Xin chào Anh Chị Em thân
mến!
Hôm nay chúng ta bắt đầu các bài
giáo lý về tình
thương theo quan điểm thánh kinh, để
học
biết tình thương bằng cách lắng nghe những gì chính
Thiên Chúa dạy cho chúng ta bằng Lời của Ngài. Chúng
ta bắt đầu từ Cựu Ước,
là phần thánh kinh sửa soạn cho chúng ta và dẫn chúng
ta đến tất cả mạc khải về Chúa
Giêsu Kitô là Đấng trọn vẹn mạc khải về tình thương của
Cha.
Vị Chúa được trình bày trong Thánh Kinh
như là "Thiên Chúa thương xót". Đó
là tên của Ngài, một tên nhờ đó Ngài tỏ cho chúng ta
thấy dung nhan của Ngài và tâm can của Ngài.
Chính Ngài, như được Sách Xuất Hành thuật lại, khi tỏ
mình cho Moisen đã diễn tả mình như thế này: "Chúa,
một Vị Thiên Chúa nhân hậu và từ ái, chậm giận
dữ và đầy
những kiên vững yêu thương cùng trung tín"
(34:6). Chúng ta cũng thấy công thức này ở các bản văn
khác nữa, hơi khác một chút, nhưng luôn nhấn mạnh đến
tình thương và tình yêu của Thiên Chúa là Đấng không bao
giờ mệt mỏi thứ tha (xem Jonah 4:2; Loel 2:13; Thánh
Vịnh 86:15,103:8; Nehemiah 9:17). Chúng ta hãy cùng nhau
nhìn vào những lời Thánh Kinh, từng
chữ một, nói
với chúng ta về Thiên Chúa.
Vị Chúa "nhân
hậu":
chữ này gợi lên một thái độ dịu dàng êm ái như thái độ
của một người mẹ đối xử với đứa con của mình. Thật vậy,
chữ Do Thái này được Thánh Kinh sử dụng làm cho người ta
nghĩ đến những gì ở bên trong, hay thậm chí đến lòng dạ
của người mẹ. Bởi thế hình ảnh gợi lên là hình ảnh về
một vị Thiên Chúa cảm động
và trở nên dịu dàng êm ái đối
với chúng ta như một người mẹ khi bà ôm đứa con của bà
trong vòng tay, chỉ mong muốn yêu thương, bảo vệ và
giúp đỡ, sẵn sàng cống hiến tất cả, ngay cả bản thân
mình. Đó là hình ảnh được chữ ấy gợi lên. Bởi thế, tình
yêu có thể được diễn tả theo một ý nghĩa tốt đẹp như là
những gì "nội tại".
Thế rồi
Thánh Kinh viết Vị Chúa là Đấng "từ ái",
theo nghĩa Ngài ban phát ân sủng, là Đấng có lòng cảm
thương, và bằng vẻ cao cả của mình, cúi xuống trên những
ai yếu hèn và nghèo khốn, luôn
sẵn sàng đón nhận, cảm thông, tha thứ.
Ngài như người cha trong dụ ngôn của Phúc Âm Thánh Luca
(xem 15:11-32): một người cha không giữ lòng phẫn nộ
trước cuộc sống hoang đường buông thả của đứa con thứ,
trái lại, tiếp tục chờ đợi nó - ông đã sinh ra nó. Thế
rồi ông đã chạy lại gặp nó và ôm lấy nó, thậm chí
không để cho nó kịp thú tội của nó - như thể ông bịt
miệng nó lại - tình yêu và niềm vui của ông quá lớn lao
vì đã gặp lại được nó. Sau đó ông cũng đến với người con
lớn của ông, người con đang hận dữ tỏ ra không muốn hân
hoan mừng rỡ, nhưng người cha này đã cúi xuống trên nó
và mời gọi nó hãy tiến vào bên trong, ông cố gắng mở
lòng yêu thương của nó ra, để không ai bị loại trừ khỏi
cuộc hoan hỉ của tình thương. Tình
thương là một cuộc hoan hỉ
- Mercy is a celebration.
Thánh
Kinh cũng nói về Vị Thiên Chúa nhân hậu này rằng Ngài là
Vị Thiên Chúa "chậm
giận
dữ",
theo nghĩa đen, là "về
lâu về dài",
tức là phạm vi rộng lớn của việc chịu khổ bền bỉ và
của khả năng chịu đựng. Thiên
Chúa có thể chờ đợi, và thời giờ của Ngài không phải là
thứ thời giờ bất kiên nhẫn của con người.
Ngài như một nông dân khôn ngoan biết chờ đợi, để cho
hạt giống tốt có giờ mọc lên, bất chấp cỏ lùng (xem
Mathêu 13:24-30).
Sau
hết, Vị Chúa này tự xưng mình "đầy
những kiên vững yêu thương cùng trung tín".
Lời
diễn tả này của Thiên Chúa dễ thương biết bao! Tất cả
mọi sự là ở chỗ này, vì Thiên
Chúa là Đấng cao cả và quyền năng, nhưng sự cao
cả và quyền năng của Ngài được bày tỏ nơi việc yêu
thương chúng ta, thành phần quá bé mọn, quá bất lực. Chữ
"yêu
thương" được
sử dụng ở đây nói lên những gì là cảm xúc, khoan
dung và nhân
lành. Nó
không phải là thứ tình yêu của các loại nhạc kịch... Nó
là thứ
tình yêu đi bước trước, thứ tình yêu không lệ thuộc vào
công nghiệp của con người mà vào tính cách hoàn
toàn nhưng không. Nó
là mối
quan tâm thần linh không gì
có thể ngăn cản, cho dù là tội lỗi, vì nó có thể vượt ra
ngoài tội lỗi, có thể thắng vượt sự dữ và có thể tha
thứ.
"Một
thứ trung tín"
vô hạn: đây là chữ cuối cùng của những gì Thiên Chúa
muốn tỏ cho Moisen biết. Lòng trung tín của Thiên Chúa
không bao giờ cùng. Vì Vị Chúa này là một Canh Viên, như
Thánh Vịnh nói (121:3-4,7-8), không bao giờ thiếp ngủ mà
là liên lỉ canh thức coi chừng chúng ta để dẫn chúng
ta đến sự sống:
Xin Đấng gìn giữ bạn đừng để bạn lỡ chân trật
bước,
xin Người chớ ngủ quên.
Đấng gìn giữ Ít-ra-en,
lẽ nào chợp mắt ngủ quên cho đành !
[...]
Chúa giữ
gìn bạn khỏi mọi điều bất hạnh,
giữ gìn cho sinh mệnh an toàn.
Chúa giữ
gìn bạn lúc ra vào lui tới,
từ giờ đây cho đến mãi muôn đời.
Vị Thiên
Chúa nhân hậu này trung tín nơi tình thương của Ngài và
Thánh Phaolô đã nói một câu dễ thương rằng: nếu anh em không
trung thành với Ngài thì Ngài vẫn trung thành bởi Ngài không
thể chối bỏ chính mình Ngài (xem 2Timôthêu 2:13). Việc
trung tín nơi tình thương này là
những gì thích đáng với hữu thể của Thiên Chúa. Thế
nên Thiên Chúa là Đấng hoàn toàn và mãi mãi đáng tin tưởng -
một hiện diện vững chắc. Đó
là niềm xác tín của đức tin. Bởi vậy, trong
Năm
Thánh Tình Thương này, chúng ta hãy hoàn toàn phó mình cho
Ngài,
và cảm nghiệm niềm vui được yêu thương bởi "Vị Thiên Chúa
nhân hậu và từ ái, chậm giận dữ và đầy kiên vững yêu thương
và trung tín".
http://www.zenit.org/en/articles/general-audience-on-mercy
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch
(kèm theo nhan đề và những chỗ nhấn mạnh tự ý)