SUY NGUYỆN và SỐNG ĐẠO

 

 

 

Một Vị Thiên Chúa Biến Dạng Dị Hình

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

 

MỘT CỚ VẤP PHẠM

 

 

Theo bản tính tự nhiên, không ai trong loài người chúng ta lại thích những gì là xấu xa ghê tởm, cả về thể lý (bệnh hoạn tật nguyền, nghèo khổ cực nhọc, chật vật thiếu thốn v.v.), hay tâm lý (chậm trí khờ dại, ngu đần dốt nát, vô tài bất lực, vô danh tiểu tốt, cô đơn buồn chán, thiệt thòi nhục nhã v.v.) hay luân lý (đam mê nhục dục, tính mê nết xấu, lăng loàn tội lỗi v.v.).

 

Về phương diện siêu nhiên cũng thế, tín hữu của bất cứ đạo giáo nào tin chỉ có một Thiên Chúa chân thật duy nhất, tiêu biểu như Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo, không một Kitô hữu nào lại muốn tin tưởng, kính mến và tôn thờ một Vị Thiên Chúa, đều tin rằng Vị Thiên Chúa của họ phải là Đấng Tối Cao, Toàn Thiện Toàn Hảo, Chí Thánh Chí Tôn.

 

Đó là lý do dân Do Thái nói chung và thành phần lãnh đạo trong dân nói riêng đã không thể nào chấp nhận một nhân vật lịch sử Giêsu Nazarét, dù chỉ là một con người thuần túy trước mắt họ và như họ mà lại dám xưng mình và coi mình ngang hàng với Thiên Chúa, nên họ đã tìm hết cách để diệt trừ con người lộng ngôn phạm thượng ấy (xem Gioan 10:33).

 

Chính trong thành phần tông đồ môn đệ của Con Thiên Chúa làm người này cũng thế. Oái oăm thay, trong đó nổi nhất lại là 3 vị môn đệ tông đồ thân tín nhất của Người, đó là Phêrô, Giacôbê và Gioan. Tại vì, tam vị này, cho dù gần Thày hơn ai hết và tin Thày chính xác nhất, nhưng vẫn vì Thày của mình mà xúc phạm đến chính Người một cách ngây thơ vô tội.

 

Không phải hay sao, Tông Đồ Phêrô đã không tuyên xưng đức tin vô cùng chính xác là gì: "Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Mathêu 16:16), và đức tin của ngài đã được chính Chúa Kitô xác nhận là đúng là như thế, và vì vậy, Người mới sử dụng ngài làm nền tảng xây dựng Giáo Hội của Người và toàn quyền quản trị Giáo Hội của Người với chìa khóa Nước Trời được trao cho ngài (xem Mathêu 16:17-19)?

 

Ấy thế mà, nếu dân Do Thái nói chung và thành phần lãnh đạo của họ nói riêng chỉ vì không tin tưởng và chấp nhận Chúa Kitô là Vị Thiên Chúa Làm Người nên đã sát hại Người, thì ngược lại, trong trường hợp của chung 3 môn đệ tông đồ thân tín với Người, cách riêng tông đồ Phêrô, trong trường hợp bấy giờ, khi được Người tiết lộ cho biết cuộc Vượt Qua sau này của Người, lại chính vì tin một cách chính xác nên xúc phạm đến Người, đến độ đã trở thành "Satan" đối với Người (xem Mathêu 16:21-23).

 

Tại sao có thể xẩy ra như thế được - tại sao chính khi tin tưởng chính xác lại có thể vấp phạm đến chính Đấng mình tin tưởng chứ? Nếu không phải tại vì, đức tin thần linh được mạc khải và cảm nghiệm thần linh nơi con người chưa hiệp nhất nên một nơi Tông Đồ Phêrô. Bởi thế, cho dù, hay nói hơn, chính vì tin "Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" mà vị tông đồ chính yếu trong tông đồ đoàn này đã vấp phạm...

 

Ở chỗ, theo cảm nghiệm thần linh của ngài (về thần học), dựa vào lập luận trần gian chính xác của ngài (về triết học), thì nếu đã là "Đức Kitô Thiên Sai", là "Con Thiên Chúa" hằng sống bất tử thì không thể nào chết được, không ai có thể làm gì được, do đó không thể nào có chuyện hoang đường như ngài vừa nghe Thày của ngài tiết lộ cho ngài biết.

 

Vị tông đồ trưởng tông đồ đoàn và là nền tảng của Giáo Hội Chúa Kitô này hoàn toàn không sai khi lập luận theo tiêu chuẩn của loài người như thế, nhưng rất tiếc lại hoàn toàn không đúng như những gì Thiên Chúa suy nghĩ và ấn định, là những gì hoàn toàn trái ngược với lý lẽ khôn ngoan nhất của trần gian, ở chỗ Đấng Thiên Sai của Ngài cần phải có một bộ mặt lưỡng diện, mặt phải lẫn trái trái: mặt phải của Người là "Đức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống", và mặt trái của Người là "chịu nhiều đau khổ ở Giêrusalem bởi tay của các trưởng lão, trưởng tế và luật sĩ, rồi bị sát hại..." (Mathêu 16:21).

 

Một Vị Thiên Chúa biến dạng dị hình như thế không thể nào là Vị Thiên Chúa chân thật và toàn hảo của Tông Đồ Phêrô, do đó ngài đã không thể nào chấp nhận được, vì ngài không thể nào nhận ra Người. Hai tông đồ Giacôbê và Gioan cũng thế, cũng chính vì tin tưởng và quá cảm mến Thày của các vị mà bất cứ một ai phạm đến Thày, hay tỏ ra không tôn kính Thày, là các vị khùng lên, muốn thẳng tay trừng trị.

 

Hai vị đã chẳng hung hăng đến độc ác xin Thày của mình sai lửa trời xuống tiêu diệt đám dân làng không chịu tiếp rước Người bấy giờ hay sao, nhưng không ngờ hành động của các vị tỏ ra vô cùng kính yêu tôn sùng Thày như thế đã bị Người quở trách (xem Luca 9:51-56). Lý do cũng tại vì các vị tin vào Thày ở tầm mức cảm thức nhân bản trần gian, tầm mức công bằng hơn là thương xót, đã lỗi phạm thì chỉ đáng bị chém giết, thế thôi, hoàn toàn không đúng với tinh thần của một Vị Thiên Chúa biến dạng dị hình nơi "Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống".

 

Hiện tượng "hung hăng chính thống" này nơi 3 vị tông đồ môn đệ thân tín này của Chúa Kitô đang tái diễn càng ngày càng rõ nét và càng dữ dội hơn, kể từ khi xuất hiện trên ngài tòa Phêrô vị giáo hoàng Phanxicô đương kim của chúng ta. Qua những tài liệu được những người anh chị em "hung hăng chính thống" của chúng ta tung ra, tận sâu xa, chúng ta đã thấy được chính điều xẩy ra nơi 3 vị môn đệ tông đồ tín cẩn nhất của Chúa Giêsu: Vị Thiên Chúa của họ phải là một Vị Thiên Chúa vô cùng uy nghi cao cả, chí thánh chí tôn, không ai có thể xúc phạm, bằng không, sẽ bị ném đá chết không nương tay!

 

Nạn nhân chính yếu và trên hết của họ hiện này là chính Đức Thánh Cha Phanxicô, vị giáo hoàng chủ trương sống khiêm hạ, nghèo hèn và nhân ái, như vị thánh được ngài nhận làm danh hiệu giáo hoàng của ngài, nhất là theo gương của chính Vị Chủ Chiên Nhân Lành của ngài, đã bị họ liệt vào hạng giáo hoàng giả, và chính vì thế mà tất cả những gì ngài làm, dù riêng hay cho chung cộng đồng Dân Chúa và thế giới, đều là giả hình và lừa bịp trước mắt họ.

 

Chẳng hạn ngài tỏ ra kính trọng và giao tiếp với những anh chị em đồng tính hay những người cộng sản thì họ cho là ngài ủng hộ đồng tính và theo cộng sản. Họ đồng hóa tội nhân với tội lỗi của tội nhân. Họ chẳng khác gì như thành phần biệt phái đã chê trách Chúa Giêsu khi Người ngồi ăn uống với những người thu thuế và tội lỗi vậy (xem Mathêu 9:10-11). Chính họ có thái độ phản nghịch Phúc Âm và phản kitô như thế mà lại cho mình là truyền thống để chống phá vị giáo hoàng thực sự chính thống Phúc Âm, chứ không phá giới như họ gán ghép và qui kết một cách chủ quan, thành kiến và ác cảm!

 

Trên chuyến bay từ Cuba đến Hoa Kỳ ngày 22/9/2015, ngài đã được một ký giả hỏi ngài xem ngài nghĩ thế nào về những nhãn hiệu tiêu cực ngài bị gán ghép như sau: "... Một số thành phần ở xã hội Hoa Kỳ đã bắt đầu cho rằng không biết vị Giáo Hoàng này có phải là Công giáo hay chăng... Trước đây đã có từng nói đến 'một vị Giáo Hoàng cộng sản'; nay họ đặt vấn đề 'Vị Giáo Hoàng này có phải là Công giáo không vậy?' Đức Thánh Cha nói sao về vấn đề này?".

 

Đức Thánh Cha Phanxicô đã thản nhiên trả lời một cách dứt khoát như thế này: "Tôi bảo đảm là tôi không hề nói bất cứ một điều gì ngoài những điều chất chứa trong giáo huấn về xã hội của Giáo Hội. Trên một chuyến bay khác (biệt chú của người dịch: chuyến bay từ Mỹ Châu Latinh về lại Rôma ngày 12/7/2015 khi ngài trả lời phỏng vấn), một người trong các bạn - tôi không biết cô ta có ở đây hay chăng - đã nói rằng sau khi tôi đến nói chuyện với các phong trào quần chúng, 'Đức Thánh Cha đã chìa một bàn tay ra cho phong trào quần chúng này' - cô ta nói đại khái như vậy - thế nhưng liệu Giáo Hội có theo Đức Thánh Cha hay chăng?' Câu trả lời của tôi là: 'Tôi là một người theo Giáo Hội'. Tôi không nghĩ rằng tôi đã làm gì sai trái ở đó. Tôi không nghĩ rằng tôi đã nói bất cứ điều gì không có trong giáo huấn về xã hội của Giáo Hội. Những sự việc đều có thể được giải thích, và có câu giải thích có thể gây ấn tượng hơi 'thiên tả', thế nhưng đó có thể là một giải thích sai lầm. Không, giáo huấn của tôi, về tất cả những điều ấy, trong Thông Điệp Laudato Sí, về chủ nghĩa đề quốc kinh tế và tất cả những sự ấy, là giáo huấn xã hội của Giáo Hội. Và nếu cần đọc Kinh Tin Kính, tôi sẵn sàng đọc!"

 

Vì họ tìm cách hạ bệ ngài bằng cách ghép cho ngài cái danh xưng giáo hoàng giả, và vì là giả nên tất cả những gì ngài làm cũng đều giả, như họ đã lên án và công khai chống phá ngài như thế, nên họ luôn tiếp tục sử dụng cặp mắt ác cảm và thành kiến của thành phần pharisiêu mà theo dõi ngài để chộp bắt một số hành vi cử chỉ hay lời nói nào của ngài, nhờ đó minh chứng cho những tâm hồn ngây thờ khờ dại dễ tin về những gì họ kết án, kể cả những gì ngài không có họ cũng tạo ra cho có để tấn công ngài, hay những gì ngài làm theo ý tốt thì họ xuyên tạc chụp mũ tuyên truyền theo ý xấu của họ.  

 

Cũng trong câu trả lời trên chuyến bay từ Cuba đến Hoa Kỳ trên đây, Đức Thánh Cha cũng đã nêu lên một thí dụ cụ thể về một trong những dấu hiệu được người ta căn cứ và tuyên truyền để đặt vấn đề ngài dường như không phải là Kitô hữu Công giáo chính thống như họ, thành phần đạo đức tốt lành nhưng thái quá và nhẹ dạ nông nổi dễ tin:

 

"Một người bạn của tôi là Hồng Y đã nói với tôi về một bà kia đến gặp ngài ra vẻ rất ưu tư, một người đàn bà Công giáo tốt lành, hơi nghiêm ngặt một chút nhưng rất tốt, đã hỏi ngài rằng Thánh Kinh có thật sự nói về một tên phản kitô hay chăng. Ngài đã rằng nó được đọc thấy ở trong Sách Khải Huyền. Sau đó bà lại hỏi rằng Thánh Kinh có nói về một vị giáo hoàng giả nào chăng! Ngài hỏi lại: 'Sao bà lại hỏi thế?' 'Vì con dám chắc Giáo Hoàng Phanxicô là giáo hoàng giả!' 'Bà có được ý nghĩ đó ở đâu vậy?' 'Vì ngài không đi đôi giầy đỏ!' Đó, vấn đề xẩy ra là như vậy.

 

Hôm mùng 5/11/2015, tôi đã nhận được một email từ một người chị em trong Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương của tôi ở Arizona, kèm theo là một bài viết của một vị "tiến sĩ" tự xưng mình là “một nhà thần học Công giáo” nào đó mang danh "Tiến Sĩ Kelly Bowring"được chuyển dịch sang tiếng Việt (in ra thành 10 trang).

 

Bình thường tôi không bao giờ mất giờ đọc những bài như thế này, ngoại trừ trường hợp cần thiết như đã có mấy lần tôi làm do anh chị em trong nhóm này hay ngoài nhóm kia chuyển cho và xin ý kiến.

 

Riêng về bài viết được chuyển đến cho tôi của tác giả trên đây, tôi xin trình bày trong email này 3 phần: những nhận định của tôi về tác giả qua bài viết của ông ta - Tác Giả Tấn Công (I), những phân tích của tôi về bài viết của ông ta - Chứng Cứ Phản Biện (II), và những thái độ cần phải tỏ ra với tác giả của bài viết - Luận Kết. Thứ tự như sau:

 

 

I - TÁC GIẢ TẤN CÔNG

 

 

1- Tác giả này chẳng những nghi ngờ và còn hoàn toàn phủ nhận tất cả những gì tốt lành mà ĐTC Phanxicô đã sống từ khi ngài lên làm giáo hoàng, những hành vi cử chỉ làm ngứa mắt họ hơn là làm họ cảm phục, bởi họ đã có thành kiến xấu về ngài, đến độ họ còn dám chụp mũ cho ngài và thay Thiên Chúa kết án ngài nữa:

 

"...Trong khi Thiên Chúa không th đánh la, mt giáo hoàng có th, đc bit là vi mt huy hiu la đo ca s khiêm nhường gi to, mt tình yêu tha nhân gi hình được hin th ra bên ngoài mà tht ra không thc hành. Mt s người đã bày t s lo ngi v ý đnh thc s ca cha trong vn đ này".

 

"Có phi cha đang dn dt Giáo Hi ti tình trng Đi Bi Giáo và ly giáo?

 

"... Không cn biết nhng gì tt lành cha đã làm, không cn biết cha dn thân trong vic qu bá lòng nhân đo ca cha bao nhiêu, hay chiếm được lòng người bao nhiêu, nếu cha dn các tín hu đi lc đường, cha s không gì hơn là mt v giáo hoàng gi. ..

 

"Không cn biết nhng kế hoch ca cha là gì, nhưng thc tế là nó có v rt nhiu mà cha đã mang đến s nhm ln v mt tâm linh cho thi đi ca chúng ta. Dường như cha tp trung vào người phàm hơn là v Thiên Chúa, c làm vui lòng người hoc c gây n tượng vi người ta hơn là ly đim vi Thiên Chúa, giúp đ người sng trong ti li ca mình nhiu hơn và chính đáng hơn là phc v và vâng li Thiên Chúa qua các Gii Răn ca Ngài..."

 

 

2- Tác giả này, căn cứ vào một số mạc khải tư, đã dám cho Đức Thánh Cha là tên phản Kitô, một tên gian dối có biệt tài phỉnh gạt thiên hạ bằng những gì tốt lành nhất nhưng giả dối của ngài? Thậm chí còn coi Đức Thánh Cha chẳng ra gì, ngu dốt hơn mình, tự cho rằng ngài không thể nào trả lời được những câu hỏi qui tội hết sức chủ quan độc đoán của mình. 

 

"Thưa ĐTC Phanxicô, cha có phi là con sói đi lt chiên mà nhng li tiên tri trong đo Công giáo đã cnh báo chúng con? Cha có phi là tiên tri gi ca s la di và là k la di s dn dt Giáo Hi vào ly giáo không? Cha có phi là Phn Gioan Ty Gi và là tin hô ca tên Phn Kitô người s cai tr thế gii không? Có phi cha sp bước vào ca t, như Sách Khi Huyn tiên báo, ch lúc đó, như có mt phép l din ra và cha dường như đã chi dy t cõi chết?

 

".... Nhng tiên báo này (La Salette và Akita) báo cho chúng ta biết rng mt nhà lãnh đo Giáo hi đang đến và rng toàn thế gii s b la ông la bi nhiu hành vi ca ông t cho người ta thy đó là nhng công vic nhân đo ln lao, nhưng được thc hin đng sau mt mt n ca s khiêm nhường và nhng li ngt ngào trình bày vi mt sc thu hút t bên ngoài tuyt vi và đy yêu thương. Qua nhng li giáo hun ca ông, ông s khuyến khích nhân loi hướng đến mt ch nghĩa nhân đo thay vì hương ti Thiên Chúa.

 

“Điu đó hoàn toàn có th tin được là mt k la di bc thy..."

 

"Thưa ĐTC Phanxicô, con không biết cha s bin minh thế nào hoc tr li sao v nhng câu hi mà con đã nêu lên, thi gian s nói s tht ca s vic".

 

 

3- Tác giả này còn muốn sử dụng cả truyền thông lẫn áp lực quần chúng như để gây sức ép trong việc áp đảo Đức Thánh Cha đương kim Phanxicô đang lừa bịp họ. 

 

"Thưa quý v Tín Hu Công Giáo trung thành,

 

i vi quý v tôi xin nói điu này: Chúng ta đang sng trong thi kỳ đen ti và nguy him, nơi mà đc tin và luân lý ca chúng ta đang b tn công và đàn áp v mi phương din, nguy hi nht là t ​​bên trong Giáo Hi... Nhng người tách mình ra khi Giáo Hi trong thi gian này qua vic tha hip các gii răn, ngay c theo phe vi giáo hoàng, s không còn được coi là liên kết vi Giáo Hi chân chính na...

 

"Do đó quý v phi kim tra tt c mi th quý v nghe t nay tr đi, ngay c t ming Đc Giáo Hoàng Phanxicô. ...

 

i vi các tín hu Công giáo ngoan đo và thin tâm, tôi xin tuyên b, hãy cnh giác cao đ trong thi đim này! ...  Đng đ trúng kế ca k la di, b ngoài t ra thân thin đ tranh đu quyn li cho nhng người đang sng trong ti mong được công nhn, mc dù h coi thường lut Chúa nhưng bây gi h có th sm nhn được ân xá ca Giáo Hi đ tiếp tc sng trong ti. Và quý v nên biết điu này: Cho dù giáo hoàng có đưa Giáo Hi vào tà giáo, thì lut ca Giáo Hi vn s là lut ca Giáo Hi..." 

 

 

4- Tác giả này viết thư cho Đức Thánh Cha Phanxicô đương kim, với mục đích vừa để vạch trần bộ mặt gian trá giả hình của ngài, vừa cảnh cáo và đe dọa ngài: nếu ngài mà tuyên bố hay làm gì sai trái không với giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, đúng hơn không hợp với ý nghĩ và ý muốn của họ (theo như họ hiểu về giáo lý của Giáo Hội) là bị họ truất phế liền.

 

"Thưa ĐTC Phanxicô, nếu cha có ý đnh to ra bt kỳ giáo lý nào đ phù hp vi thi đim ti li này, mt thế gii thế tc này hoc thm chí xem thường mt điu lut nào đó chng hn như to ra mt s khoan dung mi đi vi ti li, Giáo Hi s không ng h cha, nhng tín hu trung thành cũng s không tán thành. Vi s chi đo như thế thì coi như cha đã đánh mt tính hiu lc ca chc giáo hoàng". (câu m đu đon kết)

 

 

5- Tác giả này, cũng như tất cả mọi nhân vật bảo thủ khác, vẫn dùng chiêu bài nhân danh Giáo Hội mà tấn công vị giáo hoàng đương kim Phanxicô, cho mình còn truyền thống hơn, khôn ngoan hơn và thánh đức hơn cả chính giáo hoàng, trong khi ngài là vị chính thức thừa kế thành Phêrô để thay thánh Phêrô là vị tông đồ duy nhất trong 12 tông đồ có nhiệm vụ củng cố đức tin cho anh em mình (xem Luca 22:32), bao gồm cả chiên con là giáo dân lẫn chiên mẹ là hàng giám mục và giáo sĩ (xem Gioan 21:15-17). 

 

Xin xem lại những câu tiêu biểu đã được trích dẫn ở phần trên đây liên quan đến các 1, 2, 3 và 4, những câu nói đầy chủ quan, thiên kiến, xuyên tạc đầy tính cách cao ngạo và hỗn xược.

  

 

II- LUẬN CỨ PHẢN BIỆN

 

 

Tác giả này đã thẳng thừng và công khai trước mặt công luận lên tiếng cảnh cáo và chỉ dạy Đức Thánh Cha những gì sai trái của ngài, trong khi đó vị tác giả này chẳng những có đường lối phản ngược với những gì Chúa dạy trong Phúc Âm, đồng thời lại còn có những chủ trương duy luật theo tinh thần của thành phần biệt phái và luật sĩ ngày xưaphiếm diện một chiều, không chính xác với Phúc Âm.

 

 

1- Tác giả này chẳng những có đường lối phản ngược với những gì Chúa dạy trong Phúc Âm, ở chỗ đã công khai hóa bức thư của mình gửi riêng cho Đức Thánh Cha (xin xem lại số 3 trên đây), liên quan đến những sai trái và gian trá của ngài bị tác giả này chụp mũ và qui kết.

 

Nếu thực lòng muốn xây dựng thật thì tại sao tác giả này không âm thầm viết thư cho ngài mà lại viết cho ngài rồi tung ra cho mọi người biết nữa với mục đích gì đây? Giống như trường hợp bức thư của 13 vị hồng y trong Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XIV 10/2015 vừa rồi. 

 

Như thế, tự việc tung bức thư này ra cho mọi người biết tác giả đã làm trái với tinh thần Phúc Âm và lời Chúa Giêsu dạy về việc sửa chữa cho nhau (vì tác giả cho ĐTC là sai lạc) một cách từ từ, từng bước một, trước tiên giữa cá nhân với nhau đã, sau đó nếu cần mới thêm người chứng, cuối cùng quá mới phải trình lên thẩm quyền định đoạt (xem Mathêu 18:15-17). 

 

Một vị tiến sĩ thần học gia mà làm việc trái với Phúc Âm như thế lại còn dám lên tiếng dạy đời, dạy chính cả vị đại diện Chúa Kitô trên trần gian thì có đáng cảm phục và tin tưởng hay chăng?

 

Vậy nếu nhân vật viết thư này còn bị cản bởi cái xà chủ quan độc đoán đầy mù tối trong chính con mắt của mình mà lại đòi lấy cái rằm (bị đương sự gán ghép cho) trong con mắt người khác đây là Đức Thánh Cha Phanxicô (xem Mathêu 7:5) thì thử hỏi những gì nhân vật này viết ra chẳng lẽ hoàn toàn khách quan, chính xác, không thiên kiến và thiển cận hay sao, có đáng tin và tán thành lắm hay chăng, hay ngược lại chẳng đáng quan tâm và loại bỏ.

 

Chưa hết, trong chính bức thư viết gửi cho Đức Giáo Hoàng, tác giả còn lên tiếng kêu gọi cộng đồng dân Chúa trong chính bức thư riêng tư của mình với ĐTC làm gì vậy chứ? 

 

Chẳng hạn vị này đang được triều kiến với ĐTC ở Vatican, đang nói chuyện với ngài về những sai trái gian manh của ngài như trong bức thư được tung ra cho công luận đây, bất ngờ tự động ngang xương bỏ đi ra ngoài kêu gọi những người khác coi chừng vị giáo hoàng mình đang gặp gỡ nói chuyện bấy giờ, rồi trở vào nói chuyện tiếp với ngài, thì có phải là quá sức là bất lịch sự và quá ư là ngang tàng hay chăng?

 

Tư cách của một con người gọi là tiến sĩ và thần học gia mà tác hành như thế có đáng chúng ta nghe theo hay chăng?

 

Một con người không biết điều như vậy mà cũng lên mặt dạy đời thì chúng ta có nên tin tưởng và cảm phục hơn chính Đức Thánh Cha Phanxicô khiêm hạ và yêu thương của chúng ta hay chăng? 

 

 

2- Tác giả này đồng thời lại còn có những chủ trương duy luật theo tinh thần của thành phần biệt phái và luật sĩ ngày xưaphiếm diện một chiều, không chính xác với Phúc Âm. Chẳng hạn 2 đoạn tiêu biểu sau đây:

 

2.1-       "Lòng thương xót không bao gi có th b nhm ln như là mt s thay thế hoc cái gì đó đi ngược li giáo lý. Giáo lý chân chính không th thay đi đ thích ng tùy thuc vào nhóm các tín hu hoc vào la tui, nhưng mi tín hu không phân bit tui tác được mi đ thích ng vi s tht v giáo lý. Mt giáo hun mi, mt giáo hun b sa đi hoc mt phép chun nào phá đ hoc thay đi bt kỳ mt phn nào ca Đc Tin, hoc thm chí làm thay đi ý nghĩa ca nhng gì là truyn thng và s tht, chc chn s là d giáo. Đây có phi là nhng gì cha đang có kế hoch?"

 

Nếu "Giáo lý chân chính không th thay đi đ thích ng tùy thuc vào nhóm các tín hu hoc vào la tui, nhưng mi tín hu không phân bit tui tác được mi đ thích ng vi s tht v giáo lý", thì tại sao Chúa Giêsu lại hay cố ý chữa lành bệnh hoạn tật nguyền vào chính Ngày Hưu Lễ là ngày theo thành phần duy luật biệt phái và luật sĩ không được làm. 

 

Như thế không phải là chính Chúa Giêsu đã làm trái với nguyên tắc được nhân vật tác giả tiến sĩ thần học gia này nêu lên ở đây hay chăng? Nếu đúng như thế thì Chúa Giêsu quả là một "tên" dị giáo và lạc loài (với Do Thái giáo) trước mắt nhóm duy luật ngày xưa nên Người mới bị họ thù ghét và tìm cách hãm hại, nhưng họ vẫn cứng họng trước những vấn đề Người đặt ra cho họ suy nghĩ:

 

"Ngày hưu lễ để làm lành hay làm ác?" (Marco 3:4); "Ngày hưu lễ được lập nên vì con người chứ không phải con người vì ngày hưu lễ" (Marco 2:27). 

 

Nguyên hai câu nói trên đây của Chúa Giêsu cũng cho thấy luật lệ được thiết lập là để phục vụ con người, chứ không phải con người phải lệ thuộc vào luật lệ.

 

Bởi đó, cho dù “mi tín hu không phân bit tui tác được mi đ thích ng vi s tht v giáo lý",  thế nhưng, nếu giáo lý, trong đó bao gồm cả luật lệ, thậm chí cả chân lý mà không mang lại phần rỗi cho con người, thì chỉ là một bảo tàng đức tin hơn là nguồn sống đức tin, hay chỉ là một kho tàng đức tin khóa chặt, kẻo bị tội nhân đánh cắp mất những gì quí hóa nhất của kho tàng đức tin này là chính Ơn Cứu Độ vô cùng cao quí của Chúa Kitô Vượt Qua, được Lòng Thương Xót Chúa vô cùng nhân hậu giành cho mọi người: “Thiên Chúa muốn mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý” (1Timôthêu 2:4). Nhất là thành phần yếu bệnh hơn là những người lành mạnh (xem Mathêu 9:12).

 

Thế nên, luật lệ cần phải phục vụ và thích nghi với lợi ích tối hậu của con người, ít là và nhất là case by case - từng trường hợp một, làm cho con người nên tốt hơn chứ không thể nào lại làm cho họ trở nên xấu đi, tệ đi, thậm chí không được hưởng ơn cứu độ, hoàn toàn mất mục đích của luật, bằng không, luật lệ sẽ bị biến thành cục đá luôn được nắm thật chặt ở trong lòng bàn tay "vô tội" nhưng đầy hung dữ của thành phần duy luật lúc nào cũng muốn ném chết bất cứ một tội nhân nào, không nương tay, trừ chính họ cũng là kẻ tội lỗi như ai!

 

Chúa Giêsu đã cứu chúng ta, đã giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và sự chết, khỏi cái ràng buộc của luật lệ là như những gì dành cho những tên nô lệ, để chúng ta có thể sống tự do như những con cái của Thiên Chúa. Bởi thế Chúa Giêsu đã còn nói thêm rằng: "Đó là lý do Con Người thậm chí còn là Chúa của cả ngày hưu lễ nữa" (Marco 2:28).

Đúng thế, chân lý là một thực tại khách quan bất biến chứ không do con người tạo ra, trái lại, con người cần phải tìm kiếm chân lý, nhận ra chân lý và sống theo chân lý mới sống thật sự, sống bằng an và sống trọn hảo. Ngày nay con người đang theo tương đối chủ nghĩa, chủ trương không có chân lý tuyệt đối, tất cả đều tương đối tùy theo văn hóa, theo thời đại, theo ý hệ, theo tự do của mỗi người. Điển hình nhất là ngày nay người ta đang uốn cong chân lý về hôn nhân theo chiều hướng tương đối chủ nghĩa khi hợp thức hóa hôn nhân đồng tính.


Thế nhưng, có 2 vấn đề then chốt được đặt ra ở đây liên quan đến chân lý, đó là ai có thẩm quyền quyết định đâu là chân lý cần phải chấp nhận? Và làm sao có thể nhận biết chân lý?


Nếu Chúa Kitô đã trao chìa khóa Nước Trời cho Thánh Phêrô (xem Mathêu 16:19) thì có nghĩa là Người đã trao cho chung thẩm quyền của Giáo Hội và riêng vị thừa kế Thánh Phêrô đại diện cho Chúa Kitô trên trần gian này có quyền tuyên bố những chân lý buộc phải tin là đúng như thế theo mạc khải thần linh. 


Chẳng hạn như chân lý về Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội ngay từ giây phút hoài thai, được Giáo Hoàng Chân Phước Piô IX tuyên bố thành tín điều buộc phải tin ngày 8/12/1854, và chân lý Đức Maria Mông Triệu cả hồn lẫn xác về trời, được Đức Thánh Cha Piô XII tuyên bố thành tín điều buộc phải tin ngày 1/11/1950. Chính chân lý giáo hoàng được ơn vô ngộ khi ngài chính thức lấy quyền của mình tuyên tín một vấn đề gì về tín lý hay luân lý đều không bao giờ sai lầm cũng là một chân lý đã được Công Đồng Chung Vaticanô I (1868-1870) tuyên bố thành tín điều buộc phải tin, căn cứ vào lời của Chúa Giêsu tuyên bố trao cho Thánh Phêrô chìa khóa Nước Trời.


Tuy nhiên, chân lý thần linh tự bản chất là một mầu nhiệm siêu vượt, tự mình, con người không thể nào nhận biết nếu không được mạc khải. Bởi thế, chân lý cần phải thích ứng với con người trước, sau đó và nhờ đó con người mới có thể tuân hợp chân lý, như chính "Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta(Gioan 1:14) để "tỏ Cha ra" (Gioan 1:18), nhờ đó con người có thể nhận biết chân lý: "Thiên Chúa là tình yêu" (1Gioan 4:8,16) và "Thiên Chúa muốn cho tất cả mọi người được cứu rỗi và nhận biết chân lý" (1Timôthêu 2:4). 


Mà nếu Chúa Kitô chính "là chân lý" (Gioan 14:6) thì "Chân Lý" đã trở thành một Con Người, "Chân Lý" đã hóa thân làm người như loài người, đã biến thành loài người để loài người nhờ đó có thể nhận biết Chân Lý. Thậm chí Chân Lý còn hạ mình xuống rửa chân cho loài người để loài người có thể dự phần với Chân Lý (xem Gioan 13:8). Chân Lý còn tỏ mình ra cho loài người đến độ để cho chính loài người ra tay sát hại và diệt trừ để họ có thể nhận ra Chân Lý: "Khi quí vị treo Con Người lên quí vị sẽ biết Tôi Là - I Am" (Gioan 8:28).


Như thế, nơi Chúa Kitô Tử Giá, Chân Lý đã biến thành Tình Thương, đến độ Chân Lý đã biến thành một Tội Nhân hơn là một Thẩm Phán. Nên ai nhận biết Tình Thương chính là nhận biết Chân Lý, ai đáp ứng Tình Thương là sống trong Chân Lý, và ai sống Tình Thương là làm chứng cho Chân Lý. Do đó, ai chưa thực sự cảm nghiệm được Tình Thương thì chưa hoàn toàn nhận biết Chân Lý. Chính Tình Thương mới làm cho Chân Lý sáng tỏ, và ngược lại Chân Lý chỉ sáng tỏ nơi Tình Thương. Bởi vậy, nếu tình thương nào không làm cho con người nhận biết Chân Lý là tình thương giả tạo thế nào thì chân lý nào không làm cho con người cảm nghiệm được Tình Thương cũng không phải là Chân Lý như vậy!

 

2.2-       "Và làm thế nào đ các tín hu có th phân bit được cái nào đúng cái nào sai – nếu có giáo lý mi cho rng Chúa Giêsu dung túng cho ti li, thì lúc đó quý v s biết đây là mt li nói di. S tht là Chúa Giêsu luôn luôn và thng thn lên án mi ti li, dt khoát là thế, dù rng Ngài yêu thương ti nhân. Và Chúa s không bao gi tha hip l tht ca Ngài!"

 

Đúng thế, tự bản tính vô cùng hoàn hảo và thánh thiện, Thiên Chúa không thể nào hợp với tội lỗi vô cùng xấu xa ghê tởm. Tuy nhiên, cho dù Thiên Chúa tự mình viên mãn và toàn hảo, nói theo kiểu loài người, hình như Ngài vẫn tác hành như thể thiếu một cái gì đó cần phải có bất khả thiếu, đó là tội lỗi của loài người, vì chỉ nhờ có tội lỗi của loài người Ngài mới có thể tỏ hết mình ra là Vị Thiên Chúa trọn lành thánh hảo vô cùng là chừng nào! Giáo Hội quả thực đã chân nhận trong Đêm Phục Sinh "tội hồng phúc - happy fault" là như thế!


 

Đó là lý do, mặc dầu Chúa Giêsu luôn luôn và thng thn lên án mi ti li, dt khoát là thế, dù rng Ngài yêu thương ti nhân", sự thật lại oái oăm oan nghiệt và phũ phàng thay, ở chỗ, Thiên Chúa chẳng những không sợ tội lỗi của tội nhân mà còn cần đến tội lỗi của họ nữa, như thể Ngài muốn lợi dụng chính tội lỗi vô cùng xấu xa của họ là những gì tự bản tính vô cùng hoàn hảo chí thánh chí tôn của Ngài không thể có và không bao giờ có, như một cơ hội hiếm có và như một cái cớ chính đáng nhất để Ngài có thể tỏ hiện tất cả tâm can thương cảm của Ngài ra với tội nhân, thậm chí, căn cứ vào lời Thánh Phaolô tuyên bố dưới đây, có thể nói, Ngài còn “tạo nên” hay “gây ra” tội lỗi để nhờ đó Ngài có thể tỏ hết tình yêu vô cùng nhân hậu của Ngài ra nơi Chúa Giêsu Kitô Con Chí Ái của Ngài.

 

Thiên Chúa đã dồn tất cả mọi người vào tình trạng bất tuân để có thể tỏ tình thương với tất cả mọi người – God has imprisoned all in disobedience that he might have mercy on all” (Roma 11:32)

 

Chúng ta đừng ngạc nhiên về niềm xác tín trên đây của Thánh Tông Đồ Phaolô, một xác tín dường như dị giáo quái gở: tại sao Thiên Chúa lại có thể "tạo nên" hay "gây ra" tội lỗi, lại có thể dồn con người đến chỗ vấp phạm được chứ, trong khi Ngài muốn cứu độ con người, trong khi Ngài tuyệt đối không chấp nhận tội lỗi? 


 

Trước hết Thiên Chúa cho dù có "tạo nên" hay "gây ra" tội lỗi Ngài vẫn hoàn toàn không đụng chạm gì tới tự do của con người, nghĩa là con người phạm tội hoàn toàn do họ ý thức và cố tình phạm. Thế nhưng, Thiên Chúa có hai cách để "dồn tất cả mọi người vào tình trạng bất tuân", như thể Ngài muốn "tạo nên" hay "gây ra" tội lỗi từ con người, nhưng với chủ đích là để cứu độ con người, ở chỗ nhờ đó con người nhận biết Chân Lý là Tình Thương của Ngài!


 

Cách thứ nhất là để cho con người bị cám dỗ, trong khi Ngài biết rằng con người vô cùng yếu đuối, lại còn nhiễm lây nguyên tội, không thể nào đứng vững mà không sa ngã phạm tội nếu không có ơn Ngài trợ giúp và nâng đỡ đặc biệt. Cách thứ hai là rút ơn của Ngài lại hay cất ơn của Ngài đi, nhất là trong trường hợp Ngài muốn cho những ai tưởng mình là công chính và tỏ ra khinh bỉ tội nhân sa ngã để họ biết mình hơn và thương cảm tội nhân hơn.

 

Phải chăng, chính vì lý do đó, chính vì muốn “tạo nên” tội lỗi để tỏ tình thương cho chung loài người tội nhân khốn nạn và riêng từng tội nhân hèn yếu mà "Thiên Chúa vì chúng ta đã làm Đấng vô tội trở thành tội lỗi để trong Người chúng ta được trở nên chính sự thánh thiện của Thiên Chúa – For our sake God made him who did not know sin to be sin, so that in him we might become the very holiness of God" (2Corinto 5:21)?

 

Đúng thế, đó chính là lý do tại sao Đấng Thánh của Thiên Chúa là Chúa Giêsu Kitô Con Ngài đã không sợ bị ô uế hay nhiễm bẩn khi Người cố ý để cho bàn tay nhơ nhớp tội lỗi của một con điếm trong thành trực tiếp đụng chạm đến chính Thánh Thể của Người, đến nỗi đã làm ngứa mắt gia chủ biệt phái mời Người dùng bữa bấy giờ (xem Luca 7:36-39).

 

Và đó cũng chính là lý do tại sao Thiên Chúa đã muốn lợi dụng cây thập tự giá là một hình phạt kinh hoàng nhất của loài người và và khốn nạn nhất cho loài người để trừng phạt các tên tử tội ghê gớm nhất, một cây thập tự giá vốn là những gì tiêu biểu cho tội lỗi và sự chết, để biến nó thành Thánh Giá cứu độ đầy ân phúc và sự sống, khi Con Ngài, như một tên đại tội nhân hơn hết mọi tội nhân trên thế gian này, từ tạo thiên lập địa cho đến tận thế, bị treo lên trên ấy giữa hai tên tử tội trộm cướp!

 

Ôi mầu nhiệm thay Lòng Thương Xót Chúa. Loài người chúng ta không thể nào hiểu nổi, đúng như cảm nhận của Thánh Phaolô Tông Đồ Dân Ngoại: “Các phán đoán của Thiên Chúa bất khả khôn thấu biết bao, những đường lối của Ngài bất khả khôn dò chừng nào! Ai đã biết được tâm trí của Chúa? Hay ai đã từng làm cố vấn cho Ngài?” (Rôma 11:33-34).

 

 

LUẬN KẾT

Căn cứ vào mầu nhiệm của Lòng Thương Xót Chúa vô cùng khôn dò và khôn thấu trên đây, chúng ta có thể thông cảm với vị tác giả tiến sĩ thần học gia đã ngây ngô viết thư cho Đức Thánh Cha.  Vì ông ta chưa thể nắm bắt được vị Thiên Chúa vô cùng nhân hậu, hơn là một vị Thiên Chúa của ông ấy, một vị Thiên Chúa mà ông cho là sợ bị tục hóa bởi tội lỗi của tội nhân, một vị Thiên Chúa không thể bị xúc phạm mà nếu bị xúc phạm thì chỉ có chém giết mà thôi (xem Luca 9:54-55), một Vị Thiên Chúa sợ vi phạm luật nên không dám đụng chạm đến Ngày Hưu Lễ là ngày thánh do chính Ngài là Chúa của nó đã thiết lập nên nó, và do đó đã không dám chữa lành trong ngày này, hoàn toàn trái với những gì đã xẩy ra trong thực tế như Chúa Kitô là hiện thân của Lòng Thương Xót Chúa đã từng làm và cứ làm!

 

 

Và chính vì vị Thiên Chúa của vị tác giả tiến sĩ thần học gia này không phải như chính Vị Thiên Chúa tỏ mình ra nơi Chúa Giêsu Kitô Con của Ngài như vậy, cũng là Vị Thiên Chúa bị tầm mức kiến thức thần học của vị tác giả ấy vô tình hay hữu ý bóp méo như thế, mà ông ta đã không thể nào chấp nhận được một Vị Thiên Chúa chân thật duy nhân vô cùng nhân hậu của vị giáo hoàng đương kim Phanxicô, Vị Thiên Chúa đang tỏ mình ra qua lời nói và việc làm của một ĐTC thánh thiện như ngài hiện nay, khiến thành phần bảo thủ, trong đó có tác giả ra vẻ kiến thức này, không thể nào nhận ra, không thể nào chấp nhận, và đã bị tẩu hỏa nhập ma, đến độ đã tung ra những chiêu pháp loạng quạng quay cuồng với những chưởng lực quỉ quái đầy tà ma.

 

 

Trong cuộc phỏng vấn với Đài Phát Thanh FM Milenium Á Căn Đình Chúa Nhật 13/9/2015, để trả lời cho câu hỏi liên quan đến chủ nghĩa bảo thủ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có một nhận định rất chí lý và chính xác như sau:

 

 

"Ở bất cứ một tôn giáo nào cũng đều có một nhóm nhỏ chính thống cực đoan thực hiện việc hủy hoại theo khuynh hướng của một tư tưởng nào đó chứ không phải của thực tại. Thực tại trổi vượt hơn ý nghĩ. Thiên Chúa, dù theo Do Thái giáo, theo Kitô giáo hay theo Hồi giáo, theo đức tin của 3 loại tín hữu này, đều là Đấng đồng hành với dân của Thiên Chúa bằng sự hiện diện của Ngài. Chúng ta thấy được điều đó trong Thánh Kinh, tín đồ Hồi giáo thấy được điều ấy trong Kinh Coran của họ. Thiên Chúa của chúng ta là một vị Thiên Chúa gần gũi cận kề, một vị Thiên Chúa hỗ trợ. Thành phần chính thống cực đoan đẩy Thiên Chúa ra khỏi mối thân hữu với dân Ngài này; họ giải thể Ngài, họ biến Ngài thành một ý hệ. Bởi thế, nhân danh vị Thiên Chúa ý hệ ấy, họ sát hại, tấn công, hủy diệt, và vu khống. Họ thực sự biến vị Thiên Chúa này thành một vị thần Baal, thành một thứ ngẫu tượng".  


 

Chính vì vị Giáo Hoàng đương kim Phanxicô của chúng ta muốn hiện thực hóa Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất vô cùng nhân hậu như thế, nhất là trong Năm Thánh Tình Thương, như được ngài nói đến trong tông sắc mở Năm Thánh 2016 này, Một Vị Thiên Chúa Biến Dạng Dị Hình đến độ Người đã đồng hóa với "những người anh em hèn mọn nhất" của Người (xem Mathêu 25:40,45), thành phần đang bị thứ văn hóa phung phí loại trừ bỏ rơi, như ngài vẫn nói đến, mà ngài đã chủ trương và hoạt động để làm sao Giáo Hội của Chúa Kitô, Giáo Hội là một hiền mẫu chẳng những luôn biết cởi mở đón nhận tội nhân, lại còn xuất thân và dấn thân tiến ra bên ngoài mình nữa, không phải chỉ quanh quẩn ở gần đâu đó thôi, nhưng phải tiến đến những chốn tận cùng hẻo lánh (peripheries), xa thật xa, về cả địa lý lẫn nhân bản, để tìm kiếm từng con chiên lạc, cho dù có vì thế mà bị "lem luốc bẩn thỉu" (dirty) và "bầm dập trầy trục" (bruised), như ngài đã viết trong Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm, khoản 49 như sau:

 

 

“Bởi vậy, chúng ta hãy xông pha (go forth), chúng ta hãy xông pha để cống hiến cho hết mọi người sự sống của Chúa Giêsu Kitô. Ở đây tôi muốn lập lại cho toàn thể Giáo Hội những gì tôi đã thường nói với các linh mục và giáo dân ở Buenos Aires rằng: Tôi thích một Giáo Hội bị bầm dập trầy trụa, đớn đau và lem luốc bẩn thỉu vì xuống đường vào đời hơn là một Giáo Hội thiếu lành mạnh bởi bị giam hãm và dính chặt với cái an toàn của mình (I prefer a Church which is bruised, hurting and dirty because it has been out on the streets, rather than a Church which is unhealthy from being confined and from clinging to its own security). Tôi không muốn một Giáo Hội chỉ quan tâm tới vấn đề trở thành tâm điểm để rồi đi đến chỗ bị rơi vào một mạng lưới đầy những thứ ám ảnh và phương thức”.

 

 

Nếu Chúa Kitô là Đấng đã “đến để tìm kiếm và cứu vớt những gì đã hư hoại” (Luca 19:10), “đã yêu cho tới cùng” (Gioan 13:1), nên đã bị "lem luốc bẩn thỉu" (như vì giao tiếp với tội nhân mà bị mang tiếng xấu bởi thành phần biệt phái và luật sĩ) và bị "bầm dập trầy trụa" (bởi cuộc khổ nạn và tử giá), thì vị chứng nhân trung thực và sống động của Người hiện nay là Đức Thánh Cha Phanxicô cũng thế, cũng đang bị "lem luốc bẩn thỉu" (bởi thành phần bảo thủ luôn rình rập chụp mũ và bôi nhọ) và bị "bầm dập trầy trụa" (bởi những xót xa do lòng cảm thương đối với những con chiên lạc loài lỡ bước sa chân rơi xuống hố ngụy thần, như vị tác giả tiến sĩ thần học gia ở đây).

 

 

Ôi, Lòng Thương Xót Chúa, xin vì những “lem luốc bẩn thỉu” và “bầm dập trầy trụa” của Đức Thánh Cha Phanxicô gây ra bởi những xúc phạm của các con chiên lạc loài như thành phần bảo thủ trong Giáo Hội, điển hình là vị tác giả tiến sĩ thần học gia của bức thư trên đây, xin Chúa ban cho họ chóng nhận ra chân lý, đó là “họ lầm không biết việc họ làm” (Luca 23:34). Amen.

XIN KÊU GỌI

Chúng ta hãy cứ thẳng tay không tiếc xót delete ngay lập tức bất cứ bài viết hay email nào có những đầu đề hay nội dung mang tính cách chống phá giáo hoàng, đừng đọc vào mà chết, trái cấm đó, ăn vào (nghiền gẫm hào hứng đọc) chắc chắn sẽ bị nhập nhiễm tư tưởng của một con người mơ hồ nào đó đang dấn thân làm tay sai cho Satan, hay ít là sẽ bị bối rối thắc mắc lung tung, đâm ra nghi ngờ Đức Thánh Cha là vị chúng ta chưa nắm bắt được ngài hoàn toàn, chưa đọc kỹ những gì ngài viết và chưa nghe hết những gì ngài nói. 

 

 

Việc công khai qui kết, chụp mũ, xuyên tạc, nói xấu bất cứ một ai tự nó đã là việc xấu, mà việc ấy lại gây ra cho một Vị Chủ Chiên Tối Cao của Giáo Hội kế vị Thánh Phêrô đạ diện cho Chúa Kitô trên trần gian này thì việc đó càng xấu xa đến chừng nào. Nếu đó là việc xấu thì chúng ta phải ghét bỏ nó, phải xa tránh nó, không được chấp nhận nó và làm theo nó. Bằng không, chúng ta đã vô tình hay cố ý đồng lõa với sự dữ mà công nhận hay hưởng ứng việc xấu để cho nó càng lan tràn hơn nữa.


Thậm chí lại còn chuyển cho các người khác đọc để cùng nhau đặt vấn đề với giáo hoàng, nói hành nói xấu giáo hoàng, vu oan cáo vạ cho ngài, làm mất danh tiếng và thế giá của giáo hoàng. Nếu ai làm vậy, ở chỗ nghiền gẫm những gì chống phá giáo hoàng và tiếp tay tuyên truyền, làm mất thế giá của một vị cao trọng nhất Giáo Hội là phạm thượng và phạm đến điều răn thứ 8 "chớ làm chứng dối" đó! 


Và tội này là một tội trọng, chứ không phải tội nhẹ, dù có xưng cũng phải đền lại danh dự cho ngài, bằng cách phải nói lại với tất cả những ai mình đã nói xấu vu oan cho ngài. Mà nếu chúng ta đã tung ra bằng email thì chúng ta đâu biết ai mà nói lại, nên chúng ta sẽ không thể nào đền lại cho ngài và vì thế chúng ta vẫn phải chịu trách nhiệm và phải đền tội chúng ta không biết đến bao giờ trong luyện tội!


Chúng ta nên nhớ một nguyên tắc này thôi là đủ: việc công khai chống giáo hoàng thì tự việc làm này đã là xấu rồi. Cho dù tác giả nào đó có viết hay viết đúng mấy chăng nữa, về thần học và về truyền thống, nhưng cái hay cái đúng của họ chỉ ở trình độ hiểu biết của chúng ta và hợp với khuynh hướng của chúng ta giống như họ mà thôi, nhưng đối với những ai hiểu biết hơn, tỉnh táo hơn, nhờ ơn Chúa, vẫn thấy những gì họ nghĩ và viết ra còn thiếu sót, thậm chí có cả những bẫy sập được họ gài trong đó. 


Vậy một khi chúng ta đã công nhận nó là xấu và nguy hiểm thì tại sao chúng ta còn cứ thích thú và liều lĩnh "giờ tay hái trái cấm mà ăn" chứ, cứ ngấu nghiến nhét vào bụng và đầu những cái xấu xa độc hại ấy chứ?? Chẳng lẽ chúng ta muốn tự tử hay chăng??? Chắc trong anh chị em chúng ta chẳng có ai lại quá ư là dại dột và điên khùng đến như vậy phải không ạ!?! 


Nếu chúng ta không hiên ngang bênh vực Đức Thánh Cha của chúng ta là vị chính thức thừa kế Thánh Phêrô đại diện Chúa Kitô trên trần gian thì thôi, trong khi ngài đang cần đến lời cầu nguyện và tinh thần đoàn kết của chúng ta với ngài vào lúc này hơn lúc nào hết, thì cũng đừng ngây thơ dại khờ quay ra chống lại ngài, bằng cách mù quáng nghe những lý lẽ chủ quan, xuyên tạc, truyền thống giả tạo v.v. của một nhân vật nào đó, dù là giám mục hồng y hay thần học gia có đầu óc chống lại giáo hoàng.


Câu hỏi được đặt ra cho những ai dễ tin theo những thành phần chống phá giáo hoàng theo chủ trương của tam điểm, đó là tại sao chúng ta dễ tin họ hơn giáo hoàng vậy? Chúng ta có nắm vững được vị giáo hoàng của chúng ta hay chăng? Nếu chưa thì tại sao chúng ta lại dễ dàng tin theo những gì xuyên tạc của thành phần chống phá ngài chứ? Chúng ta có thực sự biết họ là ai hay chăng? Họ có ơn vô ngộ như giáo hoàng hay chăng? Họ có thẩm quyền dẫn dắt chúng ta là con cái Giáo Hội như Đức Giáo Hoàng của chúng ta hay chăng, vị có thẩm quyền và nhiệm vụ phải củng cố đức tin cho chúng ta (xem Gioan 21:15-17; Luca 22:32), vị duy nhất được trao cho chìa khóa nước trời (xem Mathêu 16:19), vị duy nhất tiếp tục "là đá" tảng của Giáo Hội mà không một quyền lực hỏa ngục nào có thể phá nổi (xem Mathêu 16:18). 


Tại sao chúng ta không theo giáo hoàng của mình mà theo một nhân vật không được Chúa sai đến với chúng ta chứ? Nếu chúng ta nghe bảo ngài là giáo hoàng giả thì cả Giáo Hội này đã sai lầm khi bầu ngài à? Nếu chúng ta nghe bảo ngài là giáo hoàng giả vì ngài làm nhiều điều không xứng với giáo hoàng, vậy chúng ta căn cứ vào mạc khải Thánh Kinh hay giáo huấn của Giáo Hội hay luật của Giáo Hội để phủ nhận ngài như thế chứ, trong khi cả Giáo Hội mê muội đến độ không sáng suốt bằng chúng ta hay sao? Nếu chúng ta nghe bảo rằng ngài tự vô hiệu hóa quyền chức giáo hoàng của ngài vì ngài có những chủ trương sai lầm, dị giáo và lạc giáo, thì đâu là chứng cớ, và chứng cớ đó có được chung cộng đồng dân Chúa công nhận hay chăng hay chỉ một thiểu số nào đó chống lại cho là như thế? 


Trong lịch sử Giáo Hội chưa hề có một vị giáo hoảng nào gọi là dị giáo hay lạc giáo, (cũng như chưa có vị linh mục nào đã phá vỡ ấn tòa giải tội), vậy tại sao chúng ta cứ đặt vấn đề giáo hoàng dị giáo hay lạc giáo này đối với một Giáo Hội được Chúa Kitô ở cùng cho đến tận thế chứ? Thậm chí xẩy ra cả trường hợp có một vị giáo hoàng nào đó đáng tiếc có những hành động hay phán quyết hoặc thay đổi thật sự là dị giáo hay lạc giáo chăng nữa, chúng ta hãy nhớ rằng vị giáo hoàng đầu tiên của chúng ta cho dù có bị Chúa Kitô là Đấng sáng lập Kitô giáo thậm tệ quở trách là "đồ satan" (Mathêu 16:23), rồi sau này đã chối bỏ Người 3 lần, tức là vị giáo hoàng dị giáo và lạc giáo đệ nhất trong các vị giáo hoàng kế vị ngài sau này, thế mà Đấng có thẩm quyền cắt cử và bổ nhiệm vẫn không hề và không bao giờ truất phế ngài, vẫn tiếp tục dùng ngài và biến đổi ngài để ngài thực sự trở thành một Tảng "Đá" Gốc vững chắc, cho Người xây dựng Giáo Hội của Người vững chắc đến độ không một quyền lực nào, dù là cả hỏa ngục, cũng không thể nào phá được! 


Nếu chúng ta nghe theo thành phần bảo thủ mà truất phế giáo hoàng, nghĩa là chúng ta tự nguyện theo họ thì họ là đầu của chúng ta hay sao, và họ là giáo hoàng của chúng ta hay sao? Vậy việc đi thờ đi lễ, xưng tội rước lễ của chúng ta là những việc hiệp thông với cái đầu mới này của chúng ta chứ không phải với chính Đức Giáo Hoàng của chúng ta nữa à? Như thế là chúng ta đã tự động tách mình ra khỏi mối hiệp thông chính thức của Giáo Hội với Giáo Hoàng, và vì vậy ở một nghĩa nào đó hậu quả xẩy ra là chúng ta đã tự động "tuyệt thông" với Giáo Hội, bởi chúng ta không còn hiệp nhất với Đức Giáo Hoàng là Đầu của Giáo Hội chính thức của chúng ta nữa! Ôi, đáng thương thay!!!

 

 

Lạy Chúa Thánh Thần "là Thần Chân Lý" (Gioan 16:13), xin ở với con người yếu hèn và tâm trí mù quáng chúng con đây, để nhờ đó chúng con được "khôn như rắn và chân thật như bồ câu" (Mathêu 10:16), và cũng nhờ đó chúng con được Chúa "dẫn vào tất cả sự thật" (Gioan 16:13) là Chúa Giêsu Kitô, "Con Thiên Chúa hằng sống" (Mathêu 16:16) nhưng đồng thời cũng là Vị Thiên Chúa Biến Dạng Dị Hình Khổ Nạn Tử Giá. Amen.