ƠN GỌI NHÂN BẢN

 

Người Saigòn đi tìm mua “Hạnh Phúc”

Phuợng 

 

Khi bạn thân ra đón ở phi truờng, dọc đuờng về nhà tôi thấy đây đó có nhiều bình nuớc miễn phí, giúp cho những ngừoi nghèo đi đuờng giữa cơn nóng Saigon, cảm thấy mát lòng, mát dạ một cách cụ thể chứ không không phải kiểu như nhà thơ Nguyên Sa nói “Nắng Saigòn anh đi mà chợt mát. Bởi vì em mặc áo lụa Hà đông”…Sự tử tế của nguời Saigòn khiến tôi chợt nhớ tới nhóm thiện nguyện “Bánh mì chiều thứ 7” của Tí, con bạn nên vội dặn bạn nhớ sắp xếp cho tôi tham gia 1 buổi với nhóm bánh mì chiều thứ 7. Bạn gật đầu trả lời “Yên tâm đi, rồi sẽ có, mới về tới lo nghỉ ngơi cho khỏe, rồi hẳn tính”.

Sáng hôm sau thứ 7 dậy hơi trễ vì chưa quen giờ, khi nhìn lại thời khóa biểu, những thứ 7 tới tôi thấy đều đã kín (vì các nhóm thiện nguyện hay làm việc vào cuối tuần). Tôi gọi ĐT cho bạn biết “Phải đi hôm nay thôi, nếu không e rằng sẽ không còn dịp nữa”. Vậy là trưa đó tôi xách xe máy tới nhà đón bạn đi tới cơ quan của Tí để tham gia với nhóm. Lúc tôi chạy xe đến,  bạn đã đợi ngoài đầu hẽm, vừa leo lên phía sau xe vừa nói:

- Bửa nay nhờ bạn đi, nên ông xã mới cho mình đi, vì sư phụ “nể” bạn quá, mới về tới là đã lo đi làm từ thiện rồi!

       - Tui cũng còn khá mệt, nhưng mình đâu có nhiều thời gian, nếu không muốn bỏ lỡ cơ hội thì phải tận dụng thôi. Hơn nữa đây cũng là niềm vui của mình mà!

Khi 2 đứa tôi tới phía sau cơ quan Tí, một khoảng không gian khá rộng với nền tráng xi măng thóang mát, thật tiện lợi cho việc chuẩn bị thức ăn và nấu nuớng. Hai lò than hồng đang rực lửa để hầm 2 nồi thịt bò to đùng. Tôi gặp lại 1 HS cũ NAN trong nhóm:

-       Cô ơi! em không thể tuởng tuợng nỗi là cô quá giỏi! Mới về chưa đầy 24 giờ mà cô đã dám chạy xe máy ở Saigon, rồi còn chở bạn nữa. Tụi bạn em còn trẻ, từ nuớc ngoài về, băng qua đuờng còn sợ không dám đi…”

 

-       Hòan cảnh bắt buộc phải giỏi em à! Chứ đi làm từ thiện mà hễ cứ ra đuờng là ngoắc taxi thì còn tiền đâu mà làm từ thiện. Mình làm từ thiện theo kiểu con nhà nghèo, chứ đâu phải đại gia!

Thực ra khi chạy xe lúc tới mấy quãng truớng tôi cũng hơi ngán, vì thấy luồng xe tứ phía ào ào đổ về, nhưng mình cứ từ từ tiến, bóp thắng liên tục, linh động nhích qua, nhích lại rồi cũng xong. Điều này khiến tôi liên tuởng tới 1 khóa học tâm linh lâu rồi ở Gia Định, do 1 cô giáo người Anh huớng dẫn; “Con đuờng rèn luyện tâm linh, giống như bạn chạy xe máy ở Saigon. Bạn phải kiên nhẫn, tập chấp nhận hòan cảnh chung quanh, đừng sợ hãy giữ vững tay lái rồi tùy nghi thích ứng để hòa nhập đuợc với đám đông, nhưng vẫn từ từ tiến tới mục tiêu mình muốn đến. Và cuối cùng bạn cũng sẽ đến đuợc nơi bạn muốn đến, chứ nếu bạn sợ hãi không dám đi, thì bạn sẽ cứ đứng ỳ 1 chỗ, họặc nếu bạn cứ lo lắng, than van…đòi hỏi đuờng phải thông thóang, trật tự thì bạn mới “lên đuờng” thì với xã hội phức tạp hiện nay, bạn sẽ không bao giờ “lên đuờng” đuợc!...” Mỗi lần chạy xe máy ở Saigòn, tôi lại nhớ tới lời cô giáo Anh và càng lúc càng thấy thấm thía hơn. Và điều này cũng có thể suy rộng ra để áp dụng trong mọi hòan cảnh của cuộc sống.

Nhìn lại thấy các em đang lặt ngò, rửa ớt, có em đang chuẩn bị nghiền nát paté, để một lát cho vô nồi thịt bò hầm. Hôm nay thực đơn là Bò hầm pate ăn với bánh mì, nên công việc khá đơn giản. Thông thuờng thực đơn có 3 món: canh, xào, và món mặn. Nghe nói tuần truớc các em hầm giò heo với củ sen, thì công việc nhiều hơn.Các em ra thực đơn hay suy nghĩ xem cuối tuần này nên có món gì hấp dẫn để ăn cho ngon miệng, rồi đem ra thực hiện cho nguời nghèo thuởng thức như trong gia đình.  Nồi bò hầm đã mềm, các em đem trộn pate vào, quậy đều, rồi để nguội truớc khi múc ra chia phần. Các em múc ra mời 2 cô nếm để cho điểm, tôi ít ăn thịt bò nên không có ý kiến, nhưng bạn tôi khen “ngon tuyệt” làm em đầu bếp khoái chí cuời toe. Một lát nữa đây hình dung ra những ngừoi nhận phần ăn, rồi hít hà khen ngon, chắc niềm vui của nhóm sẽ tăng lên gấp bội. Khi góp tiền cho quỹ của nhóm, tôi hỏi thăm :

- Có bao giờ quỹ bị cạn kiệt, khiến phải tạm dừng công tác không? Nếu có, nhớ nhắn cho cô biết nha.

Tí cuời trả lời: “Cô yên tâm, lúc nào quỹ cũng dồi dào, vì dân Saigon vẫn còn rất nhiều nguời hảo tâm”

  Sau đó các em tự phân công, nguời lo dọn dẹp chùi rửa, rồi khi nồi bò nguội bớt, các em xúm nhau chia phần, múc bò hầm bỏ vô bịt nylon, ngừoi cột giây thun, ngừoi sắp vô thùng và đếm. Các em vừa làm vừa cuời đùa vui vẻ rôm rả, khiến tôi nhớ lại tên 1 vở kịch đang quảng cáo trên đuờng phố “Nguời tìm mua hạnh phúc”. Quả là các em đang “tìm mua hạnh phúc” trong việc phục vụ bửa ăn cho ngừoi nghèo. Những phần tôi múc bao giờ cũng thêm 1 chút, vì thấy quá ít, khiến các em phải nhắc “đây là phần ăn cho nguời nghèo ở VN, chứ không phải ở Mỹ..”. Công việc phân chia xong, đếm đuợc hơn  200 phần, xếp vô mấy thùng to, một bác cyclo đẩy xe tới, chất mấy thùng to lên chở đi. Cả nhóm gồm 4, 5 xe máy chở đôi chạy tới bịnh viên nhi đồng 1 ( địa điểm nhóm phát thức ăn tuần này) . Dọc đuờng chạy xe, nói chuyện với bạn tôi mới biết từ thiện của nguời Saigon rất phong phú và đa dạng, ai cũng có thể tham gia làm từ thiện đuợc kể cả nguời nghèo, làm từ thiện trong khả năng và hòan cảnh của mình. Bác cyclo mỗi trưa thứ 7 tới chở giùm mấy thùng thức ăn và bác luôn tới sớm để chờ đợi đuợc “góp chân” làm từ thiện. Chú xe ba gác tình nguyện đi chở mấy cần xế bánh mì từ lò tới thẳng địa điểm phát quà. Nhóm mua mấy ký pate nên chị chủ cửa hàng bán bánh mì “tặng không” 200 ổ bánh mì. Mấy em phân công làm việc nhịp nhàng, nên các thùng sửa tuơi, mì gói, bò hầm pate, chuối đều đến địa điểm tập trung cùng một lúc, để khi thức ăn tới tay nguời nhận vẫn còn  ấm nóng.

 Đến nơi, tôi và bạn theo chân em “phát vé lãnh quà” đi vô bịnh viện Nhi đồng 1. Bịnh viện khá rộng gồm nhiều khu khác nhau, mỗi khu chuyên về một loại bệnh, có khu gồm nhiều tầng. Mỗi lần đi chỉ phát 1 khu, rồi lần tới sẽ đi khu khác. Thuyết nhà Phật cho biết Đời là bể khổ” nên con nguời phải trãi qua  sinh, lão, bịnh, tử. nên bịnh là đã thấy khổ rồi, mà bịnh đến phải vô nằm  nhà thuơng thì lại khổ hơn. Vậy mà vô nhà thuơng lại không có giừờng nằm  thì còn khổ dữ. Có bà mẹ phải vô nằm bịnh viện với con cả năm, nhìn cảnh các em bé bệnh và các bà mẹ phải trãi chiều nằm  lê lết trên các hành lang, mới thấy hết sự xót xa của thân phận “thập loại chúng sinh” đầy nỗi khổ! Mỗi hành lang là 2 dãy chiếu trãi nằm 2 bên, chỉ còn lối đi tí xíu ở giữa, mẹ con nằm co quắp ôm nhau trông thật tội nghiệp! Thành thử có những điều thật giản dị  như khi vào bịnh viện mỗi bé có 1 giuờng nằm, lại trở thành “uớc mơ” nhiều khi rất khó đạt tới, vì 1 giuờng 2,3 bé đã là may, nếu không lại ra nằm ngòai hành lang.

Khi nhận đuợc phiếu đi lãnh phần ăn, họ mừng rở gọi nhau hớn hở rủ nhau đi lãnh họặc nhờ “hàng xóm” lãnh giùm vì không ai trông bé. Thỉnh thỏang tôi bắt găp ánh mắt buồn ruời ruợi của các bà mẹ ngồi trông con ốm, bỗng vui lên mừng rỡ khi nhận đuợc quà. Nhìn nụ cuời vui tuơi của họ, tự dưng bao nhiêu mệt mỏi trong tôi đều tiêu tan và tôi bổng cảm thấy những nổi khổ của đời mình bé lại như giọt nuớc nhỏ xíu trong biển khổ mênh mông của cuộc đời

Phần phát vé hết rất nhanh, nhiều ngừoi bu lại xin thêm, nhưng nguyên tắc mỗi ngừoi chỉ 1 phiếu và phải có mặt mới phát phiếu. Sau đó tụi tôi nhanh chân chạy ra truớc nhà thờ Bắc Hà ( giáo xứ thân quen của tôi trong mấy muơi năm ở Saigòn, tình cờ lại là đia điểm phát quà chiều nay) nằm đối diện với bịnh viện Nhi đồng 1, để phụ các em chia quà bỏ vô bịch nylon ( 1 phần bò hầm pate, 1 ổ bánh mì, 1 hộp sửa tuơi cho các bé, 1 gói mì, 1 trái chuối) Mọi ngừoi đều nhanh tay làm việc để có thể phát quà ngay, cả cần xế bánh mì còn nóng hỗi, thơm lừng, với mùi bò hầm pate trộn lẫn gây cảm giác đói bụng. Những ngừoi có phiếu đuợc nhận quà ngay. Tôi ngạc nhiên khi thấy số nguời xếp hàng quá đông truớc cổng nhà thờ, thì ra đây là những ngừoi không có phiếu, họ chịu khó xếp hàng vì biết thông lệ lúc nào cũng còn dư thì sẽ tới phiên họ. Đó là những nguời bán vé số, nguời ăn xin hay các ngừoi nghèo nuôi bệnh ở các khu khác…Họ chỉ đuợc 1 ổ bánh mì và 1 phần bò hầm nhỏ, vậy mà họ cũng chịu khó kiên nhẫn xếp hàng chờ đơi. Những nguời ở Mỹ hay lãng phí thức ăn, hay quăng thức ăn vô thùng rác cần phải nhìn thấy hình ảnh này để ý thức lại và dừng tay trong việc lãng phí thức ăn.Đó là “tội” khi ngừoi khác không có thức ăn, mà mình thì đem đổ thức ăn vô thùng rác.

Bên kia đuờng 1 xe chở đầy các hộp thức ăn cũng đang đuợc phân phát cho ngừoi nghèo. Hình như Saigòn càng lúc càng gia tăng các nhóm thiện nguyện từ thiện, nó có hiệu ứng lây lan rất tốt khiến cho từng ngừoi đều cảm thấy “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” không cần phải đợi giàu, có dư thừa mới có “tấm lòng”, dù nghèo, dù khổ vẫn có cách để làm “điều tốt” trong khả năng của mình. Cho nên đó đây trong thành phố vẫn có những tấm bảng “Vá xe, bơm xe, sửa xe miễn phí cho nguời khuyết tật…”. Như truớc đây khi đi thăm một “Nhà nuôi ngừoi già bị bỏ rơi” của 1 cô giáo Saigon về hưu, tôi đã tình cờ chứng kiến có nguời chở gạo tới, chở rau, có nguời chở mì gói…  thả xuống rồi đi, không cần ghi tên ghi sổ, chụp hình, quay phim…

Một buổi chiều thứ 7 đẹp đã trôi qua mở đầu cho thời gian tôi về thăm quê huơng . Sau đó tôi đến DCCT dự lễ mà lòng cảm thấy vui, vì đuợc cùng nguời Saigòn đi tìm mua hạnh phúc qua việc chia sẻ với những nguời kém may mắn hơn mình. Ít ra truớc khi đến nhà thờ, tôi cũng đã thực hiện đuợc lời Chúa dạy:  khi các con làm 1 điều gì dù nhỏ bé cho ngừoi anh em, chính là các con đã làm cho ta”…

Lần này về Saigon tôi cảm nhận nguời Saigon càng lúc càng gia tăng cách sống có tình nguời nhiều hơn. Điều này đã đuợc minh chứng qua các quán cơm xã hội mỗi lúc mỗi mọc lên khắp các khu phố Saigon do nhiều nhóm thiện nguyện khác nhau cùng tham gia để làm dịu đi phần nào nỗi đói khổ của ngừoi nghèo. Nghe chị tôi kể có 1 quán cơm từ thiện mới mở ở gần nhà, nhưng không rõ cụ thể ở đâu, tôi muốn đi thăm quán nhưng không biết làm sao? Vì hàng quán ở các đuờng phố Saigòn mọc chen chúc nhau, bảng hiệu to, nhỏ chen lấn đầy màu sắc, nên không biết địa chỉ cụ thể sẽ rất khó tìm ra. May quá đúng là “cầu đuợc uớc thấy”, nên 1 buổi trưa tôi đang đi bộ về ở con đuờng  gần nhà thì đập mắt bởi hình ảnh dòng nguời xếp hàng đông đúc, nhìn lại thì tôi thấy đó là Quán cơm từ thiện “Nụ cuời số 7”. Tôi dừng chân lại và thấy 1 em sinh viên đang giúp 1 cụ già ngồi xe lăn, bán vé số, đẩy giúp xe cụ lên lề đuờng cho ổn định, rồi đặt mâm cơm lên xe cho cụ. Tôi thấy 1 khay đựng thức ăn bằng Inox sáng bóng, có 1 con cá chiên nhỏ, 1 phần cải xào, 1 chén canh rau muống, 1 trái chuối và 1 ngăn lớn khá nhiều cơm. Tôi hỏi thăm cụ ăn ngon miệng không? Cụ gật đầu và cho biết  Ăn đuợc lắm, mà no nữa, nên mỗi tuần trưa thứ 2,4,6  tôi đều đến đây ăn cơm với giá 1 suất là 2000$” Hình như cơm ăn không giới hạn, nên những nguời lao động, các bác cyclo rất chiếu cố vì 1 bửa ăn bảo đảm đầy đủ chất dinh duỡng lại có trái cây, mà lại “mua” đàng hòang chứ không phải “ăn xin”. Đó cũng là 1 yếu tố tâm lý quan trọng, có lẽ vì vậy mà tôi thấy dòng chữ bên hông quán “Quán bán thức ăn cho ngừoi thu nhập chưa cao” giống như mình chê ai đó “lùn” là sẽ bị nổi giận liền, nhưng nếu nói “không cao” thì lại không sao!

Tôi nhìn lên bảng treo trên cửa tiệm mới biết quán này đuợc phụ trách bởi Ban liên lạc thầy cô và cựu học sinh Petrus Ký – Lê hồng Phong. Tôi thấy đây là 1 việc làm tốt, đáng để cho các hội ái hữu cựu học sinh các truờng trung học khác ở Saigon noi theo, thay vì như ở Mỹ các hội ái hữu chỉ tổ chức họp mặt, tiệc tùng gây quỹ giúp đỡ các thầy cô, thì nên mở rộng vòng tay tới những ngừoi nghèo khổ của Saigon hôm nay. Hãy làm 1 việc gì cụ thể để đóng góp thiết thực trong việc nâng đỡ những ngừoi nghèo qua các bửa ăn hằng ngày của họ thì tốt hơn.

Vì gặp quán bất chợt nên tôi không mang sẳn tiền theo, hôm khác tôi trở lại quán găp cô bé kế toán vui vẻ kể cho tôi nghe về những quán cơm Nụ cuời ở Saigon, đây là quán thứ 7. Đó là chưa kể còn rất nhiều quán cơm xã hội khác ở Saigon thuộc những nhóm khác. Em vui vẻ mở laptop vào trang mạng www,tuthientinhthuong.org và chỉ cho tôi xem địa điểm và sinh họat của các quán Nu cuời khác với đầy đủ hình ảnh và sinh họat. Tất cả tin tức và đóng góp của các nhà hảo tâm đều đuợc cập nhật hằng ngày.Tôi ngạc nhiên khi biết ở quán Nụ Cuời số 6 hằng tuần đều có “Ngày thứ 5 Hạnh Phúc” ở những ngày này quán phục vụ các món đặc biệt như Phở bò, bún riêu, bún bò Huế… với giá chỉ có 1000$/ 1 tô, ngó cũng hấp dẫn và cũng đầy đủ rau giá, chanh ớt… đàng hòang. Điều này khiến tôi chợt nhớ truớc đây có ngừoi quen ở Huế cho biết có quán cơm xã hội giá 2000$/1 suất, tôi hỏi thăm ở Huế, vậy có bán món Huế không thì đuợc trả lời:

- Trời ơi, có 2000$ mà đòi ăn món Huế, thì quả là đòi 1 chuyện không tuởng…

Vậy đó!  mà bây giờ ngừoi Saigon có thể bán bún bò Huế chỉ có 1000$/1 tô thôi nha! Thiệt là Saigon của tôi rất năng động và đáng yêu quá chừng, vì khi con ngừoi ta phục vụ ngừoi nghèo bằng trái tim, thì điều gì ngừoi ta cũng có thể đạt đuợc. Những ngừoi phục vụ quán đa số là sinh viên, có cả thầy cô giáo và nghe nói có cả giáo sư tiến sĩ nữa…Đúng là khi ngừoi ta có lòng thì ngừoi ta không nề hà điều gì cả, vì chúng ta là những con nguời cùng đi tìm mua Hạnh Phúc qua việc phục vụ ngừoi nghèo

Trong lần trở lại quán, tôi may mắn gặp đuợc anh Nghĩa là chủ nhiệm quán, (anh là cựu HS Petrus Ký 67 – 74)  Anh cho biết mỗi bửa trưa quán chuẩn bị 250 phần ăn trị giá 15.000$/ 1 phần ( bán vé 2000$, quỹ sẽ bù vô 13,000$/1 phần), còn điều hành quán và nhân viên phục vụ đều là thiện nguyện viên. Trong quán các bàn đều đầy khách, đuợc phục vụ vui vẻ bưng khay tới tận bàn, dù là công việc tấp nập, bận rộn nhưng trên môi ai cũng nở nụ cuời vì đó cũng là tên và châm ngôn của các quán “Nụ cuời” chứ không phải loại “phở mắng, cháo chửi” như ở Hà nội.Cám ơn các bạn cựu học sinh Petrus Ký đã cho tôi có cảm nhận:

Cùng tôi đang sống là biết bao bạn bè

Có tấm lòng như một đóa hoa” (TCS).

Tôi mắc cái bịnh hay lo xa, nên hỏi thăm:

- Ngày nào mở cửa quán cũng bù lổ quá nhiều, tiền ở đâu ra mà đắp vô dài dài?

- Chị yên tâm lòng tốt của ngừoi Saigon vẫn còn “phong độ” lắm. Hôm nay chi tới thăm là “ngày đầy tháng” của quán Nụ Cuời số 7 và nhiều ngừoi vẫn tự động tới đóng góp như chị chẳng hạn. Hiện nay quỹ của quán đang có là 350 triệu, và tôi tin là tinh thần nghĩa khí của ngừoi Saigon sẽ giúp quán tồn tại với thời gian

Tôi rời quán Nụ cuời mà trong lòng thấy dâng lên niềm hãnh diện về Saigon của tôi vì  nguời dân Saigon dù sống trong một xã hội còn nhiều bóng tối loang lổ vẫn có những điểm sáng tình nguời lóe lên mỗi lúc một nhiều. Nó biến Saigon hoa lệ diễm tình ngày xưa trở thành một Saigon lấp lánh “Tình Nguời” hôm nay. Nguời dân Saigon vẫn âm thầm sống miệt mài huớng về điều Thiện trong từng hành động nhỏ. Câu hát về Saìgon ngày xưa bỗng vang như vang vọng lại trong tim  như 1 niềm tự hào: “Saigòn đẹp lắm! Saigòn ơi!  Saigòn ơi! “.  Quả là như vậy bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói:

“Trang sức đẹp nhất mà quý vị có chính là tình thương yêu và lòng từ bi”

 

 Saigòn  cuối năm 2015

Phuợng Vũ