1- "Đến thời gian viên trọn,
Thiên Chúa đă sai Con của Ngài
đến, sinh hạ bởi người nữ" (Gal
4:4). Ḷng tôn sùng Thánh Mẫu
được căn cứ vào quyết định thần
linh kỳ diệu này, như Thánh Tông
Đồ Phaolô gợi nhắc, khi vĩnh
viễn liên kết căn tính loài
người của Con Thiên Chúa với một
người nữ là Mẹ Maria thành
Nazarét.
Mầu nhiệm của vai tṛ làm mẹ
thần linh này và của việc mẹ
Maria hợp tác vào công cuộc Cứu
Chuộc đă làm cho các tín hữu ở
mọi thời đại tràn đầy thái độ
chúc tụng ngợi khen, cả đối với
Đấng Cứu Thế lẫn với Mẹ là vị đă
hạ sinh Người trong thời gian,
rồi hợp tác vào Ơn Cứu Chuộc.
Một lư do nữa đối với ḷng yêu
mến tri ân dành cho Đức Trinh Nữ
xuất phát từ vai tṛ làm mẹ phổ
quát của Mẹ. Bằng việc chọn mẹ
làm Mẹ của toàn thể nhân loại,
Cha trên trời, có thể nói, muốn
tỏ cho thấy chiều kích mẫu thân
của tính chất dịu dàng thần linh
của Ngài và mối quan tâm của
Ngài đối với tất cả mọi người ở
hết mọi lănh vực.
Trên Đồi Canvê, bằng những lời:
"Này là con của Bà!", "Này là Mẹ
của con!" (Jn 19:26-27), Chúa
Giêsu đă ban Mẹ Maria trước cho
tất cả những ai lănh nhận Tin
Mừng cứu độ, và do đó đă đặt nền
tảng cho ḷng cảm mến con cái
của họ đối với Mẹ. Theo gương
Tông Dồ Gioan, tín hữu sẽ kéo
dài t́nh yêu của Chúa Kitô đối
với Mẹ của Người bằng ḷng tôn
sùng của họ, bằng việc chấp nhận
Mẹ vào đời sống của họ.
2- Các bản văn Phúc Âm chứng
thực việc hiện diện của ḷng tôn
sùng Thánh Mẫu ngay từ ban đầu
của Giáo Hội.
Hai đoạn đầu của Phúc Âm Thánh
Luca dường như thuật lại sự chú
trọng đặc biệt đến Người Mẹ của
Chúa Giêsu nơi các Kitô hữu Do
Thái, thành phần đă bày tỏ việc
cảm mến của họ đối với Mẹ và
thiết tha ǵn giữ kư ức của họ
về Mẹ.
Hơn nữa, trong các tŕnh thuật
về thời thơ ấu chúng ta có thể
nhận thấy được những bày tỏ khởi
đầu của và những lư do cho ḷng
sùng kính Thánh Mẫu, được tóm
gọn trong những lời than lên của
bà Isave: "Em có phúc hơn mọi
người nữ... Phúc cho em là người
đă tin rằng những ǵ Chúa nói
cùng em sẽ được thực hiện" (Lk
1:42,45).
Những dấu vết của một thứ tôn
kính đă được lan truyền trong
cộng đồng Kitô giáo tiên khởi
được hiện diện nơi ca vịnh Ngợi
Khen: "hết mọi thế hệ sẽ khen
tôi diễm phúc" (Lk 1:48). Bằng
việc đặt những lời này trên môi
miệng của Mẹ Maria, các Kitô hữu
nh́n nhận sự cao cả đặc thù của
Mẹ, một thứ cao cả được được
loan truyền cho đến tận thế.
Vả lại, các tŕnh thuật Phúc Âm
(cf. Lk 1:24-35; Mt 1:23 and Jn
1:13), những công thức đầu tiên
về đức tin và một đoạn của Thánh
Ignatio thành Antiokia
(cf. Smyrn. 1, 2: SC
10, 155) đă chứng thực về
việc đặc biệt ca ngợi của những
cộng đồng đầu tiên về đức đồng
trinh của Mẹ Maria, những ǵ
liên hệ chặt chẽ với mầu nhiệm
Nhập Thể.
Phúc Âm của Thánh Gioan, khi ghi
nhận việc hiện diện của mẹ Maria
ở đầu và cuối đời sống công khai
của Con Mẹ, cho thấy rằng các
Kitô hữu tiên khởi đă nhận thức
sắc bén về vai tṛ của Mẹ Maria
trong công cuộc Cứu Chuộc, hoàn
toàn lệ thuộc một cách yêu
thương vào Chúa Kitô.
3- Công Đồng Chung Vaticanô II,
khi nhấn mạnh đến tính chất đặc
biệt của ḷng tôn sùng Thánh
Mẫu, đă nói rằng: "Mẹ Maria nhờ
ân sủng đă được nâng lên trên
tất cả mọi thiên thần và loài
người ở một vị thế chỉ sau Con
của Mẹ, như là Người Mẹ Thiên
Chúa rất thánh, vị đă tham phần
vào các mầu nhiệm của Chúa Kitô:
Mẹ xứng được tôn kính bằng một
ḷng tôn sùng đặc biệt trong
Giáo Hội" (Lumen gentium - 66).
Thế rồi, khi ám chỉ đến kinh
nguyện Thánh Mẫu thế kỷ thứ ba,
"Sub tuum praesidium - Chúng con
chạy đến cùng sự chở che của Mẹ"
- Công Đồng nói thêm rằng đặc
tính này xuất hiện ngay từ ban
đầu: "Từ những thời xa xưa nhất
Đức Trinh Nữ đă được tôn kính với
tước hiệu Mẹ Thiên Chúa là vị
chở che bảo vệ mà tín hữu cùng
nhau nương náu nơi kinh nguyện trong
tất cả mọi thứ hiểm nghèo và nhu
cầu của họ" (ibid.)
4- Chủ trương này đă được xác
nhận nơi h́nh tượng cũng như nơi
giáo huấn của các vị Giáo Phụ
của Giáo Hội từ thế kỷ thứ hai.
Ở
Rôma, trong các hầm mộ của
Priscilla, có thể thấy được bức
họa đầu tiên về Đức Bà và Con
Trẻ, trong khi cùng thời gian đó
Thánh Justino và Thánh Irênê đă
nói về Mẹ Maria như tân Evà, vị
sử dụng đức tin và việc tuân
phục của ḿnh để bù lại cho thái
độ bất tín và bất tuân của người
nữ đầu tiên. Theo vị Giám Mục
thành Lyon th́ nguyên Adong được
cứu chuộc trong Chúa Kitô vẫn
chưa đủ, mà "Evà thực sự cũng
cần phải được phục hồi nơi Maria
nữa" (Demonstratio apostolica,
33). Như thế là ngài nhấn
mạnh đến tầm quan trọng của nữ
giới trong công cuộc cứu độ và
đặt nền tảng cho tính chất bất
khả phân ly của ḷng tôn sùng
Thánh Mẫu với ḷng tôn sùng đối
với Chúa Giêsu, những ǵ sẽ kéo
dài qua các thế kỷ Kitô giáo.
5- Ḷng tôn sùng Thánh Mẫu trước
hết được bày tỏ nơi việc kêu cầu
Mẹ Maria là "Theotókos", một
tước hiệu đă được thẩm quyền xác
nhận bởi Công Đồng Chung Êphêsô
năm 431, sau cuộc khủng hoảng
của lạc thuyết Nestorio.
Việc phản ứng của quần chúng này
đối với chủ trương mập mờ và nao
núng của Nestoriô, nhân vật đă
đi quá xa đến độ chối bỏ vai tṛ
làm mẹ thần linh của Mẹ Maria,
và việc hân hoan chấp nhận sau
quyết định của Công Đồng Êphêsô
là những ǵ khẳng định về ḷng tôn
sùng Đức Trinh Nữ đă được cắm rễ
sâu xa biết bao nơi Kitô hữu. Tuy
nhiên, "theo Công Đồng Chung
Êphêsô, có một mức tăng trưởng
đáng kể nơi ḷng sùng kính này
của Dân Chúa đối với Mẹ Maria,
về việc tôn kính và mến yêu, về
việc khẩn cầu và noi gương bắt
chước" (Lumen gentium - 66). Nó
được thể hiện đặc biệt nơi các
ngày lễ về phụng vụ, trong đó
ngay từ đầu thế kỷ thứ 5, "ngày
của Mẹ Maria Theotókos"
chiếm vị trí quan trọng đặc biệt.
Nó được cử hành vào ngày 15/8 ở
Giêrusalem và sau này trở thành
lễ Mẹ Sinh Th́ (Dormition) hay
lễ Mẹ Mông Triệu (Assumption).
Chịu ảnh hưởng của cuốn "Tiền
Phúc Âm của Thánh Giacôbê", các
ngày lễ Sinh Nhật Mẹ, Mẹ Hoài
Thai và Mẹ Dâng Ḿnh cũng đă được đưa
vào, và đă đóng góp đáng kể cho
vấn đề nhấn mạnh đến một số khía
cạnh quan trọng của mầu nhiệm Mẹ
Maria.
6- Chúng ta có thể nói một cách
chắc chắn rằng ḷng tôn sùng
Thánh Mẫu đă được triển nở một
cách liên tục kỳ diệu cho tới
thời đại của chúng ta đây, luân
chuyển giữa các giai đoạn nở hoa
cùng với các giai đoạn khó khăn
là những giai đoạn dù sao cũng
thường góp phần nuôi dưỡng tính
chất canh tân của nó hơn nữa.
Từ Công Đồng Chung Vaticanô II,
ḷng tôn sùng Thánh Mẫu đường
như theo định hướng phát triển
một cách ḥa hợp với một kiến
thức sâu xa hơn về mầu nhiệm của
Giáo Hội cũng như trong cuộc đối
thoại với các nền văn hóa hiện
đại, để càng cắm rễ sâu xa hơn
vào đức tin và đời sống của
thành phần dân hành hương của
Thiên Chúa trên trần gian này.
Đaminh Maria
Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch
http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/audiences/1997/documents/hf_jp-ii_aud_15101997_en.html