SUY NGUYỆN và SỐNG ĐẠO
"Của độc
giải độc"
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
chia sẻ cho tiểu nhóm TĐCTT 3 Giáo Phận Orange CA
trong tối hội ngộ Thứ Tư 15/10/2014
"Thiên Chúa không hủy diệt loài rắn, trái lại
còn cống hiến nó như là 'một
chất giải độc', ở chỗ, qua con rắn đồng được
Moisen thực hiện, Thiên Chúa truyền đạt quyền lực chữa lành là tình
thương của Ngài, một
tình thương còn mãnh liệt hơn cả nọc độc của Tên Cám Dỗ".
Quí anh chị em TĐCTT đã cùng nhau
liên tục và chân tình chia sẻ theo 3
câu vấn nạn gợi ý của tôi sau
đây:
1- Tại sao con rắn là loài nguy
hiểm độc
hại gây nguy tử mà
Thiên Chúa chẳng những không diệt nó mà trái
lại còn
sử dụng nó để làm ích cho con người bị nó cắn?
2- Con
rắn được ông Moisen treo lên trong sa mạc là hình ảnh tượng trưng cho thực
tại gì vậy??
3- Thiên
Chúa là Đấng duy nhất có quyền và có
thể biến dữ thành lành cho con
người chính yếu nhất vào lúc nào???
Sau đây
là những gì em chia sẻ cùng với những đóng góp của một số chị.
1- Lời
Đức Thánh Cha Phanxicô trên đây trong bài giảng cho Lễ Cưới được ngài cử
hành và ban bí tich hôn phối cho 20 cặp tân hôn ở Đền Thờ Thánh Phêrô Chúa
Nhật 14/9/2014 có thể tóm gọn thành câu tục ngữ "của độc
giải độc".
2- Thật vậy, theo sự quan phòng thần
linh vô cùng khôn ngoan và toàn năng của Thiên Chúa là tình yêu nhân hậu,
Ngài đã sử dụng chính con rắn là loài nọc độc đã cắn chết con người để
làm phương dược chữa
lành cho con người.
3- Con rắn được Moisen treo lên một
cây cột cao để ai trong dân Do Thái bị rắn cắn mà nhìn lên thì được chữa
lành không phải là hình ảnh của Chúa
Kitô bị treo trên thập tự giá mà là tiêu biểu cho chính cây thập tự giá của
Người.
4- Con rắn là hình ảnh tiêu biểu cho
ma quỉ, cho tên Cám Dỗ, một tác nhân gian tà gây chết
chóc (xem Gioan 8:44), như
nó đã thực sự cắn
2 nguyên tổ của loài người
ngay từ ban đầu trong địa đường (xem Sách Khởi Nguyên 3:1-7).
5- Con
rắn được Moisen treo lên một cây cột cao trong sa mạc là tiêu biểu cho thập
giá của Chúa Kitô, vì cây thập giá là tiêu biểu cho sự dữ và sự chết, cả
hai đều nói lên ý nghĩa của nọc độc
sát hại ở nơi loài
rắn vồn gây nguy
tử.
6- Chúa
Giêsu, Con Thiên Chúa vô tội và toàn thiện, bị
treo lên thập giá có nghĩa
là Người là Đấng gánh tội
trần gian như một đệ nhất tử
tội để đền tội cho loài người mà cứu chuộc họ khỏi quyền lực tối tăm và sự
chết do ma quỉ gây ra.
7- Nếu Tên Cám Dỗ quỉ ma là tác nhân
chuyên biến lành thành dữ, và con người cũng thế, khi họ lạm dụng những gì
tốt lành nhận được, như tự do, để phạm tội, để hành ác, thì chỉ có Thiên
Chúa mới có thể biến dữ thành
lành cho họ.
8- Vì thập tự giá vốn biểu hiệu cho
sự dữ là tội
lỗi và biểu hiệu cho sự
chết trước con mắt loài
người, nhưng nó đã biến thành ân sủng và sự sống khi chính Con Thiên Chúa bị
loài người đóng đanh Người vào đó và treo Người lên.
9- "Khi nào Tôi bị treo lên cao, Tôi
sẽ kéo mọi người lên cùng tôi" (Gioan 12:32): "Như Moisen treo con rắn lên
trong sa mạc thế nào, Con Người cần phải bị
treo lên như thế, để ai tin Người thì được sự sống đời đời" (Gioan 3:14-15).
10- Mầu
nhiệm biến dữ thành lành cho con người đã được Thiên Chúa là Cha trên trời
vô cùng thiện hảo thực hiện nơi Biến Cố Vượt Qua của Chúa Giêsu Kitô Con
Ngài, khi làm cho Người sau ba ngày sống lại từ trong kẻ chết.
11- Nếu
con người biết chấp nhận đau khổ gây ra bởi tội lỗi mình, (không phải đau
khổ thuộc loại tiến đức thanh tẩy hay đau khổ thuộc loại trọn lành hiệp
thông), thì cử chỉ chấp nhận
này như thể nhìn
lên con rắn sẽ giúp họ hồi
sinh.
12- Theo tu đức thì Chúa
hay để con người sa ngã hầu giúp cho họ biết
mình họ hơn và
biết Chúa hơn, nhờ đó họ không
còn dám
khinh thường một ai
dù người đó yếu đuối tội
lỗi đến đâu, và họ tin
tưởng vào Ngài hơn nữa.
Hai ý
tưởng gợi ý ở số 11 và 12 trên đây liên quan đến sống đạo đã được cảm nhận
thực sự bởi 5 chị cũng
như bởi chính kinh nghiệm của bản thân tôi.