GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

 

"Tuổi già cũng chất chứa một ân sủng và sứ vụ, 


một ơn gọi thực sự của Chúa. 


Tuổi già là một ơn gọi"


ĐTC Phanxicô - Giáo Lý Gia Đình - Bài 9 về Vai Trò của Ông Bà trong Gia Đình - Thứ Tư 11/3/2015



Xin chào Anh Chị Em thân mến.

Trong bài giáo lý hôm nay chúng ta tiếp tục chia sẻ về thành phần làm ông bà, liên quan đến giá trị và tầm quan trọng nơi vai trò của họ trong gia đình. Tôi cũng thế, giống như họ, vì tôi cũng thuộc về độ tuổi này.  

Khi tôi ở Phi Luật Tân, nhân dân Phi Luật Tân đã chào tôi rằng "Lolo Kiko" - tức là Ông Phanxicô - họ nói rằng "Lolo Kiko"! Cần nhấn mạnh đến 1 điều đầu tiên, đó là thực sự xã hội đang có khuynh hướng loại trừ chúng tôi, nhưng chắc chắn là Chúa không làm như thế. Chúa không bao giờ loại trừ chúng ta. Ngài gọi chúng ta theo Ngài ở hết mọi lứa tuổi đời, và tuổi già cũng chất chứa một ân sủng và sứ vụ, một ơn gọi thực sự của Chúa. Tuổi già là một ơn gọi. Nó chưa phải là lúc "buông tay chèo". Chắc chắn là đoạn đời này khác với đoạn đời trước đó. Chúng tôi một cách nào đó cũng cần phải "sáng tạo nên nó cho chính bản thân mình". Vì xã hội của chúng ta không sẵn sàng, về tinh thần và luân lý, cống hiến tất cả giá trị của nó cho khoảng đời này. Thật vậy, có lúc nó không còn là những gì bình thường để có được thời gian ở trong tay của mình nữa; ngày nay lại càng xẩy ra như vậy. Linh đạo Kitô giáo cũng bị ảnh hưởng lạ lùng một cách nào đó, và đang có một nỗ lực phác họa ra một linh đạo về những người già. Tuy nhiên, tạ ơn Chúa vẫn không thiếu những chứng từ của những Thánh nhân nam nữ lão thành!   

Tôi rất cảm động về "Ngày cho Bậc Lão Thành" chúng ta đã tổ chức ở Quảng Trường Thánh Phêrô đây năm vừa rồi. Quảng trường đầy những người. Tôi đã nghe thấy những câu truyện của người già là thành phần bỏ giờ ra cho những người khác, cũng như những câu chuyện của các cặp phối ngẫu nói rằng: "Chúng tôi đang mừng kỷ niệm 50 năm thành hôn; chúng tôi đang mừng kỷ niệm 60 năm thành hôn". Cần phải cho giới trẻ thấy được điều này, thành phần tỏ ra cấp thời mệt mỏi. Chứng từ trung thành của người già là những gì quan trọng. Có nhiều người trong họ đã ở Quảng Trường này hôm ấy. Nó là một chia sẻ cần được tiếp tục, cả ở trong lãnh vực giáo hội lẫn dân sự. Phúc Âm cho chúng ta thấy một hình ảnh rất đẹp, cảm kích và phấn khởi. Đó là hình ảnh về Ông Simeon và Bà Anna, được Thánh ký Luca thuật lại trong đoạn Phúc Âm về thời ấu nhi của Chúa Giêsu. Họ thật sự là những bô lão, "ông già" Simeon và "nữ tiên tri" Anna 84 tuổi. Người đàn bà này đã không dấu giếm tuổi đời của mình. Phúc Âm nói rằng họ hằng ngày thật là trung thành chờ đợi việc Thiên Chúa đến qua nhiều năm trường. Thật vậy, họ muốn thấy Người hôm ấy, căn cứ vào các dấu hiệu, và trực giác ban đầu. Có thể là bấy giờ họ đã chết đi trước đó nữa: tuy nhiên, việc chờ đợi lâu dài ấy đã tiếp tục chiếm cứ cả cuộc đời của họ, họ không còn một dấn thân nào quan trọng hơn là việc này, việc chờ đợi Chúa và cầu nguyện. Vậy khi Mẹ Maria và Thánh Giuse đến Đền Thờ để hoàn tất những qui định của Lề Luật, thì Ông Simeon và Bà Anna bất ngờ được tác động, được Thánh Linh thôi thúc (xem Luca 2:27). Cái nặng nề về tuổi đời của họ cũng như của việc đợi chờ đã biến tan trong chốc lát. Họ đã nhận ra Con Trẻ và đã khám phá thấy sức mạnh mới cho một công việc mới, đó là việc dâng lời tạ ơn và làm chứng cho Dấu Hiệu này của Thiên Chúa. Ông Simeon đã ứng khẩu một bài thánh ca hỉ hoan rất đẹp (xem Luca 2:29-32) - ông là một thi sĩ vào lúc bấy giờ - và Bà Anna đã trở thành vỉ giảng thuyết đầu tiên về Chúa Giêsu, ở chỗ "bà đã nói về Người cho tất cả những ai đang trông đợi việc cứu chuộc của Giêsurusalem" (Luca 2:38). 

Anh Chị Em làm Ông Bà thân mến, anh chị em lão thành thân mến, chúng ta hãy theo vết chân của những người già đặc biệt ấy. Chúng ta một cách nào đó cũng trở thành những thi sĩ của nguyện cầu: chúng ta hãy hoan hỉ tìm kiếm những lời lẽ của chúng ta; chúng ta hãy tái chiếm hữu lấy cho mình những gì Lời Chúa dạy chúng ta. Lời cầu nguyện của những người làm ông bà và lão thành là một đại tặng ân cho Giáo Hội; nó là một kho tàng! Nó cũng là một truyền đạt dồi dào khôn ngoan cho toàn thể xã hội loài người, nhất là cho một xã hội quá ư là bận rộn, quá ư là vồ vập, quá ư là phân tâm. Cũng cần phải hát lên cho họ những dấu hiệu của Thiên Chúa, cần phải loan báo những dấu hiệu của Thiên Chúa, cần phải cầu nguyện cho họ! Chúng ta hãy xem Đức Benedicto XVI, vị muốn sống đoạn đời cuối của mình trong nguyện cầu và lắng nghe Thiên Chúa! Thật là đẹp! Olivier Clement, một đại tín hữu ở thế kỷ vừa qua, thuộc truyền thống Chính Thống, đã nói: "Một nền văn minh không còn cầu nguyện là một nền văn minh tuổi già không còn nghĩa lý gì nữa. Đó là điều đáng sợ. Chúng ta trước hết cần người già cầu nguyện, vì tuổi già được ban cho chúng ta để làm điều ấy". Chúng ta cần người già cầu nguyện vì tuổi già được ban cho chúng ta chính là để làm điều ấy. Việc cầu nguyện của người già là một điều đẹp đẽ. 

Chúng ta có thể cám ơn Chúa về những thiện ích nhận được và khỏa lấp cái trống rỗng của lòng vô ơn đang vây bọc Ngài. Chúng ta có thể chuyển cầu cho những niềm trông đợi của các tân thế hệ và trân quí ký ức cùng các hy sinh của những người khuất bóng. Chúng ta có thể nhắc nhở giới trẻ tham vọng rằng một cuộc đời không biết yêu thương là một cuộc đời cằn cỗi. Chúng ta có thể nói với giới trẻ sợ hãi rằng nỗi sầu thương về tương lai là những gì có thể thắng vượt. Chúng ta có thể dạy giới trẻ quá say mê bản thân mình rằng cho đi thì vui hơn là nhận lãnh. Những người làm ông và làm bà làm nên một "hợp xướng" luôn mãi của một đại đền thánh thiêng liêng, nơi lời cầu thỉnh nguyện và lời ca chúc tụng là những gì nâng đỡ cộng đồng đang hoạt động và đối chọi trong lãnh vực cuộc sống. 

Sau hết, việc cầu nguyện là những gì không ngừng thanh tẩy cõi lòng. Việc chúc tụng và thỉnh nguyện cùng Thiên Chúa ngăn chặn cái cứng cõi của một tấm lòng phẫn uất và vị kỷ. Đáng sợ biết bao cái yếm thế của một người già đã mất đi ý nghĩa chứng từ của họ, khinh khi giới trẻ và không truyền đạt sự khôn ngoan cuộc đời! Trái lại, tốt đẹp biết bao việc giới già phấn khích giới trẻ trong việc tìm kiếm đức tin và ý nghĩa cuộc đời! Nó thực sự là sứ vụ của những người làm ông bà, là ơn gọi của người già. Những lời của thành phần làm ông bà có một cái gì đó đặc biệt cho giới trẻ. Chúng biết điều ấy. Tôi vẫn còn luôn mang theo mình ở trong Sách Nguyện của tôi những lời bà nội của tôi gửi cho tôi bằng chữ nghĩa vào ngày thụ phong linh mục của tôi, tôi thường đọc những lời ấy và tôi cảm thấy tốt đẹp.  

Tôi mong muốn biết bao thấy được một Giáo Hội tỏ ra thách đố nền văn hóa thải trừ bằng một niềm vui man vàn của thứ gắn bó mới mẻ này giữa giới trẻ và giới già! Đó là những gì tôi xin Chúa hôm nay, xin cho được cái gắn bó ấy! 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch (kèm theo nhan đề và những chỗ nhấn mạnh tự ý)

http://www.zenit.org/en/articles/general-audience-on-the-gift-of-grandparents