Đông Á sẽ rơi vào xung đột vũ trang?

Cập nhật: 12:19 GMT - thứ năm, 6 tháng 2, 2014
 

Phi cơ Trung Quốc tập cất cánh trên chiến hạm ngoài khơi

Phát biểu tại một hội nghị về an ninh quốc tế ở thành phố Munich, nước Đức, gần đây cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger cho rằng xung đột quân sự có thể xảy ra tại châu Á.

Trong một bài viết trên nhật báo The Telegraph ở Anh ngày 06/01/2014, John Everard, cựu Đại sứ Anh ở Bắc Hàn, đă so sánh t́nh h́nh tại Á Đông năm 2014 với bối cảnh châu Âu năm 1914 – khi một nước Đức đang nổi (cũng giống như Trung Quốc bây giờ) t́m cách thay đổi hiện trạng để khẳng định vị thế của ḿnh. Thái độ ấy của nước Đức lúc bấy giờ đă đẩy châu Âu và thế giới vào Thế chiến thứ nhất.

Nhưng đó không phải là lần đầu tiên các chính trị gia ngoài châu Á cảnh báo nguy cơ xung đột ở đây. Chẳng hạn, trong một bài phát biểu tại Đại học Zurich, Thụy Sĩ vào tháng 11/2011, Chủ tịch Liên hiệp châu Âu (EU) Herman Van Rompuy đă chỉ ra tâm lư đối đầu và chi tiêu lớn cho quốc pḥng của các nước khu vực.

Theo ông hai khuynh hướng đó là nguyên nhân sâu xa có thể dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang toàn diện ở châu Á. Ông cũng nêu rằng nếu trong thế kỷ trước châu Âu là đại lục nguy hiểm nhất và là nguyên nhân dẫn đến hai cuộc thế chiến, giờ mọi sự chú ư của giới quan sát và các nhà chiến lược lại hướng về những diễn biến gần đây tại châu Á.

"Trong thế kỷ trước châu Âu là đại lục nguy hiểm nhất và là nguyên nhân dẫn đến hai cuộc thế chiến, giờ mọi sự chú ư của giới quan sát và các nhà chiến lược lại hướng về những diễn biến gần đây tại châu Á."

Chủ tịch EU Herman Van Rompuy

Với những nhận xét như vậy, Chủ tịch EU muốn cảnh báo rằng nếu t́nh trạng đối đầu và chạy đua vũ trang cứ tiếp diễn, châu Á có thể rơi vào xung đột, thập chí phải đối diện với những cuộc chiến như châu Âu đă từng nếm trải trong thế kỷ vừa qua.

Nếu quan sát những ǵ diễn ra tại châu Á và Đông Á nói riêng trong những năm vừa qua – đặc biệt t́nh trạng căng thẳng và đối đầu giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong thời gian gần đây – chắc ai cũng có thể nhận ra rằng hai khuynh hướng đó ngày càng gia tăng và đáng lo ngại.

Câu hỏi được đặt là tại sao hai khuynh hướng ấy càng ngày càng mạnh tại châu Á và liệu chúng có dẫn châu lục này vào một cuộc xung đột quân sự như ông Henry Kissinger cảnh báo?

Căng thẳng, đối đầu do đâu?

B52 bay trên vùng pḥng không Trung Quốc công bố trên biển Hoa Đông hôm 27/11/2013.

Có rất nhiều nguyên nhân – trực tiếp hay gián tiếp – dẫn đến t́nh trạng căng thẳng, đối đầu giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong thời gian qua.

Một trong những nguyên nhân ấy là các hiềm khích lịch sử để lại. Thời gian gần đây những hận thù quá khứ ấy không chỉ không được gạt bỏ mà c̣n được khơi dậy. Cụ thể, các cuộc ‘khẩu chiến’ mới đây giữa hai quốc gia này đều liên quan đến chiến tranh trong quá khứ.

Trong khi Bắc Kinh buộc Chính phủ Nhật phải xin lỗi về những ‘tội ác chiến tranh’ trước đây, Tokyo lại cho rằng họ đă nghiêm túc giải quyết chuyện quá khứ của ḿnh.

Yếu tố khác làm khơi dậy những nghi kỵ quá khứ và gia tăng căng thẳng giữa hai nước láng giềng là chủ nghĩa dân tộc hẹp ḥi – nếu không muốn nói là hơi quá khích – càng ngày càng trở nên phổ biến và thậm chí được khuyến khích tại Nhật Bản và Trung Quốc. Chuyện Thủ tướng Shinzo Abe tới thăm đền Yasukuni – nơi thờ những binh sĩ Nhật tử trận trong thời chiến, trong đó có một số tội phạm chiến tranh của Nhật trong Thế chiến thứ hai – và việc Trung Quốc nổi giận lên án chuyến thăm của ông Abe chứng minh điều đó.

Một lư do nữa – dù ít được giới quan sát, phân tích nhắc đến – ít hay nhiều khiến Trung Quốc có thái độ mạnh bạo, nếu không muốn nói là khá hung hăng, với Nhật Bản và một số nước khu vực khác là Trung Quốc vẫn là một quốc gia độc đảng.

Nếu là một quốc gia dân chủ, có thể Trung Quốc không có những hành động hung hăng, bành trướng – như đơn phương đưa ra đường lưỡi ḅ hay áp đặt vùng nhận dạng pḥng không – như nước này đă tiến hành.

"Ông Tập theo đuổi ‘Giấc mơ Trung Hoa’ một phần cũng v́ sự trỗi dậy của Trung Quốc. Và đây là một nguyên nhân quan trọng nữa dẫn đến t́nh trạng căng thẳng, đối đầu giữa Bắc Kinh và Tokyo"

Ba lư do trên ít hay nhiều được thể hiện qua ‘Giấc mơ Trung Hoa’ mà ông Tập Cận B́nh khởi xướng. Phần v́ cảm thấy đất nước ḿnh bị làm nhục trong quá khứ, phần v́ thấy chủ nghĩa Mác-Lê càng ngày càng mất chỗ đứng tại Trung Quốc, giới lănh đạo ở Bắc Kinh đang t́m cách khơi dậy ḷng tự tôn dân tộc nơi người dân để tiến hành ‘cuộc phục hưng vĩ đại’ và cũng qua đó có thể duy tŕ, củng cố tính chính danh cho ḿnh.

Ông Tập theo đuổi ‘Giấc mơ Trung Hoa’ một phần cũng v́ sự trỗi dậy của Trung Quốc. Và đây là một nguyên nhân quan trọng nữa dẫn đến t́nh trạng căng thẳng, đối đầu giữa Bắc Kinh và Tokyo. Nhờ sự lớn mạnh về kinh tế, Trung Quốc càng ngày càng hiện đại hóa quân đội và công khai phô trương sức mạnh quân sự của ḿnh. Chính điều này đă làm Nhật Bản và các nước khu vực khác quan ngại và buộc họ phải thay đổi chiến lược quân sự hay tăng cường quốc pḥng để pḥng vệ hoặc để đối trọng với Trung Quốc.

Một lư do khác làm tăng sự hiềm khích, căng thẳng giữa Trung Quốc với Nhật Bản và một số quốc gia trong vùng là tại đây có nhiều tranh chấp về lănh thổ, lănh hải tồn tại từ lâu và chưa được giải quyết thỏa đáng. Có thể nói không có khu vực hay châu lục nào phải đối diện với nhiều tranh chấp về chủ quyền như châu Á và Đông Á nói riêng. Và quốc gia có nhiều tranh chấp lănh thổ, lănh hải nhất trong khu vực là Trung Quốc.

Hơn nữa, vùng biển tranh chấp là vùng biển quan trọng cả về kinh tế và chiến lược. Chẳng hạn, Biển Đông – nơi Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền với một số nước ASEAN, trong đó có Việt Nam – không chỉ giàu tài nguyên thủy sản, nhiều khoáng sản, nhất là dầu khí, mà c̣n là một trong những tuyến đường hàng hải quốc tế chính yếu. Kiểm soát được vùng biển này Trung Quốc sẽ có rất nhiều thuận lợi để thực hiện giấc mơ bá quyền, bá chủ (khu vực) của ḿnh.

Thái độ mạnh bạo của Trung Quốc?

Nhật Bản tăng cường pḥng không và quân sự trong khi tiến hành các điều chỉnh về chính sách quốc pḥng.

V́ những lư do trên, trong thời gian gần đây Bắc Kinh đă có nhiều động thái khá hung hăng và chính tham vọng bành trướng, bá quyền, bá chủ khu vực ấy của họ đă làm Nhật Bản cũng như nhiều nước khác trong vùng quan ngại và buộc các quốc gia này phải lên tiếng hay thay đổi chính sách quốc pḥng để nhằm đối phó với Trung Quốc.

Điều đó cho thấy, dù có thể có những yếu tố khác tác động – như chuyện Thủ tướng Abe đi thăm đền Yasukuni hoặc quyết định thay đổi chính sách quốc pḥng của ông – Trung Quốc là quốc gia chính gây nên những căng thẳng, đối đầu hay chạy đua vũ trang ở Đông Á gần đây.

"Dù muốn hay không, Nhật Bản và nhiều nước khác không thể thụ động ngồi im chứng kiến Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự và bất chấp công luận, luật pháp quốc tế đơn phương đưa ra đường lưỡi ḅ, áp đặt vùng cấm bay hay vùng đánh bắt cá tại các vùng biển thuộc chủ quyền của ḿnh."

Vào tháng 12 năm ngoái, sau khi Thủ tướng Nhật tuyên bố gia tăng ngân sách quốc pḥng, Bắc Kinh đă cáo buộc Tokyo viện cớ an ninh quốc gia để mở rộng quân đội và cho rằng hành động ấy sẽ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.

Nhưng có thể nói chính những động thái gần đây của Trung Quốc đă buộc Nhật Bản phải thay đổi chính sách quốc pḥng để có thể chủ động đối phó với Trung Quốc. Nằm cạnh một quốc gia đang từng ngày lớn mạnh và đặc biệt khi quốc gia ấy lại có những động thái mạnh bạo, hung hăng, việc các nước láng giềng đang có tranh chấp lănh hải với Bắc Kinh như Nhật Bản gia tăng quốc pḥng hay thay đổi chiến lược quốc pḥng cũng là chuyện dễ hiểu.

Trong một bài viết trên Bloomberg ngày 29/12/2013, Kishore Mahbubani – Hiệu trưởng trường Chính sách công Lư Quang Diệu, thuộc Đại học Quốc gia Singapore và là cựu Đại sứ Singapore tại Liên Hợp Quốc – nhận định rằng Tokyo rất quan ngại về thái độ hung hăng của Bắc Kinh và cho rằng Trung Quốc càng gây hấn, Nhật càng nhanh chóng tăng cường khả năng quân sự của ḿnh và củng cố liên minh với Mỹ và các nước khu vực khác.

Đúng vậy, dù muốn hay không, Nhật Bản và nhiều nước khác không thể thụ động ngồi im chứng kiến Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự và bất chấp công luận, luật pháp quốc tế đơn phương đưa ra đường lưỡi ḅ, áp đặt vùng cấm bay hay vùng đánh bắt cá tại các vùng biển thuộc chủ quyền của ḿnh.

Lănh đạo TQ đang nuôi 'Giấc mơ Trung Hoa' khi nước này trên đà trỗi dậy

Điều đáng nói là căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản không chỉ diễn ra trong giới lănh đạo mà c̣n ở được thể hiện qua thái độ của người dân. Theo kết quả thăm ḍ dư luận mới đây của Pew Research Center – một trung tâm chuyên về thăm ḍ dư luận quốc tế đặt tại Thủ đô Washington, Mỹ – chỉ có 5% người Nhật được hỏi có thái độ tốt với Trung Quốc trong khi đó có đến 90% người Trung Quốc không có thiện cảm với Nhật.

Cũng theo kết quả của trung tâm này, năm 2007 có đến 29% người Nhật có thiện cảm với Trung Quốc nhưng năm 2013 con số đó chỉ là 5%. Điều này cũng chứng tỏ rằng những động thái của Trung Quốc trong những năm qua có tác động rất lớn đến dư luận người Nhật. Một kết quả khác cũng đáng nêu lên là có đến 96% người Nhật và 91% người Hàn Quốc được hỏi cho rằng sự lớn mạnh của Trung Quốc không tốt cho đất nước của họ.

Đối đầu sẽ dẫn đến xung đột?

Có thể nói kể từ khi kết thúc Chiến tranh lạnh tới nay, chưa lúc nào Đông Á rơi vào t́nh trạng căng thẳng, đối đầu như hiện nay. Tuy vậy, một cuộc xung đột vũ trang giữa Trung Quốc và Nhật Bản hay giữa Trung Quốc và một quốc gia khu vực nào đó khó có thể xảy ra – ít nhất là trong những năm tới.

"Một trong những lư do xung đột quân sự như vậy khó diễn ra trong thời gian tới là v́ Trung Quốc và Nhật Bản phụ thuộc vào nhau rất nhiều về mặt kinh tế. Hiện tại Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc và Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật."

Một trong những lư do xung đột quân sự như vậy khó diễn ra trong thời gian tới là v́ Trung Quốc và Nhật Bản phụ thuộc vào nhau rất nhiều về mặt kinh tế. Hiện tại Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc và Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật. Ước tính kim ngạch mậu dịch giữa hai nước lên tới 340 tỷ đôla. V́ vậy, bất cứ một cuộc xung đột nào sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến kinh tế hai nước. Giới phân tích thường nêu lập luận này để loại trừ khả năng xung đột vũ trang Trung-Nhật.

Về phía Trung Quốc, dù đang trở thành cường quốc thứ hai thế giới và số một khu vực về quân sự và có những động thái mạnh bạo trong thời gian qua, có thể giới lănh đạo nước này vẫn chưa muốn hay không thể có một hành động khiêu chiến nào đó lúc này v́ nếu làm như vậy Trung Quốc sẽ chịu rất nhiều tổn thất. Như bài viết của John Everard nhận định, nếu một cuộc xung đột vũ trang giữa Trung Quốc với Nhật hay một quốc gia nào đó trong khu vực xảy ra, Mỹ sẽ vào cuộc v́ Washington đă thiết lập các liên minh quân sự với Nhật và nhiều nước trong vùng. Đây là một điều Bắc Kinh không muốn.

Hơn nữa, ngoài Bắc Hàn và một số ít quốc gia khác như Pakistan, đến giờ Trung Quốc vẫn không có nhiều đồng minh tại châu Á và hầu hết các nước trong khu vực đều có tranh chấp lănh thổ với Trung Quốc.

Do vậy, nếu Bắc Kinh tiến hành một cuộc chiến hay có một hành động hung hăng quá trớn nào đó lúc này, không chỉ Mỹ vào cuộc mà các nước trong khu vực cũng sẽ liên minh với nhau để đối phó với Trung Quốc. Chẳng hạn, trước những động thái gần đây của Bắc Kinh, một ủy ban thuộc Chính phủ Nhật dự kiến kêu gọi nước này cho phép quân đội giúp đỡ các đồng minh trong khu vực nếu các đồng minh bị tấn công.

Hàn Quốc đang điều chỉnh chiến lược quân sự ở khu vực trong lúc tiếp tục đối phó với Bắc Hàn.

Và trên hết, Mỹ, Liên hiệp châu Âu và cộng đồng quốc tế nói chung và các nước khác tại Đông Á nói riêng cũng hiểu rơ rằng một cuộc xung đột vũ trang giữa Trung Quốc và Nhật sẽ tác động xấu lên nền kinh tế thế giới và có thể đẩy đưa không chỉ Đông Á mà cả thế giới vào một cuộc chiến. Do đó, không ai muốn chuyện đó xảy ra và sẽ t́m cách ngăn ngừa nó.

Không loại trừ hoàn toàn xung đột

Nói thế không có nghĩa là loại trừ hoàn toàn khả năng xung đột quân sự tại Đông Á. Chẳng hạn, trong một bài viết được đăng trên Tạp chí Foreign Policy hôm 04/10/2012, Michael Auslin nhắc lại rằng vào năm 1909, Norman Angell – một chính trị gia người Anh và cũng là một nhà báo – quả quyết rằng v́ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, các nước châu Âu không thể đánh chiếm lẫn nhau. Nhưng chỉ năm năm sau đó, chiến tranh bùng nổ tại châu lục này.

Một bài viết của Michael Crowley trên tạp chí Time ngày 02/12/2013 cho rằng v́ những hiềm khích quá khứ và đối đầu hiện tại giữa Trung Quốc và Nhật Bản một cuộc chiến có thể xảy ra.

"Khác hẳn với châu Âu và thậm chí cả châu Phi, châu Á không có một cơ chế nào có thể giúp giải quyết ổn thỏa tranh chấp, xung đột giữa các nước"

John Everard, cựu Đại sứ Anh ở Bắc Hàn

Dù không nghĩ những căng thẳng, tranh chấp hiện tại sẽ biến thành một cuộc đối đầu quân sự, John Everard nhận định rằng những tranh chấp ấy cũng không thể giải quyết một cách ḥa b́nh trong tương lai ngắn và như vậy căng thẳng, đối đầu sẽ tiếp diễn. Một lư do ông đưa ra là khác hẳn với châu Âu và thậm chí cả châu Phi, châu Á không có một cơ chế nào có thể giúp giải quyết ổn thỏa tranh chấp, xung đột giữa các nước.

Nhận định ấy ít hay nhiều có cơ sở v́ đến giờ các cơ chế như Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) hay Hội nghị bộ trưởng quốc pḥng ASEAN mở rộng (ADMM+) – ba diễn đàn quy tụ 10 nước ASEAN, Mỹ, Nga và các nước lớn trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc – được các nước ASEAN khởi xướng để đối thoại về các vấn đề an ninh khu vực không làm giảm hay giải quyết được các tranh chấp, căng thẳng ở Đông Á.

V́ vậy, dù xung đột vũ trang khó hay không xảy ra – như Michael Auslin đă từng dự đoán cách đây gần hai năm – những căng thẳng, đối đầu hiện tại có thể đây đưa châu Á vào ‘một cuộc chiến tranh lạnh’ trong những năm hay thậm chí những thập niên tới. Và điều này cũng có nghĩa là khu vực này vẫn phải luôn đối diện với nhiều nguy cơ xung đột, bất ổn.

Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, một người đang làm nghiên cứu tại Global Policy Institute, London.

BBC