GIÁO HỘI HIỆN THẾ
Lần trả lời phỏng vấn cho một tờ báo này là lần thứ 8 cho báo chí, không kể 6
lần trên máy bay sau 6 chuyến tông du, và 2 lần ngoại lệ với giới trẻ Bỉ Quốc và
với nhị vị tác giả chuyên đề về kinh tế. Tất cả cho đến nay ngài đã trả lời 16
cuộc phỏng vấn.
Một cái nhìn vào các vùng hẻo lánh xa xôi
"Khi Đức Thánh Cha nói về những vùng hẻo lánh xa xôi (the peripheries)
thì Đức Thánh Cha muốn nói đến những gì và những ai? Đến thành phần chúng tôi ở
các khu bần cùng (the shantytowns)?" Cha 'Pepe' Di Paola đã câu hỏi đầu tiên
của mình như thế. Vị Giáo Hoàng đã giải thích: "Khi
tôi nói về vùng hẻo lánh xa xôi là tôi nói về thành phần sống ở bên lề xã hội (the
margins)", tức là đến tất cả những vùng xa khỏi 'tâm điểm' là nơi chúng ta di
chuyển và là nơi chúng ta điểu khiển. Vấn đề ở đây, như Đức Bergoglio (tên
của Đức Thánh Cha Phanxicô - biệt chú của người dịch) chủ trương: 'thực
tại được coi như tốt đẹp hơn ở vùng hẻo lánh xa xôi hơn là ở tâm điểm. Bao gồm
cả thực tại về con người, vùng xa xôi hẻo lánh của cuộc sống, hay thực tại về ý
nghĩ của họ. Bạn có thể có một ý nghĩ rất vững chắc, thế nhưng khi bạn đụng độ
với một ai đó không nghĩ như bạn, thì bạn cần phải làm sao tìm được những lý
do để hỗ trợ cho tư tưởng của bạn. Cuộc tranh luận bắt đầu xẩy ra, và vùng xa
xôi hẻo lánh nơi ý nghĩ của người khác là những gì làm cho bạn trở nên phong phú".
Giới
Trẻ và các Xứ Sở bị Nghiện Ma Túy
Tuy nhiên, vùng xa xôi hẻo lánh chẳng những là vấn đề của trí khôn, nó còn là
khung cảnh khốn khó mà giới trẻ nản chí phải đương đầu nữa, khi họ bị rơi vào
các thứ cạm bẫy như nghiện ngập, một thứ tấn công thực sự đầu tiên vào giới
trẻ ở các khu ổ chuột (the slums). Cha Di Paola đặt vấn đề: "Làm sao chúng
con có thể tự vệ đây?" Đức Phanxicô nhận định: "Quả
thực là ma túy thừa thắng xông lên. Có những xứ sở giờ đây đã trở thành nô lệ
cho ma túy. Thế nhưng cái làm cho tôi lo nhất đó là cuộc chiến thắng của thành
phần buôn ma túy. Những người này đang hát bài ca chiến thắng, họ cảm thấy họ đã
thắng cuộc, họ đã vinh thắng. Và đó là một thực tại. Có những xứ sở, hay những
miền mà tất cả mọi sự đều lệ thuộc vào ma túy".
Bao gồm cả Á Căn Đình, một xứ sở trong vòng 25 năm qua đã từ một xứ sở ma túy
băng qua thành một xứ sở "tiêu thụ" ma túy và có lẽ cũng là một xứ sở sản xuất
cả ma tuý nữa.
Cần
phản cống hiến cho giới trẻ những gì? "Tình cảm và tự do, nhưng trên hết là...
Luôn lưu tâm tới thế giới của tuổi trẻ, vị linh mục này đã hỏi Đức Giáo
Hoàng đâu là điều quan trọng nhất cần phải cống hiến cho con cái của mình. Vị
Giáo Hoàng thẳng thắn trả lời rằng: "hãy
thuộc về một mái ấm gia đình". Điều
này chỉ xẩy ra "với
tình yêu thương, với lòng cảm mến, với thời gian, dắt dìu chúng, hỗ trợ chúng,
chơi với chúng, cho chúng những gì ở những lúc cần cho việc tăng trưởng của
chúng".
Cũng cần cống hiến cho chúng "cơ
hội để chúng có thể bày tỏ bản thân chúng". Đức
Phanxicô nhắc nhở rằng: "Nếu
bạn không chơi với con cái của bạn, là bạn đang làm cho chúng bị hụt hẫng chiều
kích ban tặng. Nếu bạn không để cho chúng nói những gì chúng cảm thấy nhờ đó
chúng cũng có thể tranh luận với bạn và cảm thấy thoải mái, là bạn không cho
chúng tăng trưởng"
... cống
hiến cho họ đức tin"
Tuy nhiên, trên hết mọi sự, cần cống hiến đức tin cho giới trẻ. Vị Giáo Hoàng
nói: "Tôi
cảm thấy rất đau lòng khi gặp một đứa trẻ không biết làm dấu Thánh Giá. Tức
là đứa bé này không được cha hay mẹ của bé cống hiến cho bé những gì là quan
trọng nhất có thể".
Có rất nhiều trẻ em ở trong tình trạng này, bị đời thách đố, trở thành những vai
chính trong những tình sử khốn khó và những khổ đau cùng cực. Tuy nhiên, Vị Giáo
Hoàng người Á Căn Đình này bao giờ cũng thấy được cái khả thể đổi thay: "Tất
cả mọi người đều có thể thay đổi. Cũng có những con người bị thách đố rất nhiều.
Tôi biết có một số đã sống buông thả cho đời hư thân và ngày nay họ đã lập
gia đình và đã có được một gia đình".
Chúng
ta là thành phần đủ mọi mầu sắc, nhưng Thiên Chúa không thôi thứ tha
Đó không phải chỉ là vấn đề "lạc quan" mà thật ra ở chỗ con người "là
hình ảnh của Thiên Chúa".
Và Thiên Chúa, Vị Giáo Hoàng nói: "không
khinh bỉ hình ảnh của mình, Ngài còn giải cứu nó một cách nào đó, bao giờ Ngài
cũng tìm cách phục hồi nó khi nó bị bôi bẩn. Tôi thích lập lại rằng thành
phần con cái Chúa chúng ta thuộc đủ mọi mầu sắc, mói bước đi chúng ta đều vấp
ngã, chúng ta phạm tội, thế nhưng chúng ta xin ơn tha thứ. Ngài bao giờ cũng thứ
tha cho chúng ta".
Bởi thế, mới có câu nhạc khúc: "Thiên Chúa không ngừng thứ tha, chính chúng ta,
nghĩ rằng chúng ta biết điều này điều kia, mà chúng ta mới mệt mỏi xin ơn tha
thứ".
Mối
liên hệ với Chúa Giêsu, lúc thăng lúc trầm
Tuy nhiên, người ta cần có đức tin để luôn có được niềm xác tín này. Và theo đức
tin và trong mối liên hệ với Thiên Chúa, chúng ta biết rằng "có những lúc thăng
trầm". Vị Giáo Hoàng tự công nhận rằng: "có
những lúc chúng ta cảm nhận được sự hiện diện của Thiên Chúa, có những lúc khác
chúng ta quên mất Ngài". Như
Thánh Kinh nói "đời
sống con người trên trái đất này là một cuộc chiến đấu".
Bởi thế, "cần
tỉnh táo coi chừng, đừng cảm thấy thủ bại hay yếm thế".
Cũng như vì "đức
tin không phải là một thứ cảm giác":
"Đôi
khi Chúa ban cho người ta ơn cảm thấy nó, nhưng đức tin là một cái gì còn hơn
thế nữa".
Đức Thánh Cha nhấn mạnh: "Đức
tin là mối liên hệ của tôi với Chúa Giêsu Kitô, tôi tin rằng Người đã cứu độ tôi".
Bởi vậy, "hãy
bắt đầu tìm kiếm những giây phút trong đời của bạn, lúc mà bạn cảm thấy tồi bại,
lúc mà bạn cảm thấy lạc loài, lúc mà bạn, và hãy xem cách Chúa Kitô đã cứu bạn.
Hãy nắm vững điều ấy, đó là cái gốc cho đức tin của bạn".
Và
hãy cầm lấy cuốn Phúc Âm
Khi buồn đau hay các thứ rắc rối trục trặc làm mợt mịt đi những ký ức ấy, Đức
Giáo Hoàng Phanxicô nêu lên một phương dược: "Hãy
luôn mang trong túi của mình một cuốn Thánh Kinh nhỏ. Hãy có cuốn Thánh Kinh
trong nhà của bạn. Đó là Lời Chúa. Đức tin cống hiến dưỡng thực của mình từ đó.
Sau hết, đức tin là một tặng ân; nó không phải là một thái độ về tâm lý. Nếu
bạn được trao tặng một món quà thì bạn cần phải nhận lấy nó, phải không? Cũng
thế, hãy lãnh nhận tặng ân Phúc Âm, và hãy đọc Phúc Âm. Hãy đọc Phúc Âm và lắng
nghe Lời Chúa".
"Tôi
là một tội nhân như bất cứ ai khác"
Luôn có một giọng điệu "thiêng liêng", Cha Di Paola đã hỏi một câu khác: "Làm
thế nào để người ta không sống một cách vô ích?" Vị Giáo Hoàng trả lời một
cách chân tình bình thường của mình như sau: "Tôi đã
sống vô bổ một thời gian dài, không phải hay sao? Trong những lúc ấy, đời sống
không mãnh liệt và phong phú. Tôi là một tội nhân như bất cứ một ai khác. Ngoại
trừ việc Chúa làm cho tôi thực hiện những gì có thể thấy được. Thế nhưng biết
bao nhiêu lần có những con người hành thiện, rất tốt lành mà không được
nhìn thấy"
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha vạch định như sau: "Tính
cách mãnh liệt không tương xứng trực tiếp với những gì con người ta nhìn thấy.
Tính chất mãnh liệt được sống bên trong. Và nó được sống bằng việc nuôi dưỡng
chính đức tin".
Như thế nào? "Hãy
làm những công việc sinh lợi, những công việc yêu thương cho thiện ích của dân
chúng. Có lẽ cái tội tệ hại nhất phạm đến tình yêu đó là tội không nhận biết con
người. Có ai đó yêu thương bạn, và bạn ruồng bỏ cô ta, bạn đối xử với cô ta như
thể bạn không biết gì đến cô ta. Cô ta yêu thương bạn và bạn lại ruỗng rẫy cô ta".
Và hãy lưu ý là "vị yêu
thương chúng ta hơn tất cả mọi sự là Thiên Chúa",
bởi thế, "việc
ruồng bỏ Thiên Chúa là một trong những tội xấu xa gớm ghiếc nhất".
Tuy nhiên, Đức Bergoglio trấn an các linh hồn khi vạch ra rằng đó cũng chính là
tội của Thánh Phêrô, tội chối bỏ một Chúa Giêsu Kitô là Đấng sau đó lại biến
ngài thành Giáo Hoàng. "Bởi
vậy, tôi còn nói gì đây?! Chẳng biết nói gì nữa. Vậy hãy tiến lên!".
Hãy
lắng nghe người khác, kể cả những ai không đồng ý với bạn
Đến đây Cha Pepe đùa với Đức Phanxicô như sau: "Đức Thánh Cha có thấy chung
quanh mình những con người không hợp với những gì Đức Thánh Cha làm và những gì
Đức Thánh Cha nói hay chăng?" Vị Giáo Hoàng còn tỉnh bơ đánh bóng thêm thế
này: "Bạn
tỏ thái độ ra sao với họ đây?"
Câu trả lời dễ thôi, vì nó là một cơ hội "để
lắng nghe những con người không bao giờ gây hại gì cho tôi. Mỗi lần tôi nghe họ
thì bao giờ cũng tốt cho tôi. Những lúc tôi không nghe họ thì các thứ không xẩy
ra một cách ngon lành. Vì mặc dù tôi không hợp với họ, họ luôn luôn - bao giờ
cũng thế! - cống hiến cho bạn một điều gì đó hay đẩy bạn vào một hoàn cảnh bắt
bạn suy nghĩ lại chủ trương của bạn. Và như thế là làm cho bạn nên phong phú".
Các
mối liên hệ ảo là những gì tạo nên "bảo tàng viện giới trẻ"
Bởi thế, "đối thoại, lắng nghe chúng ta được trở nên phong phú". Dĩ nhiên,
trao đổi và lắng nghe là cuộc sống thực, thế nhưng ngược lại với những thứ thời
trang trong khoảnh khắc đẩy giới trẻ đến chỗ sống các mối liên hệ ảo làm chúng
sống trừu tượng xa vời thế giới thực hữu. Cái nguy hiểm này do bởi việc tạo nên,
Vị Giám Mục Rôma nhận định, "thứ bảo tàng viện giới trẻ", thành phần biết hết
mọi sự. Tuy nhiên, sự phong phú trong cuộc đời "không phải ở chỗ tích lũy tín
liệu", mà là "bằng việc thay đổi tính chất cụ thể của cuộc sống mình". Vị Giáo
Hoàng nói: "Bạn
có thể yêu thương một người, thế nhưng bạn không bắt tay họ, hay không ôm
lấy họ, thì không phải là yêu. Nếu bạn yêu thương ai đó cho đến độ muốn lập
gia đình với anh ta, tức là nếu bạn muốn hoàn toàn hiến bản thân mình, mà bạn
lại không ôm lấy anh ta, bạn không hôn anh ta, thì đó không phải là tình yêu
thực sự".
Bởi thế, các em trai am gái đừng để mình bị lừa dối. Vị Giáo Hoàng chủ trương: "Không
có vấn đề tình yêu ảo (virtual love); việc tuyên bố ảo về yêu thương thì có,
nhưng tình yêu chân thực cần đến việc giao tiếp cụ thể về thể lý".
Bởi thế, đừng là "'bảo
tàng viện giới trẻ', chỉ hiểu biết các sự vật một cách bất thiết thực; trái lại,
hãy là giới trẻ cảm thấy và nói năng một cách hòa hợp 3 thứ ngôn ngữ đầu, tim và
tay".
Các
cuộc bầu cử ở Á Căn Đình: "Chớ gì hết mọi sự đều trong sạch, chân thành và trong
sáng"
Ở phần cuối của cuộc phỏng vấn này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đưa ra 3 khuyến dụ
với thành phần cai trị Á Căn Đình hướng tới việc tuyển cử Tổng Thống vào Tháng
10 năm nay. Thứ nhất, "đó
là họ cần phải rõ ràng đưa ra một cương lĩnh chính trị".
Thứ hai, đó là "chân
thành trình bày chủ trương của mình".
Thứ ba đó là "một
cuộc vận động tranh cử theo kiểu tự nguyện dâng cúng",
chứ không phải là kết quả của việc gây quĩ và chơi trò lợi lộc để rồi sau đó
"yêu cầu thanh toán".
Chuyến
viếng thăm Á Căn Đình: "vào đầu năm 2016"
Sau đó ngài xác nhận tin tức được tung ra trong mấy ngày qua từ cộng sự viên của
ngài là Đức Ông Kartcher về chuyến viếng thăm khả dĩ của ngài ở Á Căn Đình. Ngài
nói: "vào đầu
năm 2016, thế nhưng vẫn chưa có gì là chắc chắn. Cần phải tìm một khoảng giữa
các chuyến đi tới các xứ sở khác nữa".
Các
cuộc tấn công tôi ư? Tôi hy vọng rằng tôi không chịu khổ, tôi là một con người
nhút nhát..."
Kết thúc cuộc đàm thoại này là những gì khéo léo. Cha Di Paola hỏi: "Chúng
con nghe tin tức trên truyền hình khiến chúng con lo âu và buồn thảm; đó là có
những kẻ cuồng tín muốn giết Đức Thánh Cha. Đức Thánh Cha có sợ không?" Đức
Phanxicô trả lời:"Này đây
sự sống của tôi ở trong tay Thiên Chúa. Tôi đã thưa cùng Chúa rằng: Chúa là Đấng
coi sóc con. Tuy nhiên, nếu ý Chúa muốn con phải chết và họ gây ra cho con
một cái gì đó thì con xin Chúa một hồng ân đó là đừng làm cho con bị đau đớn. Vì
con là một con người rất nhát sợ khi bị đớn đau về thể lý".
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch
http://www.zenit.org/en/articles/pope-in-exclusive-interview-my-life-is-in-god-s-hands