GIÁO HỘI HIỆN THẾ
"Tôi muốn chia
sẻ về bối cảnh nhân bản và văn hóa là những gì hình thành ý hướng lập gia
đình... Vị thẩm phán, trong việc thẩm định tính chất hiệu thành của sự ưng thuận
được bày tỏ, cần phải cứu xét tới bối cảnh của những giá trị và đức tin - hay
của sự thiếu hụt hay thiếu vắng - liên quan tới ý hướng thành hôn"
ĐTC Phanxicô: Huấn Từ ngỏ cùng Pháp Tòa Rota Roma ngày Thứ
Sáu 23/1/2015
Quí Vị Thẩm Phán, Quí Vị Viên Chức, Quí Vị
Luật Sư và Quí Hợp Tác Viên của Tông Pháp Đình Rota Rôma thân mến,
(Đoạn mở đầu ngắn ĐTC chào
hỏi
và cám ơn)
Nhân dịp này tôi muốn chia sẻ về bối cảnh
nhân bản và văn hóa là những gì hình thành ý hướng lập gia đình. Cuộc
khủng hoảng về các thứ giá trị trong xã hội chắc chắn không phải là một hiện
tượng mới đây. Bốn mươi năm trước, Chân Phước Phaolô VI, khi ngỏ cùng pháp đình
Rota Roma đã thực sự nêu bật các thứ bệnh trạng của con
người tân tiến "có những lúc bị tổn thương bởi một chủ nghĩa tương đối có tổ
chức, một chủ nghĩa hướng tới những chọn lựa dễ dãi nhất theo hoàn cảnh, có tính
cách mị dân, theo thời trang, đam mê, khoái lạc, vị kỷ, nhờ đó, đối ngoại, họ cố
gắng chống lại tính chất chủ trị của luật lệ, và đối nội, một cách hầu như vô
thức, họ thay thế đế quốc của lương tâm luân lý bằng những gì đột hứng của nhận
thức tâm lý" (Allocution of January 31, 1974: AAS 66 [1974], p. 87).
Thật
vậy, việc
loại bỏ phối cảnh đức
tin đã
gây ra một cách không tiếc xót thứ kiến
thức sai lầm về hôn nhân, một hôn
nhân không
bị hụt
hẫng về các
thành quả
trong vấn đề chín
chắn của ý muốn hôn nhân. Theo lòng
nhân lành của mình, Chúa thực sự cho Giáo Hội hân hoan về rất
nhều gia đình, được
nâng đỡ và nuôi dưỡng bởi đức tin chân thành, hiện thực, trong nỗ lực và
niềm vui của mọi ngày sống, các sự thiện của hôn nhân, những sự thiện đã được
chân
thành chấp nhận vào lúc kết hôn và trung thành cùng bền bỉ theo đuổi.
Tuy nhiên,
Giáo Hội cũng biết được cả nỗi khổ đau của nhiều tế bào gia đình đang bị
phân tán, bỏ lại đằng sau những tàn rụi của các mối liên hệ tình cảm, các dự
tính và các niềm mong đợi chung.
Vị thẩm phán được kêu
gọi để thi hành việc phân tích pháp lý của mình khi xẩy ra vấn đề ngờ vực
liên quan đến tính chất hiệu thành của hôn nhân, để nắm chắc được sự kiện có
hay chăng một thiếu sót ban đầu nào đó trong việc ưng thuận, hoặc trực tiếp
liên quan đến một thiếu sót nào đó nơi tính chất hiệu thành của ý hướng hay
một thiếu sót trầm trọng nào đó nơi việc hiểu biết về chính hôn nhân đối
với ý muốn quyết định (xem
Giáo Luật 1099). Thật
vậy, cuộc khủng hoảng về hôn nhân thực sự không phải là không thường xuất
phát từ cuộc khủng hoảng về kiến thức được đức tin soi dẫn, hay nhờ gắn bó
với Thiên Chúa, cũng như với dự án yêu thương của Ngài được
hiện thực nơi Chúa Giêsu Kitô.
Kinh nghiệm mục vụ
cho chúng ta biết rằng ngày nay có một số đông
tín hữu đang sống trong những tình trạng bất thường, những tình trạng đã
bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi cái tâm thức trần tục tràn lan này.
Thật
vậy, đang có một thứ trần tục thiêng liêng, "thứ
trần tục thiêng liêng ẩn
nấp dưới hình dạng đạo đức, thậm chí dưới dáng dấp mến yêu Giáo Hội"
(Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm), và
là thứ trần tục thiêng liêng dẫn đến chỗ theo đuổi phúc hạnh bản thân hơn là
vinh quang Thiên Chúa. Một trong những hậu quả
của thái độ này đó là "một đức tin bị bủa vây bởi khuynh hướng chủ quan, chỉ
chú trọng tới một thứ cảm nghiệm có được nào đó hay một chuỗi những biện
luận cùng những lãnh vực kiến thức được cho rằng an ủi và khôn ngoan, thế
nhưng chủ thể thực tế vẫn bị giam nhốt bởi cái nội tại của lý lẽ hay của cảm
xúc riêng của
họ" (cùng
nguồn vừa dẫn - 94). Đối
với người chiều theo thứ tâm thức này thì hiển nhiên đức tin vẫn bị hụt hẫng
mất cái giá trị hướng dẫn và chuẩn mực của nó, mở cửa cho những thứ thỏa
hiệp với cái tôi của con người cũng như với các áp lực của tâm thức hiện
hành, thứ tâm thức đã trở thành chủ chốt nhờ các phương tiện truyền
thông đại chúng.
Bởi thế, vị thẩm phán, trong việc thẩm định
tính chất hiệu thành của sự ưng thuận được bày tỏ, cần phải cứu xét tới bối cảnh
của những giá trị và đức tin - hay của sự thiếu hụt hay thiếu vắng - liên quan
tới ý hướng thành hôn. Thật vậy, sự vô thức nơi nội dung của đức tin có
thể dẫn đến điều được Bộ Luật gọi là lầm lẫn ảnh hưởng đến
ý muốn (xem Giáo Luật - 1099). Tình huống có thể xẩy ra này không còn
được cho là ngoại lệ nữa như ở trong quá khứ, nếu thực sự có tính chất thịnh
hành thường xuyên của ý nghĩ trần tục về giáo huấn của Giáo Hội. Cái sai lầm này đe
dọa chẳng những đến
tính chất bền vững của một cuộc hôn nhân, đến tính chất độc nhất và đến việc
sinh hoa kết trái, mà còn đến cả hướng
chiều của hôn nhân cho thiện ích của người khác, đến tình yêu phối ngẫu như là
"nguyên lý quan trọng" của việc ưng thuận, đến chỗ trao tặng nhau để xây dựng
một kết liên của cả đời sống con người. "Hiện nay hôn nhân
có khuynh hướng bị coi như một hình thức của việc thỏa mãn thuần về cảm xúc là
những gì có thể được cấu tạo bằng bất cứ cách nào hay được điều chỉnh tùy ý"
(Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm - 66), đang đẩy thành phần hứa
hôn đến chỗ nghi ngại trong tâm thức về chính cái vĩnh viễn của mối hiệp nhất,
hay về tính chất độc nhất của nó, những gì có thể không đạt được khi người được
yêu không còn hiện thực được niềm mong đợi của mình về một thứ phúc hạnh cảm xúc.
Bởi thế, tôi muốn cổ võ quí vị về
một cuộc gia tăng và nhiệt liệt dấn
thân cho thừa tác vụ của quí vị để bảo vệ mối hiệp
nhất nơi khoa pháp luật của
Giáo Hội. Biết bao nhiêu là công việc mục vụ cho
thiện ích của nhiều cặp vợ chồng, cũng như của nhiều
con trẻ, thành phần thường là nạn nhân của những trường hợp ấy! Cả ở đây
nữa, cần phải có một cuộc hoán cải về mục vụ về
phía các cơ cấu của giáo hội (xem cùng nguồn vừa dẫn - 27), để
có thể cống hiến opus iustitiae (việc công lý) cho tất cả những
ai hướng về Giáo Hội để giải quyết tình trạng hôn nhân của họ. Đây
là một sứ vụ khó khăn của quí vị, cũng như cho tất cả các vị thẩm phán ở
các giáo phận, đó là đừng gài bẫy ơn cứu độ
bằng những xiết chặt của chủ trương vị luật. Phận
sự của luật lệ là để hướng đến the
salus animarum (phần rỗi của các linh hồn), ở chỗ tránh đi những thứ
ngụy biện xa vời với xác thịt sống động của con người gặp khó khăn,
thì việc thiết lập chân lý về giây phút ưng thuận có thể sẽ giúp ích như
sau: sự thật này có trung thực với Chúa Kitô hay theo tâm thức xuyên
tạc trần gian.
Theo chiều
hướng ấy, Chân Phước Phaolô VI đã nói rằng: "Nếu
Giáo Hội là một khuôn mẫu thần
linh - Ecclesia de Trinitate - thì
các cơ cấu của Giáo Hội, mặc dù có thể toàn hảo, cần phải được thiết
lập để truyền đạt ân sủng thần linh và nuôi dưỡng, theo các tặng ân
và sứ vụ của từng cơ cấu, thiện ích của tín hữu, mục đích thiết yếu
của Giáo Hội. Mục tiêu về xã hội này, đó là phần rỗi của các linh
hồn, the salus animarum, vẫn là đối tượng tối cao của các cơ cấu của
luật lệ, của các thứ luật lệ" (Address
to the Participants in the 2nd International Congress of Canon Law,
September 17, 1973: Communicationes 5 [1973], p. 126).
Cũng
cần phải nhắc lại những gì được Bản Hướng Dẫn Dignitas Connubili
qui định ở số 113, hợp với Giáo Luật khoản 1490, về sự hiện diện cần
thiết, nơi hết mọi Pháp Đình của giáo hội, những con người có khả
năng cống hiến việc quan tâm khuyên giải
về khả thể đưa đến một vụ tiêu hôn; trong khi đó sự hiện diện này
cũng cần có cả các vị bảo trợ vững vàng, được cùng một pháp đình trả
thù lao, thành phần thực thi vai trò luật sư.
Hy vọng
rằng trong hết mọi Pháp Đình, những nhân vật này hiện diện để phấn
khích việc thực sự tới gần với công lý của Giáo
Hội cho tất
cả mọi tín hữu. Tôi muốn nhấn mạnh là một số khá nhiều trường
hợp được
Pháp Tòa Rota Roma giải quyết có thể được trợ giúp về pháp lý cho
những ai không thể đảm đương vì lý do kinh tế, bằng không cho phép
họ có được
các dịch vụ luật sư.
Anh em thân mến, tôi xin lập lại
cùng từng người trong anh em lòng biết ơn của tôi về thiện ích anh
em thực hiện cho dân Chúa, khi anh em phục vụ công lý. Tôi xin ơn
trợ giúp thần linh xuống trên công việc của anh
em và
tôi thành tâm ban
cho anh em Phép Lành Tòa Thánh.