GIÁO HỘI HIỆN THẾ
2- Lòng Thương Xót Chúa chỉ mong được dịp cứu độ
"Chúa Giêsu đi chữa lành và hội nhập với những người sống bên lề xã hội, những người ở bên ngoài thành thị phố xá, những con người ở ngoài khu trại. Khi làm như thế là Người tỏ cho chúng ta thấy đường lối phải theo".
Ở đây ngài muốn đặc biệt nói đến việc Chúa Giêsu chữa lành cho các nạn nhân bị phong cùi, thành phần theo Luật Moisen bị biệt giam để có thể ngăn chặn lây lan qua việc giao tiếp:
"Một bên thì sợ bị mất thành phần công chính và được cứu độ, thành phần chiên đã an toàn ở bên trong chuồng. Bên kia thì lại mong muốn cứu các tội nhân, thành phần hư hoại, những người ở bên kia hàng rào".
"Lý lẽ lập luận đầu là của các học giả về luật. Lý lẽ lluận sau là của Thiên Chúa, Đấng đón nhận, ôm ấp và biến đổi sự dữ thành sự lành, biến đổi và cứu chuộc tội lỗi của tôi, biến đổi luận phạt thành cứu độ".
"Chúa Giêsu giao tiếp với người phong cùi. Người đã chạm đến họ. Làm như thế là Người dạy chúng ta những gì cần phải làm, lý lẽ cần phải theo, khi đối diện với những ai chịu khổ về phần xác hay phần hồn".
"Tôi thường nói rằng để điều ấy có thể xẩy ra cần phải tiến ra bên ngoài: tiến ra ngoài khỏi các ngôi nhà thờ và các giáo xứ, tiến ra ngoài để tìm kiếm con người ta ở nơi họ sống, nơi họ chịu đựng và nơi họ hy vọng. Tôi thích dùng hình ảnh bệnh viện lưu động để diễn tả về một Giáo Hội xông pha này".
"Giáo Hội hiện diện ở nơi nào chiến tranh. Giáo Hội không phải là một cơ cấu vững chắc có tất cả dụng cụ máy móc, nơi dân chúng đến để được chữa trị cả những thứ bệnh nặng nhẹ. Giáo Hội là một cơ cấu di chuyển để cứu thương và chăm sóc cấp thời, nhờ đó binh sĩ của Giáo Hội không bị chết".
"Giáo Hội là một nơi chăm sóc khẩn trương, chứ không phải là một nơi để gặp gỡ các chuyên gia. Tôi hy vọng rằng Năm Thánh Tình Thương sẽ làm sáng tỏ khía cạnh mẫu thân và nhân hậu của Giáo Hội, một Giáo Hội xông pha tiến đến với những ai bị 'thương tích', những ai cần được lắng nghe, thông cảm và tha thứ cùng yêu thương".
"Tôi muốn nói rằng ở nơi họ thường có một thứ giả hình nào đó, một thứ trân trọng gắn bó với lề luật che đậy những vết thương sâu hoắm. Chúa Giêsu thường sử dụng những từ ngữ cứng rắn; Người định nghĩa họ như 'những ngôi mộ sơn trắng' ra vẻ đạo hạnh ở bên ngoài nhưng bên trong, ở bên trong... lại toàn giả hình".
"Những con người này sống chặt chẽ với chữ nghĩa của lề luật nhưng lại là những con người lơ là với yêu thương; những con người chỉ biết đóng cửa và vạch ra các thứ giới hạn".
"Đoạn 23 của Phúc Âm Thánh Mathêu là đoạn rất rõ về vấn đề này; chúng ta cần trở lại đó để hiểu những gì Giáo Hội là và những gì Giáo Hội không bao giờ được là".
"Người diễn tả những phẩm tính của những ai bó những gánh nặng rồi chất chúng lên lưng của các người khác nhưng họ lại không muốn nhúc nhích ngón tay; họ là những con người yêu thích chỗ danh dự và muốn được gọi là thày".
"Tác hành này xẩy ra khi người ta bị mất đi cái cảm quan kinh sợ đối với ơn cứu độ đã được ban cho họ".
"Khi một con người cảm thấy được an toàn hơn một chút thì họ bắt đầu chiếm lấy những năng quyền không thuộc về họ mà là của Chúa. Cái kinh sợ này dường như trở nên yếu dần, và đó là căn cớ cho chủ nghĩa giáo quyền hay cho tác hành của những ai cảm thấy mình tinh tuyền. Bấy giờ cái ưu thế nổi trội đó là cái thái độ trân trọng gắn bó với các qui tắc cũng như với những đề án của tâm thần".
"Có những lúc tôi cũng lấy làm lạ khi nghĩ rằng giá mà một ít người rất cứng cỏi nào đó tác hành khá hơn khi họ biết thích nghi đi một chút, nhờ đó họ có thể nhớ rằng họ cũng là những tội nhân và nhờ đó họ gặp được Chúa Giêsu".
5- Các vị giải tội cần
phải có Lòng
Thương Xót Chúa
Còn
về phía các
hối nhân, Đức Phanxicô cũng để ý đến
một cử chỉ rất nhỏ, thật là nhỏ, như một kẽ hở vậy thôi nhưng đã đủ để hoan
hưởng Lòng Thương Xót Chúa, như
trường hợp của người lính trong cuốn tiểu
thuyết "To Every Man a Penny - Một đồng xu cho mọi người" của tác giả người
Tô Cách Lan Bruce Marshall, người lính bị án tử nhưng nói với vị linh mục giải
tội cho anh rằng anh không thống hối về tội lỗi của mình, tuy nhiên khi được
vị linh mục hỏi: "Thế nhưng con có
hối hận vì con
không hối hận hay
chăng?", anh đã trả lời là có
nên vị linh mục đã ban ơn xá
giải cho anh.
"Vấn đề là thế đó. Đó là một thí dụ hay về chiều dài mà Thiên Chúa muốn đi
vào lòng con người, để tìm thấy một kẽ hở nho nhỏ giúp Ngài có thể ban ân
sủng của Ngài. Ngài không muốn bất cứ ai bị hư đi. Tình thương của Ngài thì
vô cùng vĩ đại lớn lao hơn tội lỗi của chúng ta, phương dược của Ngài còn vô
cùng mạnh mẽ hơn cả các bệnh hoạn của chúng ta cần Ngài chữa lành".
"Thiên Chúa chờ đợi; Ngài chờ đợi chúng ta để chừa cho Ngài chỉ một chút xíu
không khoảng để Ngài có thể ban ơn tha thứ của Ngài và đức ái của Ngài trong
chúng ta".
"Chỉ có những ai được tình thương dịu dàng của Ngài đụng chạm tới và chăm
sóc cho mới thực sự biết Chúa. Vì thế tôi thường nói rằng nơi xẩy ra cuộc
gặp gỡ của tôi với tình thương của Chúa Giêsu là tội lỗi của tôi".
"Khi bạn cảm thấy được Ngàinhân hậu ôm ấp,
khi bạn để cho mình được ôm ấp, khi bạn được tác động
- đó là lúc đời sống có thể được thay đổi, vì đó là lúc chúng ta cố
gắng đáp ứng tặng ân bao la và khôn lường này, một tặng ân quá dồi
dào đến độ nó dường như 'không công bằng
tương xứng' trước mắt chúng ta".
Về phía
bản thân của Đức Phanxicô liên
quan đến tòa giải tội, khi được
hỏi là ngài sẽ tác hành ra sao với tư cách là một vị giải tội đối với một
một người đồng tính luyến ái, vì ngài đã có lần nói trong cuộc phỏng vấn
trên chuyến bay từ Ba Tây về lại Vatican 7/2013 rằng: "Tôi là ai mà dám phán
xét?" ngài đã cho biết như sau:
"Trong hoàn cảnh bấy giờ tôi đã nói điều này: Nếu một người đồng tính luyến
ái đang muốn tìm kiếm Chúa thì tôi là ai mà phán xét người ấy? Tôi đã dẫn
giải theo lòng của mình Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo ở chỗ dạy rằng cần
phải đối xử với những người ấy một cách tế nhị chứ đừng loại trừ họ".
"Tôi lấy làm vui khi chúng ta nói về 'thành phần đồng tính', vì trước tất cả
mọi sự khác là chính cá nhân con
người này, theo tổng thể và phẩm giá của họ. Người ta không thể bị xác định
chỉ bởi khuynh hướng tính dục của họ: chúng ta đừng quên rằng Thiên Chúa yêu
thương tất cả mọi tạo vật của Ngài và chúng ta được dựng nên để lãnh nhận
tình yêu thương vô cùng của Ngài".
"Tôi mong những người đồngtính đến
xưng tội, để họ gần gữi với Chúa và để tất cả chúng ta cùng cầu nguyện. Bạn
có thể khuyên họ cầu nguyện, có thể tỏ thiện chí, có thể cho họ thấy đường
đi nước bước và đồng hành với họ trên con đường này".
Để trả lời cho câu hỏi tại sao Thiên Chúa
không bao giờ mệt mỏi tha thứ cho nhân loại, Đức Phanxicô đã trả lời như thế
này:
"Vì Ngài là Thiên Chúa, vì Ngài là tình thương, và vì tình thương là đệ nhất
ưu phẩm của Thiên Chúa. Tên của Thiên Chúa là tình thương".
"Không có một cảnh huống nào mà chúng ta không thể thoát khỏi, chúng ta đừng
cứ dìm mình xuống bãi cát lún mà càng chuyển động càng bị lún xuống sâu hơn.
Chúa Giêsu có đó, tay của Người vươn ra, sẵn sàng vươn tới chúng ta và kéo
chúng ta ra khỏi bùn lầy, ra khỏi tội lỗi, ra khỏi vực thẳm sự dữ mà chúng
ta đã bị lọt xuống".
"Chúng ta chỉ cần ý thức được tình trạng của mình, chỉ cần thành thực với
chính mình, chứ đừng lấp liếm các
thương tích của chúng ta. Chúng ta cần xin ơn nhìn nhận bản thân mình là những tội
nhân".
"Chúa Giêsu nói với các môn đệ của Người rằng cho dù anh em của các con
có phạm đến các con mỗi ngày 7 lần và 7 lần đều trở lại xin các con tha
thứ thì các con hãy tha cho họ. Một tội
nhân thống hối, một con
người cứ tái phạm vì bản chất yếu đuối của mình, sẽ được ơn tha thứ nếu
họ còn cảm thấy cần đến tình thương. Con người băng hoại thối nát là một
con người phạm tội nhưng không thống hối, là một con người phạm tội mà
vẫn ra vẻ mình là Kitô hữu, và chính đời sống tráo trở hai mặt này là
những gì xấu xa tồi bại".
"Con người băng hoại thối nát này không biết khiêm tốn là gì, họ không
cho rằng họ cần được giúp đỡ, họ sống một cuộc đời giả tạo. Chúng ta
không được chấp nhận tình trạng băng hoại thối nát này như thể nó chỉ là
một thứ tội khác. Cho dù trạng thái băng hoại thối nát thường được đồng
hóa với tội lỗi nhưng thật sự chúng là hai thực tại khác biệt, bất chấp
chúng có mối giây tương liên".
"Tội lỗi, nhất là khi nó được tái phạm, có thể dẫn đến chỗ băng hoại
thối nát, không phải về lượng - theo nghĩa là một số tội lỗi nào đó làm
cho con người thành băng hoại thối nát - mà là về phẩm, ở chỗ, các thói
quen được hình thành đã hạn hẹp khả năng con người
yêu thương và tạo nên một cảm quan tự mãn sai lầm".
"Con người băng hoại thối nát chán chường chẳng thèm xin ơn tha thứ và
cuối cùng tin tưởng rằng họ không cần xin tha thứ nữa. Chúng ta không
phải chỉ qua một đêm là trở thành một người băng hoại thối nát. Nó là
một thứ trơn truợt xuống dốc lâu dài không thể chỉ bị đồng hóa như là
một loạt tội lỗi. Người ta có thể là một đại tội nhân mà chẳng bao giờ
thành băng hoại thối nát, nếu lòng của họ vẫn cảm thấy nỗi yếu hèn của
họ. Cái kẻ hở nho nhỏ ấy chính là chỗ giúp cho sức mạnh của Thiên Chúa
lọt vào".
"Khi một tội nhân nhận biết mình như thế, họ công nhận một cách nào đó
những gì họ gắn bó hay dính bén là sai lầm. Con người băng hoại tội lỗi
che đậy những gì họ coi là kho
tàng thật sự của họ, mà thật ra lại là những gì làm cho họ trở thành một
kẻ nô lệ và giấu diếm tính hư nết xấu đồi bại của họ bằng những cách
thức tốt đẹp, luôn tỏ ra khôn khéo để giữ được dáng vẻ bề ngoài".
Vẫn tiếp tục với tội lỗi như là một yếu tố bất khả thiếu để có thể nhận biết và thừa hưởng Lòng Thương Xót Chúa, Đức Phanxicô đã nói về bản thân của ngài, chẳng những theo một câu chuyện ở Cựu Ước trong Sách Tiên Tri Isaia liên quan đến hình ảnh Giêrusalem được Thiên Chúa chúc phúc những sau đó đã trở thành như một con điếm mà nàng vẫn được tôn trọng và tha thứ về những gì nàng làm, mà còn liên quan đến thân phận tù nhân và thân phận của Thánh Phêrô nữa:
"Tôi đã đọc thấy những trang Thánh Kinh ấy mà thầm nghĩ rằng tất cả
những điều ấy dường như chỉ viết cho tôi. Vị tiên tri này nói về ô nhục
và ô nhục là một ân sủng, ở chỗ con người cảm thấy tình thương của Thiên
Chúa, họ cảm thấy một thứ tủi nhục cả thể về bản thân họ cũng như về tội
lỗi của họ".
"Vị Giáo Hoàng này là một con người cần đến tình thương của Thiên Chúa".
"Tôi đã thành thực nói cùng các tù nhân ở Palmasola Bolivia, cùng những
con người nam nữ đã thật ân cần nghênh đón tôi.
Tôi đã nhắc nhở họ rằng ngay cả Thánh Phêrô và Thánh Phaolô cũng đã
từng là các tù nhân. Tôi có được một mối liên hệ đặc biệt với những
người ở trong tù, những con người bị mất tự do. Tôi luôn gắn bó với họ,
nhất là vì tôi nhận thức mình là một tội nhân".
"Mỗi lần tôi đi qua cổng vào một nhà tù để cử
hành Thánh Lễ hay để thăm viếng,
tôi bao giờ cũng nghĩ rằng tại sao lại là họ mà không phải là tôi chứ?
Tôi cần phải ở đó. Tôi xứng đáng ở đó. Cái sa ngã của họ có thể đã là
của tôi. Tôi không cảm thấy khá hơn những người đang đứng trước mặt tôi.
Vì thế tôi lập lại và nguyện cầu rằng tại sao lại là họ mà không phải là
tôi? Có thể là chướng tai gai mắt, thế nhưng tôi có được
niềm an ủi từ Thánh Phêrô, ở chỗ ngài đã
phản bội Chúa Giêsu thế mà ngài vẫn được chọn".
11- Vì Thương Được Chọn - Miserando atque eligendo
Đức Thánh Cha Phanxicô đã cảm nghiệm được Lòng Thương Xót Chúa khi còn là một thiếu niên, để rồi từ đó sau này ngài đã chọn câu khẩu hiệu giáo phẩm của mình theo chiều hướng ấy, như ngài đã từng nói đến và lập lại nơi đây:
"Tôi không có bất kỳ một hồi niệm nào về tình thương khi tôi còn là một đứa trẻ. Thế nhưng tôi quả thực là có khi trở thành một người trẻ. Tôi nghĩ đến Cha Carlos Duarte Ibarra, vị giải tội mà tôi đã gặp ở nhà thờ giáo xứ của tôi vào ngày 21 tháng 9 năm 1953, ngày Giáo Hội cử hành lễ kính Thánh Mathêu, vị tông đồ kiêm thánh ký. Bấy giờ tôi mới 17 tuổi. Khi xưng tội với ngài, tôi cảm thấy được tình thương của Thiên Chúa đón nhận".
"Cha Ibarra lúc đầu ở Corrientes những sau đó ở Buenos Aires để chữa trị bệnh lẩy bẩy của ngài. Ngài đã qua đời vào năm sau đó. Tôi vẫn nhớ hôm đó xẩy ra như thế nào khi về tới nhà sau lễ an táng và chôn táng của ngài, tôi cảm thấy như thể tôi đã bị bỏ rơi. Và tôi đã kêu la rất nhiều trong đêm hôm đó, thật sự là rất nhiều, để rồi tôi ẩn mình ở trong căn phòng của tôi".
"Tại sao? Bởi vì tôi đã bị mất đi một con người giúp tôi cảm thấy được tình thương của Thiên Chúa, mà vì thương được chọn - miserando atque eligendo, một diễn tả mà bấy giờ tôi chẳng hiểu nhưng dần dần tôi đã chọn làm khẩu hiệu giáo phẩm của tôi. Về sau tôi đã hiểu nó ở bài giảng của một đan sĩ người Anh là Thánh Beđa (672-735). Khi diễn tả về việc kêu gọi Thánh Mathêu, ngài viết: 'Chúa Giêsu trông thấy người thu thuế và vì thương nên đã chọn chàng làm tông đồ khi nói với chàng rằng hãy theo Ta'".
"Đó là bản dịch phổ thông về những lời của Thánh Beđa (câu nguyên thủy bằng tiếng Latinh). Tôi thích dịch chữ 'miserando' bằng một danh động từ khác vốn không có, đó là misericordando or mercying. Vậy việc 'mercying him and choosing him - thương chàng và chọn chàng' là những gì diễn tả cái nhìn của Chúa Giêsu là Đấng cống hiến tặng ân tình thương và chọn lựa cùng đưa đi theo với Người".
12- Tình Thương
là một tín lý... thậm chí là đích thực
Trả lời cho câu hỏi chân lý và tình thương hoặc tín lý và tình thương có nghịch nhau hay chăng, Đức Phanxicô đã cho biết như sau:
"Tôi sẽ nói như thế này: tình thương là những gì thực hữu; nó là đệ nhất ưu phẩm của Thiên Chúa".
"Thế rồi các suy tư thần học về tín lý hay tình thương cứ thế mà theo, nhưng chúng ta không được quên rằng tình thương là tín điều. Ngay cả là thế chăng nữa, tôi vẫn thích nói: tình thương là những gì đích thực".