GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

Đức Thánh Cha Phanxicô - Tông Du 3 Nước Mỹ Châu Latinh: Ecuador, Bolivia và Paraguay 5-13/7/2015

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp và tuyển dịch

http://w2.vatican.va/content/francesco/en/travels/2015/outside/documents/papa-francesco-ecuador-bolivia-paraguay-2015.html


Diễn Từ ngỏ cùng  Các Phong Trào Quần Chúng ở Cuộc Họp Thế Giới Lần 2 tại Expo Feria Exhibition Centre Bolivia Thứ Năm 9/7/2015


"Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với anh chị em về vấn đề thay đổi mà chúng ta muốn và cần... Thế nhưng, giờ đây tôi muốn nói về vấn đề thay đổi ở một ý nghĩa khác. Đó là thứ thay đổi tích cực, một thứ thay đổi tốt đẹp cho chúng ta, một thứ thay đổi - chúng ta có thể nói - cứu vớt.... Thời gian dường như không còn nữa, chúng ta chưa xâu xé tan tành nhau ra, nhưng chúng ta đang xâu xé ngôi nhà chung của chúng ta".

1- Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc công nhận rằng cần phải thay đổi. Ở đây tôi muốn làm sáng tỏ vấn đề để tránh hiểu lầm, đó là tôi đang nói về các vấn đề chung đối với tất cả nhân dân Mỹ Châu Latinh, và tổng quát hơn, đối với nhân loại nói chung. Chúng là những vấn đề toàn cầu mà hôm nay đây không một quốc gia nào có thể tự mình giải quyết được. Với vấn đề được làm sáng tỏ như thế, giờ đây tôi đề nghị chúng ta đặt ra những câu hỏi như sau:

Chúng ta có nhận thức được rằng có một điều gì đó sai phạm trong một thế giới có rất nhiều nông dân mà chẳng có đất đai gì hết, có rất nhiều gia đình mà chẳng có nhà ở, có rất nhiều công nhân mà chẳng có quyền lợi, có rất nhiều người mà phẩm vị chẳng được tôn trọng hay chăng?

Chúng ta có nhận thấy rằng có một điều gì đó sai phạm khi xẩy ra rất nhiều cuộc chiến tranh vô nghĩa đang bùng nổ và những hành động bạo lực huynh đệ tương tàn đang xẩy ra ngay cửa nhà của chúng ta hay chăng? Chúng ta có nhận thấy có một điều gì đó sai phạm khi đất, nước, khí và các sinh vật của thế giới chúng ta đang liên lỉ bị đe dọa hay chăng?

Chúng ta đừng sợ khi phải nói rằng chúng ta cần thay đổi; chúng ta cần đổi thay. Trong các bức thư của anh chị em cũng như trong các cuộc họp của chúng ta, anh chị em đã đề cập đến nhiều hình thức loại trừ và bất công anh chị em trải qua ở sở làm, ở hàng xóm láng giềng và ở khắp nơi. Chúng thì nhiều và đa dạng, như những đường lối anh em em sử dụng để đương đầu với chúng thì nhiều và đa dạng vậy. Tuy nhiên, có một cái lõi liên kết hết mọi hình thức loại trừ ấy lại với nhau chúng ta có thể nhận ra nó hay chăng? Những vấn đề này không phải là những vấn đề riêng lẻ. Tôi trộm nghĩ chúng ta có thấy rằng những thực tại hủy hoại này thuộc về một hệ thống đã có tầm vóc toàn cầu. Chúng ta có nhận thức rằng cái cơ cấu ấy đã áp đặt thứ tâm thức lợi lộc với bất cứ giá nào, chẳng quan tâm gì đến việc loại trừ trong xã hội hay việc hủy hoại của thiên nhiên? 

Nếu thực sự là thế thì tôi muốn nhấn mạnh là chúng ta đừng sợ lên tiếng nói rằng chúng tôi muốn thay đổi, một đổi thay thực sự, một thay đổi có cơ cấu đàng hoàng. Cơ cấu này hiện nay bất khả chấp: các nông gia thấy nó bất khả chấp, các công nhân thấy nó bất khả chấp, các cộng đồng thấy nó bất khả chấp, các dân tộc thấy nó bất khả chấp... Chính trái đất - người chị em của chúng ta, Thổ Mẫu, như Thánh Phanxicô nói - cũng thấy nó bất khả chấp. 

Chúng tôi muốn đổi thay trong cuộc sống của chúng tôi, trong hàng xóm láng giềng của chúng tôi, trong thực tại hằng ngày của chúng tôi. Chúng tôi muốn một thứ đổi thay có thể tác dụng toàn thế giới này, vì tính chất liên thuộc đòi phải có sự đáp ứng toàn cầu cho các vấn đề địa phương. Tính chất toàn cầu hóa về niềm hy vọng, một hy vọng xuất phát từ các dân tộc và đâm rễ nơi thành phần nghèo khổ, cần phải thay thế thứ toàn cầu hóa loại trừ và dửng dưng!

Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với anh chị em về vấn đề thay đổi mà chúng ta muốn và cần. Anh chị em biết rằng mới đây tôi đã viết về các vấn đề thay đổi khí hậu. Thế nhưng, giờ đây tôi muốn nói về vấn đề thay đổi ở một ý nghĩa khác. Đó là thứ thay đổi tích cực, một thứ thay đổi tốt đẹp cho chúng ta, một thứ thay đổi - chúng ta có thể nói - cứu vớt. Vì chúng ta cần đến nó. Tôi biết rằng anh chị em đang tìm kiếm sự đổi thay, không phải chỉ cho riêng anh chị em: trong các cuộc gặp gỡ khác nhau của tôi, trong các chuyến đi khác nhau của tôi, tôi đã cảm thức được một sự mong đợi, một sự trông mong, một khát vọng về sự thay đổi, nơi dân chúng ở khắp thế giới. Ngay cả trong thành phần thiểu số nhỏ hẹp hơn vốn tin rằng cơ cấu hiện nay là những gì lợi ích, cũng có một cảm thức bất mãn lan rộng, thậm chí còn chán nản nữa. Nhiều người đang hy vọng một đổi thay có khả năng làm cho họ thoát khỏi bị cá nhân chủ nghĩa trói buộc và khỏi cảnh chán chường từ đó mà ra.  

Anh chị em thân mến, thời gian dường như đang không còn nữa, chúng ta chưa xâu xé tan tành nhau ra, nhưng chúng ta đang xâu xé ngôi nhà chung của chúng ta. Hôm nay, cộng đồng khoa học nhận thức những gì người nghèo đã từng nói với chúng ta từ lâu, đó là cái nguy hại, có lẽ là một cái nguy hại bất khả vãn hồi, đang gây ra cho guồng máy kinh tế. Trái đất, tất cả các dân tộc và những con người cá biệt đang bị trừng phạt một cách tàn bạo. Và ở đằng sau tất cả những đớn đau, chết chóc và hủy hoại này còn có một mùi hôi thối của những cái được Basil of Caesarea (một trong những thần học gia tiên khởi của Giáo Hội) gọi là "phân thối của ma quỉ"Đó là một thứ theo đuổi thả lỏng theo các qui luật về tiền bạc. Việc phục vụ cho công ích bị loại trừ. Một khi cái vốn liếng trở thành thần tượng và chi phối các quyết định của con người, một khi lòng tham lam tiền bạc ngự trị trên toàn bộ cơ cấu kinh tế xã hội, thì nó làm cho xã hội bị tàn rụi và nô lệ hóa con người ta, nó hủy hoại tình huynh đệ nhân loại, nó làm cho con người đối nghịch nhau, và như chúng ta đều thấy rõ, nó thậm chí gây nguy hại cho ngôi nhà chung của chúng ta

Tôi không cần tiếp tục diễn tả những tác dụng xấu xa của cái độc tài tinh vi này: anh chị em đã quá biết chúng. Cũng chẳng cần phải vạch ra những căn nguyên về cơ cấu của cuộc khủng hoảng về xã hội và môi trường ngày nay. Chúng ta đang chịu khổ đau bởi một thứ chuẩn đoán thái quá, một thứ chuẩn đoán có những lúc dẫn chúng ta đến chỗ lắm lời và đến chỗ thiếp đi trong bi quan và tiêu cực. Nhìn vào tin tức hằng ngày chúng ta nghĩ rằng chẳng còn làm được gì nữa, ngoài việc lo cho bản thân chúng ta và nhóm nhỏ gia đình cùng bạn hữu của chúng ta mà thôi

...............

3- Sau hết, tôi xin tất cả chúng ta hãy lưu ý tới một số công việc quan trọng cho thời điểm lịch sử hiện nay, vì chúng ta mong muốn một thay đổi tích cực cho lợi ích của tất cả mọi người anh chị em của chúng ta. Chúng ta biết điều ấy. Chúng ta muốn thay đổi được thăng hoa bởi việc hợp tác của các chính quyền, bởi các phong trào quần chúng và bởi các lực lượng xã hội khác. Chúng ta cũng biết đến điều này nữa. Thế nhưng cũng không dễ gì để xác định được nội dung của việc đổi thay - nói cách khác, đó là một chương trình xã hội có thể thể hiện dự án về tình huynh đệ và công lý chúng ta đang tìm kiếm. Bởi vậy xin đừng mong đợi một công thức từ vị Giáo Hoàng này. Cả Giáo Hoàng lẫn Giáo Hội không độc quyền về việc giải thích thực tại xã hội hay đề ra những giải pháp cho các vấn đề đương đại. Tôi dám nói rằng không có một công thức nào hết. Lịch sử đã được làm nên bởi mỗi một thế hệ khi nó theo vết chân của những ai đi trước nó, khi nó tìm kiếm đường lối riêng của nó và tôn trọng các thứ giá trị được Thiên Chúa đặt để trong tâm can của con người. 


Cũng thế, tôi xin đề ra ba công việc lớn lao đòi phải được quyết tâm đóng góp chung từ các phong trào quần chúng:


3.1 Công việc đầu tiên đó là thực hiện kinh tế để phục vụ các dân tộc. Không được sử dụng con người và thiên nhiên để phục vụ cho tiền bạc. Chúng ta hãy CHỐNG nền kinh tế loại trừ và bất bình đẳng, một nền kinh tế tiền bạc chủ trị hơn là phục vụ. Thứ kinh tế sát hại. Thứ kinh tế loại trừ. Thứ kinh tế phá hoại Thổ Mẫu


Kinh tế không được trở thành một phương tiện để gom góp chất chồng các sự vật mà là việc quản trị thích đáng cho ngôi nhà chung của chúng ta....


Việc hoạt động cho vấn đề phân phối công bình các hoa trái của trái đất cùng lao công của con người không phải chỉ là vấn đề phúc thiện. Nó là một trách nhiệm về luân lý. Đối với Kitô hữu, thì trách nhiệm này còn nặng nề hơn nữa: nó là một giới luậtĐó là vấn đề cống hiến cho người nghèo và cho các dân tộc những gì họ có quyền được hưởng. Mục đích phổ quát của sản vật không phải là một đoạn lý thuyết trong giáo huấn về xã hội của Giáo Hội. Nó là một thực tại có trước tài sản tư hữu. Tài sản, đặc biệt là khi nó ảnh hưởng đến các nguồn lợi tự nhiên, bao giờ cũng cần phải phục vụ cho các nhu cầu của các dân tộc. Và những nhu cầu đó không được giới hạn vào việc hưởng thụ. Việc nhỏ mấy giọt xuống khi người nghèo lắc một cái ly tự nó không bao giờ đầy thì vẫn không đủ. Các chương trình phúc lợi nhắm tới một số trường hợp khẩn trương nào đó chỉ được coi là những đáp ứng tạm thời. Chúng không bao giờ có thể thay thế cho việc bao gồm thực sự, một thứ bao gồm cống hiến công việc làm xứng đáng, tự do, sáng tạo, tham gia và liên kết............


3.2 Công việc thứ hai là móc nối các dân tộc của chúng ta vào con đường hòa bình và công lý


Các dân tộc trên thế giới muốn trở thành những thủ công viên cho định mệnh của riêng họ. Họ muốn thăng tiến một cách bình an tới công lý. Họ không muốn những hình thức giám hộ hay bị can thiệp bởi những ai có quyền lực hơn những ai thấp kém. Họ muốn văn hóa của họ, ngôn ngữ của họ, các tiến trình về xã hội của họ và các truyền thống đạo giáo của họ phải được tôn trọng. Không có một quyền lực thực sự hay được thiết lập nào có quyền lấy đi việc trọn vẹn hành sử chủ quyền nơi các dân tộc. Bất cứ khi nào họ làm như thế, chúng ta thấy xuất hiện những hình thức tân thực dân là những gì trầm trọng gây tổn thương đến khả năng của hòa bình và công lý. Vì "hòa bình được thiết dựng chẳng những trên sự tôn trọng các quyền lợi của con người mà còn trên sự tôn trọng các quyền lợi của các dân tộc nữa, đặc biệt là quyền được độc lập" (PONTIFICAL COUNCIL FOR JUSTICE AND PEACE, Compendium of the Social Doctrine of the Church, 157)............


Ch nghĩa tân thực dân có các dung mạo khác nhau. Có những lúc nó tỏ ra như là một thứ ảnh hưởng vô hình về tiền tài: những thứ hợp tác, những cơ quan cho vay mượn, những hiệp ước "tự do mậu dịch" nào đó, và việc áp đặt những biện pháp "khắc khổ" là những gì bao giờ cũng thắt lưng buộc bụng thành phần nhân công và nghèo khổ... Những lúc khác nó ẩn nấp dưới bộ mặt cao quí là chiến đấu chống tình trạng bại hoại, chống nạn buôn lậu thuốc phiện và chống khủng bố - những sự dữ trầm trọng của thời đại chúng ta cần đến sự phối hợp hoạt động quốc tế - chúng ta thấy các quốc gia bị kìm kẹp bằng những biện pháp ít liên quan đến việc giải quyết các vấn đề ấy và thường làm cho các vấn đề trở nên tồi tệ hơn nữa. 


Cũng thế, vấn đề độc quyền hóa các phương tiện truyền thông đại chúng, việc độc quyền muốn áp đặt những mẫu sống xa lạ của chủ nghĩa hưởng thụ và một thứ đồng loạt nào đó về văn hóa, là một trong những hình thức khác bởi chủ nghĩa tân thực dân. Nó là thứ chủ nghĩa thực dân theo ý hệ. Như các vị giám mục Phi Châu đã nhận định, các xứ sở nghèo thường bị đối xử như là "những bộ phận của một cái máy, những cái khớp ở một cái bánh xe khổng lồ" (JOHN PAUL II, Post-Synodal Apostolic Exhortation Ecclesia in Africa (14 September 1995), 52: AAS 88 (1996), 32-22; ID., Encyclical Letter Sollicitudo Rei Socialis (30 December 1987), 22: AAS 80 (1988), 539)......


Chủ nghĩa tân thực dân, cả cũ lẫn mới, là những gì biến các xứ sở nghèo trở thành những tay chuyên cung cấp chất liệu và lao công rẻ tiền, thứ chủ nghĩa gây ra bạo lực, nghèo khổ, di dân bất đắc dĩ và tất cả mọi sự dữ đi liền với những sự ấy, chính vì sử dụng chốn hẻo lánh để phục vụ cho trung tâm, mà nó chối bỏ những xứ sở ấy quyền được phát triển toàn vẹn, gây ra bất bình đẳng, và tình trạng bất bình đẳng phát sinh ra bạo lực mà không cảnh sát nào, quân đội nào hay cơ quan tình báo nào có thể kiểm soát được


Chúng ta hãy CHỐNG những hình thức chủ nghĩa thực dân cả cũ lẫn mới. Chúng ta hãy THUẬN với cuộc hội ngộ giữa các dân tộc và các nền văn hóa. Phúc thay những ai xây đắp hòa bình. ...........


Một thứ căn tính mà ở nơi đây, cũng như ở các xứ sở khác, bị một số quyền lực quyết tâm xóa bỏ, có những lúc vì đức tin của chúng ta là những gì có tính chất cách mạng, vì đức tin của chúng ta thách đố thành phần bạo chúa về tiền bạc. Hôm nay đây chúng ta cảm thấy kinh hoàng khi thấy ở Trung Đông và các nơi khác trên thế giới nhiều anh chị em của chúng ta đang bị bắt bớ, hành hạ và sát hại vì niềm tin của họ vào Chúa Giêsu. Cũng cần phải kịch liệt lên án điều ấy nữa: trong trận thế chiến thứ ba này, một thế chiến diễn ra từng vùng, mà chúng ta đang trải qua đây, một hình thức diệt chủng đang diễn ra và nó cần phải chấm dứt...........


3.3- Công việc thứ ba, có lẽ là công việc quan trọng nhất ngày nay chúng ta đang phải đương đầu đó là bênh vực Thổ Mẫu


Ngôi nhà chung của chúng ta đang bị cướp phá, bị hoang tàn và tác hại một cách miễn chấp. Sự nhát gan không dám bênh vực nó là một trọng tội. Chúng ta thấy càng ngày càng thất vọng về cách thức hết cuộc thượng nghị này đến cuộc thượng nghị kia diễn ra mà chẳng có một thành quả đáng kể nào. Thật sự là cần phải có một trách nhiệm rõ ràng, tối hậu và khẩn trương về đạo lý trong việc áp dụng những gì chưa được thực hiện. Chúng ta không thể nào để cho những lợi lộc nào đó - những lợi lộc có tính cách toàn cầu nhưng không có tình cách phổ quát - phỗng tay trên, làm chủ các quốc gia và các cơ quan quốc tế, và cứ tiếp tục hủy hoại thiên nhiên tạo vật. Quần chúng và các phong trào của họ được kêu gọi để hô lên, để huy động và để bênh vực - một cách bình an nhưng mãnh liệt - những biện pháp cần thiết thích đáng và khẩn trương phải được thực hiện. Nhân danh Thiên Chúa, tôi xin anh chị em hãy bênh vực Thổ Mẫu. Tôi đã nói đến vấn đề này một cách thích đáng trong Thông Điệp Laudato Sí của tôi. 


4- Tóm lại, tôi xin lập lại rằng tương lai của nhân loại không chỉ nằm trong tay của các đại lãnh đao gia, của các đại quyền lực và của thành phần ưu tú. Thực sự là nó ở trong tay của các dân tộc và trong khả năng tổ chức của họ. Chính ở trong tay họ, những bàn tay nhờ khiêm tốn và xác tín, có thể hướng dẫn tiến trình đổi thay này. Tôi ở với anh chị em. Chúng ta cùng nhau nói lên tận đáy lòng của chúng ta rằng: không có vấn đề gia đình thiếu chỗ ở, không có vấn đề nông gia thiếu đất đai, không có vấn đề lao nhân thiếu quyền lợi, không có vấn đề dân tộc thiếu chủ quyền, không có vấn đề cá nhân thiếu phẩm vị, không có vấn đề con trẻ thiếu thời tuổi thơ, không có vấn đề giới trẻ thiếu vắng tương lai, không có vấn đề lão thành thiếu tuổi già khả kính.....