GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

 

 

 

Đức Thánh Cha Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật III Mùa Chay 28/2/2016

 

 

 

 

 "Anh ta không chấp nhận vị linh mục, anh ta không muốn được tha thứ, anh ta muốn chết như thế.

Trong đan viện thánh nữ đã cầu nguyện, và khi đến giây phút sắp bị chết

người ấy đã quay sang vị linh mục, cầm lấy cây Thánh Giá mà hôn".

 

 

"Việc hoán cải chẳng bao giờ là quá muộn, nhưng là việc khẩn trương.

Vào lúc này đây! Chúng ta hãy bắt đầu hôm nay đây"

 

Xin chào anh chị em thân mến!

Hằng ngày, buồn thay, báo chí tường trình những tin xấu, như các cuộc sát nhân, những vụ tai nạn, các thứ tai họa... trong đoạn Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu nói đến hai việc thê thảm xẩy ra vào thời của Người đã gây chấn động, đó là việc đàn áp dã man của quân lính Rôma ở đền thờ, và việc tháp Siloam ở Giêrusalem sụp xuống làm 18 người chết (xem Luca 13:1-5).

Chúa Giêsu biết được cái tâm thức mê tín dị đoan nơi thành phần thính giả của Người và đồng thời Người cũng biết rằng họ đã dẫn giải một cách sai lầm về những thứ biến cố ấy. Thật vậy, thành phần này đã nghĩ rằng, những ai bị chết ở trong những trường hợp như vậy, chết một cách dã man, thì đó là dấu họ bị Thiên Chúa trừng phạt về một trọng tội nào đó mà họ đã phạm, như thể "đáng đời họ". Như thế, sự kiện được cứu khỏi điều bất hạnh ấy khiến thành phần thính giả này cảm thấy "mình tốt lành". Họ xứng đáng như thế; tôi ngon lắm đây.

Chúa Giêsu đã rõ ràng tẩy chay quan niệm ấy, vì Thiên Chúa không cho phép các thảm họa xẩy ra để trừng phạt tội lỗi, và Người khẳng định rằng những nạn nhân đáng thương ấy không phải là những người xấu xa hơn các người khác. Trái lại, Người mời gọi thành phần thính giả hãy rút lấy từ các biến cố thê thảm này một bài học giành cho mọi người, vì tất cả chúng ta đều là tội nhân; thật vậy, Người đã nói với những ai đã đặt vấn đề với Người là "nếu quí vị không ăn năn thống hối thì tất cả quí vị sẽ bị chết như họ vậy!" (câu 3).

Cả đến hôm nay đây, khi thấy những bất hạnh hay những gì xẩy ra buồn thảm, chúng ta cũng có khuynh hướng "trút" trách nhiệm trên nạn nhân, hay thậm chí lên cả chính Thiên Chúa. Thế nhưng Phúc Âm kêu mời chúng ta hãy suy nghĩ xem: Chúng ta có ý nghĩ nào về Thiên Chúa? Chúng ta có thực sự thâm tín rằng Thiên Chúa như thế hay chăng, hay không phải như chúng ta tưởng tượng, một Vị Thiên Chúa đã biến thành "hình ảnh của chúng ta và tương tự như chúng ta"?

Ngược lại, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy thay đổi tâm can, hãy thực hiện một cuộc xoay chuyển toàn diện cuộc hành trình đời sống của chúng ta, bỏ đi những thỏa hiệp với sự dữ - phải chăng đó là tất cả những gì chúng ta làm? thỏa hiệp với sự dữ, giả hình... Tôi nghĩ rằng hầu như ai cũng giả hình một chút nào đó - để dứt khoát trở lại với đường lối của Phúc Âm. Thế nhưng, cũng lại có một khuynh hướng tự biện minh. Chúng tôi cần hoán cải những gì? Từ căn bản chúng tôi không phải là thành phần tốt lành hay sao? - Biết bao nhiêu lần chúng ta đã nghĩ như thế: "Nhưng tôi vốn tốt lành, tôi là một người tốt lành"... nếu không giống như thế thì cũng "tôi không phải là một tín hữu hay chăng, mà còn hết sức sống đạo nữa?" Rồi chúng ta nghĩ đó là cách chứng tỏ là chúng ta đúng.

Tiếc thay, mỗi một người chúng ta rất giống như cái cây, qua năm tháng, đã tỏ ra trở nên cằn cỗi. Cũng may cho chúng ta, Chúa Giêsu như một nông dân, vị tỏ ra nhẫn nại vô hạn, vẫn tỏ ra nhường nhịn cây nho chẳng trổ sinh hoa trái, "Thưa ông, xin cứ để nó như thế cho năm nay ... nó có thể trổ sinh hoa trái trong tương lai" (câu 9).

Một "năm" hồng ân: thời điểm thừa tác vụ của Chúa Kitô, thời điểm của Giáo Hội trước cuộc trở lại vinh hiển của Người, thời điểm của đời chúng ta, thời điểm được đánh dấu bằng một số Mùa Chay, những Mùa Chay được cống hiến cho chúng ta như là những cơ hội thống hối và cứu độ. Một thời điểm Năm Thánh Tình Thương. Lòng nhẫn nại bất khuất của Chúa Giêsu. Anh chị em có bao giờ nghĩ đến sự nhẫn nại của Thiên Chúa hay chăng? Có bao giờ anh chị em cũng nghĩ đến mối quan tâm vô hạn của Ngài với các tội nhân hay chăng? Vậy thì tại sao chúng ta lại tỏ ra bất nhẫn với bản thân mình chứ! Không bao giờ là quá trễ để thống hối hết. Không bao giờ. Thiên Chúa nhẫn nại chờ đợi chúng ta cho đến giây phút cuối cùng.

Hãy nhớ đến câu chuyện nho nhỏ của Thánh Teresa Hài Đồng Giêsu, khi chị cầu nguyện cho một nam nhân bị án tử hình, một tử tội, con người không muốn lãnh nhận việc an ủi của Giáo Hội. Anh ta không chấp nhận vị linh mục, anh ta không muốn được tha thứ, anh ta muốn chết như thế. Trong đan viện thánh nữ đã cầu nguyện, và khi đến giây phút sắp bị chết người ấy đã quay sang vị linh mục, cầm lấy cây Thánh Giá mà hôn. Sự nhẫn nại của Thiên Chúa! Ngài cũng làm thế với chúng ta, với tất cả chúng ta. Biết bao nhiêu lần chúng ta đã không biết - nhưng ở trên thiên đàng chúng ta sẽ biết - thế mà biết bao nhiêu lần Chúa đã cứu chúng ta ở đây, ở đó. Ngài cứu chúng ta vì Ngài rất nhẫn nại với chúng ta. Đó là lòng thương xót của Ngài. Việc hoán cải chẳng bao giờ là quá muộn, nhưng là việc khẩn trương. Vào lúc này đây! Chúng ta hãy bắt đầu hôm nay đây.

Xin Trinh Nữ Maria nâng đỡ chúng ta để chúng ta mở lòng mình ra cho ân sủng của Thiên Chúa, cho tình thương của Ngài; và xin Mẹ giúp chúng ta đừng bao giờ xét đoán người khác, trái lại, hãy để mình bị thúc động bởi những cảnh bất hạnh xẩy ra hằng ngày mà nghiêm cẩn kiểm điểm lương tâm và thống hối ăn năn. 

 

https://zenit.org/articles/angelus-text-its-never-too-late-to-convert/
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch (kèm theo nhan đề và những chỗ nhấn mạnh tự ý)

http://www.romereports.com/all-news
(xin bấm vào cái link trên để tìm xem cái link dưới đây)

http://www.romereports.com/2016/02/28/live-pope-francis-prays-the-sunday-angelus-overlooking-st-peter-s-square
Buổi nguyện Kinh Truyền Tin Chúa Nhật III Mùa Vọng 28/2/2016 - đoạn video clip dài 17 phút 59 giây

 

 

Đức Thánh Cha Phanxicô: Thứ Sáu Tình Thương Tháng 2/2016

 

Pope's Visit to St Charles Community

 

Thứ Sáu 26/2/2016, theo thông lệ trong Năm Thánh Tình Thương, mỗi tháng 1 lần, từ Tháng 12, tháng nào Đức Thánh Cha Phanxicô cũng thực hiện một cử chỉ bác ái yêu thương nào đó, thường là đến thăm những người anh chị em đáng thương ở một cơ sở nào đó ở Roma.

Như 2 tháng trước, tháng 2 này, Đức Thánh Cha đã hoàn toàn bất ngờ đến thăm Cộng Đồng Thánh Charles gần Dinh Castel Gandolfo của Tòa Thánh, cũng là nơi đã được hân hạnh đón tiếp Đức Phaolô VI vào thập niên 1960 và Đức Gioan Phaolô II vào Tháng 9/1983. Cơ quan này thuộc về Trung Tâm Liên Đới Ý Quốc do Cha Mario Picchi thành lập, với mục đích ngăn ngừa và chống cưỡng việc loại trừ con người, nhất là thành phần nghiện cần sa ma túy. Hiện có 55 nạn nhân nghiện cần sa ma túy ở đó. Đức Thánh Cha đã giành giờ nói chuyện với từng người và lắng nghe họ kể về các câu chuyện họ chiến đấu với việc nghiện ngập.

Địa điểm được chọn vừa do chính Đức Thánh Cha muốn cũng từ ý nghĩ của Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Tân Truyền Bá Phúc Âm Hóa kiêm trưởng ban tổ chức Năm Thánh Tình Thương, vì trong chuyến tông du Mexico vừa rồi, Đức Thánh Cha đã nói với các vị giám mục Mexico về việc buôn bán cần sa ma túy và nhu cầu cần phải thiết lập các cộng đồng như thế này:

"Tôi đặc biệt quan tâm đến nhiều con người ấy, những người, bị dụ dỗ bởi thứ quyền lực rỗng không của thế giới này, ca ngợi những thứ ảo tưởng và ôm ấp cái biểu hiệu quỉ ma của họ trong việc thương mại hóa chết chóc bằng việc đổi chác với tiền bạc là những gì cuối cùng cho 'mối mọt đục khoét' và 'trộm cắp lấy mất' (Mathêu 6:19). Tôi tha thiết xin quí huynh đừng coi thường cái thách đố về luân lý và phản xã hội mà việc buôn bán cần sa ma túy là những gì đang trở thành tiêu biểu cho chung xã hội Mexico cũng như cho Giáo Hội".

Vị chủ tịch của Trung Tâm Liên Đới Ý Quốc này là Roberto Mineo đã cho biết rằng: "Chúng tôi sửng sốt bàng hoàng khi thấy xe có Đức Thánh Cha tiến vào cơ sở này, nơi mà hằng ngày thành phần trẻ trung của chúng tôi đang chiến đấu để trở lại cuộc sống. Đức Phanxicô không được an ninh hộ tống mà chỉ có duy Đức Ông Rino Fisichella mà thôi. Đức Thánh Cha đã gặp gỡ các nhân viên và tình nguyện viên và các nạn nhân nghiện ngập ở trung tâm này. Ngài đã gặp gỡ lâu giờ với từng người trong họ như một người cha yêu thương, lắng nghe chuyển họ kể và ôm lấy từng người một. Có những nạn nhân đã cho ngài thấy hình ảnh gia đình của họ, con cái của họ và Đức Giáo Hoàng đã ban cho họ mầy lời hy vọng và ban phép lành cho mọi người.... Chúng tôi đã viết thư cho Đức Bergoglio kể cho ngài nghe về công việc của chúng tôi với những người anh em nghiện ngập, cũng như với những người tị nạn và nữ giới là nạn nhân của bạo hành. Chúng tôi không bao giờ nghĩ rằng, sau khi đọc thư của chúng tôi, chúng tôi lại được hân hạnh có sự hiện diện của ngài".