Tín hữu tỏ ḷng sùng kính của con cái đối với Mẹ Maria

Bài 67 (22/10/1997)

1- Công Đồng Chung Vaticanô II nói rằng ḷng tôn sùng Đức Trinh Nữ, "như đă luôn hiện hữu trong Giáo Hội, v́ tất cả tính chất đặc thù của ḿnh, khác biệt một cách chính yếu với việc sùng bái tôn thờ, một thứ sùng bái tôn thờ tương đương dâng lên Lời Nhập Thể, dâng lên Chúa Cha và dâng lên Thánh Linh, nhưng nó lại là những ǵ thuận lợi nhất cho việc sùng bái tôn thờ này" (Lumen gentium - 66).

Bằng những lời ấy, Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân nhấn mạnh đến những đặc tính của ḷng tôn sùng Thánh Mẫu. Mặc dù việc tôn kính của tín hữu dành cho Mẹ Maria có nổi vượt hơn ḷng tôn sùng của họ đối với các vị thánh khác, th́ bao giờ nó cũng thua kém việc sùng bái tôn thờ dành cho Thiên Chúa là những ǵ nó thật sự là khác biệt. Chữ "tôn thờ" có nghĩa là một h́nh thức thờ phượng con người dâng lên Thiên Chúa, nhận biết Ngài là Đấng Hóa Công và là Chúa của vũ trụ. Được soi sáng bởi Mạc Khải thần linh, Kitô hữu tôn thờ Chúa Cha "trong tinh thần và chân lư" (Jn 4:23). Họ tôn thờ Chúa Kitô, Lời Nhập Thể cùng với Chúa Cha, khi kêu lên cùng với Tông Đồ Tôma rằng: "Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi" (Jn 20:28). Sau hết, trong cùng một tác động tôn thờ này, họ bao gồm cả Thánh Linh, Đấng "được tôn thờ và tôn vinh cùng với Chúa Cha và Chúa Con" (DS 150), như Kinh Tin Kính Nicene-Constantinopoly nhắc nhở.

Khi tín hữu kêu cầu Mẹ Maria là "Mẹ Thiên Chúa" và chiêm ngưỡng nơi Mẹ phẩm vị cao cả nhất được ban cho một tạo vật, th́ họ vẫn không dâng cho Mẹ một thứ tôn kính ngang với sự tôn kính các Ngôi Vị thần linh. Có một khoảng cách vô cùng giữa ḷng tôn kính Thánh Mẫu và việc tôn thờ Ba Ngôi và Lời Nhập Thể.

Bởi thế, cho dù cộng đồng Kitô giáo ngỏ cùng Đức Trinh Nữ bằng ngôn ngữ mà đôi khi gợi nhắc đến những từ ngữ được dùng vào việc thờ phượng Thiên Chúa, nó cũng hoàn toàn có một ư nghĩa và giá trị hoàn toàn khác hẳn. Bởi thế t́nh yêu của tín hữu dành cho Mẹ Maria khác với những ǵ họ dành cho Thiên Chúa, ở chỗ, trong khi Chúa cần phải được kính mến trên hết mọi sự bằng tất cả tấm ḷng của ḿnh, bằng tất cả linh hồn của ḿnh và bằng tất cả trí khôn của ḿnh (cf Mt 22:37), th́ cái cảm thức liên kết Kitô hữu với Đức Trinh Nữ, ở một cấp độ thiêng liêng, chỉ là ḷng cảm mến của con cái đối với người mẹ của họ.

2- Tuy nhiên, có một sự liên tục giữa ḷng tôn sùng Thánh Mẫu với việc tôn thờ được dành cho Thiên Chúa, ở chỗ, thật vậy, việc tôn kính dành cho Mẹ Maria là những ǵ được hướng về và dẫn tới việc tôn thờ Ba Ngôi Thánh.

Công Đồng nhắc nhở rằng việc tôn kính của Kitô hữu đối với Đức Trinh Nữ là những ǵ "thuận lợi nhất" cho việc tôn thờ Lời Nhập Thể, Chúa Cha và Thánh Linh. Thế rồi Công Đồng theo quan điểm Kitô học viết thêm rằng "các h́nh thức khác nhau của ḷng đạo đức đối với Mẹ Thiên Chúa được Giáo Hội chuẩn nhận trong giới hạn lành mạnh và chính thống về tín lư, theo những điều kiện và kiến thức của tín hữu, cần phải làm sao để bảo đảm được rằng trong khi Người Mẹ này được tôn kính th́ Người Con là Đấng nhờ Người mà tất cả mọi sự hiện hữu (cf Col 1:15-16) và trong Người chất chứa tất cả sự viên trọn theo ư Chúa Cha (cf Col 1:19), được thực sự nhận biết, yêu mến và tôn vinh cùng với việc tuân giữ các giới lệnh của Người" (Lumen gentium - 66).

Từ những ngày đầu tiên của Giáo Hội, ḷng tôn sùng Thánh Mẫu đă được nhắm đến chỗ nuôi dưỡng việc trung thành gắn bó với Chúa Kitô. Việc tôn kính Mẹ Thiên Chúa là việc khẳng định thần tính của Chúa Kitô. Thật vậy, các Nghị Phụ của Công Đồng Êphêsô, trong việc công bố Maria Theotókos, "Mẹ Thiên Chúa", đă có ư khẳng định niềm tin tưởng vào Chúa Kitô là Thiên Chúa thực.

Phần kết của tŕnh thuật về phép lạ đầu tiên của Chúa Giêsu thực hiện ở cana bởi lời chuyển cầu của mẹ Maria, là những ǵ cho thấy làm sao mà tác động của Mẹ Maria đă được hướng đến chỗ tôn vinh Con của Mẹ. Thật vậy, v́ Thánh Kư đă viết rằng: "Đây là dấu lạ đầu tiên này được Chúa Giêsu thực hiện ở Cana Xứ Galilêa, và đă tỏ ra vinh hiển của Người; và các môn đệ đă tin vào người" (Jn 2:11).

3- Ḷng tôn sùng Thánh Mẫu cũng phấn khích việc tôn thờ Chúa Cha và Thánh linh nơi những ai thực thi nó theo tinh thần của Giáo Hội. Thật vậy, bằng việc nh́n nhận giá trị nơi vai tṛ làm mẹ của Mẹ Maria, các tín hữu khám phá thấy nơi nó một tỏ hiện đặc biệt tính dịu dàng của Thiên Chúa là Cha.

Mầu nhiệm về vị Trinh Mẫu này đề cao tác động của Thánh Linh, Đấng đă thực hiện việc thụ thai con trẻ trong ḷng của mẹ và tiếp tục hướng dẫn đời sống của Mẹ.

Những tước hiệu Vị An Ủi, Vị Chữa Bầu, Vị Cứu Giúp được qui cho Mẹ Maria bởi ḷng đạo hạnh của dân Kitô giáo không làm lu mờ mà c̣n đề cao tác động của vị Thần Linh, của Đấng An Ủi, và dọn ḷng cho tín hữu hưởng lợi ích từ các tặng ân của Ngài.

4- Sau hết, Công Đồng nhắc đến "tính cách đặc thù" của ḷng sùng kính Thánh Mẫu và nhấn mạnh đến sự khác biệt giữa việc tôn thờ Thiên Chúa và việc tôn kính các thánh nhân.

Việc tôn sùng này là những ǵ bất khả tái diễn v́ nó được qui hướng về một con người đặc thù về bản thân trọn lành và sứ vụ của ḿnh.

Thật thế, các tặng ân được ban xuống cho Mẹ Maria bởi t́nh yêu thần linh, như t́nh trạng thánh thiện vô nhiễm của Mẹ, vai tṛ làm mẹ thần linh của Mẹ, việc Mẹ hợp tác với công cuộc Cứu Chuộc và nhất là với hy tế Thập Giá, hoàn toàn là những ǵ ngoại thường.

Việc tôn sùng Mẹ Maria thể hiện việc chúc tụng và nh́n nhận của Giáo Hội đối với những tặng ân phi thường ấy. Dân Kitô giáo hướng về Mẹ, Đấng là Mẹ của Giáo Hội và là Mẹ của nhân loại, một dân được tác động bởi ḷng tin tưởng con cái, kêu xin việc chuyển cầu từ mẫu của Mẹ để đạt được những sự thiện cần thiết cho đời sống trần gian hướng về hạnh phúc vĩnh hằng.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch 

http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/audiences/1997/documents/hf_jp-ii_aud_22101997_en.html