"Người Động Lòng Thương"
TĐCTT Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Bài chia sẻ cho Nhóm TĐCTT trong Khóa Tĩnh Huấn chủ đề “Người động lòng thương”
Thứ Bảy 23/6/2014 ở Đền Thánh Mẹ Dâng Con Corona GP San Bernadino CA
Phúc Âm Thánh Luca 10:25-37
(25)
Và
này có người
thông luật kia đứng lên hỏi Ðức Giêsu để thử Người rằng: "Thưa Thầy, tôi phải
làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?"
(26) Người đáp:
"Trong Luật đã viết gì? Ông đọc thế nào?"
(27) Ông ấy thưa: "Ngươi hãy yêu mến Ðức
Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn
ngươi và người thân cận như chính mình".
(28) Ðức Giêsu bảo ông ta: "Ông trả lời
đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống".
(29)
Nhưng ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý, nên mới thưa cùng Ðức Giêsu rằng:
"Nhưng ai là người thân cận của tôi?" (30)
Ðức Giêsu đáp: "Một người kia từ Giêrusalem xuống Giêrikhô, dọc đường bị rơi vào
tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy
nửa sống nửa chết. (31)
Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy người này,
ông tránh qua bên kia mà đi. (32)
Rồi cũng thế, một thầy Lêvi đi tới chỗ ấy, cũng thấy, cũng tránh qua bên kia mà
đi. (33)
Nhưng một người Samaria kia đi đường, tới ngang chỗ người ấy, cũng thấy, và
chạnh lòng thương.
(34) Ông ta lại
gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt
người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc.
(35) Hôm sau,
ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: "Nhờ bác săn sóc cho người
này, có tốn kém thêm bao nhiều, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác".
(36)
Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã
bị rơi vào tay kẻ cướp?" (37)
Người thông luật trả lời: "Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người
ấy". Ðức Giêsu bảo ông ta: "Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy".
Nếu trong các trường hợp cụ thể được các Phúc Âm thuật lại cho thấy có một số
lần chính bản thân “Người động lòng thương”, và cả trong dụ ngôn vị vương chủ nợ
“động lòng thương”, ám chỉ về Cha hay về Người, tha nợ cho người bày tôi con nợ
của mình một cách quá ư là bao dung rộng lượng, thì trong dụ ngôn Người
Samaritanô nhân lành tâm trạng “động lòng thương” có thể không áp dụng cho Chúa,
đúng hơn áp dụng vào thành phần ngoài Kitô giáo, vì người Samaritanô này là
thành phần ngoại lai đối với dân Do Thái.
Đó là lý do tại sao nhiều khi chính Kitô hữu chúng ta tỏ ra tự phụ cho rằng
chúng ta được cứu độ bởi chúng ta đã chẳng những lãnh nhận Phép Rửa mà còn chịu
khó sống đạo đàng hoàng tử tế nữa, còn những ai ngoại giáo thì chưa chắc, kể cả
thành phần Kitô hữu Công giáo chỉ hăng say làm việc bác ái xã hội mà lại bỏ nhà
thờ thì phần rỗi của họ cũng chẳng chắc ăn bằng của chúng ta. Trong khi đó, cuộc
sống của chúng ta bề ngoài xem ra có vẻ đạo hạnh đó, gần Chúa đó, lại có những ý
nghĩ, ngôn từ và hành vi cử chỉ cùng phản ứng hầu như hay thường xuyên tỏ ra
"phản kitô", không yêu thương bác ái gì cả.
Nếu trong cuộc chung thẩm, Vị Quan Án tối hậu chí công là Chúa Kitô sẽ đến trong
vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết, theo bề ngoài, được căn cứ vào đức
bác ái hơn là vào các việc đạo đức, đúng hơn vào "đức bác ái thể hiện qua đức
tin" (Galata 5:6), thì người Samaritanô trong dụ ngôn này là nhân vật tiêu biểu
cho thành phần được cứu độ, ở chỗ, người này đã tự động, mau mắn và hết sức tận
tình ra tay cứu giúp nạn nhân hoàn toàn xa lạ với mình, thậm chí là thành phần
vốn ác cảm với dân Samaritanô của mình, cứu giúp như chính người thân của
mình, vào chính lúc nạn nhân đang quằn quại ngấp ngoái bên đường sau khi bị bọn
cướp tước lột và hành hung.
Dụ ngôn người Samaritanô nhân lành này thậm chí cũng có thể áp dụng vào cả
trường hợp của Chúa Giêsu nữa. Ở chỗ, nếu những người Samaritanô bị dân Do Thái
coi là nhơ nhớp và tội lỗi vì tôn thờ tà thần ngoại bang, thì đối với dân Do
Thái, Chúa Kitô thậm chí còn là một tên phạm thượng đáng chết hơn bất cứ một
người Samaritanô nào, đáng bị đóng đanh như một tên đệ nhất ma đầu cần phải bị
diệt trừ giữa hai tên tử tội trên Đồi Canvê. Khi bắt đầu xuất thân rao giảng tin
mừng cứu độ, dân chúng thấy Người ở các miền thuộc Dân Ngoại ở Galilêa (xem
Mathêu 4:12-17), hơn là ở những nơi chính yếu của dân Do Thái, như thành
Giêrusalem hay trong Xứ Giuđêa.
Dụ ngôn Người Samaritanô Nhân Lành còn cho thấy chủ trương rất chính xác của
Công Đồng Chung Vaticanô II, qua Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội "Ánh Sáng Muôn Dân
- Lumen Gentium", các số 16-17, về phần rỗi của những ai không thuộc về Giáo Hội
Chúa Kitô, đó là: 1- trong các đạo giáo chân chính đều có mầm mống thần linh, 2-
và nếu không do lỗi lầm của mình mà chưa biết đến Phúc Âm của Chúa Kitô mà vẫn
sống ngay lành theo lương tâm chân chính của mình thì vẫn được cứu độ.
Theo bản tính tự nhiên vốn vị kỷ hơn vị tha, thủ lợi
hơn thất lợi, hưởng thụ hơn phục vụ, thì hầu như không ai có thể tác hành như
Người Samaritanô Nhân Lành trong dụ ngôn này, nếu không có ơn Chúa, nếu không
được Chúa Kitô chiếm đoạt để thực sự sống động trở thành hiện thân và chứng nhân
của Người và cho Người, công khai như một Phanxicô
Assisi thế
kỷ
13 ở Ý, một Gioan Thiên Chúa thế kỷ 16 ở Tây
Ban Nha, một Vinh Sơn Phaolô thế kỷ 17 ở Pháp hay một Chân Phước Têrêsa
Calcutta thế kỷ 20 ở Ấn Độ v.v. , hoặc âm thầm như một Marguerite Alacoque thế
kỷ 17 ở Pháp, một Thérèse Hài Đồng Giêsu thế kỷ 19 ở Pháp, một Faustina thế kỷ
20 ở Balan, một Giáo Hoàng Phanxicô thế kỷ 21 của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ
ở Rôma v.v.
Bởi thế, Người Samaritanô Nhân lành đây trước hết và
trên hết được hiểu là hình ảnh hiện thân của chính Chúa Giêsu Kitô, Lời Nhập
Thể, Đấng đã "đến để tìm kiếm và cứu vớt những
gì lạc loài hư hoại" (Luca 19:10). Đúng
vậy, hình ảnh của nạn nhân quằn quại ngấp ngoái nằm bên vệ đường không phải hay
sao là tiêu biểu cho một loài người đã bị bọn cướp ma qủi tước lột và hành hạ
ngay từ ban đầu đang quằn quại trên bờ vực thế gian này với một bản tính đã bị
nhiễm lây nguyên tội nên cần phải được cứu độ.
Tác động đầu tiên của Người Samaritanô Nhân Lành để có
thể bày tỏ và chứng thực là mình quả thực đã "động
lòng thương" nạn nhân này, đó là "ông
ta lại gần" với nạn nhân, chứ không phải thấy
rồi bỏ đi như vị tư tế và Lêvi đồng hương với nạn nhân đã tỏ ra dửng
dưng
phũ phàng làm trước đấy, cho bay chết
mặc bay, vì nạn không phải là anh em của các vị đóng vai trò tôn giáo
tự
bản chất phải có lòng thương người và có sứ vụ giúp người nhất là khi họ đang bị
lâm nạn như thế.
Thiên Chúa cũng đã "động lòng thương" con người ngay sau nguyên tội, và Ngài đã
"lại gần" con
người nạn nhân khi "hóa thành nhục thể"
(Gioan 1;14) nơi Con của Ngài, như một "Emmanuel
- Thiên Chúa ở cùng chúng ta".
Trong tác động "lại
gần" này của mình, chắc chắn là Người
Samaritanô Nhân Lành đã phải xuống khỏi con lừa đang cưỡi, tức đã phải hạ mình
xuống khỏi vị thế cao sang và làm chủ của mình. Nếu Chúa Kitô khi vinh quang vào
Thành Thánh Giêrusalem đã không cưỡi ngựa oai phong mà là cưỡi lừa (xem Mathêu
21:5) thì quả thực Chúa Kitô chính là Người Samaritanô Nhân Lành đã từ trên lưng
con lừa vinh quang tiến vào Thành Thánh Giêrusalem ấy mà hạ xuống tầm cấp
của một cuộc khổ nạn và tử giá vô cùng nhục nhã và đau thương.
Tác động của Người Samaritanô Nhân Lành thứ hai tiếp
theo sau tác động thứ nhất là tiến "lại gần"
với nạn nhân đáng thương, đó là việc ông ta ra tay chăm sóc cứu thương cho người
ấy một cách có vẻ chuyên nghiệp, bằng cách "lấy
dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại".
"Dầu" đây là
gì và "rượu"
đây là chi, và tại sao Người Samaritanô Nhân Lành lại sẵn có đầy đủ như vậy để
ra tay cấp cứu ngay như thế? Phải chăng ông là một lương y, như bản thân của vị
Thánh ký tác giả thuật lại dụ ngôn này? Phải chăng ông vốn là người thường ra
tay cấp cứu nạn nhân như vậy?
Nếu vết thương đổ máu của nạn nhân cần sát trùng thì "rượu"
là chất cồn (alcohol) rất thích hợp cho việc tẩy rửa vết thương. Nếu những chỗ
bầm dập trên thân thể của nạn nhân cần phải được thoa bóp cho bớt đau nhức thì "dầu"
là chất bồi dưỡng bấy giờ không xứng hợp và cần thiết hay sao! "Dầu"
và "rượu" đây
phải chăng ám chỉ bản chất "hiền lành và khiêm
nhượng trong lòng" (Mathêu 11:29) của Chúa
Kitô, những yếu tố cần thiết bất khả thiếu và bất khả phân ly có thể giúp cho
"tâm hồn của các con được nghỉ ngơi" (Mathêu 11:29).
Thế nhưng, việc cứu thương này làm cho nạn nhân trầm
trọng bên đường chỉ là những gì tạm thời để nạn nhân có thể hồi sức một chút
trước khi được chữa trị thực sự sau đó. Bởi thế, tác động thứ ba của Người
Samaritanô Nhân Lành đối với nạn nhân bên đường này của mình đó là "đặt
người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc".
Thật vậy, Chúa Kitô không chỉ cứu chuộc con người bằng cuộc khổ nạn và tử giá,
Người còn thông ban cho con người sự sống bằng cuộc phục sinh của Người thế nào,
thì nạn nhân trong cuộc ở đây cũng đã được Người Samaritanô Nhân Lành
chẳng những "băng
bó" mà còn được vị này nâng lên "đặt trên
lưng lừa của mình",
tức là nạn nhân có thể di chuyển, ra khỏi tình trạng bị bất động của mình hay
tình trạng khó cử động của mình, nhưng không phải bằng chính sức lực của mình,
mà bằng tình thương
và quyền lực
của con người cấp cứu họ, con người đã nhường vị trí trên lưng lừa của mình cho
họ.
Phải chăng "lưng lừa"
đây là biểu hiệu cho đôi vai của vị mục tử vác từng con chiên lạc vui mừng mang
nó trở về đàn khi bỏ lại 99 con khác để theo đuổi tìm kiếm nó cho bằng được?
Phải chăng mỗi một con chiên được Chúa Kitô vác trên vai của Người như thế là
hình ảnh của cây thập tự giá mà Người cần phải vác để cứu chuộc họ?
Cuộc hành trình từ nơi nạn nhân được cấp cứu cho tới "quán
trọ", chắc cũng chẳng gần gũi cho lắm, bởi nạn
nhân bị cướp lột ở một đoạn đường vắng ít người qua lại. Cho nên, việc đưa một
nạn nhân nằm trên lưng lừa để tìm đến quán trọ gần nhất cũng không dễ dàng và
nhanh chóng gì, bởi lừa vốn là loài thú không thể đi nhanh như ngựa, mà nạn nhân
mình đầy thương tích lại cần phải được di chuyển một cách êm ái nhẹ nhàng
cho đỡ nhói đau. Bởi vậy mới biết được tấm lòng từ ái, cảm thương và đầy hy sinh
nhẫn nại đến đâu của Người Samaritanô Nhân Lành này đối với nạn nhân hoàn toàn
xa lạ chẳng quen biết thân thuộc gì của ông ta.
Chắc chắn là khi đến được quán trọ thì Người
Samaritanô Nhân Lành đã mệt mỏi lắm rồi, vì chẳng những phải mệt mỏi cuốc bộ để
dắt lừa một cách khéo léo mà đưa nạn nhân đến được "quán
trọ", mà khi tới nơi trời có thể đã khuya
lắm rồi. Thế mà Người Samaritanô Nhân Lành này vẫn tiếp tục "săn
sóc" cho nạn nhân, dường như thức thâu đêm
để canh chừng nạn nhân, cho đến "hôm
sau".
Phải, sang "hôm
sau", vì có chuyện cần phải đi, không thể
tiếp tục tự mình chăm sóc cho nạn nhân nữa, nhưng vẫn không vì thế mà bỏ rơi nạn
nhân, trái lại, Người Samaritanô Nhân Lành đã
"lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: 'Nhờ bác săn sóc cho người này,
có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác'".
Phải chăng "quán
trọ" đây là hình ảnh của Giáo Hội Chúa
Kitô, Đấng chính là Người Samaritanô Nhân Lành, vị đã tự mình chăm sóc cho con
người nạn nhân tội lỗi, chẳng những bằng cách đưa con người tội lỗi bất lực lên
lưng lừa của mình, khi Người bị treo trên thập tự giá để kéo mọi người lên cùng
Người (xem Gioan 12:32), mà còn thức thâu đêm qua thời gian nằm trong huyệt mộ
để tiếp tục chăm sóc cho họ, cho tới "hôm
sau" là thời gian Người phục sinh từ trong
kẻ chết, để rồi sau đó Người thăng thiên về trời cùng Cha, nhưng vẫn tiếp tục
chăm sóc cho con người nạn nhân nơi "quán trọ" Giáo
Hội bằng các Bí Tích Thánh của Người, đặc biệt là Bí Tích Hòa Giải Xá Tội và Bí
Tích Xức Dầu Bệnh Nhân, hai bí tích tiêu biểu
cho “2
quan tiền”
người chủ quán nhận được,
cho đến khi Người lại đến trong vinh quang.
Giáo Hội Chúa Kitô quả thực là một "quán
trọ", mà là một "quán
trọ" chữa lành, và người "chủ
quán" đóng vai trò đại diện Chúa Kitô trên
trần gian, trước hết và trên hết là để chăm sóc và chữa lành cho con người nạn
nhân tội lỗi, thành phần
cho dù nhờ Phép Rửa, Thêm Sức và Thánh Thể, đã "được
tái sinh bởi trên cao" (Gioan 3:3), "bởi
nước và Thánh Thần" (Gioan 3:5),
vẫn còn nguyên mầm mống nguyên tội, vẫn mang
thương tích nguyên tội nơi bản tính nhân loại của mình, cần được liên tục canh
chừng và chữa trị, bởi các vị tư tế thừa tác nói chung, qua năng quyền ban phát
các Bí Tích Thánh của các vị, hay bởi các vị mục tử Giám Mục là
thành phần thừa kế tông đồ đoàn, nhất
là
bởi Giáo Hoàng là vị thừa kế Thánh Phêrô trong sứ vụ chăn chiên của Chúa Kitô để
làm sao cho chiên của Người “được sự sống và là
một sự sống viên mãn" (Gioan 10:10).
Ngoài ra, trong "quán
trọ" là nơi chăm sóc chữa lành ấy, không kể vị
"chủ quán", còn
bao gồm cả các nhân viên cộng tác với vị này nữa, để trở thành một đội ngũ phục
vụ thành phần nạn nhân đáng thương gây ra bởi các vết thương về thể lý hay tâm
lý hoặc luân lý hay cả hai hoặc cả ba. Thành phần nhân viên này bao gồm tất cả
mọi chi thể thuộc Nhiệm Thể Chúa Kitô, như cành nho còn dính liền với thân nho,
nhờ các Bí Tích Thánh cùng với đời sống thường nhật luôn nguyện cầu thân mật
hiệp nhất nên một với Ngài, để nhờ đó có thể thông truyền nhựa sống thần linh
của Chúa Kitô nơi mình cho tất cả mọi người mà mình là anh chị em của họ hơn họ
là anh chị em của mình, đúng như giáo huấn của Chúa Kitô trong dụ ngôn Người
Samaritanô Nhân Lành.
Có thể nói và phải nói
rằng là Tông Đồ Chúa Tình Thương mà không trở thành Hiện Thân Từ Ái thì chưa
phải là Tông Đồ Chúa Tình Thương, chưa xứng là Tông Đồ Chúa Tình Thương. Đúng
thế, Hiện Thân Từ Ái chính là cốt lõi của Tông Đồ Chúa Tình Thương và là chân
dung của Tông Đồ Chúa Tình Thương.
Hiện Thân Từ Ái
chính là tột đỉnh của Linh Đạo Tông Đồ Chúa Tình Thương. Tuy nhiên, thực tế cho
thấy, ngoài trường hợp được Thiên Chúa tuyển chọn cách riêng, hầu như hiếm ai đã
đạt được hay sẽ đạt tới tầm mức Hiện Thân Từ Ái này, cho dù có mang danh là Tông
Đồ Chúa Tình Thương. Tuy nhiên, Tông Đồ Chúa Tình Thương là một tiến trình trở
nên hơn là một thực tại hiện hữu nơi những ai cảm thấy được thúc đẩy đáp ứng lời
kêu gọi của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, vị đại diện Chúa Kitô trên trần gian,
đã kêu gọi phải dấn thân loan truyền Lòng Thương Xót Chúa, không được lơ là.
Vả lại, Hiện Thân
Từ Ái còn bao hàm ý nghĩa ở chỗ chính Tông Đồ Chúa Tình Thương trở thành nơi cho
Lòng Thương Xót Chúa tỏ mình ra hơn chỗ nào hết và hơn bao giờ hết, nhất là
những khi họ yếu đuối sa ngã phạm tội nhưng vẫn tiếp tục "Giêsu ơi, con tín thác
nơi Chúa!", hay những khi họ cảm thấy đớn đau vì hậu quả đau thương do chính tội
lỗi họ gây ra song không nản chí, trái lại vẫn tiếp tục "Giêsu ơi, con tín thác
nơi Chúa!" Nhờ sống trong tận cùng khốn nạn của thân phận làm người tỗi lỗi và
đau thương như thế, tâm hồn mới cảm nghiệm được hơn ai hết và hơn bao giờ hết
Lòng Thương Xót Chúa, để rồi, như người phụ nữ Samaritanô đã từng sống với 6
người đàn ông không phải là chồng của mình thật sự trở thành Tông Đồ Chúa Tình
Thương của và cho Đấng chị bất ngợ được hội ngộ ở bờ giếng Giacóp (x Jn 4:7-19,
28-30).
Tuy nhiên, Hiện
Thân Từ Ái đích thực bao giờ cũng là một trạng thái tu đức trong đó tâm hồn được
Chúa Kitô hoàn toàn chiếm đoạt và sống trong họ, nhờ đó Người chẳng những sử
dụng con người của họ để tỏ mình ra cho tha nhân, qua các hoạt động bác ái yêu
thương vô vị lợi của họ, qua các hành vi cử chỉ nhân hậu cảm thương của họ, cũng
như qua những thái độ nhẫn nại tha thứ của họ, nhất là đối với những người anh
chị em không hợp với họ, thậm chí chống đối và tác hại họ cách nào v.v., mà còn
biến cuộc đời họ thành một cuộc hành trình "tìm kiếm và cứu vớt những gì đã hư
trầm" (Lk 19:10).
“Thày ban cho các con một điều răn mới: là các con hãy yêu thương nhau. Như Thày
đã thương yêu các con thế nào, các con cũng hãy yêu thương nhau như vậy. Chính
nơi điều này mà mọi người sẽ biết các con là môn đồ của Thày, đó là các con yêu
thương nhau!”
(x Jn 13:34-35).
Như thế,
sống
Hiện Thân Từ Ái, Tông Đồ Chúa Tình Thương sống trong
Lòng Thương Xót Chúa, với
Lòng Thương Xót Chúa,
bằng
Lòng Thương Xót Chúa
và
như Lòng Thương Xót Chúa:
Trong
Lòng Thương Xót Chúa - khi yếu đuối
sa ngã và khổ đau trong đời;
với
Lòng Thương Xót Chúa – khi yêu thương phục vụ những người
anh chị em hèn mọn đáng thương nhất của Chúa; bằng
Lòng Thương Xót Chúa – khi chẳng
những quảng đại tha thứ
cho những người anh chị em lầm không biết việc họ làm phạm đến mình mà còn tỏ
lòng thương cảm họ nữa,
và như Lòng Thương Xót Chúa – khi hiệp
thông
cơn khát núi sọ của Chúa và với Chúa.
Muốn đạt đến trạng
thái Hiện Thân Từ Ái, đến độ hoàn toàn trung thực và sống động phản ảnh Chúa
Kitô là Đấng "yêu thương những kẻ thuộc về mình thì thương yêu họ cho đến cùng"
(Jn 13:1) như thế, thành phần Tông Đồ Chúa Tình Thương cần phải tràn đầy Thánh
Linh của Chúa Kitô, để nhờ Thánh Linh là Đấng thấu suốt tất cả mọi sự, thậm chí
cả thâm cung của Thiên Chúa (x 1Cor 2:10), họ mới thật sự và hoàn toàn cảm
thương những người anh chị em đáng thương của mình.
Bởi vậy, thành phần Tông Đồ Chúa Tình Thương luôn tâm nguyện như sau:
"Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhượng trong lòng, Xin hoán cải
chúng con trở nên như trẻ nhỏ của Lòng Thương Xót Chúa, để chúng con biết nhìn
hết mọi anh chị em chúng con bằng ánh mắt của Tình Yêu Nhân Hậu Chúa, cho tất cả
được hiệp nhất nên một trong Cha và Con và Thánh Thần. Amen!"
·
Cha muốn
trái tim của
con
được
hình thành theo khuôn mẫu
của
Trái Tim từ
bi Cha. Con phải
hoàn toàn thấm
nhuần
tình thương
của
Cha.
(Nhật
Ký Thánh Faustina -
167)
·
Con phải
là phản
ảnh
sống
động
của
Cha bằng
yêu thương
và nhân hậu...
luôn luôn tỏ
ra xót thương
người
khác, nhất
là các tội
nhân. (1446)
·
Hãy luôn xót thương
như
Cha thương
xót. Hãy vì yêu Cha mà thương
hết
mọi
người,
ngay cả
kẻ
thù nhất
của
con,
để
tình thương
của
Cha
được
hoàn toàn phản
ảnh
nơi
trái tim con.
(1695)
Tất cả
Linh Đạo Tông Đồ Chúa Tình Thương
(TĐCTT), bao gồm cả Danh Xưng TĐCTT, đều được Biểu Hiệu nơi Logo TĐCTT. Tạo
sao? Bởi vì, Logo TĐCTT bao gồm 3 yếu tố chính yếu bất khả thiếu và bất khả phân
ly, thứ tự từ ngoài vào trong: con mắt, con ngươi và con người.
Trước hết, "con mắt" đây ám chỉ "Vị Thần Linh thấu suốt mọi sự, thậm chí cả
những gì sâu thẳm ở nơi Thiên Chúa" (1Corinto
2:10). Nếu không có Thần Linh Chúa, con người không thể nào nắm bắt được "tất cả
sự thật" (Gioan 16:13) về Thiên Chúa, về Chúa Kitô, về con người và về tất cả
mọi sự vật trên thế gian hay sự việc trong lịch sử.
Có người đặt vấn đề
là tại sao chỉ có một con mắt, vì bình thường người ta nhìn bằng 2 con mắt chứ
không phải bằng một con mắt? Xin thưa, vì "con mắt" ở đây là biểu hiệu hay ám
chỉ Thánh Linh, mà chỉ có một Thánh Linh, nên chỉ có một "con mắt".
Do đó, "con
mắt" đây cũng ám chỉ tặng ân "khôn ngoan" nữa, một trong 7 tặng ân của Chúa
Thánh Thần,
một tặng ân, như Đức Thánh Cha Phanxicô cảm nhận trong bài giáo lý ngày 9/4/2014
rất chí lý, sâu xa và thấm thía như sau:
"Khôn
ngoan thực sự là thế này, đó là một ơn để có thể thấy mọi sự bằng con mắt của
Thiên Chúa. Nó chỉ là ở chỗ thấy thế giới, thấy các trường hợp, các hoàn cảnh,
các vấn đề, hết mọi sự bằng con mắt của Thiên Chúa. Đó là khôn ngoan. Đôi khi
chúng ta thấy các sự vật theo cách thức chúng làm cho chúng ta hài lòng mãn
nguyện hay theo tình trạng của tâm can chúng ta, lúc yêu, lúc ghét, lúc ghen
tương đố kỵ... Không, đó không phải là ánh mắt của Thiên Chúa. Khôn ngoan là
tặng ân Thánh Linh tác động trong chúng ta nhờ đó chúng ta thấy tất cả mọi sự
bằng con mắt của Thiên Chúa. Đó là tặng ân khôn ngoan.... Nếu chúng ta lắng nghe
Thánh Linh thì Ngài dạy chúng ta cách thức khôn ngoan ấy, Ngài ban cho chúng ta
ơn khôn ngoan để nhìn bằng con mắt của Thiên Chúa, để nghe bằng tai của Thiên
Chúa, để yêu bằng con tim của Thiên Chúa, để phán đoán sự vật bằng lý đoán của
Thiên Chúa..."
Kitô hữu nào được tặng ân khôn ngoan của Chúa Thánh Thần này phải nói là đã đạt
tới đỉnh thánh thiện, vì bấy giờ họ có cùng một tâm trí hay một Thần Linh với
Thiên Chúa, họ đã được hiệp thông thần linh với Ngài, ở chỗ họ nghĩ như Ngài
nghĩ, họ muốn như Ngài muốn và họ tác hành cùng phản ứng một cách siêu nhiên
và thần linh như Ngài. Đức Thánh Cha Phanxicô, trong cùng bài giáo lý
trên đây, đã công nhận tặng ân khôn ngoan liên quan tới mối hiệp nhất thần linh
này như sau:
"Tặng ân này rõ ràng là xuất phát từ mối thân tình với
Thiên Chúa, từ mối liên hệ mật thiết chúng ta có được với Thiên Chúa, từ mối
liên hệ của con cái với Cha. Khi chúng ta có mối liên hệ này thì Thánh Linh ban
cho chúng ta tặng ân khôn ngoan. Khi chúng ta ở trong mối hiệp thông với Chúa
thì như thể Thánh Linh biến đổi cõi lòng của chúng ta và làm cho nó cảm nhận
được tất cả những gì là nồng ấm và yêu chuộng của Ngài".
Sau nữa, về "con ngươi" trong con mắt. Theo
tự nhiên, con mắt không thể nhìn thấy nếu không có con ngươi, và theo kinh
nghiệm, con ngươi sẽ không thể nhìn thấy con người nếu nó không nhìn bằng cả con
tim. Bằng không, theo khách quan, nó chỉ nhìn thấy con người chẳng khác gì như
những vật "di chuyển qua lại như cây cối" (Marcô 8:24), hay theo chủ quan, nó
chỉ "nhìn thấy cái rằm trong con mắt của anh em" bởi nó quá bị thiển cận hóa bởi
"cái xà (to tướng) trong con mắt của mình" (Mathêu 7:5).
Như thế, "con ngươi" đây cũng ám chỉ tình yêu thương và mối cảm thông.
Theo tâm lý, không ai biết người khác bằng chính bản thân họ: "Ai biết được nội
tại sâu xa của một con người ngoài chính tâm linh trong mình của con người ấy"
(1Corinto 2:11). Thế nhưng, nếu chúng ta yêu thương thì chúng ta có thể nên một
với người khác, bởi tâm linh của chúng ta nên một tâm linh với họ, ở chỗ
hiểu được họ và cảm thông với họ, như thể chúng ta ở trong họ và họ ở trong
chúng ta.
Sau hết, về "con người" trong "con ngươi" của "con mắt" ở Logo TĐCTT.
"Con người" ở trong Logo TĐCTT đây bao gồm 2 ngôi vị khác nhau, một "con người"
nằm và một "con người" đứng, cả hai đang nắm lấy tay nhau, cố vực nhau dậy. Bởi
thế, "con
người" đây ám chỉ tác động "bác ái cứu trợ":
"con người" đứng đang gắng kéo "con người" nằm lên, và "con người" đang ra tay
"bác ái cứu trợ" đây chính là hình ảnh Người
Samaritanô nhân lành đã được
Chúa Giêsu nói đến trong dụ ngôn được ghi lại trong Phúc Âm Thánh Luca
(10:25-37).
Người Samaritanô nhân lành đây chính là một Tông Đồ Chúa Tình Thương:
"Tông Đồ" ở hành động bác ái cứu trợ, một hành động tự nguyện đã chứng thực lòng
yêu thương chân chính và cao cả xuất phát từ tận đáy lòng của con người ấy, một
tấm lòng yêu thương chân chính và cao cả thực sự và hoàn toàn phản ảnh "Tình
Thương" của Thiên Chúa, một Vị Thiên Chúa của Tình Thương (được gọi tắt là "Chúa
Tình Thương"). Câu Phúc Âm về Người Samaritanô này: “khi
thấy thì động lòng thương”
(Luca 10:33), cũng như câu Phúc Âm khác của Thánh ký Luca trong dụ ngôn người
con phung phá về cử chỉ người cha
“trông
thấy liền động lòng thương”
(Luca 15:20)
chính là tất cả nội dung và ý nghĩa của Logo TĐCTT, vì
câu Phúc Âm này bao gồm đủ 3 yếu tố:
con mắt:
“nhìn” +
con ngươi có hình
con tim “động lòng thương” =
con người
Samaritanô Nhân Lành!
Cũng có người đặt
vấn đề là tại sao không gọi là Tông Đồ Chúa Tình Yêu mà là Tông Đồ Chúa Tình
Thương? Xin thưa, "Thiên Chúa là tình yêu" (1Gioan 4:8,16) là thực tại thần
linh trực tiếp liên quan đến bản tính vô cùng toàn hảo của Thiên Chúa, một Thiên
Chúa đã bày tỏ tình yêu vô cùng, nhưng không và vô đối của Ngài ra ở "tình
thương" của Ngài, nhất là đối với loài người yếu hèn, tội lỗi và
khổ đau. Đến độ, tình yêu của Ngài đã đạt tới tột đỉnh hay đã hoàn toàn tỏ
hiện ở những gì Ngài đã tỏ ra xót thương con người. Thậm chí đã trở thành đáng
thương hơn cả loài người tội nhân đáng thương, trở thành một Vị Thiên Chúa Khổ
Nạn và Tử Giá nơi Con Ngài là Chúa Giêsu Kitô. Bởi thế, đối với thân phận con
người hèn yếu, tội lỗi và khổ đau thì "Thiên Chúa là tình yêu" nhưng là một tình
yêu nhân hậu - merciful love, và tình yêu nhân hậu này, kể từ thời điểm của Chị
Thánh Faustina, đã được chính thức gọi là Lòng Thương Xót Chúa - Divine Mercy.
Thật vậy, tinh thần
và hành động của Người Samaritanô nhân lành được Chúa Giêsu nói đến trong dụ
ngôn và được Thánh ký Luca thuật lại một cách chi tiết đã cho thấy "con người"
tiêu biểu này không ai khác hơn chính là Chúa Kitô, "Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần -
Redemptor Hominis" (Tên của Bức Thông Điệp đầu tay của ĐTC GPII, ban hành ngày
4/3/1979), liên quan đến Mầu Nhiệp Nhập Thể và Giáng Sinh của Người, đến Mầu
Nhiệm Khổ Nạn và Tử Giá của Người, cũng như đến Mầu Nhiệm Thăng Thiên và Giáo
Hội của Người.
Nếu chính tinh thần
yêu thương hay lòng yêu thương, như bài Phúc Âm cho biết: "nhìn thấy thì động
lòng thương" (Luca 10:33), là động lực mãnh liệt đã khiến Người Samaritanô chẳng
những nhìn thấy nạn nhân mà còn dừng lại ra tay cứu giúp một nạn nhân hoàn toàn
xa lạ với mình, một nạn nhân đã bị cướp đoạt và hành hạ đang quằn quại
bên đường, thì cũng chính vì yêu thương loài người tội lỗi, loài đã bị quỉ ma
cướp mất tình trạng công chính nguyên thủy của họ và gây tổn thương đến bản tính
con người của họ, mà "Thiên Chúa là tình yêu" đã đoái thương loài người. Đến độ,
cho dù họ không hế ngỏ lời xin lỗi Ngài về tội họ phạm thượng, ở chỗ tin ma quỉ
gian dối hơn tin vào lời nói vô cùng chân thực của Ngài, trong việc họ bất tuân
mệnh lệnh tối cao của Ngài, Ngài vẫn thông cảm với họ và đã tự động hứa cứu
chuộc họ nơi Con của Ngài là "giòng dõi người nữ" (Khởi Nguyên 3:15).
Để thể hiện lòng
thương của mình, nếu Người Samaritanô cần phải tỏ ra những hành động bác ái cứu
trợ cụ thể đối với nạn nhân đáng thương, chẳng hạn như: xuống lừa và đến gần nạn
nhân, băng bó vết thương cho nạn nhân và vực nạn nhân lên lưng lừa, để đưa nạn
nhân đến quán trọ và trao nạn nhân cho chủ quán chăm sóc, thì qua công cuộc
cứu độ loài người, Thiên Chúa là tình yêu vô cùng nhân hậu, nơi Chúa Giêsu Kitô
Con của Ngài, cũng đã tỏ ra những việc làm cụ thể sau đây:
Nhập thể và giáng sinh:
được tiêu biểu qua tác động Người Samaritanô đã xuống khỏi lừa và đến gần nạn
nhân, chứ không phải tỏ ra ái ngại cứ ngồi lì trên lưng lừa rồi bảo nạn nhân đến
với mình xem có đáng thương không thì mới ra tay cứu giúp, bằng không thì cũng
bỏ đi như vị tư tế và thày Levi trước đó.
Khổ nạn và tử giá: được ám
chỉ nơi việc Người Samaritanô băng bó vết thương của nạn nhân và vực nạn nhân
lên lưng lừa. Băng bó vết thương của nạn nhân, ở chỗ, "Người đã mang lấy bệnh
hoạn của chúng ta, đã chịu đựng các khổ đau của chúng ta" (Isaia 53:4), hay "vì
các thương tích của Người mà chúng ta đã được chữa lành" (1Phêrô 2:24); và vực
nạn nhân lên lưng lừa, ở chỗ, "khi nào Tôi bị treo lên khỏi mặt đất, Tôi sẽ kéo
tất cả mọi người lên cùng Tôi" (Gioan 12:32).
Thăng Thiên và Tái Giáng: được
phản ảnh nơi việc Người Samaritanô đưa nạn nhân đến quán trọ và trao cho chủ
quán chăm sóc, rồi hứa sẽ trở lại. Đúng thế, sau khi hoàn tất công cuộc cứu độ
của mình, Chúa Kitô đã về trời, nhưng Người vẫn "ở cùng các con mọi ngày cho đến
tận thế" (Mathêu 28:20), tới khi Người lại đến trong vinh quang, vẫn tiếp tục
chăm sóc con người đã được Người cứu chuộc qua Giáo Hội của Người, bằng các Bí
Tích Thánh, nhất là Bí Tích Thánh Thể và Bí Tích Hòa Giải được Giáo Hội, qua các
thừa tác viên thánh chức, ban phát cho Kitô hữu, thành phần dù đã lãnh nhận Phép
Rửa, được khỏi nguyên tội, bản tính loài người của vẫn còn mầm mống nguyên tội,
vẫn còn thương tích cần được băng bó và chữa lành... cho đến khi Người lại đến
trong vinh quang.
Cũng căn cứ vào thứ tự hành động của Người Samaritanô nhân lành, những
hành động ám chỉ về Mầu Nhiệm Chúa Kitô, như trên đã suy diễn, Nhóm TĐCTT
thấy được Linh Đạo Tình Thương của mình bao gồm 3 yếu tố bất khả thiếu và bất
khả phân ly, cũng là một tiến trình linh đạo bao gồm 3 giai đoạn, thứ
tự sau đây: 1- hiền lành khiêm nhượng; 2- hy sinh gian khổ; và 3- hiệp nhất
nên một.