chết sớm để đỡ gánh nặng cho gia đ́nh, nếu chẳng may rơi vào những thứ bệnh trạng bất trị nguy tử (terminal illness), t́nh trạng sống như cây cỏ. Về cái "lộc" giầu sang phú quí, danh vọng chức quyền, tài giỏi trẻ đẹp v.v., nếu chúng thật sự trở thành dịp tội cho một người anh chị em nào đó mà chúng ta biết được, hơn là "phúc" thật cho họ th́ chúng ta không nên chúc cho họ tiếp tục được hưởng những cái "lộc" bất lợi cho phần rỗi của họ và rất nguy hiểm cho cái "lộc" được trường sinh bất tử là sự sống vinh phúc trong cơi vĩnh hằng!
 
Đó là lư do, theo đức tin Kitô giáo, chúng ta có thể chúc cho nhau được tất cả những ǵ là tốt đẹp nhất về cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, chẳng hạn chúc nhau được "hồn an, xác mạnh, đời vui, sống thánh, chết lành", một lời chúc bao gồm tất cả mọi phương diện về con người: cả "hồn xác" lẫn "đời sống" cho tới "chết". Lời chúc "hồn an" đầu tiên là lời chúc chính yếu và quan trọng nhất, có thể nói bao gồm và chi phối 4 lời chúc c̣n lại. Ở chỗ, dù xác có yếu, đời có khổ, sống có lỗi và chết có đau, th́ chính nhờ "hồn an" mà Kitô hữu nạn nhân vẫn chẳng những không cảm thấy bất hạnh mà  c̣n biết lợi dụng cơ hội hiếm có của ḿnh để nhờ đó quyền lực phục sinh của Chúa Kitô đă chiến thắng tội lỗi và sự chết được tỏ hiện rạng ngời nơi họ.
 
Cũng theo đức tin Kitô giáo, chúng ta có thể chúc nhau theo công thức "phúc lộc thọ" của trần gian, đó là chúc cho nhau được "ân sủng của Chúa Giêsu Kitô, t́nh yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần" (2Corinto 13:13).
 
Thật vậy, cái "phúc" hơn hết của Kitô hữu ở đây là "ân sủng của Chúa Giêsu Kitô", v́ nhờ Phép Rửa họ đă được "phúc" hoan hưởng ơn cứu độ của Người, chẳng những họ được giải thoát khỏi tội lỗi và sự chết họ c̣n được "phúc" làm con cái của Cha trên trời nữa. Bởi thế, cái "lộc" đầu tiên của "phúc" được "ân sủng của Chúa Giêsu Kitô" cứu độ đây là cái "lộc" được phục hồi "quyền làm con cái" (Gioan 1:12) của Cha Trên Trời, "lộc" được hoan hưởng "t́nh yêu của Chúa Cha", Đấng "đă yêu thế gian đến không tiếc Con Một của Ngài" (Gioan 3:16) mà c̣n thông ban Thánh Linh của Ngài cho họ nữa (xem Roma 5:5). Do đó và nhờ đó, nhờ "ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần" là "Đấng được ban cho họ" (Roma 5:5), họ mới được hưởng cái "thọ" chân thực nhất và toàn hảo hơn hết đó là một "sự sống và là sự sống viên măn hơn" (Gioan 10:10), một sự sống vinh phúc bất diệt trường "thọ"! 
 
Có lẽ lời chúc xuân hay chúc tết vừa vắn gọn, vừa đầy đủ ư nghĩa nhất và vừa cần thiết nhất đó là lời chúc "được mọi sự như ư", nhưng không phải theo kiểu chúc trần gian mà là đức tin siêu nhiên. Bởi thế, lời chúc này cần thêm một chữ duy nhất nhưng vô cùng quan trọng nữa, ở cuối cùng, đó là chữ "Chúa": "được mọi sự như ư Chúa!".
 
Chúc nhau "được mọi sự như ư Chúa" nghĩa là ǵ, nếu không phải là chính người chúc tỏ ra là muốn thấy được "Nước Chúa và sự công chính của Ngài trước" (Mathêu 6:33) nơi người anh chị em ḿnh muốn chúc, và người anh chị em họ chúc cũng được trở nên mọi sự như Chúa muốn: "dưới đất cũng như trên trời" (Mathêu 6:10), tức "nên trọn lành như Cha trên trời là Đấng trọn lành" (Mathêu 5:48). Và việc nên trọn lành như Cha trên trời, tuy vượt khả năng và ḷng mong ước của con người tạo vật vô cùng thấp hèn và tội lỗi, nhưng thật ra không phải là chuyện xa vời và không tưởng, v́ chính Thiên Chúa mới là Đấng thánh hóa con người và biến đổi con người để họ có thể "được mọi sự như ư Chúa"!
 
 
Ngày tất niên âm lịch Thứ Năm 30/1/2014
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL