GIÁO HỘI HIỆN THẾ
"Chúng ta sẽ không gặp thấy Chúa trừ phi chúng ta thực sự chấp nhận thành phần bị ra rìa! ...
Thật vậy, chư huynh thân mến,
Phúc Âm về thành phần bị ra rìa chính là nơi tính chất uy tín của chúng ta bị thử thách,
được khám phá và được tỏ hiện vậy!"
Đức
Thánh Cha Phanxicô: Bài Giảng Phong Tước Hồng Y cho 19 Vị - Chúa Nhật 15/2/2015
Dẫn nhập:
Hôm nay, tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô chủ tế Thánh lễ Chúa
Nhật VI Thường Niên B, giảng lễ và phong tước hồng y cho 19 trong 20 vị. Vì một
vị là Đức Tổng Giám Mục José de Jesús Pimiento Rodríguez ở Columbia trên 90 tuổi
không thể thực hiện cuộc hành trình dài, nhưng sẽ nhận mũ hồng y (biretta) vào
mấy ngày nữa ở Manizales.
Tỏ ra cảm động nhất khi nhận mũ hồng y là Đức Cha José Luis Lacunza
Maestrojuán, Giám Mục Địa Phận David Panama. Khi đến phiên một vị trên 80 tuổi
là Luigi De Magistris, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đứng lên vì vị tân hồng y này
bị trở ngại ở thế đứng. Đức Thánh Cha đã ôm lấy vị này.
Cử chỉ này của ngài đã gợi nhớ đến tác động ngài đã làm ngay sau khi được bầu
làm giáo hoàng ngày 13/3/2013. Đó là, khi từ Phòng Châu Lệ (Room of Tears) trở
lại Nguyện Đường Sistine, cử chỉ đầu tiên của ngài với tư cách là giáo hoàng đó
là ngài đột nhiên đến ngay chỗ của vị hồng y Ấn Độ đang ngồi trong xe lăn là
Ivan Dias, nguyên Tổng Trưởng Thánh Bộ Truyền Bá Phúc Âm Hóa cho Các Dân Tộc,
chào hỏi vị hồng y này.
Thế rồi, theo nghi thức, sau đó, bài đọc Phúc Âm được đọc xong thì các vị hồng y
lần lượt thay phiên nhau lên tỏ lòng tuân phục vị tân giáo hoàng, bằng cách ngỏ
mấy lời rồi ôm hôn ngài hay bằng cách quì xuống hôn nhẫn của ngài chẳng hạn. Thế
nhưng, đến phiên 2 vị hồng y thuộc hai nước cộng sản là Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn
của Việt Nam 79 tuổi ,và Đức Hồng Y John Tong Hon của Trung Hoa 72 tuổi,
ngài đã bất chợt không để cho 2 vị này hôn nhẫn ngài mà chính ngài lợi dụng lúc
các vị giơ tay ra tính cấm lấy bàn tay của ngài để hôn nhẫn của ngài thì ngài
nắm lấy tay của từng vị hôn tay của từng vị.
Trong nghi thức trao mũ hồng y sáng nay, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng ở
thế đứng để đội mũ cho vị nguyên Sứ Thần Tòa Thánh Karl-Joseph Rauber. Trong 19
vị tân hồng y, chỉ có 1 vị duy nhất không nhận mũ ba khía mà chỉ là một chiếc mũ
chụp thường theo kiểu mẫu của Giáo Hội mình, đó là Đức Tổng Giám Mục Berhaneyesus
Demerew Souraphiel ở Addis
Ababa.
Cũng như trong lần tấn phong hồng y năm ngoái, 22/2/2014, Đức Thánh Cha Biển Đức
XVI cũng đáp lời mời của Đức Thánh Cha Phanxicô để tham dự. Trước và sau Thánh
Lễ Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến chào vị giáo hoàng hưu trí này, và cử chỉ của
vị giáo hoàng hưu trí Biển Đức XVI bỏ mũ (zecchetto) ra để chào vị đương kim
giáo hoàng Phanxicô đã khiến cho nhiều người lấy làm cảm động.
Vị Giáo Hoàng hưu trí Biển Đức XVI đang đứng sau lưng vị giáo hoàng đương kim
Phanxicô hôm nay, Chúa Nhật 15/2/2015
Bài giảng:
"Nếu Ngài muốn, Ngài có thể chữa tôi lành sạch"... Động lòng thương, Chúa
Giêsu đã giơ tay ra chạm đến anh ta mà nói: "Tôi muốn. Anh hãy lành sạch!"
(Marco 1:40-41). Ôi lòng cảm thương của Chúa Giêsu! Chính tấm lòng đồng cảm (com-passion)
này đã khiến Người đến gần với hết những ai đớn đau!
Chúa Giêsu đã không lùi bước; trái lại, Người tham dự vào nỗi đớn đau của con
người và nhu cầu của họ... chỉ vì Người biết cách và muốn tỏ ra tấm lòng đồng
cảm, bởi Người có một con tim không ngại ngùng tỏ lòng
cảm thương (compassion).
"Chúa Giêsu không thể nào công khai vào được thành thị nữa nên đã ở ngoài làng
mạc; và dân chúng từ khắp nơi đã đến với Người" (Marco 1:45). Điều này có nghĩa
là Chúa
Giêsu chẳng những đã chữa lành cho người tật phong mà còn đích thân mang
lấy thân phận ra rìa bởi lề luật Moisen nữa (xem
Levi 13:1-2,45-46). Chúa Giêsu không sợ cái nguy hiểm khi dự phần vào
cảnh khổ đau của người khác; Người chấp nhận tất cả cái giá phải trả (xem Isaia
53:4).
Lòng cảm thương đã
khiến cho Chúa Giêsu thực hiện hành động cụ thể, ở chỗ Người
tái hội nhập thành phần bị ra rìa (the marginalized)! Đó là 3 ý
niệm then chốt được Giáo Hội đề ra trong phụng vụ lời Chúa hôm nay: Lòng
cảm thương (compassion) của Chúa
Giêsu trước cảnh bị ra rìa
(marginalization) và Người mong
muốn thực hiện việc phục
hồi (reinstate).
Cảnh bị ra rìa:
theo luật về thành phần bị cùi hủi, Moisen qui định rằng họ cần phải ở một mình,
cách xa cộng đồng trong thời gian tật bệnh của họ. Ông bảo rằng họ "bị dơ bẩn!"
(xem Levi 13:1-2,45-46).
Hãy tưởng tượng mà xem những người bị tật phong khổ đau và xấu hổ biết là chừng
nào cả về thể lý, xã hội, tâm lý và tinh thần!
Họ chẳng những là nạn nhân của bệnh tật mà còn cảm thấy lỗi tội về nó nữa, cảm
thấy bị trừng phạt bởi tội lỗi của
mình! Họ
là một kẻ chết còn đang sinh động vậy; họ chẳng khác nào như kẻ bị người cha nhổ
vào mặt (xem
Dân Số 12:14).
Ngoài ra, những
kẻ bị cùi hủi là thành phần gây ra nỗi sợ hãi, khinh bỉ và ghê tởm, nên họ bị
gia đình mình loại trừ, bị những người khác xa lánh, bị xã hội tẩy chay.
Thật vậy, xã hội ruồng bỏ họ và buộc họ phải sống xa cách khỏi thành phần lành
mạnh. Xã hội xua đuổi họ. Đến độ
một người lành mạnh mà đến gần người cùi sẽ bị nghiêm trị và thường bị đối
xử như chính họ là một người cùi.
Đúng thế, mục đích
của khoản luật này là "để bảo toàn kẻ lành mạnh", "để bảo vệ kẻ chính
trực", và để canh chừng họ khỏi bất cứ nguy hiểm nào, loại trừ "cái hiểm
nghèo" bằng việc đối xử người bệnh một cách ác nghiệt.
Như khi vị thượng tế Caipha kêu lên rằng: "Thà một người chết cho dân hơn là
toàn quốc bị hủy diệt" (Gioan 11:50).
Việc Phục Hồi: Chúa
Giêsu thực hiện cuộc cách mạng và đảo ngược lại cái tâm thức sợ sệt, hẹp hòi và
thành kiến ấy.
Người không hủy bỏ lề luật Moisen, mà là làm cho nó nên trọn (xem Mathêu 5:17).
Chẳng hạn Người làm như thế khi nói rằng thứ luật trả đũa này là những gì gây
trở ngại, Thiên Chúa không muốn thấy việc giữ ngày Hưu Lễ lại là việc tỏ ra hạ
giá hay kết án con người ta. Người làm như thế bằng việc không lên án người đàn
bà tội lỗi mà cứu chị khỏi cái nhiệt tình mù quáng của những ai sửa
soạn ném đá chị một cách tàn bạo vì tin rằng họ đang áp dụng luật Moisen. Chúa
Giêsu cũng làm cách mạng cả các lương tâm ở Bài Giảng Trên Núi (xem
Mathêu 5),mở
ra những chân trời mới cho nhân loại và cho thấy tất cả cái "lý lẽ" của Thiên
Chúa.
Cái lý lẽ yêu thương này, không căn cứ vào sợ hãi mà là tự do và bác ái, mà là
lòng nhiệt tình lành mạnh và ý muốn cứu độ của Thiên Chúa. Vì "Thiên Chúa
là Đấng Cứu Độ của chúng ta muốn hết mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý"
(1Timotheu 2:3-4). "Ta muốn lòng nhân lành chứ không phải là hy tế" (Mathêu
12:7; Hosea 6:6).
Chúa Giêsu, tân Moisen, muốn chữa lành người cùi. Người đã chạm đến anh ta và
tái hội nhập anh ta vào cộng đồng mà không "bị gò bó" bởi thành kiến, theo thứ
tâm thực thịnh hành ấy hay lo sợ bị nhiễm lây. Chúa
Giêsu đáp ứng ngay lời van xin của người cùi, không đợi phải coi xét tình hình
xem sao đã cùng với tất cả mọi hậu quả khả dĩ kèm theo! Đối
với Chúa Giêsu, vấn đề trước hết là làm sao dấn thân để cứu lấy những ai ở xa,
chữa lành thương tích của bệnh nhân, phục hồi hết mọi người cho gia đình của
Thiên Chúa! Và đó
lại là những gì tệ hại đối với một số người!
Chúa Giêsu không sợ thứ tệ hại này! Người
không nghĩ đến những kẻ hẹp hòi thiển cận là
thành phần bị tai hại trước việc chữa lành, trước bất cứ một thứ cởi mở nào,
trước bất cứ một tác động nào ở bên ngoài những cái hộp tâm thần và tâm linh của
họ, trước bất cứ một chăm sóc hay dấu hiệu dịu dàng nào không hợp với ý nghĩ
thường tình của họ và cái thuần nghi thức của họ. Người muốn phục hồi thành phần
bị đào thải, cứu những ai ở bên ngoài khu trại (xem Gioan 10).
Có hai cách suy nghĩ và tin tưởng: chúng
ta có thể sợ mất đi thành phần được cứu độ và chúng ta có thể muốn cứu lấy thành
phần hư vong.
Thậm chí cho đến ngày nay vẫn còn có thể xẩy ra là chúng ta đứng ở giao điểm của
hai đường lối suy nghĩ này. Lối
suy nghĩ của thành phần tiến sĩ luật là loại trừ đi cái nguy hiểm bằng cách tống
khứ đi người yếu bệnh, và lối suy nghĩ của Thiên Chúa là Đấng xót thương gắn bó
và chấp nhận bằng việc phục hồi họ và biến dữ thành lành, biến luận phạt thành
cứu độ và biến loại trừ thành tuyên dương.
Hai cách suy nghĩ này đang xẩy ra suốt giòng lịch sử của Giáo Hội: loại
trừ và phục
hồi. Thánh
Phaolô,
theo lệnh truyền của Chúa trong việc mang sứ điệp Phúc Âm đến tận cùng trái đất
(xem mathêu 28:19), đã gây ra tệ hại và đã gặp phải sự kịch liệt chống đối
và đầy những hận thù, nhất là từ những ai đòi buộc phải tuân phục lề luật Moisen
một cách vô điều kiện, thậm chí cả về phía thành phần dân ngoại trở về nữa. Cả Thánh
Phêrô cũng
bị cộng đồng phê phán một cách gay gắt khi ngài vào nhà của viên đại đội trưởng
Cornelius (xem Tông Vụ 10).
Đường lối của Giáo Hội, từ thời Công Đồng Giêrusalem, bao giờ cũng là đường lối
của Chúa Giêsu, đường lối của tình thương và phục hồi. Điều
này không có nghĩa là khinh khi các nguy hiểm để cho sói lọt vào đàn chiên,
mà là đón nhận đứa con hoang đàng thống hối trở về; mà là chữa lành các vết
thương tội lỗi một cách can đảm và quyết liệt; mà là vén
tay áo lên chứ không đứng bên lề mà thụ động nhìn khổ đau của thế giới. Đường
lối của Giáo Hội không phải là lên án đời đời bất cứ ai; mà là đổ dấu tình
thương của Thiên Chúa trên tất cả những ai thành tâm xin làm điều ấy. Đường
lối của Giáo Hội chính là việc để lại sau lưng 4 bức tường mà ra ngoài tìm kiếm
những ai xa cách, những ai thực sự ở "bên lề" cuộc sống. Nó
là việc thích ứng hoàn toàn với phương cách của Thiên Chúa, là theo Vị Sư Phụ,
Đấng đã phán: "Những ai lành mạnh thì không cần thày thuốc nhưng thành phần bệnh
nhân thì cần; Tôi đến không phải để kêu gọi thành phần chính trực mà là tội
nhân" (Luca 5:31-32).
Trong việc chữa lành người tật phong, Chúa Giêsu không gây hại cho thành phần
lành mạnh.
Trái lại, Người giải thoát họ khỏi sợ hãi. Người không tác hại họ nhưng cống
hiến cho họ một người anh em. Người không hạ giá luật lệ mà là đề cao những ai
Thiên Chúa đã ban lề luật. Thật vậy, Chúa
Giêsu giải thoát thành phần lành mạnh khỏi khuynh hướng của "người anh" (xem
Luca 15:11-32),khỏi gánh
nặng của ghen hờn cùng với cái lảm nhảm của thành phần lao công "vất vả cả ngày
nắng nóng" (xem
Mathêu 20:1-16).
Tóm lại: đức
bác ái không thể nào lại tỏ ra trung dung (neutral), trừ khử (antiseptic), dửng
dưng (indifferent), ương dở (lukewarm) hay vô tư (inpartial)! Đức bác ái thì lây
nhiễm (infectious), thì hào hứng (excite), thì liều lĩnh (risk), thì gắn
bó (engage)! Vì đức bác ái chân thực bao giờ cũng cảm thấy không đáng chi
(unmerited), không đòi điều kiện (unconditional) và cho không biếu không
(gratuitous)! (xem
1Corinto 13). Đức
bác ái thì sáng tạo tìm được những lời lẽ xác đáng để nói với tất cả những ai bị
coi là bất trị và vị thế bất khả chạm tới.
Việc tìm những lời lẽ xác đáng... Việc giao tiếp là thứ ngôn ngữ của việc
truyền đạt chân thực, thứ ngôn ngữ dễ thương đã chữa lành người phong cùi. Biết
bao nhiêu là những cuộc chữa lành chúng ta có thể thực hiện chỉ cần chúng ta
biết sử dụng thứ ngôn ngữ giao tiếp ấy! Người tật phong này, một khi được chữa
lành, đã trở thành sứ giả của tình yêu Thiên Chúa. Phúc Âm nói với chúng ta rằng
"anh ta đã ra đi và bắt đầu tự động cao rao và loan truyền tin ấy" (xem Marco
1:45).
Các vị tân Hồng Y thân mến, đó là "lý lẽ", là tâm trí của Chúa Giêsu, và đó
là đường lối của Giáo Hội. Chẳng những lấy lòng can đảm của phúc âm đón nhận và
phục hồi tất cả những ai gõ cửa nhà của chúng ta, mà còn đi ra ngoài tìm kiếm,
một cách không hãi sợ và bất thành kiến, những ai cách xa, tự nguyện chia sẻ
những gì chúng ta đã nhận lãnh một cách nhưng không. "Ai nói 'mình ở trong Chúa
Kitô' thì cũng phải bước đi như Người" (1Gioan 2:6). Hoàn toàn hướng về việc
phục vụ người khác đó là chuẩn mực của chúng ta, chỉ có một mình nó là tước hiệu
danh dự của chúng ta mà thôi!
Hãy cẩn thận lưu ý là trong những ngày chư huynh trở thành các vị Hồng Y này,
chúng ta đã cầu xin cùng Mẹ Maria, Mẹ Giáo Hội, vị mà chính bản thân đã cảm
nghiệm được tình trạng bị ra rìa như hậu quả của những gì là phỉ báng (xem Gioan
8:41) và đầy ải (xem Mathêu 2:13-23), chuyển cầu cho chúng ta để chúng ta có thể
trở thành những tôi trung của Thiên Chúa. Xin Mẹ - Người Mẹ của chúng ta - dạy
cho chúng ta đừng sợ hãi dịu dàng đón nhận thành phần bị ruồng bỏ; đừng sợ sống
mềm mại dịu dàng. Chúng ta thường sợ sống êm ái dịu dàng biết bao! Xin Mẹ Maria
dạy chúng ta đừng sợ sống êm ái dịu dàng và thương cảm. Xin Mẹ mặc đức nhẫn
nại cho chúng ta khi chúng ta tìm cách hỗ trợ họ trong cuộc hành trình của họ,
mà không tìm kiếm các thứ ích lợi của thành đạt trần thế. Xin Mẹ tỏ cho chúng ta
thấy Chúa Giêsu và giúp chúng ta bước theo bước chân của Người.
Chư huynh tân Hồng Y thân mến, khi chúng ta nhìn lên Chúa Giêsu và Người Mẹ của
chúng ta, tôi tha thiết xin chư huynh hãy phục vụ Giáo Hội một cách mà thành
phần Kitô hữu - được sáng tỏ bởi chứng từ của chúng ta - sẽ không hướng chiều về
Chúa Giêsu mà không hướng về thành phần bị ruồng bỏ, không trở thành một đẳng
cấp khép kín chẳng có gì là giáo hội chân thực về nó. Tôi thiết tha xin chư
huynh hãy phục vụ Chúa Giêsu tử giá nơi hết mọi người bị ra rìa vì bất cứ lý do
nào; hãy thấy Chúa nơi hết mọi con người bị tẩy chay loại trừ đang đói khát,
trần trụi; hãy thấy Chúa hiện diện nơi những ai đánh mất đức tin, hay không còn
thực hành đức tin nữa, hoặc nói rằng họ là những kẻ vô thần; hãy thấy Chúa
là Đấng đang bị tù ngục, bệnh hoạn, thất nghiệp, bị bách hại; hãy thấy Chúa nơi
người cùi hủi - ngoài thân xác hay trong linh hồn - thành phần bị kỳ thị! Chúng
ta sẽ không gặp thấy Chúa trừ phi chúng ta thực sự chấp nhận thành phần bị ra
rìa! Chớ gì chúng ta luôn thấy trước mắt hình ảnh Thánh Phanxicô Assisi, vị đã
không sợ ôm lấy người phong cùi và chấp nhận hết mọi thứ ruồng bỏ. Thật vậy, chư
huynh thân mến, Phúc Âm của thành phần bị ra rìa chính là nơi tính
chất uy tín của chúng ta bị thử thách, được khám phá và được tỏ hiện vậy!
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch (kèm theo nhan đề và những chỗ nhấn
mạnh tự ý)