GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

 

 





Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Lý Năm Thánh - Bài 5
Thứ Tư 3/2/2016



"Thực tại của lòng thương xót làm thế nào có thể ăn khớp với tính chất khẩn thiết của công lý?... Chỉ khi nào đáp ứng với sự dữ bằng sự lành thì sự dữ mới thật sự bị đánh bại mà thôi"



Thánh Kinh cho chúng ta thấy Thiên Chúa là Đấng vô cùng thương xót, thế nhưng cũng là Đấng tuyệt đối công minh. Làm sao có thể dung hòa hai điều này được? Thực tại của lòng thương xót làm thế nào có thể ăn khớp với tính chất khẩn thiết của công lý? Chúng dường như là hai thực tại đối nghịch nhau; thực ra thì không phải thế, bởi vì chính tình thương của Thiên Chúa là những gì thực sự làm cho công lý đích thực được trọn vẹn. Thế nhưng đó là loại công lý nào vậy?

Nếu chúng ta nghĩ đến việc hành xử pháp luật của công lý, chúng ta thấy rằng nạn nhân bị lạm dụng xin với vị Thẩm phán ở tòa phân xử công minh. Đó là một thứ công lý trừng phạt kẻ vi phạm, hợp với nguyên tắc mỗi người cần phải lãnh nhận những gì xứng với họ. Sách Cách Ngôn đã nói: "Ai kiên trì trong sự công chính thì sẽ sống, còn ai thực hiện gian ác thì sẽ phải chết" (11:19). Chúa Giêsu cũng nói về nó ở dụ ngôn bà góa quấy vị Thẩm phán mà yêu cầu vị này: "Hãy phán quyết công minh cho tôi đối với kẻ thù địch của tôi" (Luca 18:3).

Tuy nhiên, cách thức này cũng không mang lại công lý thật sự, vì, trong thực tế, sự dữ vẫn chẳng bị đánh bại, mà chỉ bị chặn đứng thôi. Trái lại chỉ khi nào đáp ứng với sự dữ bằng sự lành thì sự dữ mới thật sự bị đánh bại mà thôi. Thế nên, đó là một cách khác để thực thi công lý được Thánh Kinh trình bày cho chúng ta thấy như là một đường lối chuyên chính để theo. Nó là một phương thức tránh kiện cáo và thấy trước được rằng nạn nhân trực tiếp đến với kẻ phạm tội để mời gọi họ hoán cải, giúp họ hiểu rằng họ đang làm điều gian ác, kêu gọi lương tâm của họ. Nhờ đó, cuối cùng, tỏ lòng thống hối và nhận biết lỗi lầm của mình, họ có thể chấp nhận việc tha thứ xuất phát từ con người đã bị họ gây tổn thương. Việc thuyết phục ấy là điều tốt đẹp; bởi thế mà tâm can hướng về sự tha thứ được cống hiến cho nó. Đấy là cách thức giải quyết những tranh cãi trong gia đình, giữa mối liên hệ giữa vợ chồng với nhau cũng như giữa cha mẹ và con cái, một môi trường mà người bị xúc phạm yêu thương người lầm lỗi và muốn cứu vãn mối liên hệ liên kết họ với người khác. Đừng cắt đứt mối liên hệ này, đừng đứt đoạn mối quan hệ ấy.

Đó thực sự là một đường lối khó khăn. Nó đòi người bị phạm nhân làm tổn thương phải sẵn sàng tha thứ cùng mong muốn ơn cứu độ và sự thiện cho kẻ đã phạm đến mình. Tuy nhiên, chỉ duy có cách thức ấy công lý mới có thể chiến thắng, bởi vì, nếu tội nhân nhìn nhận sự dữ đã gây ra và không tái phạm nữa thì sự dữ không còn nữa; và người vốn bất chính trở thành công chính, vì họ được tha thứ và được giúp đỡ để có thể tái nhận ra đường ngay nẻo chính. Thật vậy, sự tha thứ và lòng thương xót là ở chỗ đó.

Thiên Chúa tác hành như thế trong việc Ngài đối xử với tội nhân chúng ta. Chúa liên lỉ cống hiến cho chúng ta ơn tha thứ của Ngài và Ngài giúp chúng ta lãnh nhận ơn tha thứ của Ngài để nhận ra việc làm sai trái của chúng ta hầu thoát khỏi những gì sai trái ấy, vì Thiên Chúa không muốn luận phạt chúng ta mà là cứu độ chúng ta. Thiên Chúa không muốn luận phạt bất cứ một ai. Có người có thể hỏi tôi rằng: "Thế nhưng thưa cha, Philatô xứng đáng bị Chúa luận phạt hay chăng? Thiên Chúa có muốn luận phạt ông ta hay chăng? - No! Thiên Chúa đã muốn cứu Philato cũng như Giuđa, tất cả mọi người! Là Vị Chúa Thương Xót, Ngài muốn cứu tất cả mọi người! Vấn đề là ở chỗ hãy để cho Ngài tiến vào cõi lòng của mình

Những lời của tất cả mọi vị tiên tri đều là một lời kêu gọi thiết tha tràn đầy yêu thương tìm cách làm cho chúng ta hoán cải. Hãy nghe những gì Chúa nói qua Tiên Tri Êzêkiên: "Ta đâu có sung sướng gì nơi cái chết của kẻ gian ác [...] Ta chẳng lẽ không hoan hỉ khi họ từ bỏ đường lối gian ác của họ mà được sống hay sao?" (18:23, xem 33:11). Điều ấy là những gì làm Thiên Chúa mãn nguyện!

Đó là tấm lòng của Thiên Chúa, tấm lòng của một người Cha yêu thương con cái của mình và muốn cho chúng sống một cách thiện hảo và công chính, nhờ đó được sống một cách trọn vẹn và hạnh phúc; tấm lòng của một Người Cha vượt lên trên quan niệm ti tiểu về công lý hướng chúng ta tới những chân trời vô tận của lòng thương xót của Ngài. Tấm lòng của một Người Cha không đối xử với chúng ta theo tội lỗi của chúng ta và không bắt đền chúng ta theo lỗi lầm của chúng ta, như Thánh Vịnh 103:9-10 cảm nhận. Chính vì tấm lòng này của Người Cha ấy mà chúng ta muốn tìm gặp khi chúng ta đến với tòa giải tội. Có lẽ Ngài sẽ nói một điều gì đó làm cho chúng ta hiểu về sự dữ hơn nữa, thế nhưng, trong tòa giải tội, tất cả chúng ta đều đến để tìm gặp một Người Cha giúp chúng ta thay đổi cuộc đời của chúng ta, một Người Cha ban cho chúng ta sức mạnh để tiến bước; một Người Cha tha thứ cho chúng ta nhân danh Thiên Chúa. Còn anh em linh mục ở trong tòa giải tội, anh em ở đó thay cho Người Cha thi hành công lý bằng lòng thương xót của Ngài

 

http://zenit.org/articles/general-audience-on-complementarity-of-justice-mercy/

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch (kèm theo nhan đề và những chỗ nhấn mạnh tự ý)


Xin mời xem thêm những đoạn video clips liên hệ sau đây

http://www.romereports.com/2016/02/03/pope-francis-human-justice-only-limits-evil-divine-justice-overcomes-it
2 phút 55 giây tường trình

http://www.romereports.com/2016/02/03/the-pope-at-general-audience-explains-the-relationship-between-justice-and-mercy-in-god
3 phút 25 giây bài tóm

http://www.romereports.com/2016/02/03/live-pope-francis-leads-his-weekly-general-audience
1 tiếng 16 phút 45 giây toàn bộ


Trong lời chào các phái đoàn hành hương tham dự buổi triều kiến chung hôm nay, Đức Thánh Cha cũng ngỏ lời cám ơn đoàn xiệc Hoa Kỳ đã trình diễn cho ngài xem, như trong đoạn video clip dài 4 phút 29 giây sau đây:

http://www.romereports.com/2016/02/03/american-circus-act-performs-for-pope-francis


or160203103316_00021



\