GIÁO HỘI HIỆN THẾ
"Chúa Giêsu đã tỏ mình ta như là một vị vua. Khi nào? Nơi biến cố thập giá... Đối với Kitô hữu, khi nói về quyền năng và sức mạnh là họ muốn ám chỉ quyền năng của thập giá cũng như đến sức mạnh của tình yêu Chúa Giêsu"
Đức Thánh Cha - Huấn Từ Truyền Tin CN Chúa Kitô Vua
Xin chào anh chị em thân mến!
Vào ngày Chúa Nhật cuối cùng của phụng niên này, chúng ta cử hành Lễ Trọng Chúa
Kitô Vua. Bài Phúc Âm hôm nay giúp chúng ta chiêm ngắm Chúa Giêsu khi Người tỏ
ra trước Philatô như là một vị vua của một vương quốc "không thuộc về thế gian
này". Điều này không có nghĩa Chúa Kitô là vua của một thế giới khác, mà Người
là một loại vua khác; nhưng Người là vua ở trong thế giới này.
Ở đây chúng ta thấy xẩy ra một thứ tương phản giữa hai thứ lý lẽ. Thứ lý lẽ trần
gian căn cứ vào những gì là tham vọng, là tranh giành, là chiến đấu bằng những
khí giới của sợ hãi, của mua
chuộc, của việc mạo
dụng lương tri. Trái lại, lý lẽ của Phúc Âm, tức lý lẽ của Chúa Giêsu, được thể
hiện nơi sự khiêm hạ và tri ân. Lý lẽ này được âm thầm nhưng tác hiệu xác nhận
bởi quyền lực của chân lý. Các
vương quốc trên thế giới này đôi khi được củng cố bằng ngạo mạn, bằng kình địch,
bằng áp đảo; vương quốc của Chúa Kitô là "một vương quốc của công lý, yêu thương
và bình an".
Chúa Giêsu đã tỏ mình ta như là một vị vua. Khi nào? Nơi
biến cố thập giá. Người ta nhìn lên cây thập giá này họ không
thể nào không thấy được cái nhưng không lạ lùng của tình yêu thương. Tuy thế
vẫn có người nói rằng: "Thế nhưng thưa
cha, đó là một thứ thảm bại!" Chính ở nơi cái thất bại của tội lỗi mà tội lỗi là
một thất bại. Nơi
cái thảm bại của những gì con người tham vọng mới có được cuộc chiến thắng của
thập giá, mới có cái nhưng không của yêu thương. Tình yêu tỏ hiện nơi cái thảm
bại của thập giá. Tình yêu là những gì nhưng không được Chúa Giêsu cống hiến cho
chúng ta.
Đối với Kitô hữu, khi nói về quyền năng và sức mạnh là họ
muốn ám chỉ quyền năng của thập giá cũng như đến sức mạnh của tình yêu Chúa
Giêsu: một thứ tình yêu vẫn vững mạnh và trọn vẹn, cho dù có bị ruồng rẫy, và là
một tình yêu được tỏ ra như là mức độ viên trọn của một sự sống được tuôn đổ ra
nơi việc hoàn toàn trao phó sự sống mình cho lợi ích của nhân loại. Trên
Đồi Canvê, những kẻ qua đường và thành phần lãnh đạo đã nhạo cười Chúa Giêsu bị
đóng đanh vào thập giá và họ thách thức Người rằng "hãy tự cứu lấy bản thân mình
bằng cách xuống khỏi thập giá. Hãy tự cứu lấy bản thân mình".
Thế nhưng, ngược ngạo thay, chân lý của Chúa Giêsu thật sự đã lật ngược lại
Người bằng lời châm biếm của thành phần đối phương của Người: "Hắn không thể nào
cứu được bản thân mình!" Nếu
Chúa Giêsu đã xuống khỏi thập giá thì Người đã chiều theo các xu hướng của vua
chúa trần gian. Trái lại, Người không thể cứu lấy bản thân mình để có thể cứu
lấy những người khác, vì Người thực sự đã hiến mạng sống mình cho chúng ta, cho
mỗi một người chúng ta. Khi
nói "Chúa Giêsu đã hiến mạng sống mình cho thế giới" là đúng. Thế nhưng, còn
tuyệt vời hơn nữa khi nói: "Chúa Giêsu đã hiến mạng sống mình cho tôi".
Và hôm nay đây, ở Quảng Trường này, mỗi người chúng ta hãy nói trong lòng mình
rằng: "Người đã hiến mạng sống mình cho tôi, để có thể cứu lấy mỗi
người chúng tôi khỏi tội lỗi của chúng tôi".
Ai đã hiểu được điều ấy? Một trong những tử tội đã bị đóng
đinh với Người đã hiểu được điều này một cách rõ ràng, một tử tội được gọi là
"người trộm lành", lên tiếng van xin Người rằng: "xin Ngài hãy nhớ đến tôi khi
Ngài về vương quốc của Ngài". Thế
nhưng, đó lại là một tên tử tội, một con người hư hỏng, và hắn ở đó thực sự là
vì hắn đã bị án tử về tất cả những gì hung ác hắn đã
gây phạm trong cuộc
đời của hắn. Thế nhưng, qua cách thức tác hành của Chúa Giêsu, qua sự hiền lành
của Người, hắn đã thấy được tình yêu. Sự
uy nghi cao cả của Chúa Giêsu không đè nén chúng ta, trái lại, còn giải thoát
chúng ta khỏi các thứ yếu hèn và khốn nạn của chúng ta, phấn khích chúng ta bước
đi trên con đường của thiện nhân, con đường hóa giải và con đường
tha thứ. Chúng ta hãy nhìn vào thập giá
của Chúa Giêsu, chúng ta hãy nhìn vào "người trộm lành", và hãy cùng nhau nói
những gì người trộm lành này
đã nói: Thưa Ngài Giêsu, xin hãy nhớ đến tôi khi Ngài về vương quốc của Ngài.
Nào chúng ta hãy cùng nhau nói: "Thưa Ngài Giêsu, xin hãy nhớ đến tôi khi Ngài
về vương quốc của Ngài". Và khi chúng ta cảm thấy chúng ta hèn yếu, chúng ta là
tội nhân, bị thảm bại, là lúc chúng ta xin Chúa Giêsu hãy nhìn
đến chúng ta mà rằng: "Chúa ở đấy. Xin đừng quên con nhé".
Đối diện với rất
nhiều rạn nứt trên thế giới này và quá nhiều thương tích nơi xác thịt của con
người, chúng ta hãy xin Đức Trinh Nữ Maria hãy bảo trì chúng ta trong
việc chúng ta dấn thân noi gương bắt chước Chúa Giêsu, đức vua của chúng ta, để làm
cho vương quốc của Người hiện diện bằng những cử chỉ dịu dàng, thông cảm, thương
xót.
(Sau Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói tiếp:)
Thứ Tư tới đây, tôi bắt đầu chuyến đi Phi Châu để viếng thăm Kenya, Uganda và
Cộng Hóa Trung Phi. Tôi xin tất cả anh chị em hãy cầu cho chuyến đi này, để đối
với tất cả những anh chị em thân yêu này cũng như với tôi, nó trở thành một dấu
hiệu gần gũi và yêu thương. Chúng ta hãy cùng nhau xin Vị Trinh Nữ này chúc lành
cho những mảnh đất thân yêu ấy, để những mảnh đất này có được bình an và thịnh
vượng.
http://www.zenit.org/en/articles/angelus-address-on-jesus-as-king
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch (kèm theo nhan đề và những chỗ nhấn mạnh tự ý)