GIÁO HỘI HIỆN THẾ
ĐTC Phanxicô -
Huấn Từ Truyền Tin CN XIX TN 7-8-2016
Xin chào anh chị em thân mến!
Trong đoạn Phúc Âm hôm nay (Luca
12:32-48), Chúa Giêsu nói với các môn đệ của Người về thái độ các vị cần có
liên quan đến cuộc hội ngộ cuối cùng với Người, và dạy cho
các vị biết
việc mong đợi cuộc hội ngộ sau hết này cần
phải làm sao thôi thúc chúng ta vươn tới một cuộc sống đầy những việc lành. Trong
những việc lành ấy, Người bảo các vị rằng: "Các con hãy bán đi những gì
thuộc về các con mà mang đi bố thí. Hãy
tích trữ cho mình những tiền của không hư nát, một kho tàng vô tận
trên trời không bị trộm
cắp hay mối
mọt đục khoét" (câu 33).
Đó là một lời mời gọi làm gia tăng giá trị cho việc
bố thí là một việc làm của lòng thương xót, không tin tưởng vào những
gì mau qua. Sử dụng
sự vật mà không dính bén và vị kỷ, trái lại theo lý lẽ của Thiên Chúa, lý lẽ
quan tâm chú trọng tới người khác, lý lẽ yêu thương. Chúng ta có thể có
nhiều sự vật,
rất gắn bó với tiền của, có rất
nhiều. Thế nhưng, cuối cùng chúng ta không thể mang chúng đi theo được với
chúng ta. Hãy
nhớ rằng tấm khăn liệm không có túi đựng đâu đấy.
Giáo huấn
của Chúa Giêsu tiếp tục với 3 dụ ngôn ngắn về đề tài
tỉnh thức. Tỉnh thức là những gì hệ trọng - hãy chú ý, hãy tỉnh thức
trong đời.
Trước hết là dụ ngôn về những người đầy
tớ đợi chờ chủ nhân đang đêm trở
về:"Phúc cho những người đầy tớ mà chủ thấy
tỉnh thức khi ông trở về" (câu 37): Việc
chờ đợi Chúa một cách tin tưởng, bằng cách sẵn sàng, với thái độ phục vụ là
những gì có phúc. Người tỏ mình ra hằng ngày. Người gõ cửa lòng chúng ta. Và
ai mở cửa cho Người sẽ được chúc phúc, vì Người
mang theo một phần thưởng cao cả. Thật vậy, chính Chúa sẽ là đầy tớ cho các
tôi tớ của Người -
thật là một
phần thưởng tuyệt vời. Nơi bữa tiệc linh đình của Vương Quốc mình, chính
Người sẽ đi đến tận nơi để phục vụ họ.
Theo dụ ngôn này, liên quan đến đêm
tối, Chúa Giêsu phác tả đời sống như là một cuộc tỉnh thức chủ động đợi chờ,
một cuộc đợi chờ xẩy ra trước ngày rạng ngời của cõi trường sinh. Để
tiến đến ngày ấy, cần phải sửa soạn, tỉnh thức và quan tâm phục vụ người
khác, bằng một viễn kiến an ủi là "ở đó"
chúng ta không còn là kẻ phục vụ Thiên Chúa mà chính Ngài sẽ nghênh đón
chúng ta vào bàn tiệc của
Ngài. Khi nghĩ được như
thế chúng ta
mới thấy rằng điều
này đã xẩy ra rồi mỗi
lần chúng ta tìm kiếm Chúa khi nguyện cầu, hay khi phục vụ người nghèo, nhất
là nơi Thánh Thể, nơi Người dọn một bữa tiệc để
nuôi dưỡng chúng ta bằng Lời của Người và thân thể của Người.
Dụ
ngôn thứ hai sử
dụng hình ảnh về việc xuất hiện bất ngờ của một tên trộm.Trường hợp
này đòi phải tỉnh thức. Thật vậy, Chúa Giêsu khuyên dụ rằng: "Các con cũng
phải sẵn sàng, vì vào giờ các con không
ngờ thì Con Người
sẽ đến" (câu
40).Người môn đệ là người đợi chờ Chúa và Vương quốc
của Người.
Bài Phúc Âm
làm sáng tỏ quan điểm này
bằng dụ ngôn thứ ba về
thành phần quản trị của một căn nhà sau khi người chủ đi vắng. Trường
hợp thứ nhất về người quản trị trung hành thi hành nhiệm vụ của mình
nên được thưởng. Trường
hợp thứ hai về quản trị viên lạm dụng quyền hành của mình đánh đập
tôi tớ, nên sẽ bị trừng phạt khi chủ nhân bất ngờ trở về. Cảnh tượng
này cho thấy cả tình trạng này thường
xẩy ra nơi thời đại chúng ta nữa: nhiều
thứ bất công, nhiều bạo lực và đủ các thứ sự dữ xẩy ra hằng ngày xuất phát
từ chủ trương tác hành như mình làm chủ sự sống và người khác. Mà
chúng ta lại chỉ có một chủ nhân duy nhất, mặc dù Ngài
không thích được gọi là chủ, Ngài
thích chúng ta gọi Ngài là Cha. Chúng ta là thành phần
tôi tớ, tất cả chúng ta đều là tội
nhân, đều là con cái, có Ngài là Cha
duy nhất.
Hôm nay Chúa Giêsu
nhắc nhở chúng ta rằng trong khi chờ đợi vinh phúc đời đời thì đừng né tránh
việc dấn thân làm cho thế giới này trở nên một nơi công bằng chính
trực hơn và đáng
cư ngụ hơn. Thật vậy, chính niềm
hy vọng chúng ta muốn chiếm hữu Vương quốc vĩnh hằng này
thôi thúc chúng ta làm việc để cải tiến tình trạng
của đời sống
trên mặt đất
này, nhất là đời sống của
những người anh chị em hèn yếu nhất của chúng ta. Xin Đức
Trinh Nữ Maria giúp
chúng ta trở thành dân tộc và cộng đồng của những
ai không bị hạn hẹp vào hiện tại, hay tệ hơn nữa,
không hạn hẹn vào cái nhung nhớ về quá khứ (phải chăng ở đây ĐTC ám chỉ
thành phần cực đoan bảo thủ - theo người dịch?),
trái lại, hướng đến
tương lai của Thiên Chúa, đến cuộc gặp gỡ Ngài là sự sống
của chúng ta và là niềm hy vọng của chúng ta.