ƠN GỌI NHÂN BẢN
Thăm
thế
giới nguời
điên
(gặp “Bill Gate” Việt Nam)
Phần
1
Phuợng Vũ
Đây là lần thứ nhì, tôi đến thăm mái ấm Martino – Đồng Nai, mái
ấm là nơi tá túc của bệnh nhân tâm thần (bị gia đình bỏ rơi, lang thang hay
không có khả năng điều trị bệnh), trẻ mồ côi, các cô gái rất trẻ lỡ có thai
ngoài ý muốn họặc người già bơ vơ không nơi nương tựa... Tôi nhớ có 1 lời bài
hát nào đó nói rằng “Nguời điên không biết nhớ, nguời say không biết
buồn”, nhưng lúc họ tỉnh lại thì nỗi buồn, nỗi nhớ đó lại gia tăng gấp bội
phần. Tôi có chị bạn thân làm ở bịnh viện tâm thần (Mỹ) cho biết mỗi lần sắp tới
mùa lễ là chị và các đồng nghiệp lại khốn đốn, khổ sở vì bệnh nhân nhớ nhà đòi
về không đuợc nên “quậy” tưng bừng luôn.Ở đời bệnh nào cũng khổ, nhưng bệnh gây
hao tốn tiền bạc và cả tinh thần cho nguời thân lẫn ngừoi bệnh chính là bệnh tâm
thần. Nó dai dẵng, nhức nhối và là căn bệnh khó trị nhất khiến nguời nhà rơi vào
cảnh “bỏ thì thuơng, vuơng thì tội”.Nhiều gia đình không kham nổi nên
đành bỏ rơi họ đi lang thang đầu đuờng xó chợ. Nhiều em gái trong hòan cảnh này
đã bị những tên đàn ông vô luơng tâm hãm hại, rồi mang bầu, sinh con ra không ai
nuôi, gánh nặng dây chuyền cứ thế tăng lên cho xã hội…Trong đầu tôi vẫn còn
vuơng vất cảnh của lần thăm truớc cách đây 2 năm, với những cảnh, những nguời mà
BS Phong, Hôi truởng Nhân Đức đã từng ghi lại để chia sẻ với moị nguời: “Dành
hẳn một buổi chiều cho mái ấm Marttino, tâm sự với nhân viên tình nguyện ở đây,
chúng tôi càng khâm phục sự hy sinh và lòng bác ái của họ. Riêng "chủ sị" thuyết
minh về hoàn cảnh từng mảnh đời bất hạnh ở đây, mái ấm là nơi hạnh phúc cuối
cùng của họ.
Im lặng như tờ nếu không có đoàn chúng
tối xuất hiện. Bỗng tiếng la lớn: Một, hai, ba, bốn... ! Muôn năm....
Một cô gái điên gầy gò, đen nhẻm xuất hiện trước mặt tôi miệng luôn hồi kể quá
khứ là hoa khôi, kèm theo miệng phun phì phì, bọt mép sùi ra, rồi lả đi. Được
tình nguyện viên tại chỗ khiêng vào phòng cách ly. Trong căn phòng có song sắt
kia, có những tiếng hú của những con thú bị trúng thương cũng dậy lên như 1 phản
ứng dây chuyền.
Chúng tôi được y tá Sơn phụ trách y tế dẫn đi, song cũng chỉ dám đứng giữa sân
quan sát. Ngần ngại bởi nhớ lại cái ghế gỗ phang vào đầu khi thời sinh viên thực
tập. Trong khi chúng tôi có hai bác sĩ chuyên khoa tâm thần được các "thiên thần
tự phong" vây quanh xin thuốc. Đã có nhiều người đã bị tấn công mang thương
tích.
Lời dặn dò cẩn thận phòng vệ, chúng tôi thi hành.
Mùi xú uế đặc trưng của khu tâm thần nặng tại mái ấm, khiến vài buớc chân ngại
ngần muốn lui ra
Sau những song sắt kia, lấp ló những cái đầu lởm chởm ghẻ, có những đầu khuyết
mảnh sọ, những gương mặt phờ phạc mất hồn, đôi mắt đờ đẫn thỉnh thoảng lại ánh
lên một tia nhìn hoang dại. Những đứa bé trần truồng thu mình trong góc phòng,
có lẽ chú ta cố gắng trốn những người xung quanh.
Phòng bên cạnh, có đến hai mươi người rất hung hăng. Người trẻ cho mình là đại
tướng bắt nạt ông già: "thằng này láo"..., bắt xếp vào hàng và duyệt binh. Hỏi
ra, thì anh ta từng đi lính.
Có người trông rất khoẻ mạnh, chỉ có gương mặt đầy bí ẩn của người trầm cảm là
dễ nhận ra nhất.
Tôi đi dọc hành lang, bước chân nặng trĩu, nửa muốn đi nửa muốn dừng. Nhìn mà
không thấy gì, cứ loang loáng, bàng bạc, nhoi nhói trước mắt. Những cánh tay gầy
guộc thò qua song cửa xin thuốc lá, tiền mua quà. Tiền rách thích, tiền mới được
cho là tiền âm phủ. Đến góc sân, có nữ bác sĩ trong đoàn phải quay lui bởi sự
tồng ngồng rất con người nhưng không phải người của bốn người xếp hàng với mục
đích là chuẩn bị đi công tác. Bình tâm với câu nhắc nhở: "dù sao họ cũng là con
người", để mà săn sóc: bấm móng tay, trò chuyện, khám bệnh...
Mỗi người một hoàn cảnh, người bị bẩm sinh, người do sốc, người tai nạn, thương
tật trong chiến tranh... là những tác động quá mức chịu đựng từ gia đình, xã
hội.
Ai muốn như thế! Trăm ngàn nỗi khổ, cái khổ nào hơn người bị cô lập với
con người, lại khổ hơn khi bị gia đình bỏ rơi, vì không kham nổi. Trong lúc tỉnh
họ lại gào lên như điên dại. Ở đất nước ta hiện có bao trại như vậy? Xã hôi càng
nhiểu nhuơng, càng nhiều bất công, uất ức thì bệnh tâm thần xuất hiện càng
nhiều. Cũng như ở bệnh viện tâm thần: "bệnh nhân thuộc dạng nguy hiểm" phải nhốt
phòng riêng vì có hành vi tấn công người khác…”.
Chúng tôi đến mái ấm Martino vào khỏang hơn 10 giờ sáng. Xe chạy vào một
hẽm lớn và tiến vào đậu tại một sân tráng xi măng khá rộng. Buớc xuống xe nhìn
cảnh chung quanh thóang mát sạch sẽ, những cây thông trang trí đón mừng Noel dọc
theo lối đi, tôi ngạc nhiên không biết mình có bị lầm lẫn không? Tôi nhớ rõ
trong email mời tham dự BS Phong đã nói rõ là đóan sẽ trở lại tham hai mái ấm
tâm thần Martino và Đức Trọng …Tôi vội hỏi 1 nguời trong đòan :” Đây có phải
là Mái Ấm Martino không? – “Đúng rồi!” Vậy thì chiếc đủa thần nào đã hóa
phép tiên để biến đổi mái ấm Martino lần truớc chật chội, nhếch nhác, tồi tăm,
bẩn thỉu hôi hám trở thành một cơ
sở khang trang sạch sẽ, ngăn nắp, tuơm tất và đẹp đẽ lịch sự đến thế này?? Đoàn
đuợc các thầy phụ trách ra mời vào một phòng gần đó, mọi nguời xúm nhau khiêng
các thùng thuốc và dụng cụ xuống, rồi đến những thùng sửa, bánh làm quà.
Một dãy bàn dành cho BS khám bệnh và
bệnh nhân ngồi, một bàn rộng khác phía sau dành cho việc phát thuốc cho bệnh
nhân theo toa bác sĩ. Có rất nhiều ghế nhựa để sẳn cho bệnh nhân ngồi chờ để
đuợc khám bệnh. Ai vào việc nấy, tôi phải theo sự phân công để làm việc nhưng
trong đầu tôi câu hỏi lớn lúc nảy vẫn chưa có câu trả lời ? Ngoại trừ có ngừoi
cho biết Mái ấm Martino đã chuyển về đây đuợc hơn 1 năm, từ khi có cơ sở mới
này. Thôi thì tạm để đó lo làm việc, tôi bỗng nghe một bà lảo trả lời thật to :
“84 tuổi” khi BS hỏi tên bà
là gì? và với câu hỏi nào bà cũng vẫn có 1 câu trả lời giống nhau: “84 tuổi”.
Sau phải có thầy phụ trách đến gần kê vô lổ tai bà để nói chuyện lúc đó BS mới
có thể chẩn bệnh cho bà đuợc. Ở nơi này bệnh nhân có nhiều dạng: có những ngừoi
già không còn thân thân bơ vơ không ai nuôi, có những trẻ mồ côi bị bỏ rơi bên
đuờng, có những ngừoi tâm thần không nói đuợc tên tuổi của mình. Có nhiều ngừoi
ngồi xe lăn, có nguời chống gậy… có ngừoi cần ngừoi khác dìu đi. Có những ngừoi
sắc tộc không biết nói tiếng kinh. Nhiều cảnh đời khác nhau với những nổi bất
hạnh khác nhau…quy tụ về đây trong mái ấm này với một nổi đau chung là họ đều bị
Hanh Phúc quay lưng, bỏ rơi họ. Cuộc đời họ rơi vào chốn tối tăm tuyệt vọng, họ
là những ngừoi đang cần tình thuơng nhiều nhất để vuợt qua, để đứng lên…
“Làm sao biết từng nỗi đời riêng
Để yêu thêm, yêu cho nồng nàn”
Và may quá đã có những tấm lòng vàng cưu mang giúp đở họ. Ngoài sân một số nguời
tâm thần nhẹ đang phụ loay hoay khiêng và sắp xếp những cục gạch to chuẩn bị làm
hang đá để đón mừng Chúa Giáng Sinh…Nhìn tòan cảnh trung tâm sáng sủa, sạch sẽ
thật là “một trời, một vực” với hình ảnh mái ấm Martino mà tôi đến thăm lần
truớc. Điều hành một trung tâm lớn như thế này không phải là chuyện đơn giản,
phải có một tấm lòng thuơng nguời rộng lớn và phải có nhiều tiền để lo cho
khoảng 160 nguời vừa ăn uống, vừa thuốc men trị bệnh không phải là con số chi
tiêu nhỏ hằng tháng. Tôi đã từng đọc những uớc tính về chi phí mà BS Phong đã
ghi lại khi nói về mái ấm Martino cũ:
“Thuốc men thiếu trầm trọng trong khi cái ăn cái mặc luôn thiếu. Chúng tôi tính
nhẩm: mỗi mũi thuốc cho cơn cấp tính không dưới 50 ngàn. 120 con người lên cơn
hàng loạt bất kể ngày đêm, chưa kể bệnh khác. Thuốc men có thể lên đến 30 triệu/
tháng. Thỉnh thoảng có vài đoàn từ thiện đến thăm, quà cáp cũng chỉ như muối bỏ
biển, chúng tôi cố gắng duy trì cung cấp thuốc men. Lấy an ủi làm chính: "tinh
thần còn hơn vật chất"!
Để có lương thực phẩm cho tất cả con người ở đây, thầy Hoàng tổ chức nuôi heo,
gà, trồng rau, củ; gạo thì đi xin.
Vừa nghe thầy Hoàng kể chuyện, tôi nhìn vào góc phòng, họ đón nhận cái nhìn một
cách hờ hững vô cảm. Nhưng, sự im lìm của bản năng ấy chỉ nhất thời. Cứ để họ ra
ngoài đường phố xem, bao nhiêu người là nạn nhân của họ? Chính vì nghĩ như vậy,
tôi thực sự khâm phục tình nguyên viên tại Marttino đã gánh chịu tất cả vào
mình, để cho xã hội yên ổn, người tâm thần bỏ rơi được nương nhờ.
Sống giữa cuộc đời đông vui, giữa những người bình thường đã có bao nhiêu vấn đề
nảy sinh. Huống chi đây lại là sống giữa những người không biết làm chủ chính
suy nghĩ của mình.
Quỷ sứ đã cướp đi phần hồn của họ, chỉ còn thân xác đành gửi vào mái ấm này đây.
Tình nguyện viên, đồng sự của người quản lý vẫn ngày đêm cùng họ với tất cả
trách nhiệm và tình thương. Nhìn vào đáy mắt của nhân viên mái ấm, tôi thấy rất
rõ điều đó”
Khi bệnh nhân vơi bớt, tôi hỏi thăm 1 thầy phụ trách đẩy các bệnh nhân ngồi xe
lăn từ phòng ở lên phòng khám bệnh thì thầy cho biết ở đây hiện có 5 thầy thuộc
dòng Anh Em Bác Ái đuợc Bề trên gửi tới đây làm việc thiện nguyên từ khi cơ sở
này đuợc thành lập nhằm giúp điều hành các bệnh nhân ở trung tâm, rồi thầy lại
bận rộn với các bệnh nhân khác nên tôi không hỏi tiếp đuợc. Tôi đi ra sân và lần
theo hành lang sạch sẽ để xuống thăm các phòng, các bệnh nhân ngồi chơi ngòai
sân cuời chào hỏi vui vẻ. Tôi thấy phòng nào cũng ngăn nắp có từ 8 -10 giường,
có tủ đựng quần áo. Ngoài hành lang thoáng mát có treo 1 tivi lớn để mọi ngừoi
xem giải trí và nghe tin tức, như 1 cầu nối với xả hội bên ngoài. Có nhiều băng
ghế đá và có 1 vuờn cây xanh, BS Lâm, ngừoi đã cùng tôi đi chung nhiều chuyến từ
thiện đợt truớc, sau khi khám bệnh xong
ra ngòai, cùng đi với tôi xuống khu cuối cùng. Nơi có hàng rào thép bao
bọc dành cho những bệnh nhân tâm thần nặng. Tôi quan sát thấy họ nằm ngồi ngổn
ngang, có nguời ngồi “bắt chí” cho nhau có, ngừoi nghêu ngao hát…khi thấy chúng
tôi đến gần họ bu lại hàng rào để xin thuốc lá. BS Lâm trở lên phòng lấy mấy gói
thuốc là xuống phát cho họ. Những bàn tay thò ra qua lổ hàng rào để xin thuốc
lá, sau đó họ hút ngon lành. Tôi thắc mắc sao hút thuốc lá có hại cho sức khỏe
mà lại cho họ hút ? BS Lâm cuời :”Tội nghiệp, đời họ còn gì nữa đâu, thì thôi
hãy để cho họ huởng trong chốc lát những gì họ thich1!”.Thì ra chân lý cuộc đời,
đôi khi phải biết linh động chứ không phải lúc nào cũng thẳng đuờng mà đi. Tôi
hỏi thăm BS Lâm
- Em có biết chủ nhân cơ sở này là ai? Có phải do chính quyền thành lập không?
Sao mà khang trang, lịch sự quá!
Em cuời nhạt:
- Cô ơi, nếu chính quyền biết lo cho dân, thì những đòan từ thiện như mình đâu
phải lo xin tiền tài trợ, rồi vất vả nguợc xuôi, để giúp hổ trợ phần nào cho các
cơ sở này. Chính quyền còn lo để dành hằng chục, hằng trăm tỷ để xây dựng những
tuợng đài hòanh tráng hầu phô truơng “đất nuớc ta giàu đẹp” … Em chỉ biết đây là
một cơ sở hòan toàn do tư nhân phụ trách.
- Em có biết làm cách nào để mình đuợc găp ông chủ?
- Em lên cơ sở mới này vài lần rồi,
nhưng chưa bao giờ đuợc gặp ông chủ, chỉ biết ông là 1 nguời rất tốt bụng, lo và
thuơng cho nguời nghèo hết lòng. Gặp đuợc ông rất khó, vì ông lúc nào cũng bận
rộn với bao công việc để kiếm tiền lo cho ngừoi nghèo.
Nghe những lời giới thiệu của Lâm về ông chủ, tôi lại càng ao uớc muốn găp ông.
Có 1 điều tâm linh rất lạ kỳ, tôi nghiệm đã xảy ra rất nhiều lần là khi tôi uớc
muốn 1 điều gì tốt thì tôi luôn đuợc đáp ứng. Như mới đây tôi uớc muốn tìm thăm
quán cơm từ thiện gần nhà, vậy là trưa đó tự dưng buớc chân tôi đi về nhà theo
lối khác và tôi đã găp đuợc quán cơm từ thiện…Tôi thấy 1 ông ngồi xe lăn, 2 ống
chân như 2 que củi, mắt đang ruớm lệ đang đòi đi về nhà vì nhớ nhà ( Ai nói
ngừoi điên không biết nhớ? ), một thầy tới gần an ủi “Ông chiu khó đợi mấy hôm
nữa, sát lễ Noel rồi trung tâm sẽ có nguời đưa ông về”. Tôi hỏi; “Ông đòi về
nhà, nhưng làm sao biết đuờng mà đòi về” Thầy đáp– “Nhà ông gần đây, nên ông
biết đuờng về, nhưng con cháu vất vả cả ngày đi làm ăn, không ai chăm sóc ông.
Ông thuộc loại tâm thần nhẹ nhưng để ông lang thang một mình có thể găp nguy
hiểm”. Sẳn dịp tôi lại hỏi thăm về ông chủ, thầy cho biết ông chủ là nguời có
lòng bác ái thuơng ngừoi rất hiếm có, một lát khi về, ra đầu ngỏ, cô nhìn sang
phía bên kia đuờng sẽ thấy 1 căn nhà cũ kỹ, xấu xí lọt thỏm giữa những căn nhà
xây cất to lớn, bề thế chung quanh, đó là nhà ông chủ. Nhiều ngừoi thắc mắc sao
ông không lo xây nhà đẹp cho ông ở truớc, rồi hãy lo xây trung tâm cho ngừoi
nghèo ở, thì ông mỉm cừoi trả lời “Tôi ở vậy lâu cũng quen rồi, không cần thiết
phải đập ra xây cái mới, để dành
tiền xây trung tâm cho ngừoi nghèo, vì họ ở đông hằng trăm nguời lại ốm đau bệnh
tật nên cần phải xây khang trang sạch sẽ thóang mát để họ ở thoải mái, bớt buồn
chán vì cuộc đời đầy bất hạnh của họ. Hơn nữa đối với những ngừoi tâm thần môi
truờng sống thoải mái rất cần cho việc chữa trị tâm bệnh cho họ…” Tôi
càng nghe những nguời chung quanh nói về ông, tôi càng thêm nguởng mộ ông, đối
với tôi ông là một tỷ phú về tình nguời, một “Bill Gate” Việt Nam với lòng
thuơng nguời nghèo, bất hạnh quá bao la. Đúng là một con nguời sống quên mình để
nghĩ đến tha nhân.Tôi
thầm nghĩ ông Ngữ thật là 1 nguời quá tốt, quá nhân ái, có lẽ còn hơn Bill Gate,
tuy ông không giàu có bằng Bill Gate, nhưng tấm lòng thuơng yêu và lo cho nguời
nghèo của ông có thể “giàu có” hơn Bill Gate. Bill Gate lo cho ngừoi nghèo,
nhưng nhà ở của Bill Gate chắc cũng sang trọng và đầy đủ tiện nghi hiện đại để
ông enjoy cuộc sống hằng ngày, chứ không phải là ngôi nhà xấu xí giữa những ngôi
nhà sang trọng chung quanh. Trong xã hội Việt Nam hiện nay, nơi mà con nguời
càng ngày càng sống vô cảm với đồng lọai, thật là trân quý khi có một con nguời
thành tâm lo cho nguơi nghèo khổ. Qua việc làm đó, ông đã đóng góp rất nhiều cho
xã hội, cho quê huơng, làm sao mà tôi không nguỡng mộ ông đuợc.
Tôi hỏi tên ông chủ, thầy chạy đi lấy và đưa cho tôi 1 danh thiếp;
Cơ sở BTXH Nhân Ái, nơi nuôi Ngừoi già neo đơn, Tâm thần, Mồ côi.
Giám đốc: Phạm văn Ngữ. Đ.C. 166/4 Bạch Lâm – Gia Tân 2 – Thống nhất – Đồng Nai
ĐT: 0981.742.609 Mail:
cosonhanaibachlam@gmail.com.
Tôi cám ơn và hỏi câu chót: Làm sao găp đuợc ông chủ?. Thầy nhín quanh và nói
nhò: “May quá, ông mới vô và đang ngồi ở ghế đá noi chuyện với khách nơi hàng
hiên kia” Tôi nhìn theo huớng thầy chỉ thấy có 2 ngừoi đàn ông, 1 nguời ăn mặc
trông lịch sự, giày da, kiếng mát trông có vẻ Giám Đốc, nguời còn lại mặc giản
dị, bình dân hơn… Tôi hỏi: Nguời nào?
Hình như thầy đọc đuợc ý nghĩ trong dầu tôi- “Không phải cái ông có vẽ
giám đốc đâu, cái ông mặc giản dị đó!”. Đoàn đã hòan tất công tác, để lại những
thùng thuốc cho các bệnh nhân, và các thùng quà bánh, những thùng sửa tưoi và
những thùng đựng áo khóac mùa đông cho các bệnh nhân, và đang chuẩn bị lên
đuờng.Tôi hơi bối rối vì ông đang tiếp khách, nhưng thời giờ không còn, nên tôi
cứ đành tiến về phía ông ngồi. Hình như ông hiểu ý tôi muốn găp, nên vội đứng
dây mỉm cuời thân thiện và tiến tới chào…
Đúng là điều tôi mong muốn đã đuợc đáp ứng, không
còn thời giờ nhiều nên tôi vô đề ngay:
- Dạ chào ông, nhìn cơ sở do ông xây dựng cho nguời nghèo ở, thật khang trang
sạch sẽ, xin ông vui lòng cho biết nguyên nhân nào đã dẫn ông tới với tình
thuơng nguời nghèo, bệnh tật một cách thiết tha và tràn đầy như vậy?
-
Vì sau 75, tôi cũng đã từng trãi qua cảnh đói nghèo, bệnh tật kéo dài 5 năm,
tuởng đã chết rồi, nhưng Chúa thuơng đã cứu tôi sống, nên tôi tự hứa sẽ dâng
phần đời còn lại của tôi cho nguời nghèo.
- Dạ, ông có thể vui lòng kể chi tiết hơn
- Sau 75, trong hòan cảnh khó khăn chung của mọi nguời, tôi lại mắc bịnh suy tim
nặng và hẹp động mach vành, thời đó thuốc men khó khăn, việc điều trị tốn kém,
gặp nhiều gian nan. Gia đình tôi phải bán hết nhà cửa, tài sản để theo đuổi việc
chửa trị cho tôi….
Khi chia sẻ về những năm tháng phải đối diện với bệnh tật suy tim nặng, rồi rơi
vào cảnh nghèo đói, ông không kềm nổi xúc đông,. Ông tâm sự có lúc bi quan chán
chuờng…ông đã nghĩ mình không còn khả năng cứu chữa vì BS đã chê và ông chỉ còn
cách chờ tử thần tới đón đi. Rồi nguời này, nguời nọ thuơng tình chỉ cho ông
cách này, cách khác, ông lại nuôi niềm hy vọng, nhưng rồi lại tuyệt vọng với
bóng tối của bệnh tật và nghèo đói vây quanh. Trong hành trình đi tìm chút tia
hy vọng mỏng manh để sống còn, sợi dây vịn để ông bám lấy mà vuợt qua chiếc cầu
gian nan và sợ hải, chính là niềm tin vào sự quan phòng của Chúa. Ông tập cầu
nguyện: “Xin chúa cho con chấp nhận
thánh ý Chúa trong mọi hoàn cảnh. Mạng sống của con là do Chúa ban, nếu chúa
muốn lấy lại, xin hãy cho con thêm niềm tin để con vâng phục thánh ý chúa…”.Ông
chỉ còn biết trông cậy và phó thác vào tay Chúa, để Chúa giúp ông vuợt qua bóng
tối đời mình, ông đã trãi qua nhiều lần phẫu thuật với bao nhiêu tốn kém. Vì thế
nhà cửa, tiền bạc đều lần luợt đội nón ra đi, Ông trở thành nguời…nổi tiếng
nghèo nhất tỉnh. Trong tận cùng bỉ cực và đau đớn ông đã tìm thấy ánh sáng trong
tâm hồn, ông tập sống chấp nhận và bình an. Có lẽ trong nổi đau của số phận,
niềm tin vào Chúa là liều thuốc giải thoát tinh thần giúp ông thoát khỏi những
cơn buồn phiền nặng nề trong tâm, nó mở ra cánh cửa cứu rổi cho tâm hồn bi quan
chán chuờng của ông. Và như 1 phép lạ ông đã đuợc lành bệnh và từ từ phục hồi
sức khỏe, và ông tin là chính Chúa đã cứu ông…Ông tự hứa với Chúa và với lòng
mình, trong phần đời còn lại, ông sẽ bằng hết sức mình để mang ánh sáng thuơng
yêu suởi ấm bóng đêm lạnh lùng đang che phủ lên những mãnh đời bất hạnh mà ông
sẽ gặp…
- Dạ thưa nhưng bằng cách nào mà ông trở nên khá giả…
- Có lẽ nhờ Chúa chỉ đuờng dẫn lối, lúc đầu thấy những máy cày hư bỏ không
nhiều, tôi mua rẻ về sửa lại cho chạy đuợc. Có ngừoi đến năn nỉ mua lại, tôi bán
và đi tìm mua cái khác về sửa lại, cứ thế tôi tiếp tục khá dần lên mỗi cái tôi
lời tới 5 chỉ vàng ( thời đó là số tiền khá lớn)..dần dần tôi mở xuởng cơ khí.
Có tiền nhiều tôi mở rộng kinh doanh,
mua đất…và tôi bắt đầu thực hiện lời tự hứa giúp đở nguời nghèo…
- Dạ, ông có thể cho biết cơ sở này ông xây cất tốn bao nhiêu tiền và có đuợc
nhà nuớc hổ trợ phần nào không?
- Tôi phải bán 100 mẫu đất đuợc 16 tỷ và dùng tiền đó xây dựng cơ sở này. Chính
quyền chẳng những không giúp đỡ mà còn gây cho tôi bao khó dễ, tôi nộp đơn xin
xây cất cơ sở để nuôi nguời già, tâm thần và trẻ mồ côi…Họ điều tra bao nhiêu
bận xem tôi có ý đồ gì mờ ám bên trong, vì họ không tin là có nguời tốt bụng đến
vậy…rồi mời tôi lên chất vấn, hạch sách nhiều lần…hỏi đủ chuyện. Tôi phải kiên
trì lắm chứ nếu không thì đã bỏ cuộc.Sau này họ còn ra điều kiện là tôi chỉ đuợc
nhận nguời trong tỉnh, tôi phải năn nỉ họ “Chúa dạy tôi yêu thuơng mọi nguời,
không phân biệt bất kỳ ai” nên tôi nhận tất cả mọi nguời, không phân biệt tôn
giáo, địa phuơng, Bây giờ các ông không cho tôi nhận nguời khác tỉnh thì tội
nghiệp cho họ mà lòng tôi cũng áy náy…Và họ mới làm lơ cho
Tôi thầm nghĩ hình như chính quyền lo vấn đề trị an, nhưng lại quên rằng hằng
trăm bệnh nhân tâm thần này nếu không có những cơ sở này nhận nuôi duỡng. Họ sẽ
lang thang ngoài đuờng phố rồi gây bao tai họa cho nguời khác như đập phá, gào
thét, đánh nhau, lao ra đuờng xe chạy gây tai nạn giao thông …. Đáng lẽ họ phải
cảm kích tấm lòng của những nguời làm việc từ thiện này mà ra tay giúp đở thay
vì làm khó dễ họ.
Tôi trở lại với câu chuyện dở dang với ông Ngữ;
- Dạ, ông có thể cho biết chi phí trung bình hằng tháng cho cơ sở này là bao
nhiêu?
- Cứ bình quân chi mỗi đầu nguời ăn ngày 3 bửa khỏang 1 triệu/1 tháng nên chi it
ra là 160 triệu/ 1 tháng. Đó là chưa kể tiền thuốc, rồi những lần có ngừoi lên
cơn nặng quá, phải chở đi bịnh viện cũng tốn kém khá nhiều. May là cũng có những
nhà hảo tâm cộng tác giúp đở, những phái đòan bác sĩ lên khám bệnh và cho thuốc
để lại như phái đòan Bác sĩ Hội Nhân Đức đây…đã giúp chúng tôi rất nhiều trong
việc thuốc men ổn định cơn bệnh của họ nhiều lắm
- Dạ thưa nguồn tiền đâu ông dùng để chi phí hằng tháng cho cơ sở này?
- Tôi mở trang trại nuôi cá sấu, nuôi heo, rồi cho thuê mặt bằng mở xuởng cơ
khí…tôi làm đủ nghề để kiếm tiền nuôi nguời nghèo. Đôi khi không đủ, tôi phải
bán thêm 3 mẫu đất để bù vô dần dần. Tôi tự nghĩ những gì tôi có là do Chúa ban,
tài sản của tôi là của nguời nghèo, khi chết tôi đâu mang theo đuợc, nên tôi sẳn
sàng bán tài sản lo cho nguời nghèo. Bên cạnh đó còn bao nhiêu nhà hảo tâm tự
nguyện đóng góp tiền, gạo, sửa, mì gói…tôi không cô đơn trong công tác giúp
ngừoi nghèo. Có lần công an hỏi tôi nhắm đủ sức nuôi nguời nghèo bao lâu? Tôi
trả lời tôi cố gắng trong sức của mình và tôi tin Chúa sẽ giúp tôi làm đuợc điều
đó.
Tôi thầm phục ông là nguời vừa có lòng, vừa có sự kiên nhẫn để lo cho nguời
nghèo. Bill Gate lo cho ngừoi nghèo đuợc mọi nguời biết ơn và trân trọng, trong
đó có tôi, nhưng chắc Bill Gate không phải trãi qua thời gian bị nghi ngờ, bị
điều tra, hạch sách làm khó dễ đủ điều. Nếu không có lòng thuơng nguời bao la
làm sao có đủ sự kiên nhẫn để chịu đựng những điều vô lý đó, gặp tôi chắc là tôi
bỏ cuộc. Bill Gate lo cho ngừoi nghèo, nhưng chắc ông không phải vất vả kiếm
tiền hằng tháng để nuôi họ.Tôi chợt nhớ Bill Gate có vợ là Melinda đã hổ trợ
chồng rất mạnh trong công tác từ thiện, nên quay qua hỏi ông Ngữ:
- Dạ thưa bà nhà có ủng hộ ông trong việc từ thiện lo cho nguời nghèo không?
- Ốí bà nhà tôi còn thuơng nguời nghèo hơn tôi, luôn thúc giục tôi lo cho nguời
nghèo. Mỗi sáng bà thức dậy từ 5 giờ sáng để nấu 2 nồi cháo to đùng đem sang
bệnh viện gần đây phát cho nguời nghèo. Từ khi có cơ sở này bà phải thức sớm
hơn, nấu 4 nồi cháo thật to, 2 nồi cho bịnh viện, 2 nồi cho cơ sở này…
- Còn các con ông có ủng hộ việc làm từ thiện của ông không?
- Tôi có 9 ngừoi con, 2 đứa ở nuớc ngoài, số còn lại chúng ở Saigòn. Từ bé chúng
đã quen với cảnh bố mẹ lo cho nguời nghèo, nên lớn lên chúng cũng rất thuơng
nguời, hằng tháng tùy theo khả năng chúng gửi về giúp bố mẹ nuôi nguời nghèo, có
đứa 3 triệu, đứa 5 triệu, 10 triệu, tùy theo khả năng của chúng. Thành thử tôi
cám ơn Chúa nhờ làm việc bác ái mà các con tôi vửa thành danh, vừa thành nhân.
Đó là điều làm tôi vui nhất.
Tôi thầm nghĩ thật là một gia đình tuyệt vời! rồi chợt nhớ trong đoàn đi từ
thiện hôm nay, có con trai nhỏ 12 tuổi của BS Phong “khi
nào con đuợc nghỉ lễ thì con đi theo ba làm từ thiện” và bé cũng hăng hái
tham gia làm việc này việc kia, nhận toa thuốc từ nguời bệnh xếp theo thứ tự để
đuợc nhận thuốc. Nếu con trẻ từ nhỏ đuợc sống trong môi truờng tốt sẽ ảnh huởng
đến quan niệm sống của chúng sau này, mà ngay cả nguời lớn cũng vậy. Mỗi lần về
VN làm từ thiện, tôi hay rủ các em học sinh cũ đi theo, thọat tiên các em đi là
vì cô, thích đi theo cô. Nhưng sau đó các em vẫn tiếp tục tham gia dù không có
cô, vì thấy nguời ta sống tốt quá, mà minh thờ ơ không làm gì hết cũng thấy kỳ!
. Vậy là như vết dầu loang các em hăng hái tham gia rồi rủ bạn cùng cơ quan đi
theo, rồi còn vận động xin bảo trợ, xin thuốc cho các chuyến đi từ thiện tiếp
theo. Các em dần dần khám phá ra:
"Bằng từ tâm nguời tìm thấy thiên đường
Chớ đâu phải
bằng vinh hoa phú quý’
Nhìn thấy
một tòa nhà đang xây cất khá lớn bên cạnh trung tâm, tôi cứ nghĩ đó là công
trình xây nhà thờ, nhưng khi hỏi thăm ông Ngữ thì mới biết, ông xây tòa nhà đó
với dự định là sẽ mở truờng dạy nghề cho nguời khuyết tật. Ông tâm sự: ”Chung
quanh đây tôi thấy có rất nhiều em khuyết tật, các em ít học, nhưng có sức khỏe,
nên tôi nghĩ phải tạo cho chúng 1 nghề để chúng tự nuôi thân và thêm tự tin buớc
vào cuộc sống như một nguời bình thuờng. Mình nên giúp chúng có cần câu để tự
câu cá, mình đâu có sống đời để giúp cá cho chúng ăn mãi…”
- Vậy thì
tốt quá! Ông thật lo chu đáo cho ngừoi nghèo, vậy khi nào truờng dạy nghề sẽ
khai giảng?
- Có lẽ
sang năm khi cơ sở xây xong là truờng sẽ nhận học viên ngay…
Mọi nguời
đã lên xe đầy đủ và thúc hối tôi mau ra xe để đi tiếp, nên tôi phải đành từ biệt
ông, và xin phép đuợc chụp ông một tấm hình. Ông vui vẻ gật đầu và nói tôi chẳng
có học cao, cũng chẳng làm điều gì to tát, tôi chỉ làm trong khả năng tôi để lo
cho nguời nghèo vì tôi đã từng trãi qua cảnh nghèo khổ đó, nên tôi thấu hiểu nỗi
khổ của họ và đó cũng là cách để trả ơn Chúa đã cứu mạng tôi.
“Lẽ nào vay mà không trả?
Sống là cho, đâu chỉ nhận cho riêng mình.”
Quan niệm sống và tấm lòng của ông Ngữ đối với nguời nghèo làm tôi cảm phục sâu xa và hãnh diện vì nguời Việt Nam mình cũng có những nguời có tấm lòng từ bi đáng nguỡng phục như Bill Gate, những nguời làm việc tốt, việc thiện chỉ vì tình thuơng đối với nguời nghèo. Tôi cám ơn đời đã cho tôi có dịp tiếp xúc với ông Ngữ, nguời thật, việc thật của ông Ngữ sẽ là guơng sáng soi đuờng để tôi vững buớc đi theo con đuờng từ thiện, mà đôi khi có nhiều nguời thuờng vịn vào lý do này, lý do kia để chỉ trích, chê bai. Tôi cũng hy vọng qua tấm guơng của ông Ngữ, sẽ có nhiều nguời mở lòng ra với người nghèo nhiều hơn, như một hiệu ứng lây lan dây chuyền thì nguời đời sẽ xứng đáng nhận đuợc lời chúc lành của thiên thần trong đêm Chúa Giáng Trần:
“Bình an
duới thế cho nguời thiện tâm”
Xe tiếp
tục chạy về huớng Đức Trọng (Lâm Đồng,), dọc đuờng chúng tôi ngừng lại bên đuờng
để lấy cơm hộp mang theo xe ra ăn.Thức ăn do 1 chị thiện nguyện nấu và cung cấp
cho đòan, chị còn cung cấp 250 áo ấm loại dày tốt cho các bệnh nhân. Có đi như
vầy tôi mới thấy có quá nhiều ngừoi tốt sẳn sàng hổ trợ cho đòan bằng đủ mọi
cách . Xã hội nào cũng có ngừoi tốt, nguời xấu, nếu ta chỉ lo nhìn vào nguời xấu
để chỉ trich, phê bình rồi khoanh tay đứng nhìn thì chúng ta sẽ nhìn đời một
cách bi quan Tôi quan niệm “Hãy thắp lên
một ngọn nến, còn hơn ngồi nguyền rủa bóng đêm” và hy vọng dù trong bất cứ
hòan cảnh nào, xin đừng đánh mất niềm tin vào tính Thiện ở con nguời, vì:
“Từng
giọt, từng giọt thiện,
Thức dậy
những niềm vui”
Tuy
là đòan đã đến mái ấm “Trọng Đức” nhiều lần, nhưng lần nào cũng bị lạc, và lần
này cũng thế, vì mái ấm ở sâu trong 1 hẽm nhỏ, chỉ sơ ý một chút là đã vuợt qua,
phải quay đầu xe lại. Khi xe vào đuợc đến nơi, tôi nhìn thấy qua cánh cửa sắt
thật dày và kiên cố, những mái đầu lỡm chỡm đang cố gắng chồm lên để nhìn ra
ngoài.Đây là khu dành riêng cho bịnh nhân tâm thần nam giới, ai mới đến lần đầu
đều cảm thấy e dè, nhưng nhân viên phụ trách cho biết :”Yên tâm, họ rất biết
nghe lời chúng tôi” Sau đó ông mở cửa
cổng và gọi một số có vẽ mạnh khỏe ra phụ giúp khiêng những thùng thuốc, những
thùng quà bánh và áo ấm vào bên trong. Tôi ghé mắt nhìn vào trong, thấy họ thật
đông đúc (Trại Nam có 220 nguời) đứng,ngồi ngổn ngang trong một sân xi măng rộng
có mái che. Nhìn vô cứ ngỡ như là 1 cuộc bãi công của thợ thuyến. Sau khi các
thùng đồ đã đuợc khiêng hết vào trong, quả đúng như lời ông nói lúc nảy. Ông hét
to ra lệnh cho tất cả phải ngồi vào hàng, trật tự để đón phái đòan, và tôi ngạc
nhiên thấy họ ngoan ngỏan, nghe theo lời ông lần luợt ngồi xuống theo hàng một
cách trật tự. Điều này khiến tôi nhớ lại một “Tiger show”
mà tôi
đã xem ở Thái Lan, nguời điều khiển chỉ cần cầm 1 cái roi nhỏ quất nhẹ
vào chiếc ghế vậy mà các con cọp to đùng nhìn thấy phát sợ, lại ngoan ngỏan nghe
theo lần luợt buớc ra trình diễn những tiết mục mà ông yêu cầu.
Sau khi
khám bệnh và phát thuốc cho họ xong, truớc khi đi qua thăm khu nữ, ban điều hành
nói lời cám ơn và mời họ lên hát giúp vui. Tôi ngạc nhiên thấy họ giành nhau lên
hát mới lạ chứ, có lẽ đời họ buồn quá rồi nên đành mựon câu hát cho đời mua vui.
Họ hát rất ngây ngô và hồn nhiên hết bài này tới bài kia, có lẽ họ đang trở về
trạng thái ngô nghê như trẻ con. Có 1 ông lên nói lời cám ơn đòan rất văn chuơng
và xin hát bài “Em sẽ là mùa xuân của mẹ” (TCS) và hát khá hay ( tôi thầm nghĩ
ông này truớc đây chắc cũng là nguời ái mộ nhạc TCS như tôi). Đằng sau mỗi con
nguời là những mãnh đời với “những niềm
riêng làm sao nói hết?”. Xin hãy đừng làm tổn thuơng nhau, đẩy nhau tới chỗ
“rồi như đá ngây ngô” thì tội quá!
Khi xe
thả chúng tôi xuống khu tâm thần nữ, vừa buớc xuống xe thì đã có mấy chị khu nhà
bếp đon đã ra đón: “Chào các cô, các bác, chúng em là những nguời sắp khỏi bệnh
rồi, nên đuợc cho qua khu nhà bếp làm việc..” Và tiếp theo đó là xin tiền, tôi
cảm nghiệm hình như nguời điên nào cũng thich xin tiền và thich hát. Tôi thấy
các chị cũng tỉnh táo, nói năng khôn ngoan, nên cho tiền và dăn họ; “Tôi không
có tiền lẽ, nên cho chung rồi các chị chia nhau” – Vâng biết rồi, chúng em sẽ
chia nhau để dành ít bửa mua vé xe tết về thăm nhà, cám ơn cô nhiều lắm” rồi họ
nhanh tay giúi vào túi áo.Một chị đi chung đòan nhắc nhở nội quy cấm cho tiền
bệnh nhân
Mọi nguời
xúm nhau khiêng đồ vào trong và lấy các áo ấm từ trên xe xuống cho vào bao lớn.
Tôi bỗng nghe 1 tiếng hát véo von
rất gần, nhìn lên bên kia đuờng sau hàng rào mắt cáo sắt, một em còn rất trẻ,
xinh xắn đang vừa múa, vừa hát 1 bài về Phật Bà Quan Âm, 1 em đứng cạnh đeo cái
bóp đầm vào cổ cũng múa phụ họa theo. Khi em hát xong thấy tôi vổ tay khen, em
bèn hỏi;- Cô thấy em hát hay không?. Tôi gật đầu; “hay lắm!” – Vậy thì cô cho
tiền em đi – Nội quy cấm cho tiền mà – Em biết rồi, vậy cô cho em cái áo khóac
đẹp đằng kia đi . Chiều theo ý em tôi trở lại xe lựa 2 cái áo khoác đẹp mang
tới, nhưng khi thấy mắt cáo hàng rào tôi không biết làm sao đưa áo cho em?.Em
thật thông minh chỉ cho tôi cái khe duới hàng rào rồi nói:”Cô nhét cái áo vào
khe duới này nè!” sau đó 2 em vui vẻ mặc áo vào ngay.
Sau đó
khi chúng tôi ngỏ ý muốn phát bánh và sửa cho mọi ngừoi bây giờ, soeur phụ trách
yêu cầu mọi ngừoi xếp hàng ngồi xuống để đuợc phát quà, tôi thấy mọi ngừoi ngoan
ngỏan nghe lời soeur như các bé mẫu giáo nghe lời cô giáo. Đây là khu bệnh nhẹ,
còn bệnh nặng thì phải nhốt riêng phía sau. Soeur mở cửa cho chúng tôi vào, khi
nhận quà, có những ngừoi ngờ nghệch, nhưng cũng có nhiều nguời biết cúi đầu cám
ơn, tôi thấy có 1 chị trông có vẻ trí thức, đẹp phúc hâu với 1 đôi mắt u buồn
thăm thẳm. Nhìn đôi mắt ấy tôi thấy nao lòng, chắc đằng sau đôi mắt ấy là cả một
trời mênh mông buồn, tôi rất tiếc không có giờ để hỏi thăm chị “vì đâu nên nông
nỗi này?”.Về đây đọc báo Phụ nữ tôi mới thấy biết bao những cảnh đổ vỡ hôn nhân,
mà nguời luôn chịu nhiều thiệt thòi nhiều nhất vẫn là phụ nữ. Và khi nỗi đau quá
lớn vuợt sức chiư đựng nguời ta sẽ bị trầm cảm, và hóa điên.
Rời mái
ấm Trọng Đức, khi trời bắt đầu tắt nắng, sau một ngày nhìn và tiếp xúc với bao
mãnh đời bất hạnh, tôi chỉ còn biết cầu xin sự bình an của Chúa trong mùa Giáng
Sinh hãy đổ tràn đầy xuống những tâm
hồn bất hạnh này, và nhớ lại bài học:
“Hãy biết trân trọng những gì bạn đang có và học cách yêu thương người khác vì
xung quanh chúng ta còn rất nhiều mảnh đời thiếu may mắn”.
Mùa Noel 2015
Phuợng
Vũ