GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

 


Đức Thánh Cha Phanxicô 
Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật IV Mùa Thường Niên C 31/1/2016

 

 

"Xin Mẹ giúp chúng ta biết biến từ một vị thần của các phép lạ thành phép lạ của Thiên Chúa là Chúa Giêsu Kitô"

Xin chào anh chị em thân mến!

Trình thuật của bài Phúc Âm hôm nay, một lần nữa, đưa chúng ta trở về với hội đường Nazarét, một tỉnh lỵ ở Galilêa, nơi Chúa Giêsu đã sinh trưởng như là phần tử của một gia đình và là nơi ai cũng biết đến Người. Người đã trở về đó lần đầu tiên sau khi đã lên đường để bắt đầu cuộc đời công khai của mình trước biến cố này một chút, và Người tỏ mình ra cho cộng đồng ở đây đang qui tụ lại trong hội đường vào Ngày Hưu Lễ.

Người đọc sách trính từ Sách Tiên Tri Isaia nói về vị Thiên Sai tương lai, và cuối cùng Người tuyên bố rằng: "Hôm nay đoạn Thánh Kinh mà anh chị em nghe thấy đây đã hoàn toàn nên trọn" (Luca 4:21).

Dân đồng hương của Người mới đầu tỏ ra ngỡ ngàng và lên tiếng ca ngợi, sau đó bắt đầu đặt vấn đề rồi xì xèo với nhau mà nói tại sao con người cho mình là Vị Thánh Hiến của Chúa lại không tái diễn ở đây những công việc cùng với các phép lạ đã làm ở Carphanaum và ở các tỉnh thành lân cận khác chứ? Bấy giờ Chúa Giêsu mới phán rằng "không một tiên tri nào được chấp nhận nơi quê quán của mình" (câu 24), và nhắc lại các vị đại tiên tri trong quá khứ như Elia và Elisa, những vị đã thực hiện các phép lạ cho những người dân ngoại để lên án tình trạng thiếu đức tin nơi dân chúng của các vị. 

Bấy giờ thì những tham dự viên cảm thấy bị xúc phạm, họ trở nên căm phẫn và tống Chúa Giêsu ra khỏi tỉnh lỵ của họ cùng muốn xô Người xuống vách đá nữa. Thế nhưng, bằng quyền lực bình an của mình, Chúa Giêsu "đã vượt qua giữa họ mà đi" (câu 30). Giờ của Người chưa tới.

Trình thuật này của Thánh ký Luca không phải chỉ là câu truyện về một cuộc đối chọi trong cộng đồng, như đôi khi có thể xẩy ra trong những nơi lân cận của chúng ta, gây ra bởi đố kỵ và ghen hờn. Nó còn cho thấy một khuynh hướng có tính chất yếu điểm luôn có ở nơi con người đạo hạnh - tất cả chúng ta đều bị nhược điểm trước khuynh hướng này - một khuynh hướng chúng ta cần phải dứt khoát xa tránh. Khuynh hướng này là gì? Đó là khuynh hướng nghĩ về đạo giáo như là một thứ đầu tư của loài người và vì thế bắt đầu "thương lượng" với Thiên Chúa, tìm kiếm các thứ lợi lộc của riêng mình. Thế nhưng, đạo giáo chân thực là đạo giáo liên quan đến việc đón nhận mạc khải của một Vị Thiên Chúa là Cha và là Đấng quan tâm đến từng tạo vật của Ngài, cũng như đến những gì hèn mọn nhất và tầm thường nhất trước mắt trần gian

"Hôm nay đoạn Thánh Kinh mà anh chị em nghe thấy đã hoàn toàn nên trọn" (Luca 4:21). Cái "hôm nay" được Chúa Kitô tuyên bố là ngày được áp dụng cho mọi ngày; nó âm vang đến cả chúng ta nữa ở nơi Quảng trường này, nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng và sự cần thiết của ơn cứu độ đã được Chúa Giêsu mang đến cho nhân loại. Thiên Chúa tiến đến gặp gỡ những con người nam nữ ở tất cả mọi thời đại và mọi nơi chốn trong những hoàn cảnh cụ thể họ trải qua. Ngài cũng đến để gặp gỡ chúng ta. Ngài bao giờ cũng là Đấng đi bước trước. Ngài đến viếng thăm chúng ta bằng tình thương của Ngài, để nâng chúng ta lên khỏi vũng lầy cát bụi tội lỗi của chúng ta. Ngài vươn bàn tay của Ngài ra để kéo chúng ta lên khỏi vực thẳm mà chúng ta đã rơi xuống do tính kiêu hãnh của chúng ta, và Ngài mời gọi chúng ta hãy đón nhận sự thật an ủi của Phúc Âm và bước trên con đường chính trực. Ngài luôn đến để tìm gặp chúng ta, để tìm kiếm chúng ta.

Chúng ta hãy trở lại với ngôi hội đường. Chắc chắn là hôm đó ở hội đường Nazarét này, Đức Maria, Người Mẹ này cũng có ở đó. Chúng ta có thể tưởng tượng thấy con tim của Mẹ co thắt lại, một hơi hướng về những gì Mẹ sẽ phải chịu ở dưới cây Thánh giá, khi thấy Chúa Giêsu, ở trong hội đường bấy giờ, thoạt tiên được ca ngợi, sau đó bị đối đầu, rồi bị xỉ nhục và sau đó bị nguy hiểm đến tính mạng. Trong con tim đầy đức tin của mình, Mẹ đã canh chừng hết mọi sự. Xin Mẹ giúp chúng ta biết biến từ một vị thần của các phép lạ thành phép lạ của Thiên Chúa là Chúa Giêsu Kitô. 

(Sau Kinh Truyền Tin, ĐTC nói tiếp mấy điều, đặc biệt với các trẻ em như sau:)

"Tôi muốn gửi lời chào đến các em trai em gái thuộc Catholic Action của Giáo Phận Roma. Giờ đây tôi mới biết là tại sao Quảng trường này ầm ĩ cả lên. Giới trẻ thân mến, một lần nữa, năm nay, được hỗ trợ bởi Đức Hồng Y Tổng Đại Diện Giáo Phận cũng như bởi những người phụ giúp các bạn, các bạn đã đông đảo đến đây vào lúc kết thúc "Cuộc Tuần Hành Hòa Bình" của các bạn.

"Năm nay, chứng từ hòa bình của các bạn, được tác động bởi niềm tin tưởng vào Chúa Giêsu, thậm chí sẽ còn hoan hỉ hơn và ý nghĩa hơn, vì nó được phong phú hóa bởi cử cỉ các bạn vừa thực hiện là bước qua Cửa Thánh.

"Tôi khuyến khích các bạn hãy trở thành khí cụ hòa bình và tình thương giữa đồng bạn của mình!

"Giờ đây chúng ta hãy lắng nghe sứ điệp của những người thân hữu của các bạn đang ở bên tôi đây, sẽ đọc cho các bạn nghe nhé. 

(sau sứ điệp được đọc bên ĐTC là sự kiện các quả bong bóng được thả lên bầu trời)

angelus 3

 

 

http://zenit.org/articles/angelus-address-on-god-coming-to-meet-us/

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch (kèm theo nhan đề và những chỗ nhấn mạnh tự ý)


xin mời xem trọn buổi Nguyện Kinh Truyền Tin hôm nay ở đoạn video clips dài 20 phút 22 giây dưới đây:


http://www.romereports.com/2016/01/31/live-the-pope-prays-the-angelus-from-the-vatican

 

 

Đức Thánh Cha Phanxicô 
Triều Kiến Chung Thứ Bảy 30/1/2016

 

Để đáp ứng yêu cầu của nhiều người, Đức Thánh Cha ban thêm một buổi triều kiến chung nữa, vào một ngày Thứ Bảy trong tháng trong Năm Thánh Tình Thương. Và buổi triều kiến chung xẩy ra vào Thứ Bảy đầu tiên trong Năm Thánh Tình Thương là ngày 30/1/2016, tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Sau đây là bản tóm gọn bài nói của ngài:

"Việc gặp gỡ Chúa Giêsu là việc cảm nghiệm thấy tình yêu của Người, một cảm nghiệm biến đổi và thôi thúc chúng ta, về phần mình, mang tình yêu ấy ra chia sẻ"

 

"Anh chị em thân mến: Hôm nay tôi muốn nói với anh chị em về mối liên hệ chặt chẽ giữa tình thương và sứ vụ truyền giáo. Thánh Gioan Phaolô II đã nhắc nhở rằng Giáo Hội sống một cuộc đời chân thực một khi Giáo Hội tuyên xưng và loan báo tình thương, cùng dẫn con người ta về với mạch nguồn tình thương. Là Kitô hữu, chúng ta được kêu gọi làm các nhà truyền giáo của Phúc Âm. Như chúng ta tự nhiên tìm cách chia sẻ với những người khác những giây phút tốt đẹp trong đời sống chúng ta thế nào thì chúng ta cũng được kêu gọi để đặc biệt chia sẻ niềm vui của việc hội ngộ với Chúa Giêsu Kitô như vậy. Đó là cái cảm nghiệm của những môn đệ ngay từ ban đầu. Sau khi gặp Chúa, Anrê đã đến thẳng với Phêrô anh mình, và Philip đã đi tìm gặp Nathanael, để nói với họ về Đấng mà họ đã gặp. 

"Việc gặp gỡ Chúa Giêsu là việc cảm nghiệm thấy tình yêu của Người, một cảm nghiệm biến đổi và thôi thúc chúng ta, về phần mình, mang tình yêu ấy ra chia sẻ. Chúng ta được kêu gọi để làm 'những người cưu mang Chúa Kitô'! Vì tình thương chúng ta lãnh nhận từ Chúa Cha không được ban cho chúng ta chỉ cho thiện ích riêng của chúng ta, mà là cho thiện ích của tất cả mọi người, bằng việc biến đổi chúng ta thành những dụng cụ, những nhà thừa sai tình thương. Nhờ trở thành những nhà thừa sai tình thương như thế, chúng ta càng cảm nghiệm sâu xa hơn nữa tặng ân tình thương trong đời sống của chúng ta. Chớ gì chúng ta tỏ ra trân trọng với ơn gọi làm Kitô hữu của chúng ta, để sống như là thành phần tín hữu, nhờ đó Phúc Âm được đụng chạm đến tâm can của tất cả mọi người và hướng họ đến tặng ân tình yêu của Thiên Chúa". 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch (kèm theo nhan đề và những chỗ nhấn mạnh tự ý)

Đức Thánh Cha Phanxicô 
với Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin Thứ Sáu 29/1/2016

Address to CDF

 

Thứ Sáu 29/1/2016, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban huấn từ cho ngày kết thúc cuộc họp khoáng đại của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, trong đó, ngài nói đến 3 điểm chính liên quan đến nhiệm vụ của thánh bộ này, thứ tự là 1- mối liên hệ đức tin và đức mến với tình yêu Thiên Chúa; 2- tính chất nguyên vẹn của đức tin và các tập tục; và 3- sự bổ khuyết nhau nơi các tặng ân phẩm trật và đặc sủng. Thế nhưng, ở phần đầu, ngài nhắc nhở về Năm Thánh Tình Thương và việc sống tình thương bằng những gì được liệt kê trong Kinh 14 Mối (như người dịch được phổ biến lại sau những lời nói của ĐTC dưới đây, ai muốn đọc trọn bài xin vào link này: http://zenit.org/articles/popes-address-to-congregation-for-doctrine-of-the-faith/.


"Toàn thể dân Kitô giáo - bao gồm cả mục tử lẫn tín hữu - tái nhận thức và lấy làm trọng yếu trong Năm Thánh này các công việc tình thương về thể lý và tinh thần" 


"Chúng ta đang ở trong Năm Thánh Tình Thương. Tôi hy vọng rằng trong Năm Thánh này tất cả mọi phần tử của Giáo Hội sẽ làm mới lại đức tin của mình nơi Chúa Giêsu Kitô, Đấng là dung nhan của tình thương Cha, là đường lối liên kết Thiên Chúa với loài người. Bởi thế, tình thương tạo nên một cái sườn nâng đỡ đời sống của Giáo Hội: thật vậy, chân lý trước hết của Giáo Hội là tình yêu Chúa Kitô. Bởi thế, làm sao chúng ta không mong muốn rằng toàn thể dân Kitô giáo - bao gồm cả mục tử lẫn tín hữu - tái nhận thức và lấy làm trọng yếu trong Năm Thánh này các công việc tình thương về thể lý và tinh thần chứ? 

"Vào buổi tối của cuộc đời mình, chúng ta cần phải trả lời về việc chúng ta có cho kẻ đói ăn và kẻ khát uống hay chăng, chúng ta cũng phải trả lẽ về việc chúng ta có giúp đỡ những ai băn khoăn bối rối hay chăng, chúng ta có hăng hái tiếp nhận tội nhân hay chăng, có dẫn giải và sửa sai họ hay chăng, chúng ta có giúp hướng dẫn trường hợp vô thức nhất là về đức tin Kitô giáo và đời sống tốt lành hay chăng. 

"Cần phải chú ý tới những công việc tình thương này: chúng không phải là một thứ tôn sùng. Mà là những gì cụ thể thực tế về những gì thành phần Kitô hữu cần phải thi hành tinh thần thương xót. Trong những năm này, có lần tôi đón tiếp một Phong Trào quan trọng ở Sảnh Đường Thánh Phaolô VI đầy người là người. Và tôi đã đề cập đến đề tài các công việc của tình thương ấy. Tôi ngưng lại một chút và đặt vấn đề là 'Ai trong anh chị em nhớ rõ ràng các công việc tình thương về tinh thần và thể lý là gì không? Ai nhớ thì giơ tay lên?' Không hơn 20 người giơ lên trong một sảnh đường 7 ngàn người. Chúng ta cần phải dạy điều rất quan trọng này lại cho tín hữu"


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch (kèm theo nhan đề và những chỗ nhấn mạnh tự ý)

xin mời xem nguyên trọn biến cố gặp gỡ này ở đoạn video clip dài 1 tiếng 45 phút sau đây:

http://www.romereports.com/2016/01/29/pope-to-cdf-thank-you-for-how-you-handled-cases-of-abuse-against-minors

 

Kinh Mười Bốn Mối

Thương người có mười bốn mối

Thương xác bảy mối:

Thứ nhất: cho kẻ đói ăn.

Thứ hai: cho kẻ khát uống.

Thứ ba: cho kẻ rách rưới ăn mặc.

Thứ bốn: viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc.

Thứ năm: cho khách đỗ nhà.

Thứ sáu: chuộc kẻ làm tôi.

Thứ bảy: chôn xác kẻ chết.

Thương linh-hồn bảy mối:

Thứ nhất: lấy lời lành mà khuyên người.

Thứ hai: mở dậy kẻ mê muội.

Thứ ba: yên ủi kẻ âu lo.

Thứ bốn: răn bảo kẻ có tội.

Thứ năm: tha kẻ dể ta.

Thứ sáu: nhịn kẻ mất lòng ta.

Thứ bảy: cầu cho kẻ sống và kẻ chết.

 

 

Họp Báo về Sinh Hoạt trong Năm Thánh 
đặc biệt về Các Vị Thừa Sai Tình Thương trong Năm Thánh

 

Fisichella

 

Sáng Thứ Sáu 29/1/2016, tại văn phòng báo chí của Tòa Thánh, ĐTGM Rino Fisichella, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Tái Truyền Bá Phúc Âm Hóa kiêm tổ chức Năm Thánh Tình Thương, đã cho biết tiếp về 2 biến cố sắp tới liên quan đến Năm Thánh Tình Thương, đó là: 1- Hài Tích của Cha Thánh Piô 5 dấu sẽ được đưa về Rôma kính viếng từ 3-11/2/2016, và 2- Các Vị Thừa sai Tình Thương trong Năm Thánh. Ở đây chỉ xin trích lại những lời ngài nói về vấn đề thứ 2 thôi, liên quan trực tiếp tới các vị, theo ý muốn của ĐTC Phanxicoọ trong Tông Sắc Dung Nhan Tình Thương. Ai muốn theo dõi trọn vẹn những gì được vị TGM đặc trách này nói trong cuộc họp báo này thì xin sử dụng cái link: http://zenit.org/articles/archbishop-fisichella-speaks-of-padre-pio-relics-missionaries-of-mercy-mandate/



"Vị Thừa Sai Tình Thương Lăn Bánh / Lưu Động 
Missionary of Mercy on Wheels!"


"Các Vị Thừa Sai Tình Thương là tuyển số các linh mục lãnh nhận từ Đức Giáo Hoàng tránh nhiệm làm những chứng nhân đặc biệt nơi các Giáo Hội của mình về cái ngoại lệ của biến cố Năm Thánh này. Chỉ có Đức Giáo Hoàng mới là vị bổ nhiệm các vị Thừa Sai này thôi, chứ không phải các vị Giám Mục, và chính ngài là vị ủy thác cho họ sứ vụ loan báo vẻ đẹp của tình thương Thiên Chúa trong khi làm những vị giải tội khiêm tốn và khôn ngoan có khả năng lớn lao để tha thứ cho những ai đến với tòa giải tội". 

"Những vị Thừa Sai từ hết mọi châu lục này đã trên 1 ngàn vị... đến từ nhiều xứ sở xa xôi, trong số đó có một tầm quan trọng đặc biệt như các nước Burma, Lebanon, China, South Korea, Tanzania, United Arab Emirates, Israel, Burundi, Vietnam, Zimbabwe, Latvia, East Timor, Indonesia, Thailand, và Egypt. Cũng có cả các vị linh mục thuộc Lễ Nghi Đông Phương nữa". 

"Chúng tôi đã nhận được nhiều đáp ứng muốn tham dự nhưng cần phải giới hạn trước con số đông đảo yêu cầu để làm sao bảo đảm được giá trị tiêu biểu đặc biệt của nó. Tất cả các vị thừa sai đã được phép của vị Giám Mục địa phương của mình hay của Bề Trên Dòng mình, và sẽ dấn thân phục vụ những ai yêu cầu việc họ phục vụ suốt trong Năm Thánh, đặc biệt nhất là trong Mùa Chay". 

"Sẽ có 700 vị Thừa Sai đến Rôma. Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ gặp họ vào ngày 9/2 để bày tỏ các cảm nhận của ngài về sáng kiến này, một sáng kiến chắc chắn sẽ là một trong những gì cảm kích và ý nghĩa nhất của Năm Thánh Tình Thương. Ngày hôm sau, (tức Thứ Tư Lễ Tro ngày 10/2) chỉ có những vị Thừa Sai Tình Thương này mới được đồng tế với Đức Thánh Cha, để rồi trong Thánh Lễ, các vị sẽ lãnh nhận 'sứ vụ' cùng với năng quyền để tha những tội chỉ giành riêng cho Tòa Thánh".

"Một câu chuyện hay hay có thê giúp nắm bắt được lợi ích mục vụ mà sáng kiến này đã thu lượm được trên thế giới. Cha Richard ở Úc Châu sẽ viếng thăm 27 cộng đồng trong Giáo phận thô sơ làng mạc của ngài ở Maitland-Nescastle, nơi chỉ có một nhà thờ duy nhất và chẳng có một vị linh mục nào ở đó cả. Di chuyển bằng một chiếc xe lều trại (a camper), ngài sẽ đi từ cộng đoàn này đến cộng đoàn kia như là một 'Thừa Sai Tình Thương Lăn Bánh / Lưu Động - Missionary of Mercy on Wheels'!"

"Đó chỉ là một thí dụ về cách thức mà Năm Thánh nhắm tới để vun đến với tất cả mọi người, giúp cho mọi người có thể chạm đến sự gần gũi và dịu dàng của Thiên Chúa".

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch (kèm theo nhan đề và những chỗ nhấn mạnh tự ý)

Các Vì Thừa sai Tình Thương cho Năm Thánh Tình Thương này là sáng kiến của Đức Thánh Cha Phanxicô, được ngài nói đến ở đoạn 18 trong Tông Sắc Dung Nhan Tình Thương như sau:


"Sẽ có những vị linh mục tôi sẽ ban năng quyền để tha thứ những tội cho dù chỉ

 giành cho Tòa Thánh mới có thẩm quyền... họ sẽ là những dấu hiệu sống động của

 việc Chúa Cha sẵn lòng đón nhận những ai tìm kiếm ơn tha thứ của Ngài"


"Trong Mùa Chay của Năm Thánh này, tôi có ý định sai đi các Vị Thừa sai của Tình Thương. Họ sẽ là một dấu hiệu cho thấy mối quan tâm từ mẫu của Giáo Hội đối với Dân Chúa, nhờ đó họ có thể tiến vào kho tàng sâu xa của mầu nhiệm rất nền tảng cho đức tin này. Sẽ có những vị linh mục tôi sẽ ban năng quyền để tha thứ những tội cho dù chỉ giành cho Tòa Thánh mới có thẩm quyền, nhờ đó tính cách bao rộng nơi sứ vụ của họ là những vị giải tội được sáng tỏ hơn nữa. Trên hết, họ sẽ là những dấu hiệu sống động của việc Chúa Cha sẵn lòng đón nhận những ai tìm kiếm ơn tha thứ của Ngài. Họ sẽ là những vị thừa sai của tình thương vì họ sẽ là những thuận lợi viên cho một cuộc hội ngộ thực sự nhân bản, một nguồn mạch giải phóng, đầy trách nhiệm đối với việc thắng vượt những trở ngại mà tiếp tục lại đời sống mới của Phép Rửa. Họ sẽ thi hành sứ vụ của mình theo những lời của Thánh Tông Đồ: 'Vì Thiên Chúa dồn tất cả mọi người vào sự bất tuân để Ngài có thể tỏ tình thương hết mọi người' (Roma 11:32)".

"Thật vậy, hết mọi người không trừ ai đều được kêu gọi theo đuổi ơn gọi sống tình thương. Chớ gì những vị Thừa Sai này sống ơn gọi ấy bằng niềm tin tưởng rằng họ có thể gắn mắt vào Chúa Giêsu là 'vị thượng tế nhân hậu và trung tín phụng sự Thiên Chúa' (Do Thái 2:17)".

"Tôi xin chư huynh Giám Mục hãy mời gọi và đón nhận những vị Thừa Sai này để họ trước hết trở thành những vị giảng thuyết thu phục về tình thương. Chớ gì mỗi giáo phận tổ chức 'những cuộc truyền giáo cho dân chúng' ở chỗ các vị Thừa Sai này trở thành những sứ giả của niềm vui và sự tha thứ. Xin các vị giám mục cử hành Bí Tích Hòa Giải với dân chúng của mình để thời điểm ân sủng được Năm Thánh cống hiến trở thành khả dĩ cho nhiều con cái nam nữ của Thiên Chúa trong việc tiếp tục lại cuộc hành trình về nhà Cha. Chớ gì các vị mục tử, nhất là trong phụng vụ Mùa Chay, tỏ ra ân cần kêu gọi tín hữu 'đến với ngai tòa ân sủng để chúng ta được nhận lãnh tình thương và ân sủng' (Do Thái 4:16)". 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch (kèm theo nhan đề và những chỗ nhấn mạnh tự ý)