Mẹ Maria là "kiểu mẫu và là mô phạm"

của Giáo Hội

Bài 58 - 6/8/1997

 

1- Hiến Chế Tín Lư Lumen Gentium của Công Đồng Chung Vaticanô II, sau khi tŕnh bày Mẹ Maria như là "một phần thể ưu việt và hoàn toàn đặc thù của Giáo Hội", đă tuyên bố Mẹ là "kiểu mẫu (type) và là mô phạm (model) tuyệt hạng về đức tin và đức ái" của Giáo Hội (số 53).

Các Nghị Phụ của Công Đồng qui cho Mẹ Maria chức năng "kiểu mẫu", tức là h́nh ảnh "của Giáo Hội", khi vay mượn từ ngữ của Thánh Ambrôsiô là vị đă diễn tả như thế trong bài chú giải về Biến Cố Truyền Tin: "Phải, Mẹ đă được đính hôn, nhưng Mẹ vẫn là một trinh nữ, v́ Mẹ là một thứ kiểu mẫu của Giáo Hội vừa tinh tuyền vừa là một cô dâu: là một trinh nữ, Mẹ đă thụ thai chúng ta bởi Thần Linh; là một trinh nữ, Mẹ đă hạ sinh chúng ta không đớn đau ǵ" (In Ev. sec. Luc., II, 7, CCL, 14, 33, 102-106). Như thế Mẹ Maria là một thứ kiểu mẫu của Giáo Hội v́ thánh đức tinh tuyền của Mẹ, v́ đức đồng trinh của Mẹ, về t́nh trạng đính hôn của Mẹ và v́ vai tṛ thân mẫu của Mẹ.

Thánh Phaolô sử dụng chữ "kiểu mẫu" để cống hiến cho một thực tại thiêng liêng một h́nh thức khả giác. Thật vậy, ngài thấy nơi cuộc vượt qua Biển Đỏ của Dân Do Thái là một "kiểu mẫu" hay h́nh ảnh về Phép Rửa Kitô giáo, và thấy nơi manna cũng nh7 nơi nước vọt ra từ tảng đá một "kiểu mẫu" hay h́nh ảnh về của ăn và của uống Thánh Thể (cf. 1 Cor 10:1-11).

Qua việc định nghĩa Mẹ Maria là một thứ kiểu mẫu của Giáo Hội, Giáo Hội muốn mời gọi chúng ta hăy nh́n ở nơi Mẹ h́nh ảnh hữu h́nh về thực tại thiêng liêng của Giáo Hội, cũng như nơi vai tṛ mẫu thân tinh tuyền của Mẹ lời loan báo về vai tṛ mẫu thân trinh trắng của Giáo Hội.

2- Cũng cần phải giải thích thêm là không như các h́nh ảnh hay kiểu mẫu Cựu Ước chỉ là những ǵ tiền thân cho các thực tại mai hậu, th́ nơi Mẹ Maria thực tại thiêng liêng đă hiện diện một cách ưu việt rồi vậy.

Cuộc vượt qua Biển Đỏ được Sách Xuất Hành diễn tả là một biến cố giải phóng cứu độ, thế nhưng chắc chắn nó không phải là một phép rửa có thể tha tội và ban sự sống mới. Cũng thế, manna, một tặng ân quí báu từ Giavê cho dân của Ngài đang lang thang trong sa mạc, đă chẳng chất chứa ǵ về tương lai mai hậu của Thánh Thể, của Thân Ḿnh Chúa, hay nước vọt ra từ tảng đá cũng không chưa đựng Máu của Chúa Kitô đă đổ ra cho nhiều người.

Cuộc Xuất Hành là một công cuộc cả thể được Giavê hoàn thành cho dân của Ngài, thế nhưng nó không tạo nên việc cứu chuộc tối hậu thiêng liêng là những ǵ Chúa Kitô chiếm đạt nơi mầu nhiệm vượt qua.

Hơn nữa, khi đề cập đến các việc thực hành của dân do Thái, Thánh Phaolô nhắc nhở rằng: "Đó chỉ là một thứ bóng mờ về những ǵ sẽ tới; c̣n bản chất là những ǵ thuộc về Chúa Kitô" (Col 2;17). Điều này được âm vang trong Thư gửi Tín Hữu Do Thái, một bức thư, khai triển một cách hệ thống lời dẫn giải này, tŕnh bày việc thờ phượng của Cựu Ước là "một thứ bản sao chép và bóng mờ của cung thánh thiên cung" (Do Thái 8:5).

3- Tuy nhiên, trong việc khẳng định Mẹ Maria là một thứ kiểu mẫu của Giáo Hội, Công Đồng không có ư coi ḿnh như là các h́nh ảnh hay kiểu mẫu của Cựu Ước, mà khẳng định rằng nơi Giáo Hội thực tại thiêng liêng được loan báo và biểu hiệu hoàn toàn được nên trọn mà thôi.

Thật thế, Đức Trinh Nữ là một thứ kiểu mẫu của Giáo Hội, chứ không phải là một tiền thân bất toàn, mà là những ǵ trọn vẹn thiêng liêng sẽ được thấy qua những cách thức khác nhau nơi đời sống của Giáo Hội. Ở đây mối liên hệ đặc biệt này hiện diện giữa h́nh ảnh và thực tại được tiêu biểu là những ǵ dựa vào dự án thần linh, một dự án thiết định một mối liên hệ chặt chẽ giữa Mẹ Maria và Giáo Hội. Dự án cứu độ ấn định những tiền thân trong Cựu Ước được nên trọn trong Tân Ước cũng ấn định rằng Mẹ Maria sống một cách trọn hảo những ǵ sau này được nên trọn nơi Giáo Hội.

Sự trọn hảo Thiên Chúa ban cho Mẹ Maria bởi thế chiếm được cái ư nghĩa đích thực nhất của ḿnh nếu nó được giải thích như là một dạo khúc cho sự sống thần linh trong Giáo Hội.

4- Sau khi nói rằng Mẹ Maria là "một kiểu mẫu của Giáo Hội", Công Đồng liền thêm rằng Mẹ là "mô phạm tuyệt hạng" của Giáo Hội, một mẫu gương về sự toàn hảo cần phải được noi theo và bắt chước. Thật vậy, Mẹ Maria là "một mô phạm tuyệt hạng" v́ sự trọn hảo của Mẹ vượt trên sự trọn hảo của tất cả mọi phnầ tử khác trong Giáo Hội.

Công Đồng c̣n thêm cho rơ ràng đó là Mẹ thi hành vai tṛ này "về đức tin và đức ái". Lưu ư rằng Chúa Kitô là đệ nhất mô phạm, Công Đồng theo đó gợi ư rằng có những chuẩn bị nội tâm thích hợp với mô phạm được hiện thực nơi Mẹ Maria, những chuẩn bị giúp cho Kitô hữu tạo nên một mối liên hệ chân thực với Chúa Kitô. Thật thế, bằng việc nh́n vào Mẹ Maria, tín hữu học biết sống mối hiệp thông sâu xa hơn với Chúa Kitô, gắn bó với Người bằng một đức tin sống động và đặt niềm tin tưởng của ḿnh cùng hy vọng của ḿnh nơi Người, yêu mến Người bằng cả con người của ḿnh.

Những chức năng làm "kiểu mẫu và mô phạm của Giáo Hội này liên hệ đặc biệt đến vai tṛ mẫu thân trinh nguyên của Mẹ Maria và làm sáng tỏ về vị thế đặc biệt của Mẹ trong công cuộc cứu độ. Cấu trúc căn bản này về con người của Mẹ Maria được phản ảnh nơi vai tṛ làm mẹ và tính chất trinh nguyên của Giáo Hội.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL chuyển dịch

http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/audiences/1997/documents/hf_jp-ii_aud_06081997_en.html