GIÁO HỘI HIỆN THẾ
"Con cái là một tặng ân. Mỗi cháu là một con người đặc thù và bất khả tái diễn,
mà đồng thời lại không thể chối cãi là các cháu gắn liền với các gốc gác của các
cháu".
Anh Chị Em thân mến,
Sau khi suy tư về hình ảnh người mẹ và người cha, trong bài giáo lý về gia đình
này tôi muốn nói về người con (the child), đúng hơn về con cái (the
children). Điều gợi ý cho tôi đến từ hình ảnh đẹp đẽ được Tiên Tri Isaia nói
tới. Vị Tiên Tri này viết: "những người con trai của ngươi từ xa mà đến, và
những người con gái của ngươi sẽ được bồng bế trên tay. Rồi ngươi sẽ thấy và trở
nên rạng ngời, tâm can của ngươi cảm thấy rộn rã hân hoan" (60:4-5a). Đó là một
hình ảnh huy hoàng của niềm hạnh phục được hiện thực nơi việc tái hợp của cha mẹ
và con cái, thành phần cùng nhau tiến bước đến một tương lai tự do và an bình,
sau một thời gian dài thiếu vắng và tách ly, khi những người Do Thái bị rời xa
quê cha đất tổ của mình.
Thật vậy, có một mối liên hệ chặt chẽ giữa niềm hy
vọng của một dân tộc với sự hòa hợp giữa các thế hệ. Chúng
ta cần phải suy nghĩ kỹ về điều này. Có một mối liên hệ chặt chẽ giữa niềm hy
vọng của một dân tộc với sự hòa hợp giữa các thế hệ. Niềm
vui có con cái làm cho tâm can của cha mẹ chúng rung động và tái hướng về tương
lai. Con cái là niềm vui của gia đình và của xã hội. Chúng không phải là một
vấn đề sinh học sản xuất, hay là một trong nhiều cách thức có chúng là
hoàn trọn, và lại càng không phải là một thứ sở hữu của cha mẹ chúng. Không. Con
cái là một tặng ân: anh chị em có hiểu hay chăng? Con
cái là một tặng ân. Mỗi cháu là một con người đặc thù và bất khả tái diễn,
mà đồng thời lại không thể chối cãi là các cháu gắn liền với các gốc gác của
cháu. Thật
vậy, theo dự án của Thiên Chúa, là một người con trai hay con gái nghĩa là mang
nơi bản thân mình ký ức và niềm hy vọng của một tình yêu hiện thực mình chính ở
chỗ nhen nhúm sự sống của một con người nguyên tuyền và mới mẻ khác. Đối
với cha mẹ thì mỗi một đứa con đều là một con người đặc thù, khác nhau và dị
biệt.
Xin cho phép tôi gợi nhớ một kỷ niệm gia đình. Tôi
nhớ rằng mẹ của tôi nói với chúng tôi - 5 đứa con chúng tôi - rằng: "Mẹ có 5 đứa
con". Khi chúng hỏi bà: "Vậy mẹ thích đứa nào nhất", thì bà trả lời: "Mẹ có 5
đứa con, như 5 ngón tay. [ĐTC
giơ 5 ngón tay của ngài ra trước mặt dân chúng]. Nếu
các con đánh vào ngón này là các con làm đau mẹ; nếu các con đánh vào ngón kia
các con cũng làm mẹ đau. Tất cả 5 đều sẽ làm mẹ đau hết. Chúng tất cả đều là con
cái của mẹ, nhưng chúng tất cả đều khác nhau như ngón tay của một bàn tay vậy".
Gia đình là như thế! Con cái thì khác nhau nhưng tất cả đều là con cái.
Một đứa con được yêu thương vì nó là một đứa con: không phải vì nó là đứa
con đẹp đẽ, hay vì nó thế này hoặc thế kia; không, chỉ vì nó là một đứa con của
anh chị em! Không
phải vì chúng nghĩ như tôi hay làm tôi thỏa nguyện. Một đứa con là một đứa con:
là một sự sống được sinh ra bởi chúng ta nhưng được nhắm đến nó, đến thiện ích
của nó, đến thiện ích của gia đình, của xã hội và của toàn thể nhân loại.
Từ đó cũng xuất phát cái chiều sâu nơi kinh nghiệm của
con người về việc làm người con nam nữ, những gì giúp chúng ta có thể khám phá
ra chiều kích yêu thương vô tư
nhất, một chiều kích mà chúng ta không ngừng cảm thấy ngỡ ngàng. Nó là
vẻ đẹp của việc được yêu trước: con
cái được yêu thương trước khi chúng xuất hiện. Biết
bao lần tôi gặp gỡ các người mẹ ở quảng trường này giơ bụng mình ra xin tôi ban
phép lành... những đứa
con này được yêu thương trước khi vào đời. Đó là những gì tự nguyện, là
tình yêu; chúng được yêu thương trước khi sinh ra, như tình yêu của Thiên Chúa
là Đấng bao giờ cũng yêu thương chúng ta trước. Chúng được yêu thương trước khi
làm bất cứ một điều gì đó để đáng được yêu thương, trước khi có thể nói năng hay
suy nghĩ, thật vậy, trước khi vào đời! Là
con cái là điều kiện trọng yếu để nhận biết tình yêu của Thiên Chúa, Đấng là
nguồn mạch tối hậu của phép lạ thực sự này. Trong
linh hồn của từng con trẻ, mặc dù mềm yếu, Thiên Chúa cũng niêm ấn tình yêu
thương này, một tình yêu thương là nền tảng cho phẩm vị cá thể của nó, một phẩm
vị không gì và không ai có thể hủy hoại.
Ngày nay dường như con cái khó lòng mà mường tượng được
tương lai của mình. Cha mẹ - tôi đã đề cập đến điều này trong các bài giáo lý
trước - có lẽ đã lùi bước và con cái trở nên bất định về những bước tiến của
mình. Chúng ta có thể học biết mối liên hệ tốt đẹp giữa các thế hệ từ Cha Trên
Trời của chúng ta, Đấng để chúng ta tự do nhưng không bao giờ bỏ chúng ta một
mình. Nếu chúng ta gây ra lầm lỗi, Ngài tiếp tục nhẫn nại theo đuổi chúng ta chứ
không bỏ cuộc yêu thương chúng ta.
Cha Trên Trời của chúng ta không lui bước ở tình Ngài yêu
thương chúng ta, không bao giờ! Ngài luôn đi trước chúng ta và nếu chúng ta
không thể tiến bước thì Ngài đợi chờ chúng ta nhưng Ngài không quay gót trở lại.
Ngài muốn con cái của Ngài can đảm lên và tiến bước.
Về phần mình, con cái không được sợ dấn thân xây dựng một thế giới mới: chúng có
lý mà ước mong rằng nó là một thế giới tốt đẹp hơn thế giới chúng đã nhận lãnh!
Tuy nhiên, điều này cần phải được thực hiện một cách không ngạo mạn, không kiêu
hãnh. Người ta cần phải làm sao để nhận biết giá trị của con cái, và cha mẹ bao
giờ cũng cần phải được tôn kính.
Điều Răn thứ 4 đòi con cái - mà tất cả chúng ta đều là
con cái - phải tôn kính cha của mình và mẹ của mình (xem Xuất Hành 20:12). Điều
răn này xuất hiện ngay sau những điều răn liên quan tới Chính Thiên Chúa. Thật
vậy, nó chất chứa một cái gì đó linh thiêng, một cái gì đó là căn gốc của tất cả
mọi thứ tôn kính khác giữa con người với nhau. Công thức về Điều Răn thứ 4 này
còn được thêm vào như sau: "Để ngày của các ngươi được dài lâu nơi mảnh đất Chúa
là Thiên Chúa các ngươi ban cho các ngươi". Mối liên hệ đức hạnh này giữa các
thế hệ là bảo đảm của tương lai,
và là bảo đảm cho một lịch sử thật sự nhân bản. Một
xã hội của con cái không tôn kính cha mẹ mình là một xã hội không kính tôn; khi
cha mẹ không được trọng kính, thì người ta yêu cái vinh dự của riêng mình! Nó là
một xã hội nhắm đến chỗ viên trọn bản thân mình bằng thành phần giới trẻ cằn cỗi
và tham lam. Tuy nhiên, một xã hội tham lam với thế hệ của mình, không muốn bao
quanh mình thành phần con cái, coi chúng trước hết là những gì lo âu, gánh nặng,
nguy cơ, là một xã hội tụt hậu, vì chúng không muốn có con cái, chúng không có
con cái, mức sinh sản không hế nhúc nhích một tí nào. Tại sao? Mỗi
người chúng ta cần phải suy nghĩ và đáp ứng. Nếu
một gia đình đầy những con cái mà bị coi như là một gánh nặng thì có một cái
gì đó không đúng rồi vậy! Việc sinh sản con cái cần phải có trách nhiệm,
như Thông Điệp Sự Sống Con Người của
Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô VI cũng dạy, thế nhưng có thêm con cái không thể
nào tự động lại trở thành một thứ chọn lựa vô trách nhiệm. Không
muốn có con là một chọn lựa vị kỷ. Sự
sống tái trẻ trung và có được nghị lực bằng việc tăng bội chính mình: nó được
phong phú chứ không bị tàn tạ! Con cái cần phải biết có trách nhiệm với
gia đình của mình, chúng trưởng thành nơi việc chia sẻ những hy sinh của chúng,
chúng tăng trưởng trong việc cảm nhận được các tặng ân của mình. Kinh nghiệm
hoan hỉ về tình huynh đệ là những gì làm sinh động lòng tôn kính và việc chăm
sóc giành cho cha mẹ, những vị chúng ta nặng nợ ơn nghĩa.
Nhiều người trong anh chị em ở đây có con cái và tất cả
chúng ta đều là con cái. Chúng ta hãy làm một điều gì đó, một phút thinh lặng.
Mỗi người chúng ta hãy nghĩ trong lòng mình về con cái của mình - nếu anh chị em
có con cái - hãy nghĩ tưởng trong thinh lặng. Và tất cả chúng ta hãy nghĩ về cha
mẹ của chúng ta và cám ơn Chúa về tặng ân sự sống. Trong thinh lặng, những ai có
con cái hãy nghĩ đến chúng, và hết mọi người hãy nghĩ về cha mẹ của chúng ta. [Giây phút
thinh lặng]. Xin Chúa chúc lành cho cha mẹ của chúng ta và chúc phúc cho con
cái của chúng ta.
Xin Chúa Giêsu, Người Con hằng hữu, Đấng đã trở thành một người con trong thời
gian, giúp chúng ta tìm thấy đường lối của một thứ bức xạ mới nơi cái cảm nghiệm
nhân bản rất đơn thường và rất cao cả này, cảm nghiệm làm con cái. Trong việc
gia tăng sinh sản là mầu nhiệm phong phú sự sống của tất cả mọi người, những gì
xuất phát từ Chính Thiên Chúa. Chúng ta cần phải tái khám phá ra nó, đối chọi
với thành kiến, và sống nó bằng đức tin và trong niềm vui trọn vẹn. Tôi muốn
nói cùng anh chị em rằng: đẹp biết bao khi tôi băng
ngang qua anh chị em và thấy những người mẹ và người cha nâng con cái của mình
lên để được chúc phúc. Đó hầu như là một cử chỉ thần linh. Cám ơn anh chị em làm
như thế!
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch (kèm theo nhan đề và những chỗ nhấn
mạnh tự ý)
http://www.zenit.org/en/articles/general-audience-on-the-gift-of-children