VĂN HỌC VÀ NGHỆ THUẬT

 

 

Trường y ở Mỹ ngày càng chuộng khối xã hội nhân văn

There are no translations available.

“Việc tính được tốc độ rơi tự do của một vật khi ta thả từ trên cây xuống đất không tạo nên một bác sĩ tài giỏi hơn.” - Gail Morrison, người điều hành bộ phận tuyển sinh của Đại học Y thuộc Đại học Pennsylvania (Hoa Kỳ).

Khi khoa học công nghệ ngày càng có nhiều bước tiến vượt bậc khiến việc thực hành y khoa ngày càng trở nên phức tạp thì giới giáo dục ngành y tại Mỹ lại đang có một cái nhìn mới hơn về ngành đào tạo bác sĩ.

Nhiều nhà tuyển sinh các trường y khoa ở Mỹ đang xu hướng vượt ra khỏi bức rào cản “sinh viên chuyên ngành hóa – sinh” để tìm kiếm những ứng cử viên sáng giá vừa có óc phân tích nghiên cứu khoa học vừa biết quan tâm đến người xung quanh chứ không phải chỉ là những “con mọt sách”.

thi văn học y, tuyển sinh, Mỹ, ngành y, môn văn

Sinh viên Trường ĐH Y Antiqua nghe giáo sư giảng bài. - Ảnh: AUA med blog

Gwen Garrison, Phó chủ tịch bộ phận phụ trách nghiên cứu của Hiện các trường y khoa của Mỹ cho biết: “Các trường y khoa của Hoa Kỳ đang tìm kiếm những sinh viên tiềm năng bằng cách xem xét trình độ học vấn song song với việc nhìn vào lòng trắc ẩn, mức độ cảm thông với người khác của mỗi ứng viên.”

“Điều này khiến cho ngày càng nhiều các sinh viên chuyên ngành xã hội nhân văn đủ điều kiện ứng tuyển và các nhà tuyển dụng tỏ ra khá hài lòng với những sinh viên này.” – Garrison nói.

Năm 1999, Mỹ đã thực hiện một cuộc khảo sát quốc gia với đối tượng là tất cả sinh viên y khoa vừa kết thúc năm nhất trên cả nước. Kết quả cuộc khảo sát cho thấy 58% các sinh viên bỏ bê các tiết học khoa học xã hội vì các sở thích cá nhân. Con số này ở những sinh viên vừa mới nhập học còn lên tới 70%.

Điều này là bằng chứng cho hiện trạng các sinh viên y khoa xuất thân từ ‘dân’ khoa học tự nhiên đang ngày càng mất dần những nền tảng kiến thức khoa học về xã hội và con người.

 

thi văn học y, tuyển sinh, Mỹ, ngành y, môn văn

 

Còn trong kỳ thi MCAT (kỳ thi chuẩn quốc gia đánh giá kiến thức tổng hợp dành cho ứng viên thi tuyển ngành y của Mỹ), các sinh viên chuyên ngành xã hội và nhân văn cũng được đánh giá tốt hơn các sinh viên còn lại. Điển hình là năm 2006, sinh viên chuyên ngành xã hội nhân văn đã vượt xa sinh viên chuyên ngành sinh học trong tất cả các môn.

Nhiều năm qua, các sinh viên khoa học tự nhiên nộp hồ sơ vào trường y luôn chiếm số lượng áp đảo, với 65% ứng viên đều xuất thân là ‘dân tự nhiên’ với các chuyên ngành như khoa học vật lý, sinh học…

Nhưng vài năm trở lại đây, con số này đang có xu hướng biến đổi khi mà Gail Morrison, người điều hành bộ phận tuyển sinh của Đại học Y thuộc Đại học, Mỹ đã tiến hành thay đổi tiêu chuẩn xét duyệt 6500 bộ hồ sơ nộp vào trường mỗi năm. Bà cho biết Pennsylvania không tìm kiếm những ứng viên chỉ biết miệt mài ‘cắm đầu’ vào sách giáo khoa và nghiên cứu.

“Việc tính được tốc độ rơi tự do của một vật khi ta thả từ trên cây xuống đất không tạo nên một bác sĩ tài giỏi hơn.” - Gail Morrison nói.

Bà Gail cho biết khoảng 40% sinh viên được Đại học Y Pennsylvania chấp nhận là những sinh viên không phải là sinh viên chuyên ngành khoa học tự nhiên. Con số này cũng tăng đều đặn trong suốt 20 năm qua.

Đại học Y Mount Sinai, New York có cả một chương trình cụ thể để thu hút sinh viên chuyên ngành xã hội nhân văn. Mỗi năm trường tuyển chọn khoảng 30 sinh viên đang học năm thứ 2 chuyên ngành xã hội nhân văn của tất cả các trường đại học trên khắp nước Mỹ.

Mount Sinai sẽ cho họ một ‘suất’ học ở Trường Y Mount Sinai mà không cần phải thi tuyển MCAT (kỳ thi chuẩn quốc gia dành cho tuyển sinh ngành y), với điều kiện là phải tốt nghiệp các chuyên ngành xã hội nhân văn đang theo học trước khi bắt đầu theo học tại Đại học Y Mount Sinai.

thi văn học y, tuyển sinh, Mỹ, ngành y, môn văn

“Sinh viên có nền tảng kiến thức về xã hội nhân văn thường nhìn người bệnh dưới một góc nhìn khác hơn. Người bệnh trước khi là một bệnh nhân thì họ là một con người, giống như chúng ta”

Còn dưới góc nhìn của một sinh viên xã hội nhân văn, y học không chỉ là chữa bệnh mà còn là ngành khoa học có thể giúp đỡ mọi người xung quanh.

Miki Rifkin - giám đốc chương trình tuyển chọn sinh viên nhân văn của Đại học y Mount Sinai cũng nhận xét rằng: “Sinh viên có nền tảng kiến thức về xã hội nhân văn thường nhìn người bệnh dưới một góc nhìn khác hơn. Người bệnh trước khi là một bệnh nhân thì họ là một con người, giống như chúng ta”.

Một tuần sau khi theo học chuyên ngành y tại Viện Đại học Washington-St. Louis, tiểu bang Missouri, Hoa Kỳ, Ryan Jacobson đã phải xem xét lại ước mơ trở thành bác sĩ của mình. Lớp sinh - hóa học chuyên ngành của Ryan quá đông sinh viên, mọi người hoàn toàn lạnh nhạt và chỉ muốn cạnh tranh với nhau.

“Khi ngồi trên lớp, tôi cảm thấy đây không phải là cuộc sống tôi mong muốn ở 4 năm đại học, môi trường này thực sự không phù hợp với tôi.” – Ryan nói. Sau đó Ryan đã đăng kí học khoa Lịch sử và tìm được nơi phù hợp với cậu hơn.

Tuy nhiên, ước mơ trở thành một bác sĩ vẫn không hề thay đổi. Vì vậy, Ryan Jacobson vừa học chuyên ngành lịch sử vừa tham gia các khóa học về toán và khoa học cần thiết ở trường y, và sau khi tốt nghiệp, Ryan bắt đầu theo học ngành y tại Đại học Illinois. Ryan cho biết việc có bằng cử nhân lịch sử giúp anh rất nhiều trong việc học tập và nghiên cứu chuyên sâu về y khoa.

“Những kiến thức và kinh nghiệm ở 4 năm đại học trước đã giúp tôi biết cách tiếp cận vấn đề từ nhiều góc nhìn khác nhau. Xuất thân là sinh viên xã hội nhân văn cũng giúp tôi biết cách lắng nghe người khác.

Ngoài ra, sinh viên xã hội nhân văn còn có kỹ năng tổng hợp thông tin tốt hơn khi đứng trước một bức tranh tổng thể. Hi vọng những nền tảng đó sẽ giúp ích cho tôi khi theo học ngành y.”

Thu Phương(Theo Newsweek)

 Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/201872/truong-y-o-my-ngay-cang-chuong-khoi-xa-hoi-nhan-van.html