GIÁO HỘI HIỆN THẾ
Theo lịch trình mục vụ ngoài Ý quốc
của mình, vào ngày Thứ Bảy mùng 6/6/2015 tới đây, áp lễ kính Mình Thánh
Máu Thánh Chúa Kitô, Đức
Thánh Cha Phanxicô sẽ thực hiện chuyến tông du thứ 7 trong giáo triều 3
năm gần 3 tháng của mình, lần này ngài đến Sarajevo ở
Bosnia và Herzegovina, một
xứ sở đã từng xẩy ra một cuộc nội chiến khốc liệt sau Biến Cố Cộng
Sản Đông Âu sụp đổ và đã chấm dứt cách đây 20 năm.
Diện tích của quốc gia này bao rộng 51.197 cây số vuông với dân số
3.833.000 trong đó có 11.5% là Công giáo, tức 43.900 tín hữu, ở 4 giáo
phận, 304 giáo xứ và một trung tâm giáo xứ, với 6 vị giám mục, 624 linh
mục, 14 nam tu và 537 nữ tu cùng 120 đại chủng sinh. Về cơ sở Giáo Hội
Công giáo ở đất nước này đang phục vụ ở 16 trung tâm giáo dục từ mẫu
giáo tới đại học, cũng như ở 6 bệnh xá, 4 nhà chăm sóc người già và
người khuyết tật, 4 cô nhi viện và dưỡng viện, 6 trung tâm tham vấn về
gia đình và trung tâm bảo vệ sự sống, 3 trung tâm cải huấn và 6 trung
tâm các loại khác.
Theo chiều hướng dấn thân đến những nơi xa xôi hẻo
lánh tầm thường (peripheries) của mình thì đây là chuyến tông du thứ hai
của vị giáo hoàng chủ trương "Giáo Hội nghèo và cho người nghèo" (Tông
Huấn Niềm Vui Phúc Âm - 198) cố ý tìm đến, sau một xứ sở nhỏ bé nghèo
nàn khác ở Âu Châu văn minh trù phú là Albania hôm 21/9/2014.
Mỗi
nơi chỉ có một ngày tông du duy nhất. Ngài quả thực đã tông du Thổ Nhĩ
Kỳ 28-30/11/2014, một quốc gia cũng thuộc Âu Châu nhưng với tính
cách Đại Kết Kitô Giáo nhân dịp mừng lễ Thánh Anrê của chung Giáo
Hội Chính Thống Giáo thế giới mà thôi.
Vấn đề đầu
tiên được một số người đặt ra ngay từ khi ngài tuyên bố sẽ thực hiện
chuyến tông du này từ buổi Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 1/2/2015 ở đây
là Đức Thánh Cha Phanxicô liệu có ghé thăm Medjugorja (Mễ Du) hay chăng,
một địa điểm chỉ cách thủ đô Bosnia là điểm thăm viếng chính của ngài
lần này, có 15 phút trực thăng bay?
Câu trả lời hiện tại là không, vì không thấy được
liệt kê trong lịch trình viếng thăm của ngài. Tuy nhiên, kinh nghiệm của
các chuyến tông du trước cho thấy, ngài vẫn có thể bất ngờ thêm vào
chuyến tông du một nơi nào đó mà bấy giờ ngài thấy cần. Chẳng biết lần
này ngài có bất ngờ đến viếng thăm Mễ Du hay chăng, một nơi được cho
là Đức Mẹ đã "hiện ra" với 6 thị kiến nhân từ ngày 24/6/1981 cho tới
nay, và cũng là một nơi đã bị cả giáo quyền địa phương (ngày
10/4/1991) lẫn giáo quyền trung ương Rôma (ngày 21/10/2013) chính thức
cảnh báo,
Bởi Giáo quyền địa phương (ngày 10/4/1991)
"The bishops, from the very beginning, have been following the events of
Medjugorje through the Bishop of the diocese [Mostar], the Bishop's
Commission and the Commission of the Bishops Conference of Yugoslavia on
Medjugorje.
"On the
basis of the investigations so far it can not be affirmed that one is
dealing with supernatural apparitions and revelations. [emphasis
added]
"However, the numerous gatherings of the faithful from different parts
of the world, who come to Medjugorje, prompted both by motives of belief
and various other motives, require the attention and pastoral care in
the first place of the diocesan bishop and with him of the other bishops
also, so that in Medjugorje and in everything connected with it a
healthy devotion to the Blessed Virgin Mary may be promoted in
accordance with the teaching of the Church.
"For this purpose the bishops will issue specially suitable
liturgical-pastoral directives. Likewise, through their Commission they
will continue to keep up with and investigate the entire event in
Medjugorje".
Bởi giáo quyền trung ương Rôma (ngày 21/10/2013)
Nội dung cả hai lần có
thể được
tóm gọn trong văn thư của Đức Tổng Giám Mục Carlo
Maria Vigano là khâm
sứ Tòa
Thánh ở Hoa Kỳ, theo lệnh
của ĐTGM Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin Gerhard
Mueller, đã viết
cho Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ như sau:
"ĐTGM Mueller muốn thông báo cho các vị giám mục rằng một trong
những người được gọi là thị kiến nhân ở Mễ Du là Ivan Dragicevic
theo chương trình sẽ xuất hiện ở một số giáo xứ quanh xứ sở này,
trong đó anh sẽ thuyết trình về hiện tượng Mễ Du. Hơn thế nữa,
anh Dragicevic dự đoán
trước rằng anh sẽ được chứng kiến thấy 'những cuộc hiện ra' ở
các lần anh hiện diện theo như lịch trình. Như quí huynh đã
biết, Thánh
Bộ Tín Lý Đức Tin đang thực hiện tiến trình điều tra về một số
khía cạnh tín lý và kỷ luật của hiện tượng Mễ Du. Vì
thế, Thánh Bộ này khẳng định rằng, đối
với tính chất khả tín về 'những cuộc hiện ra' còn mù mờ, thì tất
cả mọi người cần phải chấp nhận bản tuyên bố ngày 10/4/1991".
(Bản tuyên bố ngày
10/4/1991 này
được ban hành bởi hội đồng
giám mục Yugoslavia
chủ trương rằng "căn
cứ vào những
cuộc điều tra cho tới nay thì không
thể khẳng định rằng
đã có các cuộc hiện ra hay mạc khải siêu nhiên nào - On
the basis of the investigations so far it can not be affirmed
that one is dealing with supernatural apparitions and
revelations).
"Bởi thế, các vị giáo
sĩ và tín hữu giáo dân không được phép tham dự vào các cuộc hội
họp, các cuộc hội nghị hay các cử hành công khai trong đó tính
chất khả tín của 'những cuộc hiện ra' ấy được cho là hiển nhiên.
Vậy, để tránh khỏi tình trạng gây xôn xao dư luận và lầm lẫn,
ĐTGM Mueller yêu cầu thông báo cho các vị giám mục về vấn đề này
sớm bao nhiêu có thể".
Cuộc điều tra Hiện Tượng Mễ Du được
bắt đầu khi có một ủy ban điều tra được thành
lập ngày 17/3/2010 để đáp ứng lời yêu cầu của các vị giám mục Bosnia
Herzegovina dưới
thời của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, và ủy ban điều tra này đã hoàn tất
nhiệm vụ điều tra của mình bằng cuộc họp cuối cùng vào ngày 17/1/2014,
trước khi nộp tất cả hồ sơ điều tra cho Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin để tổng
kết và trình lên Đức Thánh Cha Phanxicô.
Không biết vấn đề này cho tới nay đã được đúc kết ra sao và
như thế nào rồi? Chỉ biết rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp riêng Đức Hồng
Y Camillo Ruini là trưởng ủy ban điều tra Hiện Tượng Mễ Du ngày 23/1/2014,
và đồng thời hôm
Thứ Năm 16/1/2014, ngài cũng gặp
riêng Đức Hồng Y người Bosnia là Vinko Puljic, Tổng Giám Mục bản quyền
Vrhbosna Sarajevo, cũng là một phần tử trong ủy ban điều tra, vị đã cho rằng
có lẽ ĐTC Phanxicô sẽ tuyên bố vấn đề này vào cuối năm 2014, nhưng cho đến
nay vẫn chưa thấy gì.
Như
thế có nghĩa
là vấn đề đã được
trình lên thẩm quyền tối cao là vị giáo
hoàng đương
nhiệm, nếu không hay nếu chưa từ
chính Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin thì cũng qua 2 vị hồng y trên đây, hai vị đều ở
trong ủy ban điều tra và một trong hai vị lại ở chính đất nước của
hiện tượng Mễ Du, nên vấn đề
có vẻ nóng bỏng này chỉ
còn chờ thời điểm được ngài chính thức tuyên bố mà thôi, như
xưa người ta đã nóng lòng mong
Bí Mật Fatima phần thứ 3 (mà người ta thường
tưởng lầm là Bí Mật Fatima thứ 3) được Đức Thánh Cha Piô XII hay Gioan
XXIII tuyên bố trước năm 1960 hay ĐTC Phaolô VI công bố sau 1960 vậy.
Nếu mọi sự đã được giải quyết bởi thẩm
quyền tối cao của Đức Thánh Cha Phanxicô, thì vấn đề thứ hai tiếp
theo,
quan trọng hơn, được đặt ra ở đây, đó
là vấn đề liệu Đức Thánh Cha Phanxicô có lợi dụng chuyến tông du này,
một chuyến tông du trùng vào tháng 6 là thời điểm 34 năm trước đã xẩy
ra hiện tượng được cho là "các cuộc hiện ra", để chính thức tuyên bố
tính chất chân thực hay bất chân thực của các cuộc hiện ra được gọi là
hiện tượng Mễ Du ở đất nước nhỏ bé này hay chăng?
Có nguồn tin cho rằng ngài có
thể sẽ
tuyên bố với hội đồng giám mục nước này về vấn đề hiện ra ấy vào dịp các
vị về Rôma triều kiến ngài theo chu kỳ ngũ niên vào năm 2016.
Nếu ngài tuyên bố hiện tượng Mễ Du là
không chân thực thì khó tránh được nỗi
bàng hoàng và thất
vọng, thậm chí bất mãn và chống đối, từ một
số không ít
các tâm
hồn vốn sùng mộ "Đức Mẹ Mễ Du", nhất là những ai cảm thấy mình được ơn
lạ Mẹ ban cho về
phần linh
hồn hay về
phần thể
xác hoặc cho đời sống của
họ.
Nếu ngài tuyên bố hiện tượng Mễ Du
là chân thực thì lại đụng đến những tâm hồn chủ trương không thể nào Đức
Mẹ lại hiện ra nhiều lần lâu la quá như thế và theo cách thức có
vẻ mập mờ như
vậy, nếu so với Lộ Đức và Fatima là những nơi lừng danh được các vị giáo
hoàng đến kính
viếng, những
nơi mà
khi hiện ra Mẹ cũng chỉ hiện ra ở một địa điểm duy
nhất và vào một số lần đã được Mẹ ấn định ngay từ đầu, bao gồm cả một
sứ điệp vắn ngọn nhưng sâu xa xúc tích, chứ không lòng thòng và dài dòng
kéo dài không biết tới bao giờ cùng.
Chính Đức Thánh Cha Phanxicô, trong bài giảng cho
Thánh Lễ ngày thường ở Nhà Trọ Thánh Matta, Thứ Năm ngày 14/11/2013,
khi nói về "tinh thần tò
mò - spirit of curiosity" cũng chủ trương rằng: "Này
nhé, Đức Mẹ là Mẹ của hết mọi người! Và Mẹ yêu thương tất cả chúng
ta. Mẹ không phải là một viên trưởng ty bưu điện, hằng ngày gửi đi các
sứ điệp - But,
look, Our Lady is the Mother of everyone! And she loves all of us. She
is not a postmaster, sending messages every day".
Bởi
thế, đối
với những ai giữ tâm hồn quân bình, thanh thản và thận trọng, không
hào hứng theo "tinh thần tò mò" như được Đức
Thánh Cha Phanxicô đề
cập đến
trên đây,
trái
lại, chỉ nghe
biết vậy và chờ
quyết định tối hậu của thẩm quyền Tòa Thánh, luôn lắng nghe tiếng vị chủ
chiên của mình, thì ngài có tuyên bố thật hay giả liên quan đến hiện
tượng Mễ Du cũng không thành vấn đề, bởi vì, theo gương Mẹ Maria
luôn "lưu giữ những sự ấy mà suy niệm trong lòng" (Luca 2:19,51), lúc
nào họ cũng sẵn sàng tuân theo và đáp ứng Thánh Ý Chúa mà thôi, nhất
là khi Thánh Ý Chúa được chính thức và công khai tỏ ra qua thẩm
quyền tối
cao của vị đại
diện Chúa Kitô trên trần gian đang
nắm giữ chìa
khóa đóng mở (xem Mathêu 16:19).
Đaminh Maria Cao Tấn
Tĩnh, BVL
Đức Thánh Cha Phanxicô - Trả Lời Phỏng Vấn từ
chuyến Tông Du Sarajevo (Bosnia
và Herzegovina) trở
về
Cha Lambardi:
Tâu Đức
Thánh Cha, chúng con xin cám ơn Đức Thánh Cha vì Đức
Thánh Cha đang ở
với chúng con, vì Đức
Thánh Cha đã ngỏ lời chào hết mọi người. Chúng con đang nghĩ rằng có lẽ tối hôm
nay Đức Thánh Cha đã mệt mỏi, vì thế việc này sẽ không thực hiển được... Thế rồi
chúng con đã thấy Đức Thánh Cha tỏ ra "hào
hứng gặp gỡ" giới trẻ. Vì thế mà chúng con mạo
muội xin
hỏi Đức Thánh Cha một vài vấn nạn.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô:
"Hào hứng gặp gỡ" (scatenare - rousing encounter) nghĩa
là gì? Hãy giải thích cho tôi nghe...
Cha Lambardi:
Nghĩa
là Đức Thánh Cha thực sự đầy sức sống. Giới trẻ tỏ ra rất
vui sướng. Dầu
sao chúng
con đã chọn 3 câu hỏi bằng cách rút thăm, sau đó nếu Đức Thánh Cha muốn thêm
những câu hỏi khác thì chúng con có sẵn đây, bằng không chúng con chỉ giới hạn
vào 3 câu hỏi thôi... Câu hỏi thứ nhất từ một bạn người Croat
của chúng con là Silvije
Tomašević:
Silvije Tomašević:
Xin kính
chào Đức Thánh Cha. Như người ta có thể đoán trước là có nhiều người Croat hành
hương đến Sarajevo và muốn biết rằng Đức Thánh Cha có đến Croatia hay chăng...
Thế nhưng, vì chúng con đang ở Bosnia và Herzegovina nên cũng rất hào hứng liên
quan tới việc
tuyên bố về hiện tượng Mễ Du...
Đức Giáo Hoàng Phanxicô:
Về
vấn đề Mễ Du, Đức Giáo Hoàng Biển Đức
XVI có
lần đã triệu tập một ủy ban mà vị chủ
tịch là Đức
Hồng Y Camillo Ruini; ủy ban này bao gồm cả
các vị hồng y khác, các thần học gia cùng
các chuyên viên nữa. Họ đã thực hiện việc điều
tra và Đức
Hồng Y Ruini đã đến gặp tôi và trao cho tôi bản nghiên cứu họ đã thực hiện, sau
nhiều năm vất vả, tôi không nhớ rõ, có lẽ hơn kém 3
- 4 năm. Họ đã
thực hiện một việc tốt đẹp, thật sự là một việc tốt đẹp. Đức Hồng Y Muller (Tổng
Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin) đã nói với tôi rằng ngài sẽ thực
hiện một feria quarta (một
cuộc họp chuyên về vấn đề này) vào đúng lúc của nó; tôi nghĩ rằng phiên họp
này đã được thực hiện vào hôm Thứ Tư vừa rồi trong tháng này. Thế nhưng tôi
chưa rõ thế nào... Chúng tôi đã tiến gần đến việc quyết định. Sau đó kết quả
sẽ được truyền đạt. Vào lúc này đây tất cả đang được thực hiện để cống hiến
những điều hướng dẫn cho các vị giám mục nhưng theo chiều hướng những
gì sẽ được chấp
nhận. Cám ơn bạn.
(Cha Lombardi chú thích thêm là cuộc
họp được dự trù này thực sự là chưa xẩy ra).
Silvije Tomašević:
Còn việc Đức Thánh Cha viếng thăm Croatia thì sao?
Đức Giáo Hoàng Phanxicô:
Có
thực hiện chuyến
viếng thăm Croatia hay chăng? Tôi không biết khi nào mới thực hiện. Thế nhưng
tôi nhớ rằng bạn đã đề cập với tôi khi tôi thăm viếng Albania rằng: "Xứ sở Âu
Châu đầu
tiên Đức
Thánh Cha viếng thăm không thuộc về Cộng Đồng Chung Âu Châu", và tôi đã trả lời
thế này: "Đó là một dấu chỉ. Tôi muốn các xứ sở đầu tiên tôi đến viếng thăm ở Âu
Châu phải là những xứ sở nhỏ bé nhất, và những xứ sở Balkan
(tức
các nước nhỏ ở vùng đông nam âu châu, trong đó có Albania, Bosnia, Bulgaria,
Croatia, Romania, Serbia v.v. - biệt chú của người dịch) là
những xứ
sở tử đạo, họ chịu khổ rất nhiều!" Họ chịu khổ rất nhiều. Bởi thế mà chiều hướng
của tôi là ở chỗ đó. Xin cám ơn bạn.
Cha Lambardi:
Câu
hỏi thứ hai
là
của Anna Chiara Valle làm việc cho Famiglia Cristiana (tờ
Tuần San ở Ý quốc - biệt chú của người dịch).
Anna Chiara Valle:
Đức Thánh Cha đã nói về
những người cố ý làm bùng lên bấu khí chiến tranh, rồi sau đó Đức Thánh Cha đã
nói với giới trẻ rằng có những nhà lãnh đạo trên thế giới miệng thì công khai
nói đến hòa bình tay thì ngấm ngầm bán
các
loại vũ
khí. Xin Đức
Thánh Cha giải thích thêm một chút về tư tưởng này...
Đức Giáo Hoàng Phanxicô:
Được chứ: bao giờ cũng có những chuyện giả
hình! Bởi thế mà tôi đã nói rằng vấn đề nói
về hòa bình không đủ, người
ta cần phải thực hiện hòa bình nữa! Ai chỉ nói về hòa bình mà không thực hiện
hòa bình thì tự mâu thuẫn; và ai nói về hòa bình trong khi đó lại phát động
chiến tranh, chẳng hạn bằng việc bán vũ khí, là một kẻ giả hình. Đơn giản chỉ thế
thôi...
Cha Lambardi:
Câu
hỏi thứ ba là của Karia Lopez thuộc nhóm nói tiếng Tây
Ban Nha.
Katia Lopez:
(Câu
hỏi được đặt
ra bằng
tiếng Tây Ban Nha) Trọng
Kính Đức
Thánh Cha, trong buổi
gặp gỡ cuối cùng của Đức Thánh Cha với giới trẻ, Đức Thánh Cha nói dài về việc
cần phải thận trọng đối với những gì họ đọc, đối với những gì họ thấy: Đức Thánh
Cha không đề cập một cách tỏ tường chữ "hình ảnh khiêu
dâm", nhưng Đức Thánh Cha đã đề
cập đến "hình ảnh xấu
xa". Đức
Thánh Cha có thể giải thích về quan niệm hoang phí thời gian...
Đức Giáo Hoàng Phanxicô:
Ở đây có hai điều khác nhau: môi trường và nội
dung. Về môi trường, có một điều tác hại đến linh hồn đó là việc quá gắn bó với
các máy điện toán (computers). Quá gắn bó với máy điện toán! Điều này tác hại
linh hồn và con người không còn tự do nữa, ở chỗ, nó làm cho các bạn trở thành
nô lệ của máy điện toán. Nó là một thứ chuyện tò mò: nhiều người làm mẹ
làm cha đã nói với tôi rằng, trong gia đình của họ, trong khi họ cùng nhau dùng
bữa tối với con cái của họ nhưng
con cái lại
gắn liền với điện thoại của chúng như ở một thế giới khác. Thứ ngôn ngữ ảo thực
sự là một thực tại, chúng ta không thể gạt bỏ nó; thế nhưng chúng ta cần phải sử
dụng nó một cách đúng đắn, vì nó tiêu biểu cho sự tiến bộ của con người. Tuy
nhiên, khi nó dẫn chúng ta ra khỏi đời sống chung, khỏi đời sống gia đình,
khỏi đời sống xã hội, cũng như khỏi thể thao, khỏi nghệ thuật, và chúng ta cứ
dính chặt với máy điện toán của chúng ta... thì đó là một thứ tâm bệnh. Tôi tin
là như thế!
Tiếp đến là vấn đệ nội dung. Đúng vậy, có
những điều bậy bạ, gây ra bởi các mức độ hình ảnh khiêu
dâm khác nhau, làm
tiêu ma và vô giá trị những màn trình diễn, như những màn trình diễn có tính
chất tương đối chủ nghĩa, có tính cách khoái lạc, có tính cách hưởng thụ, những
tính chất kích thích những điều bậy bạ bẩn thỉu ấy. Chúng ta biết rằng chủ nghĩa
hưởng thụ là một thứ ung thư trong xã hội, chủ nghĩa tương đối là một thứ ung
thư trong xã hội. Tôi sẽ nói về điều này trong bức thông điệp sắp tới. Có những
cha mẹ quan tâm đến độ họ không cho phép con cái của mình có máy điện toán trong
phòng của chúng; máy điện toán được để ở một nơi chung trong nhà. Những đường
lối nho nhỏ này giúp phụ huynh thực sự tránh được vấn đề ấy.
Cha Lambardi:
Xin cám ơn Đức
Thánh Cha! Ban tổ chức chuyến đi này nói rằng bây giờ họ cần phải dọn bữa tối trong
số
những điều khác cầm làm nữa...
Chúng ta sẽ hạ cánh trong vòng nửa tiếng nữa...
A Question:
(Một
câu hỏi được đặt ra không
rõ lcho ắm, dường như liên quan đến việc tông du Pháp quốc)
Đức Giáo Hoàng Phanxicô:
Phải, phải, tôi đã nghĩ đến chuyện viếng thăm
Pháp quốc. Tôi cũng đã
hứa với các vị Giám Mục.
Cha Lambardi:
Chúng
con xin cám ơn, xin cám ơn Đức Thánh Cha rất nhiều.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô:
Xin các ơn
các bạn về hoạt động của các bạn, về tất cả mọi nỗ lực của các bạn cho chuyến
viếng thăm này... Xin cám ơn các bạn rất nhiều về tất cả những gì các bạn đang
làm, xin cám ơn! Xin cầu cho tôi. Cám ơn các bạn.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch
http://w2.vatican.va/content/francesco/en/speeches/2015/june/documents/papa-francesco_20150606_sarajevo-conferenza-stampa.html