GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

 

 

 

Đức Thánh Cha Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật V Mùa Chay ngày 13/3/2016

 

 

 

"Người đã viết trên đất, trên cát bụi là những gì con người được dựng nên (xem Khởi Nguyên 2:7), sự phán xét của Thiên Chúa: 'Ta không muốn con phải chết mà là muốn con được sống'. Thiên Chúa không đóng đinh chúng ta vào tội lỗi của chúng ta, không đồng hóa chúng ta với những sai lầm chúng ta vấp phạm".

 

 

Xin chào anh chị em thân mến!

Bài Phúc Âm của Chúa Nhật Thứ Năm Mùa Chay (xem Gioan 9:1-11) thật là tuyệt vời, tôi thực sự đã đọc đi đọc lại bài phúc âm này mấy lần. Bài phúc âm trình thuật về câu chuyện người đàn bà ngoại tình, nhấn mạnh đến đề tài lòng thương xót Chúa, Đấng không bao giờ muốn tội nhân bị chết mà muốn họ hoán cải mà được sống. Cảnh tượng xẩy ra ở khu vực của đền thờ. Cứ tượng tượng như thể nó xẩy ra ở đó, nơi Quảng Trường Đền Thờ Thánh Phêrô đây. Chúa Giêsu đang giảng dạy dân chúng, và kìa có một số luật sĩ và biệt phái lôi đến trước mặt Người một người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình. Người phụ nữ đó ở giữa, giữa Chúa Giêsu và đám đông (câu 3), giữa lòng thương xót của Người Con Thiên Chúa và bạo động, cơn giận dữ của thành phần tố cáo người phụ nữ này. Thật vậy, họ không đến với vị Sư Phụ này để hỏi ý kiến của Người - vị họ là thành phần xấu - mà có ý gài bẫy Người. Đúng thế, nếu Chúa Giêsu tỏ ra ngặt nghèo theo luật, chấp nhận việc ném đá người phụ nữ thì Người sẽ bị mất đi tiếng tăm của Người vốn là Đấng dịu dàng và nhân hậu là những gì rất lôi cuốn dân chúng; nếu Người muôn tỏ ra nhân hậu, Người sẽ phải chống lại luật là những gì chính Người đã nói Người không muốn hủy hoại mà là làm cho nên trọn (xem Mathêu 5:17). Chúa Giêsu đã bị đặt vào trường hợp như thế.

Ý đồ xấu xa của họ được ẩn nấp sau câu hỏi họ đặt ra để chất vấn Chúa Giêsu: "Vậy thì thày nói sao đây?" Chúa Giêsu đã không trả lời, Người thinh lặng và làm một cử chỉ kỳ lạ: "Chúa Giêsu cúi xuống và bắt đầu lấy ngón tay của mình mà viết trên đất" (câu 7). Có thể là Người vẽ một bức hình, có người nói Người viết ra tội lỗi của những người biệt phái... dù sao thì Người cũng đã viết như thể Người chẳng để ý gì. Về vấn đề này, Người mời gọi hết mọi người hãy trầm tĩnh, đừng tác hành một cách bốc đồng, và hãy tìm kiếm công lý của Thiên Chúa. Thế nhưng, những người ấy, thành phần xấu, cứ muốn nghe thấy câu trả lời của Người. Như thể họ cảm thấy khát máu. Bấy giờ Chúa Giêsu nhìn lên mà nói: "Ai trong các người không có tội thì hãy là người đều tiên ném đá chị ta đi" (câu 7). Câu trả lời này đã đánh lạc hướng thành phần tố cáo, giải giới mọi người trong họ, theo đúng ý nghĩa của từ ngữ này: tất cả mọi người trong họ đều bỏ "khí giới" của họ xuống, tức là buông bỏ những cục đá đã sẵn sàng quăng ném, cả những cục đá bề ngoài tấn công người phụ nữ với những cục đá âm thầm tấn công Chúa Giêsu. Và khi Chúa tiếp tục viết trên đất, vẽ vời gì đó, tôi không biết..., thì thành phần tố cáo theo nhau bỏ đi, đầu cúi xuống, từ người lớn tuổi nhất, ý thức hơn về tình trạng họ không phải là không có tội. Thật là tốt đẹp biết bao khi chúng ta nhận thức được mình là những tội nhân! Khi chúng ta nói về người khác một cách xấu xa - tất cả những gì chúng ta biết rõ - chúng ta có đủ can đảm để buông bỏ những cục đá xuống đất mà chúng ta đã chực ném kẻ khác hay chăng mà nghĩ một chút về tội lỗi của mình!

Chỉ còn lại người phụ nữ và Chúa Giêsu ở đó: nỗi khốn nạn và lòng thương xót, đối diện nhau. Trường hợp này, thường xẩy đến cho chúng ta khi chúng ta dừng lại trước tòa giải tội, cảm thấy xấu hổ, khi bày tỏ nỗi khốn nạn của chúng ta và xin ơn tha thứ! "Này chị phụ nữ, họ đâu cả rồi?" (câu 10), Chúa Giêsu hỏi chị ấy. Chỉ cần sự kiện này thôi cho thấy đôi mắt của Người tràn đầy lòng thương xót, tràn đầy tình yêu thương, làm cho con người ấy cảm thấy - có lẽ là lần đầu tiên - rằng chị ta có giá, rằng chị ta không còn ở trong tội lỗi của mình nữa mà là một con người có phẩm giá; rằng chị ta có thể thay đổi cuộc đời, có thể ra khỏi cảnh nô lệ của chị và tiến bước trên con đường mới.

Anh chị em thân mến, người phụ nữ này tiêu biểu cho tất cả chúng ta, chúng ta đều là những tội nhân, đều là thành phần ngoại tình trước nhan thiên Chúa, đều là những kẻ phản bội lòng trung thành của Ngài. Cái cảm nghiệm của chị ta là ý Thiên Chúa muốn cho mỗi một người chúng ta: không phải là chúng ta bị luận phạt mà là được cứu độ bởi Chúa Giêsu. Người là ân sủng cứu chúng ta khỏi tội lỗi và sự chết. Người đã viết trên đất, trên cát bụi là những gì con người được dựng nên (xem Khởi Nguyên 2:7), sự phán xét của Thiên Chúa: "Ta không muốn con phải chết mà là muốn con được sống". Thiên Chúa không đóng đinh chúng ta vào tội lỗi của chúng ta, không đồng hóa chúng ta với những sai lầm chúng ta vấp phạm. Chúng ta có một danh xưng, và Thiên Chúa không đồng hóa danh xưng này với tội lỗi chúng ta sa phạm. Ngài muốn giải thoát chúng ta, và muốn chúng ta mong được ở với Ngài. Ngài muốn rằng cái tự do của chúng ta được biến cải từ sự dữ thành sự lành, và điều ấy là những gì khả dĩ - nhưng gì anh chị em có thể! - với ân sủng của Ngài.

Xin Trinh Nữ Maria giúp chúng ta hoàn toàn phó mình cho lòng thương xót Chúa để trở nên những tạo vật mới.

(Sau Kinh Truyền Tin, ĐTC nói tiếp, nhất là về món quà tặng dịp nguyện kinh truyền tin hôm nay của ngài:)

Giờ đây, tôi muốn lập lại cử chỉ trao tặng anh chị em một cuốn Phúc Âm bỏ túi. Đó là Phúc Âm của Thánh Luca chúng ta đọc vào các Chúa Nhật của phụng niên năm nay. Tập sách này có nhan đề như sau: "Phúc Âm về Lòng Thương Xót của Thánh Luca"; thật vậy, vị Thánh ký này tường trình những lời của Chúa Giêsu: "Các con hãy thương xót như Cha của các con" (6:36 là lòng thương xót), một câu Phúc Âm trở thành chủ đề cho Năm Thánh này. Các tập sách này sẽ được phân phát không bởi những tình nguyện viên của thuộc trạm ý tế nhi đồng "Thánh Matta" ở Vatican cùng với một số vị lão thành và những người làm ông làm bà ở Roma. Xứng đáng biết bao cho những người làm ông làm bà truyền đạt đức tin cho con cháu của mình! Tôi mời gọi anh chị em hãy nhận lấy cuốn Phúc Âm này mà đọc, mỗi ngày một bài ca; để lòng thương xót của Chúa Cha ngự trong lòng cùa anh chị em và anh chị em sẽ mang lòng thương xót ấy cho hết mọi người anh chị em gặp gỡ. Sau hết, ở trang 123, có kinh thương người có 14 mối, thương xác 7 mối và thương linh hồn 7 mối. Thật là tốt đẹp nếu anh chị em thuộc lòng chúng nhờ đó mới đễ thi hành chúng! Tôi mời gọi anh chị em hãy nhận lấy cuốn Phúc Âm này, để lòng thương xót của Chúa Cha được thực hiện và hoạt động nơi anh chị em. Còn anh chị em tình nguyện viên, những người làm ông làm bà, những người phân phát cuốc Phúc Âm đây, hãy nghĩ đến những người đang ở Quảng Trường Piô XII - anh chị em thấy không thể vào đây - để cũng nhận được cuốn Phúc Âm này.

 

https://zenit.org/articles/angelus-address-on-us-becoming-new-creatures/
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch (kèm theo nhan đề và những chỗ nhấn mạnh tự ý)

http://www.romereports.com/all-news
(xin bấm vào cái link chung trên đây để từ đó có thể bấm xem các đoạn video clips đặc biệt dưới đây)

http://www.romereports.com/2016/03/13/live-pope-francis-prays-the-sunday-angelus-overlooking-st-peter-s-square
(toàn bộ buổi nguyện kinh Truyền Tin hôm nay - đoạn video clip dài 22 phút 1 giây)

http://www.romereports.com/2016/03/12/the-seven-major-changes-made-by-pope-francis
(đoạn video clip dài 4 phút 7 giây về 7 thay đổi chính của ĐTC Phanxicô nhân kỷ niệm đúng 3 năm làm giáo hoàng của ngài: 13/3/2013-2016 hôm nay)


Throughout these three years of his Pontificate, Francis has shown that he does not address problems through laws, but by "initiating processes (khởi động những tiến trình)involving many people.

Instead of cutting straight to the chase, he faces the long-term crisis with symbolic gestures (những cử chỉ tiêu biểu). As a result, he has launched an irreversible cultural change.

Of the hundreds of gestures and words with which he is changing the world and the Church, we are left with these seven:

1- PAYING HIS HOTEL BILL (Trả tiền phòng khách sạn)

On his first day as pope, he personally collected his luggage and paid for his own hotel room. That demonstrated that everyone should take responsibility for themselves, and that the age of privileges was over.

2- LIVING IN SANTA MARTA (Sống ở Nhà Trọ Thánh Matta)

He settled in "Casa Santa Marta." The Pope does not want to live in an ivory tower. He wants to know the problems first-hand and not with intermediaries; he wants the people to have easy access to him.

3- HUGS AND GLOBALIZATION OF INDIFFERENCE (Những cái ôm và tình trạng toàn cầu hóa lãnh đạm)

In a world that puts economic benefit first, and classifies people based on how much they earn or how much they are able to produce, the Pope appeals to the infinite value of every human being, and he shows it by hugging and smiling with those displaced in society.

4- THE OUTSKIRTS (Những thành phần sống ở vùng ngoại biên)

He says reality is understood from the outskirts. He has not visited the parishes in the center of Rome, but instead has gone to the marginalized churches. Out of all of Europe, he has only traveled to Albania and Bosnia Herzegovina.

During his trip to Mexico, he went where a pope has never been before: places like Chiapas, Chihuahua and Michoacan.

At Easter, he celebrates Holy Thursday Mass at places experiencing pain, such as a juvenile prisons or hospices.

This has opened the eyes of many people to situations they did not even know existed.

5- HE RESPONDS TO PEOPLE (đáp ứng dân chúng - nói buông hơn là các bài biên soạn sẵn)

When large meetings include testimonies, the Pope does not read his prepared speech, but changes it based on what he has heard.

Just as he did in Sarajevo, when he heard how they had beaten a priest.

"I forgive with all of my heart those that do evil.

When he was in Kenya, Emmanuel spoke to him about the plight of young people who join radical militias.

POPE FRANCIS
"Speak to the youth with tenderness, with sympathy, with love. And with patience invite them to a game or to hang out or to be together. Don't leave them alone.” 

Or in the Philippines, when this homeless girl told him they were abandoned and no one seemed to care.

"Why does God allow this to happen? Children are not to blame.”

6- COURAGE AND TRANSPARENCY (can đảm và thẳng thắn - trong các cuộc phỏng vấn về bất cứ vấn đề nào)

On each trip, he faces press conferences on the plane without fear or censorship. He answers questions freely, without fear of being wrong, and is unafraid to confrontsensitive issues, such as the corruption in the Church, sexuality or what he holds in his heart.

7- DECISION (quyết định - liên quan đến cấu trúc ở Vatican)

He has made concrete and difficult decisions to simplify the Vatican's structure.

He has created a council of 9 Cardinals that help him govern and ensure that any bishop has direct access to the Pope. He has instituted a commission to prevent sexual abuse cases; and he has refined the Vatican bank.

PRAYER (cầu nguyện - hoàn toàn tin vào Thiên Chúa)

Although it is not a change, what Pope Francis is doing cannot be understood, without mentioning he is a mystic who has complete trust in God. When faced with an imminent bombing in Syria, he called for a 4 hour prayer vigil in St. Peter's Square.

The word most often repeated during these years is what he uses to define God: "Mercy." A word that contains the slogan and the strength of his Pontificate. (Lòng Thương Xót là khẩu hiệu và là điểm mạnh của Giáo Triều ngài)