GIÁO HỘI HIỆN THẾ
Mục Lục Năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014
2015
"Đối diện với các cuộc đào ngũ này, Chúa Giêsu thực sự đã không rút lại hay giảm
nhẹ những gì Người đã nói. Người bắt chúng ta phải thực hiện một chọn lựa rõ
ràng: một là ở với Người hai là tách khỏi Người"
Đức Thánh Cha
Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XXI Thường Niên Năm B ngày 23/8/2015
Xin chào anh chị em thân mến!
Hôm nay, chúng ta kết thúc bài đọc theo Đoạn 6 của
Phúc Âm Thánh Gioan về bài giảng "Bánh Sự Sống", một bài giảng được Chúa Giêsu
thực hiện sau phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều. Ở vào cuối bài giảng này tình
hình nhiệt liệt hào hứng lúc đầu của ngày hôm đó đã bị hụt hẫng, vì Chúa
Giêsu đã nói Người
là thứ Bánh từ Trời xuống, và Người sẽ ban thịt của Người làm bánh ăn và máu của
Người làm thức uống, ám chỉ thật rõ ràng về việc Người hy tế sự sống của Người. Những
lời đó đã gây ra bất mãn trong dân chúng, thành phần coi những lời ấy không xứng
hợp với một Vị Thiên Sai, không "thuyết phục". Bởi vậy đã có một số người đã coi
Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai, vị cần phải nói năng và hành động làm sao để
thành đạt tức thời sứ vụ của mình! Thế nhưng, ngay bấy giờ, họ đã lầm nơi kiến
thức của họ về sứ vụ của Đấng Thiên Sai! Thậm chí ngay cả các môn đệ cũng không
chấp nhận thứ ngôn từ ấy, thứ ngôn từ lôn xộn của Chúa. Đoạn Phúc Âm hôm nay
liên quan tới cảm giác khó chịu của họ: "Lời nói này khó nghe; ai mà chấp
nhận được?" (Gioan 6:60).
Thực ra họ đã hiểu những lời Chúa Giêsu nói.
Hiểu đến độ họ không muốn nghe nữa, vì đó là một bài giảng làm tiêu hao đi đường
lối suy nghĩ của họ. Những
lời Chúa Giêsu nói bao giờ cũng làm cho chúng ta khó chịu; làm khó chịu chúng ta,
chẳng hạn, liên quan đến tinh thần thế gian, đến tính chất trần tục. Tuy
nhiên, Chúa Giêsu lại cống hiến cho chúng ta chiếc chìa khóa để thắng vượt những
khó khăn;
một chiếc chìa khóa được làm nên bởi 3 yếu tố. Trước hết là nguồn
gốc thần linh của Người, ở chỗ Người đã từ Trời
mà đến và sẽ "về nơi Người đã ở trước" (câu 62). Thứ hai, lời của Người chỉ có
thể hiểu được nhờ tác động của Thánh Linh, Đấng "ban
sự sống" (câu 63). Thánh Thần là Đấng thực
sự làm cho chúng ta hiểu được những lời của Người. Thứ ba, nguyên nhân chính yếu
của việc hiểu lầm các lời Người nói là vì thiếu đức
tin như Chúa Giêsu đã nói: "Có một số trong
các con không tin" (câu 64). Từ lúc đó, Phúc Âm cho biết, "nhiều người trong các
môn đệ của Người đã trở lại với lối sống cũ của họ và không còn theo Người nữa"
(câu 66). Đối
diện với các cuộc đào ngũ này, Chúa Giêsu thực sự đã không rút lại hay giảm nhẹ
những gì Người đã nói. Người bắt chúng ta phải thực hiện một chọn lựa rõ ràng:
một là ở với Người hai là tách khỏi Người-
nên Người đã nói với Nhóm 12 rằng:"Còn các con có bỏ đi hay chăng?" (câu 67).
Đến đây, Thánh Phêrô đã nhân danh các Tông Đồ khác mà
tuyên xưng đức tin rằng: "Lạy Thày, chúng con còn biết theo ai đây? Thày có
những lời sự sống đời đời" (câu 68). Ngài
không nói: "Chúng con còn biết đi đâu?" mà là "Chúng con còn biết theo ai?".
Ngài không nói "Chúng con còn biết đi đâu?" mà là "Chúng con còn biết theo ai!". Vấn đề
thực sự ở đây không phải là ở chỗ đi và bỏ công việc đã từng được thực hiện mà
là đi "với ai". Căn cứ vào vấn đề này của Thánh Phêrô, chúng ta hiểu rằng việc
trung thành với Thiên Chúa là vấn đề trung thành với một ngôi vị là Đấng chúng
ta gắn bó cùng tiến bước trên cùng một con đường. Và ngôi vị này là Chúa Giêsu. Tất
cả những gì chúng ta có trên thế gian này không thỏa mãn được cái khát vĩnh hằng
của chúng ta. Chúng ta cần Chúa Giêsu, ở chỗ ở với Người, nuôi dưỡng mình nơi
Bàn Tiệc của Người. Nơi Lời Sự Sống của Người! Việc
tin vào Chúa Giêsu nghĩa là làm cho Người thành tâm điểm, thành nghĩa lý của
cuộc đời chúng ta. Chúa Kitô không phải là một yếu tố phụ tùng: Người là "bánh
hằng sống", là dưỡng thực bất khả châm chước. Việc
gắn bó bản thân chúng ta với Người, nơi mối liên hệ tin yêu thực sự, không có
nghĩa là bị trói buộc, nhưng được sâu xa tự do, luôn luôn trong cuộc hành trình,
sẵn sàng đương đầu với những thách đố của thời đại chúng ta.
Mỗi người chúng ta giờ đây có thể tự vấn: "Chúa
Giêsu là ai đối với tôi?" Là một danh xưng? Là một ý nghĩ? Chỉ là một con người
lịch sử nào đó hay là một người yêu thương tôi, Đấng đã hiến sự sống của Người
cho tôi và cùng tiến bước với tôi? Chúa
Giêsu là ai đối với anh chị em? Anh chị em có nhận biết Người hay chăng? Anh chị
em có trung thành với lời của Người hay chăng?... Anh chị em có mang cuốn
Phúc Âm bỏ túi với anh chị em để đọc ở bất cứ nơi đâu hay chăng? Vì chúng ta
càng ở với Người thì càng gia tăng lòng ước ao của chúng ta được ở với Người.
Giờ đây chúng ta hãy dùng một giây phút thinh lặng và trong tâm can của từng
người để suy nghĩ xem: Chúa Giêsu là ai đối với tôi? Trong thinh lặng và trong
tâm can của từng người... [giây phút thinh lặng]
Xin Trinh Nữ Maria giúp chúng ta luôn "đi" với Chúa Giêsu để cảm nghiệm được
cái thứ tự do Người cống hiến cho chúng ta, và giúp chúng ta có thể thanh tẩy
những chọn lựa của chúng ta khỏi những dấu vết và sợ hãi trần gian.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, (chuyển dịch kèm theo nhan đề và những chỗ nhấn
mạnh tự ý)
http://www.zenit.org/en/
Phụ chú: Như
trong bài huấn từ Truyền Tin tuần trước, người dịch lại thấy 2 tư tưởng nữa
của Đức Thánh Cha Phanxicô mà người dịch đã được diễm phúc trùng hợp trong bài
chia sẻ Phụng Vụ Lời Chúa hằng tuần người dịch gửi đi vào thứ Bảy cuối tuần. Hai
tư tưởng của người dịch được diễm phúc trùng hợp với những gì ĐTC chia sẻ trong
bài Huấn Từ Truyền Tin hôm nay đó là:
1- ĐTC trong bài huấn từ Truyền Tin hôm nay: "Người
là thứ Bánh từ Trời xuống, và Người sẽ ban thịt của Người làm bánh ăn và máu của
Người làm thức uống, ám
chỉ thật rõ ràng về việc Người hy tế sự sống của Người".
2- ĐTC trong bài huấn từ Truyền Tin hôm nay: "Đối diện với các cuộc đào ngũ này, Chúa Giêsu thực sự đã không rút lại hay giảm nhẹ những gì Người đã nói. Người bắt chúng ta phải thực hiện một chọn lựa rõ ràng: một là ở với Người hai là tách khỏi Người"
Người dịch cũng đã cảm nhận: "Cho dù bài giảng của mình gây phản tác dụng rất trầm trọng như thế nơi chính nội bộ môn đệ đoàn của mình, Chúa Giêsu vẫn không hề hay không chịu đính chính gì hết, chẳng hạn như Người có thể trấn an các môn đệ của Người rằng: 'Ồ các con hiểu lầm lời Thày nói mất rồi, Thày chỉ nói về Bánh Sự Sống theo nghĩa bóng mà thôi, chỉ là biểu hiệu thôi, chứ thực tế làm sao lại có chuyện người ta lại ăn thịt và uống máu Thày được chứ!'... Người chẳng những không đính chính và giải thích theo xu hướng mị dân như thế, trái lại Người còn nhất định và cương quyết tiếp tục giữ vững và bênh vực lập trường trung thực của Người, bênh vực những gì Người đã nói như là những chân lý bất khả sai lầm và không thể chối cãi... Chính vì thái độ dứt khoát của Người với các môn đệ như thế, dứt khoát không đính chính, không ve vuốt, không mị dân, sau đó (chứ không phải trước đó) mới xẩy ra chuyện: 'Từ bấy giờ có nhiều môn đệ rút lui, không còn theo Người nữa'. Nhưng Người vẫn chấp nhận cái hậu quả ấy chứ không vì thế mà đem sự thật bất biến nơi lời Người dạy thỏa hiệp với xác thịt, với trần gian".