GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

"Mối hiệp nhất được thực hiện theo tiến trình, 
chứ nó không bao giờ đứng nguyên tại chỗ, 
hiệp nhất được thực hiện bằng việc tiến bước"

ĐTC Phanxicô: Bài Giảng trong Giờ Kinh Phụng Vụ tối Thứ Bảy 24/1/2015,

áp Lễ Thánh Phaolô Trở Lại, kết thúc Tuần Lễ Hiệp Nhất Kitô Giáo hằng năm.


Trên đường từ Giuđêa đến Galilêa, Chúa Giêsu băng ngang qua Samaria. Người đã không quản ngại giao tiếp với người phụ nữ Samaritanô, thành phần bị người Do Thái cho là những kẻ lạc giáo, những kẻ ly giáo, đã ly khai. Thái độ của Người cho chúng ta thấy rằng việc gặp gỡ những ai khác với chúng ta là những gì có thể giúp cho chúng ta phát triển.

Đi đường mệt mỏi, Chúa Giêsu đã không ngần ngại xin người phụ nữ Samaritanô này một chút gì để uống. Tuy nhiên, cái khát của Người còn hơn là một cái khát về thể lý nữa: nó còn là một cái khát gặp gỡ, một ước vọng trao đổi với người nữ này để mời gọi chị thực hiện cuộc hành trình hoán cải nội tâm. Chúa GiGương êsu đã tỏ ra nhẫn nại, trân trọng con người đối diện với mình, và từ từ tỏ mình ra cho chị. Gương sống của Người là những gì phấn khích chúng ta hãy tìm cách gặp gỡ người khác một cách thanh thản. Để hiểu biết nhau, và để lớn lên trong đức bác ái cũng như chân lý, chúng ta cần phải lắng đọng, chấp nhận và lắng nghe nhau. Nhờ đó chúng ta bắt đầu cảm nghiệm được mối hiệp nhất rồi vậy. Mối hiệp nhất được thực hiện theo tiến trình, chứ nó không bao giờ đứng nguyên tại chỗ, hiệp nhất được thực hiện bằng việc tiến bước

Người phụ nữ ở Sychar này hỏi Chúa Giêsu về nơi chốn Thiên Chúa thực sự được tôn thờ. Chúa Giêsu không nghiêng về núi non hay đền thờ, mà đi thẳng vào tâm điểm của vấn đề, phá đổ hết mọi bức tường ngăn cách. Người đã nói đến ý nghĩa của việc tôn thờ đích thực: "Thiên Chúa là thần linh, nên ai tôn thờ Ngài thì phải tôn thờ trong tinh thần và chân lý" (Gioan 4:24). Bởi thế mà nhiều cuộc tranh luận trong quá khứ giữa Kitô hữu với nhau có thể thắng vượt được khi chúng ta biết gạt đi tất cả những đường lối luận chiến hay biện giải, và thay vào đó tìm cách nắm bắt trọn vẹn hơn những gì liên kết chúng ta, tức là ơn gọi của chúng ta trong việc thông phần vào mầu nhiệm của tình yêu Chúa Cha được Con của Ngài mạc khải cho chúng ta nhờ Thánh LinhMối hiệp nhất Kitô hữu sẽ không phải là hoa trái của những cuộc bàn luận tinh tường về lý thuyết, trong đó mỗi bên cố gắng thuyết phục bên kia về tính chất lành mạnh nơi các ý nghĩ của mình. Con Người sẽ đến và sẽ thấy chúng ta đang tranh cãi. Chúng ta cần nhận thực rằng để thăm dò chiều sâu của mầu nhiệm Thiên Chúa, chúng ta cần đến nhau, chúng ta cần gặp gỡ nhau và cần thách đố nhau theo sự hướng dẫn của Thánh Linh là Đấng hòa hợp các thứ đa dạng và thắng vượt những xung khắc. Để hòa giải những khác biệt của chúng ta.

Người phụ nữ Samaritanô dần dần nhận ra rằng vị đã xin chị cho uống là vị có thể làm cho chị giãn khát. Chúa Giêsu thực sự nói với chị rằng Người là nguồn nước hằng sống có thể làm cho chị vĩnh viễn thỏa mãn cơn khát của chị (xem Gioan 4:13-14). Cuộc sống loài người của chúng ta được ghi dấu bằng các khát vọng vô biên, ở chỗ, chúng ta tìm kiếm chân lý, chúng ta khao khát yêu thương, công lý và tự do. Những ước muốn này chỉ có thể được phần nào thỏa mãn, vì tận thẳm sâu con người mình chúng ta được thúc động tìm kiếm "một cái gì hơn nữa", một cái gì đó có thể hoàn toàn làm giãn cơn khát của chúng ta. Những khát vọng này Thiên Chúa đáp ứng nơi Chúa Giêsu Kitô, ở mầu nhiệm vượt qua của Người. Từ cạnh sườn bị đâm vào của Chúa Giêsu nước và máu đã từ đó chảy ra (xem Gioan 19:34). Người là mạch nguồn tràn đầy nước Thánh Linh: "tình yêu của Thiên Chúa đã tuôn đổ vào lòng chúng ta" (Roma 5:5) vào ngày chúng ta lãnh nhận phép rửa. Nhờ hoạt động của Thánh Linh, chúng ta đã trở nên một với Chúa Kitô, là những người con trong Người Con, là những kẻ đích thực tôn thờ của Chúa Cha. Mầu nhiệm yêu thương này là nền tảng sâu xa nhất của một mối hiệp nhất liên kết tất cả mọi Kitô hữu và cao cả hơn các th chia r của chúng ta trong giòng lịch sử

Việc người phụ nữ này được hội ngộ với Chúa Giêsu đã biến chị thành một nhà truyền giáo. Khi đã nhận được một tặng ân trọng đại hơn và quan trọng hơn cả những gì chỉ là một thứ nước ở dưới giếng, chị đã bỏ vò nước lại (xem Gioan 4:28) và chạy về nói với dân chúng trong tỉnh lỵ của mình rằng chị đã gặp được Đức Kitô (xem Gioan 4:29). Việc chị được gặp gỡ Chúa Giêsu đã phục hồi ý nghĩa và niềm vui cho cuộc đời chị, và chị đã cảm thấy có một ước vọng muốn chia sẻ điều này với người khác. Ngày nay, có rất nhiều con người nam nữ quanh chúng ta, những người đang cảm thấy mệt mỏi và khao khát, và đang xin Kitô hữu chúng ta cho họ chút gì để uống. Đó là một lời yêu cầu chúng ta không thể nào lẩn tránh. Trong tiếng gọi trở thành những nhà truyền bá phúc âm hóa, tất cả mọi Giáo Hội và Các Cộng Đồng Giáo Hội nhận thấy được một môi trường đặc biệt để hợp tác với nhau chặt chẽ hơn. Để hiệu năng hóa, chúng ta cần phải tỏ ra không còn khép mình, loại trừ và có khuynh hướng áp đặt một thứ đồng nhất theo những thứ tính toán thuần túy nhân loại (xem Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm - 131). Việc chúng ta cùng nhau dấn thân để loan báo Phúc Âm giúp chúng ta có thể khắc phục việc dụ giáo và tranh giành nhau bằng mọi hình thứcTất cả chúng ta đều phục vụ một Phúc Âm duy nhất! Và trong giây phút cầu nguyện cho hiệp nhất này, tôi muốn tưởng nhớ đến các vị tử đạo của chúng ta ngày nay. Họ làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô và bị bách hại cùng sát hại vì họ là Kitô hữu, không có bất cứ một phân biệt nào về đức tin của họ bởi thành phần bách hại họ. Họ là Kitô hữu nên bị bách hại. Anh chị em thân mến, đó là việc đại kết bằng máu vậy.


(3 đoạn cuối ĐTC gửi lời chào đến quí chức đại diện các Giáo Hội hay cộng đoàn giáo hội tham dự buổi tối đại kết hằng năm này cùng với lời nguyện cầu kết thúc)


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch (kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý)

http://www.zenit.org/en/articles/pope-francis-homily-at-celebration-of-vespers-at-the-basilica-of-st-paul