ƠN GỌI NHÂN BẢN
MÙA ĐÔNG NĂM ẤY-MÙA XUÂN NĂM NÀY
Người đàn bà đang
ngơ ngác ở khoảng sân hẹp reo lên mừng rỡ khi thấy có tiếng xe lịch kịch vô
cổng. Thiện nguyện viên ríu rít: “Dì Cúc!
Dì Cúc! Tụi con quay lại thăm dì
nè!”
Từ
trong nhà có riếng rột rẹt, và ào ào lao ra một bầy chó lẫn mèo. Khách ngạc
nhiên bởi chó thì gần chục con, mèo thì cũng không thua kém, chừng... nửa chục.
Con nào con nấy xinh xắn dễ
thương, khác hẳn gia chủ tiều tụy và có nét hơi lẩn thẩn.
-
để tui ra đón má,
nói
cho má mừng.
Đợi tui!
Đợi tui...
- Dạ, hồi nãy tụi con có thấy,
có chào
má, nhưng
hình như má không nghe
thấy.
-
Ờ...ờ...má tui...lẫn tới nơi
rùi! Bà sắp
chín mươi rồi
còn gì.
Đợi tui
chút!...suỵt!...Mấy
con, im! Đừng
có làm rộn.
Bầy
chó và mèo
chạy lung tung. Con thì cụp
đuôi nép vào nhau.
Có chú mèo khoang phi lên nóc
cái tủ cũ rụng chân,
ngơ ngác
ngó xuống
đám người lạ huơ lạ hoắc.
Ở rìa con đường
lầm bụi, má Tư
lập cập đứng lên, bỏ lại cái mẹt có ba quả xoài héo queo và một cây bắp cải.
Má run run hỏi:
“Họ
thăm má thiệt hả con?
Đi về!
Ừ thì đi về!”
Hai người đàn bà:
già đã sắp chín mươi, trẻ cũng đã sáu lăm tuổi, cùng ốm yếu và cùng hơi...ngơ
ngác.
Người mẹ là cụ
tư, xóm gọi là cụ
tư ve chai.
Người con là dì Cúc. Nếu tìm bà
con ở xóm nhỏ tân
thới
nhì mà hỏi thăm người ta sẽ cho
bạn biết vốn dĩ hai người không phải là dân gốc ở địa phương.
Hồi chiến tranh họ từ đâu đó
trôi
dạt về đây, làng xóm cho họ
miếng
đất cất cái chòi.
Dì
Cúc thở dài:
“Lúc tôi có thai,
sảy chân, mất đứa con. Thời chiến tranh không có thuốc thang.
Tôi bệnh miết, không sinh nở.
Ổng đánh tôi chán tay thì bỏ đi.
Nhà chỉ có hai mẹ con từ dạo
ấy...”
Từ dạo lâu lắc ấy, hai mẹ con họ
sống với nhau. Người con bệnh rề rề và tính tình
ngơ ngác. Theo năm theo tháng, bà mẹ cũng thành già nua, và cũng bệnh te tua. Cụ
Tư bị tiểu đường, hai cẳng chân bầm đen, và cụ cũng thành ra lẫn cẫn tự khi nào,
vậy nhưng cụ vẫn làm một người mẹ nuôi con tần tảo.
Cụ đi lụm rác, nhặt tất cả những gì
có thể nhặt đem về. Khi chân đau
không
đi xa được,
cụ ra chợ gần nhà, bà con biết thường cho cụ tí quà, khi quả xoài, khi mớ rau.
Cụ mang về, để ở cái mẹt ngay
rìa đường gần
nhà, bà con thương lại mua dùm cho cụ.
Còn dì Cúc, cứ mang mãi nỗi đau mất
con. Dì
bỗng có cái thú nuôi
chó nuôi mèo. Từ
chú
chó con dì
nhặt ở ven đường hồi nào
đưa về nhà, giờ bầy chó đã lủ
khủ cả chục con.
Có chó bà, chó mẹ, và cả con
chó con mới sinh thuộc vai...chó cháu!
Thiện
nguyện viên không thể quên hồi mùa đông năm ngoái khi được một cô sinh viên gần
nhà cụ cho tin, tìm tới thăm đã không cầm được nước mắt khi thấy cảnh cô Cúc
ngồi nựng con chó cái ốm o:
“Ráng
đi, ráng đi
con. Chút ngoại về, ngoại mang
gạo nấu cơm,
má con mình ăn con nhé!”
Khi có người tới
thăm hỏi,
cô
sụt sịt không phải vì thương cái phận khổ của cô,
mà là: “Thương
con chó
Vàng quá đi!
Nó khổ giống tui nè!
Nó có bầu mà bị hư thai.
Bữa rày nó ốm quá !”
Kể từ mùa đông ấy, căn nhà tình
thương hắt hiu buồn của hai mẹ con lại thi thoảng có khách tới thăm. Trên tường
nhà cụ Tư có một thứ mà cụ quý vô cùng.
Đó là bức hình một đám thanh
niên thiện
nguyện tới dọn nhà cho hai mẹ
con vào một mùa hè. Cụ tư cứ chép
miệng: “Vui
đến là vui! Vui
quá!”
Mùa
đông năm nay trời
hơi
lạnh, và ngày Tết
thì sắp
đến nơi. Cụ tư với hai cẳng chân
bầm đen vẫn ngồi bên bờ đường với ba quả xoài và cây rau cải.
Trong gian nhà toàn những đồ phế
thải, cô Cúc vẫn thì thầm với bầy chó mèo lủ khủ của mình. Cô muốn tiếng thì
thầm yêu thương của mình lấp đầy cái bụng của bầy con chó mèo.
Bà ngoại mà không bán được mấy
trái xoài là cả nhà mình đói !
Và có khách tới, là khách của mùa
đông năm trước từng qua đây,
là những thiện nguyện viên của cộng đoàn lòng thương xót.
Mùa đông năm
ấy, rồi mùa đông năm nay, có một
người linh mục vẫn không quên thông tin ông nhận được từ
nhóm thiện nguyện vẫn
lặng lẽ âm thầm đi tìm những mảnh đời rách nát cần được xót thương. Ông
hỏi các học trò đã làm gì cho mẹ con người đàn bà cô đơn cùng bầy
chó lũ mèo.
Và
thế là các
thiện nguyện viên lại tiếp
tục lên đường.
Họ miệt mài đi và đến mà
học lấy
những câu chuyện sống động của
lòng xót
thương. Người nghèo khổ vì thiếu thốn
vật chất
đã đành,
lại thêm nỗi
khổ vì cô đơn
nữa thì thật
là cùng khổ ! Hai người phụ nữ yêu thương nhau và sẻ
chia
tình thương cho bầy chó
lũ mèo. Bầy chó
lũ mèo
không tư duy giỏi giang,
không quyền cao chức trọng, ấy
vậy mà lại tỏa hơi ấm sưởi cho người.
Không
phải học ở đâu
xa, học ngay trong ngõ ngách
cuộc đời, chữ
“xót thương”
đơn sơ mà vô vàn sâu sắc.
Người
linh mục và
nhóm thiện nguyện đã chuẩn bị
chu đáo quà
Noel và Tết cho hai mẹ con đơn
chiếc ốm đau
cùng với bầy
chó lũ
mèo,
cũng như cho những người khuyết tật, nhưng con người nghèo khó bị bỏ quên nơi
vùng sâu vùng xa.
Mùa xuân này họ sẽ có
khách của lòng Chúa xót thương đến thăm với những món quà làm ấm lên tình người.
Lòng xót
thương nằm ngay trong
những
hành động
cụ thể như thế,
chứ không phải nơi những phong
trào rầm rộ, hay những bài diễn văn
hào nhoáng văn
chương bóng bẩy
bên ngoài.
“Bình an dưới thế
cho người thiện tâm…”
“Nhân loại ngày nay
chỉ tìm được bình an đích thật, khi đến với lòng Chúa thương xót và thực hành
lòng xót thương”
Thu
Hương
Những
ngày chờ xuân sang