1-
Trong số các
tước hiệu được qui cho Mẹ Maria theo
ḷng sùng kính của Giáo Hội, Chương
Tám của Hiến Chế Lumen gentium đă
nhắc lại tước hiệu "Trung Gian -
Mediatrix". Mặc dù có một số Nghị
Phụ của Công Đồng không hoàn toàn
đồng ư với việc chọn lựa tước hiệu
này (cf. Acta Synodalia III, 8,
163-164), dầu sao nó vẫn được
đưa vào Hiến Chế Tín Lư về Giáo Hội
như để khẳng định về giá trị của sự
thật được nó diễn tả. V́ thế cần
phải cẩn thận đừng liên kết nó với
bất cứ thần học đặc biệt nào về vấn
đề môi giới mà chỉ liệt kê nó trong
số các tước hiệu được nh́n nhận khác
thôi.
Hơn
nữa, bản văn này của Công Đồng đă
giải thích ư nghĩa về tước hiệu "Trung
Gian" khi viết rằng Mẹ Maria "bằng
việc chuyển cầu đa dạng của ḿnh
tiếp tục mang đến cho chúng ta các
tặng ân cho phần rỗi đời đời" (Lumen
gentium - 62).
Như
tôi đă nhắc nhở trong Thông Điệp Mẹ
Đấng Cứu Chuộc của ḿnh: "Vai tṛ
môi giới của Mẹ Maria được liên hệ
mật thiết với vai tṛ mẫu thân của
mẹ. Nó có một tính chất từ mẫu đặc
biệt, một đặc tính phân biệt nó khỏi
vai tṛ mối giới của các tạo vật
khác" (khoản 38).
Căn
cứ vào quan điểm này th́ nó là một
vai tṛ có tính cách đặc thù theo
thể loại của ḿnh và có một tác dụng
chuyên biệt.
2- Về
các thứ bất đồng từ một số vị Nghị
Phụ liên quan đến chữ "Trung Gian",
chính Công Đồng đă cống hiến một câu
trả lời khi nói rằng Mẹ Maria là "một
người mẹ đối với chúng ta theo cấp
độ ân sủng" (Lumen gentium - 61).
Chúng ta hăy nhớ rằng vai tṛ môi
giới của Mẹ Maria chính yếu được
khẳng định bởi vai tṛ làm mẹ thần
linh của Mẹ. Hơn nữa, việc nh́n nhận
vai tṛ làm trung gian của Mẹ được
bao hàm nơi lời diễn tả "Mẹ của
chúng ta", một lời diễn tả cho thấy
tín lư về vai tṛ môi giới Thánh Mẫu
được nhấn mạnh bởi vai tṛ làm mẹ
của Mẹ. Sau hết, tước hiệu "Mẹ theo
cấp độ ân sủng" cho thấy rằng Đức
Trinh Nữ hợp tác với Chúa Kitô trong
việc tái sinh nhân loại cách thiêng
liêng.
3-
Vai tṛ môi giới từ mẫu của Mẹ Maria
không làm lu mờ đi vai tṛ môi giới
đặc thù và hoàn hảo của Chúa Kitô.
Thật vậy, sau khi gọi Mẹ là là "Đấng
Trung Gian", Công Đồng đă cẩn thận
giải thích rằng vai tṛ này của Mẹ
Maria "không lấy đi bất cứ một sự ǵ
hay thêm vào bất cứ một điều ǵ phẩm
vị và tác dụng của Chúa Kitô là Đấng
Trung Gian duy nhất" (Lumen gentium
- 62). Về đề tài này, Công Đồng c̣n
trích câu nói lừng danh trong Thư
Thứ Nhất gửi Timothêu: "V́ chỉ có
một Thiên Chúa duy nhất và chỉ có
một vị trung gian duy nhất giữa
Thiên Chúa và loài người, đó là con
người Giêsu Kitô, Đấng đă hiến ḿnh
làm giá chuộc cho tất cả mọi người"
(2:5-6).
Ngoài
ra, Công Đồng c̣n nói rằng "phận vụ
của Mẹ Maria là mẹ của loài người
không cách chi có thể làm lu mờ hay
suy giảm vai tṛ trung gian đặc thù
của Chúa Kitô, mà c̣n tỏ ra quyền
năng của nó nữa" (Lumen gentium -
60).
Bởi
thế, chẳng những không trở thành một
chướng ngại cho việc thực thi vai
tṛ trung gian đặc thù của Chúa Kitô
Mẹ Maria c̣n đề cao tính chất phong
phú và hiệu năng của nó nữa. "Ảnh
hưởng tốt đẹp của Đức Trinh Nữ trên
con người bắt nguồn không phải ở bất
cứ nhu cầu nội tâm mà là nơi việc
sắp xếp của Thiên Chúa. Nó xuất phát
từ sự dồi dào phong phú của công
nghiệp Chúa Kitô, dựa vào vai tṛ
trung gian của Người, hoàn toàn lệ
thuộc vào vai tṛ trung gian này và
rút lấy tất cả quyền năng của ḿnh
từ vai tṛ trung gian ấy" (Lumen
gentium - 60).
4-
Giá trị nơi vai tṛ trung gian của
Mẹ Maria xuất phát từ Chúa Kitô và
v́ thế cái ảnh hưởng tốt đẹp của Đức
Trinh Nữ "không ngăn trở bất cứ cách
nào đến mối hiệp nhất trực tiếp của
tín hữu với Chúa Kitô mà trái lại
c̣n nuôi dưỡng nó nữa" (ibid.)
Chiều
hướng nội tại qui về Chúa Kitô
của công việc "Trung gian" này đă
thúc đẩy Công Đồng huấn dụ rằng tín
hữu hăy hướng về Mẹ Maria "nhờ đó,
được phấn khích bởi sự trợ giúp từ
mẫu họ có thể gắn bó chặt chẽ hơn
nữa với Đấng Trung Gian và là Đấng
Cứu Chuộc" (Lumen gentium - 62).
Trong
việc công bố Chúa Kitô là vị trung
gian duy nhất (cf 1Tim 2:5-6), bản
văn của Thư Thánh Phaolô gửi
Timôthêu loại trừ bất cứ một thứ môi
giới tương đương nào, nhưng không
loại trừ thứ môi giới phụ thuộc.
Thật vậy, trước khi nhấn mạnh đến
vai tṛ môi giới duy nhất chuyên
biệt của Chúa Kitô, vị tác giả này
đă thôi thúc rằng "những lời nguyện
khẩn cầu, những lời chuyển cầu và
những lời tạ ơn cần phải thực hiện
cho tất cả mọi người" (2:1). Những
lời cầu nguyện chẳng phải là một
h́nh thức môi giới hay sao? Thật thế,
theo Thánh Phaolô, vai tṛ môi giới
đặc thù của Chúa Kitô là để nhắm đến
việc khuyến khích những h́nh thức
môi giới tác vụ phụ thuộc khác. Bằng
việc công bố tính chất đặc thù nơi
vai tṛ môi giới của Chúa Kitô, vị
Tông Đồ này chỉ có ư loại trừ bất cứ
sự môi giới nào có tính cách tự lập
hay tranh giành, cùng với các h́nh
thức khác tương hợp với giá trị vô
cùng nơi công cuộc của Đấng Cứu Thế.
5- Có
thể tham dự vào vai tṛ môi giới của
Chúa kitô ở các phạm vi khác nhau
của công việc cứu độ. Sau khi nhấn
mạnh rằng "không có một tạo vật nào
đă từng được coi ngang hành với Lời
Nhập Thể và là Đấng Cứu Chuộc" (khoản
62), Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân đă
diễn tả về cách thức các tạo vật khả
dĩ thực thi một số h́nh thức môi
giới lệ thuộc vào Chúa Kitô nào đó.
Thật vậy, "như vai tṛ linh mục của
Chúa Kitô được chia sẻ qua một số
cách thức khác nhau cả bởi các thừa
tác viên của Người lẫn tín hữu, và
như sự thiện hảo duy nhất của thiên
Chúa tỏa rạng qua những cách thức
khác nhau nơi tạo vật của Ngài, cũng
thế, vai tṛ môi giới đặc thù của
Đấng Cứu Chuộc không loại trừ mà c̣n
làm phát sinh ra việc hợp tác đa
diện chỉ là một thứ chia sẻ từ cùng
một nguồn mà thôi" (khoản 62).
Ước
muốn mang đến những việc tham phần
khác nhau vào vai tṛ môi giới duy
nhất của Chúa Kitô cho thấy t́nh yêu
thương rộng lượng của Thiên Chúa là
Đấng muốn chia sẻ những ǵ Ngài có.
6-
Thật thế, vai tṛ môi giới từ mẫu
của Mẹ Maria lại chẳng phải là tặng
ân của Chúa Cha ban cho loài người
hay sao? Đó là lư do tại sao Công
Đồng đă kết luận rằng: "Giáo Hội
không ngần ngại tuyên xưng vai tṛ
phụ thuộc này của Mẹ Maria, một vai
tṛ Giáo Hội liên lỉ cảm nghiệm và
khuyên giục tín hữu hăy thành tâm
chú trọng đến" (ibid.)
Mẹ
Maria thi hành vai tṛ từ mẫu của Mẹ
một cách liên lỉ lệ thuộc vào vai
tṛ môi giới của Chúa Kitô và từ
Người lănh nhận tất cả những ǵ Trái
Tim Người muốn ban cho nhân loại.
Trong
cuộc hành tŕnh trần thế của ḿnh,
Giáo Hội "liên tục" cảm nghiệm thấy
tác động hiệu năng của "Người Mẹ về
lănh vực ân sủng" của ḿnh.
Đaminh Maria
Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch
http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/audiences/1997/documents/hf_jp-ii_aud_01101997_en.html