Mẹ Maria là mô phạm cho một Giáo Hội tôn thờ và
nguyện cầu
Bài 62
(10/9/1997)
1- Trong Tông
Huấn Marialis cultus Người Tôi Tớ Chúa Phaolô VI
đáng kính nhớ tŕnh bày Đức Trinh Nữ như là một
mô phạm của Giáo Hội tôn thờ. Chủ trương này là
một thứ hệ luận thực sự về một sự thật cho thấy
Mẹ Maria như là một mẫu mực đối với Dân Chúa
trên con đường thánh đức: "Đức Trinh Nữ là một
mẫu gương về phương diện này là những ǵ xuất
phát từ sự kiện Mẹ được công nhận như là một mẫu
gương tuyệt hảo nhất của Giáo Hội về lănh vực
đức tin, đức mến cũng như về mối hiệp nhất trọn
hảo với Chúa Kitô, tức là, về tâm trạng nội tại
nhờ đó Giáo Hội, người hôn thê yêu dấu, được
liên hệ chặt chẽ với Chúa của ḿnh, có thể kêu
cầu Chúa Kitô và nhờ Người mà tôn thờ Cha hằng
hữu" (hoản 16).
2- Ở biến cố
Truyền Tin, Mẹ là vị đă tỏ ra cho thấy rằng thái độ hoàn
toàn sẵn sàng của Mẹ cho dự án thần linh gợi lên
cho tất cả mọi tín hữu một mô phạm cao quí về sự
chuyên chú tới Lời Chúa và dễ dạy với Lời Chúa.
Khi trả lời cho
vị thiên thần rằng: "Xin hăy thực hiện nơi tôi
lời của ngài" (Lk 1:38) và khi nói lên việc Mẹ
sẵn sàng hoàn tất trọn hảo ư muốn của Chúa, Mẹ
Maria xứng đáng thông phần vào phúc đức được
Chúa Giêsu công bố: "Phúc cho những ai nghe Lời
Chúa mà tuân giữ" (Lk 11:28).
Với thái độ này,
một thái độ trải suốt cuộc đời của ḿnh, Đức
Trinh Nữ cho thấy một con đường chắc chắn nhất
về việc lắng nghe Lời Chúa, một yếu tố thiết yếu
của việc tôn thờ, yếu tố đă trở thành kiểu mẫu
cho phụng vụ Kitô giáo. Gương mẫu của mẹ cho
chúng ta thấy rằng việc tôn thờ không phải chỉ ở
chỗ bày tỏ những ư nghĩ và cảm tính của con
người, mà là ở chỗ lắng nghe Lời thần linh để
hiểu biết lời này, đồng hóa với lời ấy và áp
dụng thực hành hằng ngày.
3- Hết mọi cuộc
cử hành phụng vụ đều là một thứ tưởng nhớ đến
mầu nhiệm của Chúa Kitô nơi việc cứu độ của
Người v́ toàn thể nhân loại và có mục đích cổ vơ
việc tham dự riêng tư của tín hữu vào mầu nhiệm
vượt qua được tái thể hiện và trở nên hiện thực nơi
các cử chỉ và ngôn từ của nghi lễ.
Mẹ Maria là chứng
nhân về việc tỏ hiện lịch sử của các biến cố cứu
độ, những biến cố đạt tới tột đỉnh của nó nơi
cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Chúa Kitô, và Mẹ đă
lưu giữ "tất cả những sự ấy mà gẫm nghĩ trong
ḷng" (Lk 2:19). Mẹ không phải chỉ hiện diện ở
từng biến cố một, mà là đă t́m cách nắm bắt được
cái ư nghĩa sâu xa của những biến cố ấy, gắn bó
tất cả tâm hồn của ḿnh với những ǵ đang được
hoàn thành một cách mầu nhiệm nơi chúng.
Bởi thế Mẹ Maria
hiện lên như một mô phạm siêu việt của việc tham
dự tư riêng vào các mầu nhiệm thần linh. Mẹ
hướng dẫn Giáo Hội trong việc suy niệm về mầu
nhiệm được cử hành cũng như trong việc tham phần
vào biến cố cứu độ ấy, bằng cách phấn khích tín
hữu mong ước một mối liên hệ thân mật tư riêng
với Chúa Kitô để hợp tác vào việc cứu độ của tất
cả mọi người bằng việc ban tặng sự sống của
ḿnh.
4- Mẹ Maria cũng
trở thành mô phạm của Giáo Hội về cầu nguyện.
Hoàn toàn có thể xẩy ra là Mẹ Maria bấy giờ đang
ngây ngất nguyện cầu th́ thiên thần Gabiên đến
nhà của Mẹ ở Nazarét và chào Mẹ. Cảnh trí nguyện
cầu này thực sự đă giúp cho Đức Trinh Nữ trong
việc Mẹ trả lời cũng như trong việc Mẹ quảng đại
thuận ưng chấp nhận mầu nhiệm Nhập Thể.
Ở cảnh tượng Truyền
Tin, các họa sĩ hầu như bao giờ cũng vẽ Mẹ Maria
đang ở trong tư thế nguyện cầu. Trong số những
nhà họa sĩ này chúng ta nhớ đến Fra Angelico.
Cảnh tượng này cho Giáo Hội và hết mọi tín hữu
thấy được bầu khí cần phải có trong việc tôn thờ.
Chúng ta có thể
nói thêm nữa là đối với Dân Chúa th́ Mẹ Maria
trở thành mô phạm của hết mọi thứ thể hiện nơi
đời sống nguyện cầu của họ. Mẹ đặc biệt dạy cho
các Kitô hữu cách thức hướng về Thiên Chúa để
xin Ngài giúp đỡ và nâng đỡ trong các hoàn cảnh
khác nhau trong đời sống.
Việc chuyển cầu
từ mẫu của Mẹ ở tiệc cưới Cana và việc Mẹ hiện
diện ở Căn Thượng Lầu bên cạnh các Tông Đồ khi
các vị cầu nguyện trong niềm trông đợi Hiện
Xuống cho thấy rằng việc nguyện cầu thỉnh xin là
một h́nh thức thiết yếu của vấn đề hợp tác hơn
nữa vào công cuộc cứu độ trên thế giới này. Bằng
việc theo mô phạm của mẹ, Giáo Hội biết trở
thành vững vàng trong việc kêu xin của ḿnh,
biết kiên tŕ trong các lời chuyển cầu của ḿnh,
nhất là trong việc van nài tặng ân Thánh Linh
(cf. Lk 11:13).
5- Đức Trinh Nữ
cũng trở thành mô phạm của Giáo Hội về việc
quảng đại tham dự vào hy sinh.
Trong việc hiến
dâng Chúa
Giêsu trong đền thờ và đặc biệt là ở dưới chân
Thập Giá, Mẹ Maria hoàn trọn việc hy hiến bản
thân ḿnh là việc liên kết Mẹ với nỗi đớn đau và
các thử thách của Con Mẹ. Bởi thế, trong cuộc
sống hằng ngày cũng như trong việc cử hành Thánh
Thể, "Vị Trinh Nữ hiến dâng lễ vật" (Marialis
cultus,
n. 20)
phấn khích Kitô
hữu "hăy hiến dâng các hy sinh thiêng liêng đáng
Thiên Chúa chấp nhận nhờ Chúa Giêsu Kitô" (1Pt
2:5).
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch
http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/audiences/1997/documents/hf_jp-ii_aud_10091997_en.html