GIÁO HỘI HIỆN THẾ
Dẫn
nhập của người dịch: Ngày
15/9/1965, khi Công Đồng Chung Vaticanô II sắp sửa bế mạc vào ngày 8/12/1965, để đáp ứng ước
muốn của các nghị phụ công đồng, Đức
Thánh Cha Phaolô VI đã thiết lập thông lệ Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới như một
cơ cấu tham vấn định kỳ của Giáo Hoàng cho thiện ích của Giáo Hội trong thế giới
ngày nay.
Nhân
dịp 50 năm thiết lập cơ cấu tham vấn định kỳ trong hàng giáo phẩm này,
sáng hôm
Thứ Bảy 17/10/2015, trong công nghị của Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường
Lệ XIV 4-25/10/2015 về "Ơn gọi và sứ vụ của gia đình trong Giáo Hội và thế
giới
ngày nay", Đức Thánh Cha Phanxicô (như hình ở đây) đã
nói
một bài được tuyển dịch một
số câu tiêu biểu như
sau.
"Thượng Nghị luôn tác hành một cách
cum Petro et sub Petro - cùng Giáo Hoàng và
phụ Giáo Hoàng"
Trong lúc Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XIV đang
diễn tiến đây thì tôi hân hoan tưởng niệm 50 năm việc thiết lập
Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới và chúc tụng tôn vinh
Chúa về Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới. Từ Công Đồng Chung Vaticanô II
cho đến Thượng Nghị hiện nay về Gia Đình,
chúng ta từ từ đã học biết được cái cần thiết và
vẻ đẹp của "việc cùng nhau tiến bước"...
(2 đoạn kế tiếp ngài chào các nghị phụ và tưởng nhớ đến
từng vị Tổng Bí Thư của các thượng nghị từ đầu tới trước thượng nghị này).
Từ khi bắt đầu thừa
tác vụ làm Giám Mục Rôma, tôi đã có ý định tăng bổ Thượng
Nghị này, một trong những di sản quí báu nhất của Công Đồng Chung Vaticanô
II. Đối với Giáo Hoàng Chân
Phước Phaolô VI thì Thượng
Nghị Giám Mục Thế Giới nhắm đến chỗ làm sao để có thể sống động hóa hình ảnh
của Công Đồng Chung và phản ảnh tinh thần cùng phương pháp của công đồng.
Cũng vị Giáo Hoàng này đã mong muốn rằng cơ cấu Thượng Nghị này "được cải
tiến qua giòng thời gian". ....
Ở một nghĩa nào đó, những gì Chúa đòi hỏi chúng ta
thì đã được chất chứa nơi chữ "synod". Cùng nhau bước đi - Giáo dân, Mục tử
và Giám mục Rôma - là một ý niệm dễ nói mà làm khó. Sau khi tái lập lại rằng
Dân Chúa được bao gồm tất cả những ai đã lãnh nhận Phép Rửa, thành phần được
kêu gọi "thành một tòa nhà thiêng liêng và một thánh chức linh mục",
Công Đồng Chung Vaticanô II liền tuyên bố "toàn thể cơ cấu tín
hữu, được Đấng Thánh xức dầu, không thể sai lầm nơi những vấn đề về niềm
tin, và thể hiện thực tại này bằng một cảm quan đức tin siêu
nhiên của toàn thể dân Chúa, khi mà 'từ các vị giám
mục cho đến người tín hữu cuối cùng' đều bày tỏ việc
họ hoàn toàn đồng ý về các vấn đề đức tin và luân lý".....
Tiến trình Thượng Nghị tiến đến
tột đỉnh nơi việc lắng nghe Vị Giám Mục Rôma, vị được kêu gọi để công bố với
tư cách là "mục tử và thày dạy của tất cả mọi Kitô hữu", không phải căn cứ
vào các niềm xác tín riêng tư của ngài mà là như một chứng nhân tối hậu cho
"totius fides Ecclesiae - đức tin của toàn thể Giáo
Hội", một bảo đảm viên cho việc tuân
phục của Giáo Hội cũng như việc
tuân hợp với ý muốn của Thiên Chúa, với Phúc Âm của Chúa Kitô và với
Truyền Thống của Giáo Hội.
Thượng
Nghị luôn tác hành một cách cum
Petro et sub Petro - cùng Giáo Hoàng và phụ Giáo Hoàng -
chẳng những cùng Giáo Hoàng mà còn phụ Giáo Hoàng nữa. Thật
vậy, vị Giáo Hoàng, theo ý muốn của Chúa, là "nguồn mạch và là nền tảng của
mối hiệp nhất vĩnh viễn và hữu hình cho cả các
vị giám mục cũng như đông đảo thành
phần tín hữu". Điều
này được liên hệ tới ý niệm "hiệp thông giáo phẩm" được Công Đồng Chung
Vaticanô II sử dụng: các vị Giám Mục được
liên kết với Giám Mục Rôma bằng liên hệ của mối hiệp thông phẩm trật (với
Giáo Hoàng) và đồng thời theo phẩm trật lại phụ
thuộc vào ngài như đầu của giáo phẩm đoàn (phụ
Giáo Hoàng)...
Nếu
chúng ta hiểu
như Thánh Gioan Chrysostom là "giáo
hội đồng nghĩa với đồng hành", vì Giáo
Hội chẳng có nghĩa gì khác ngoài cuộc hành trình chung của Đàn
Chiên Thiên Chúa dọc theo con đường lịch sử hướng đến cuộc hội ngộ với Chúa
Kitô,
thì chúng ta cũng hiểu được rằng trong Giáo Hội không ai được nâng lên cao
hơn ai. Trái lại, trong Giáo Hội mỗi người cần phải "hạ mình xuống" để phục
vụ anh chị em của mình trong cuộc hành trình này.
Chúa Giêsu đã thiết lập Giáo Hội bằng
cách đặt Tông Đồ Đoàn làm đầu Giáo Hội với tông đồ Phêrô là "tảng đá"
(xem Mathêu 16:18), vị sẽ củng cố đức tin cho anh em của mình (xem Luca
22:32). Thế nhưng, trong
giáo hội này, như nơi một kim tự tháp lộn ngược, đỉnh của nó lại là ở dưới
nền. Vì
những ai hành sử quyền bính thì được gọi là "thừa tác viên".
Vì theo nguyên nghĩa của chữ này thì họ là kẻ hèn mọn nhất. Chính vì để phục
vụ dân Chúa mà mỗi một vị Giám Mục đối với nhóm đàn chiên được úy thác cho
các vị trở
nên vị đại
diện Chúa Kitô (vị đại diện của Chúa Giêsu là Đấng đã cúi mình xuống trong
Bữa Tiệc Ly để rửa chân cho các Tông Đồ - xem Gioan 13:1-15). Tương tự như
thế, Vị Thừa Kế Thánh Phêrô chính là tôi tớ của các tôi tớ Thiên Chúa vậy.
Chúng ta đừng bao giờ
quên điều ấy! Đối với thành phần môn đệ của
Chúa Giêsu, hôm qua cũng như hôm nay và mãi mãi, thì quyền bính duy nhất là
quyền bính của phục vụ, quyền lực duy nhất là quyền lực của thập giá,
như lời của Thày dạy: "Các con biết rằng thành phần cai trị chư dân làm chúa
của họ và những kẻ lãnh đạo của họ
thì đàn áp
họ. Các con không thể nào như thế, trái lại, ai muốn làm lớn trong các con
thì phải làm đầy tớ của các con, và ai muốn làm đầu thì phải làm nô lệ cho
các con" (Mathêu 20:25-27). "Giữa các con không được như
thế":
nơi
lời này chúng ta chạm đến cái cốt
lõi của mầu nhiệm Giáo Hội và nhờ đó mà hiểu được
việc phục vụ của hàng giáo phẩm...
Tôi
xác tín rằng nơi một Giáo Hội Đồng Hành thì việc hành sử quyền bính tối
thượng của giáo hoàng sẽ được sáng
ngời hơn. Tự
mình, Giáo Hoàng không ở trên Giáo Hội; mà là bên trong Giáo Hội, ngài cũng
là một trong thành phần được lãnh nhận phép rửa, và trong Giám Mục Đoàn, như
vị Giám Mục trong số các giám mục; như một vị đồng thời được kêu gọi như vị
Thừa Kế Thánh Phêrô - để dẫn dắt Giáo Hội Roma là Giáo Hội chủ trì
trong đức ái trên tất cả mọi Giáo Hội khác.....
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tuyển dịch kèm
theo nhan đề và những chỗ tự
nhấn mạnh.
http://www.zenit.org/en/articles/pope-francis-address-at-commemorative-ceremony-for-50th-anniversary-of-synod-of-bishops