GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

 

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ

TÔNG DU BALAN CHO NGÀY GIỚI TRẺ THẾ GIỚI XXXI 27-31/7/2016

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

http://w2.vatican.va/content/francesco/en/travels/2016/outside/documents/papa-francesco-polonia-2016.html

(xin chuyển dịch kèm theo các nhan đề và nhấn mạnh tự ý)

Apostolic Journey of his Holiness Pope Francis to Poland, 27-31 July 2016

 

 

unnamed-1-2-740x463

Bao giờ cũng thế, trước bất cứ chuyến tông du nào của mình, ĐTC Phanxicô cũng đến Đền Thờ Đức Bà Cả để dâng hoa và cầu nguyện với Mẹ Maria,

xin Mẹ bảo trợ cho chuyến tông du của ngài, bao gồm cả chuyến tông du thứ XV lần này của ngài đến balan để chủ sự Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXXI (27-31/7/2016).

Chiều hôm qua, Thứ Ba 26/7/2016, ngài đã tiếp tục thói quen tốt lành của ngài với Mẹ Maria.

 

THỨ TƯ 27/7/2016

 

14:00 Departure from Rome Fiumicino International Airport for Kraków
Greeting to journalists on the flight to Kraków
[English, French, German, Italian, Polish, Portuguese, Spanish]
 
16:00 Arrival at “St John Paul II” International Airport in Balice-Kraków  
  Welcome ceremony in the Military Area of the International Airport of Balice-Kraków  
17:00 Meeting with the Authorities, the Civil Society and Diplomatic Corps in the courtyard of Wawel 
[Arabic, English, French, German, Italian, Polish, Portuguese, Spanish]
 
17:40 Courtesy visit to the President of the Republic in the Hall of Birds of Wawel Palace  
18:30 Meeting with the Polish Bishops in the Cathedral of Kraków  
20:45 Dialogue with Italian young people
[English, Italian, Spanish]
 
21:15 Greetings to the faithful from the window of the Archbishop's house in Kraków 
[Arabic, English, French, German, Italian, Polish, Portuguese, Spanish]

Pope Francis arrives at Havana's Jesuit-run parish of the Sacred Heart of Jesus and St. Ignatius of Loyola

Ngay trước khi ngài lên đường Thứ Tư 27/7/2016, vào lúc 1:30 chiều bên Roma, ngài được 15 tỵ nạn nhân trẻ trung khác quốc tịnh

(9 nam và 6 nữ, hầu hết chưa được hợp thức hóa, tức vẫn còn trong tình trạng tỵ nạn), đã đại diện tiễn ngài lên đường kèm theo lời chúc hành trình bằng an.

Đối với dân chúng Balan là đồng hương của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, một dân tộc rất đạo đức, và đối tượng gặp gỡ trong chuyến tông du XV của ĐTC Phanxicô,

họ lại, oái oăm thay, tỏ ra không ưa thích người tỵ nạn và chống chính sách tiếp nhận tỵ nạn của Khối Hiệp Nhất Au Châu theo lời kêu gọi của ĐTC Phanxicô,

và Giáo Quyền của họ cũng tỏ ra không hợp với ĐTC Phanxicô trong vấn để săn sóc mục vụ đặc biệt cho các nạn nhân trong cuộc khủng hoảng hôn nhân gia đình hiện nay.

_DSC8056

or160624100655_001166

Theo thường lệ, ĐTC Phanxicô bao giờ cũng đến chào hỏi từng phóng viên truyền thông (hơn 70 người thuộc 15 quốc gia) đi kèm với ngài trên máy bay,

sau khi ngài ngỏ lời chào chung mọi người. Vì hôm qua, Thứ Ba, 26/7/2016, mới xẩy ra vụ 2 tay khủng bố sát hại (cắt cổ) vị linh mục người Pháp,

Cha Jacques Hamel 86 tuổi, đang dâng lễ trong nhà thờ Saint-Etienne-du-Rouvray thuộc giáo phận Rouen Pháp quốc, một quốc gia đang là mục tiêu khủng bố của IS,

ĐTC Phanxicô, sau khi được Cha giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh giới thiệu và cám ơn,

đã bày tỏ cảm nhận của ngài về chung tình hình thế giới hiện nay như sau:

"Một từ ngữ mà - Cha Lombardi vừa nói tới - thường được lập đi lập lại là 'tình trạng bất an'. Thế nhưng, từ ngữ thật sự là 'chiến tranh'. Vì có khi chúng ta vẫn nói rằng: 'thế giới đang đánh nhau từng phần'. Đó là chiến tranh. Đã xẩy ra chiến tranh năm 1914-1918 theo cách thức của nó; rồi tới cuộc chiến 1939-1945, một đại chiến khác trên thế giới; giờ đây lại có cuộc chiến tranh này. Có lẽ không được tổ chức cho lắm; phải, không được tổ chức (organized), nhưng có tổ chức (organic)... có thể nói như thế... Nhưng nó đúng là một cuộc chiến tranh. Vị linh mục thánh đức này, vị đã chết vào chính lúc đang dâng lời cầu nguyện cho toàn thể Giáo Hội, chỉ là một con người: thế nhưng còn biết bao nhiêu là Kitô hữu, biết bao nhiêu là người vô tội, biết bao nhiêu là trẻ em khác nữa... Chúng ta nghĩ đến Nigeria chẳng hạn. 'Nhưng nó ở Phi Châu mà'... Nó vẫn là chiến tranh. Chúng ta đừng sợ nói lên sự thật này: thế giới đang chiến tranh, vì nó đã đánh mất hòa bình mất rồi... Tôi muốn làm sáng tỏ một từ ngữ. Khi tôi nói về chiến tranh là tôi nói đến chiến tranh thực sự, không phải là chiến tranh tôn giáo, không. Nào là chiến tranh vì lợi lộc, nào là chiến tranh vì tiền của, nào là chiến tranh vì các nguồn lợi thiên nhiên, nào là chiến tranh để thống trị các dân nước: chiến tranh là thế. Có người nghĩ rằng: 'Ngài đang nói về một thứ chiến tranh tôn giáo'. Không. Tất cả mọi tôn giáo chúng ta đều mong muốn hòa bình. Những người khác cũng mong muốn hòa bình. Chắc quí vị đều hiểu như thế?" 

 

 

Gặp Gỡ Chính Quyền Balan và Ngoại Giao Đoàn

Kraków, Courtyard of Wawel Castle
Thứ Tư, 27/7/2016

 

Screen Shot 2016-07-27 at 11.47.00 AM

 

 

 

"... Đấng hướng dẫn định mệnh của các dân tộc, Đấng mở ra các cánh cửa khép kín, Đấng biến các thứ trục trặc rắc rối thành các cơ hội và tạo nên những kịch bản mới từ những trường hợp dường như vô vọng...".

 

 

... Đây là lần đầu tiên tôi tới thăm miền trung đông Âu Châu, và tôi hân hoan được bắt đầu với nước Balan, quê hương của Thánh Gioan Phaolô II bất khả quên lãng, vị khởi xướng và phát động Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô thích nói về một Âu Châu hít thở bằng 2 buồng phổi. Lý tưởng của một chủ nghĩa nhân bản Âu Châu mới được tác động bởi việc hít thở sáng tạo và hợp tác của hai buồng phổi này, cùng với một nền văn minh chung được đâm rễ sâu nơi Kitô giáo.

 

Ký ức là một thứ cột mốc của dân Balan. Tôi luôn cảm thấy ấn tượng trước cảm quan sống động về lịch sử của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô. Khi nào ngài nói về một dân tộc thì ngài đều bắt đầu từ lịch sử của họ, để làm sáng tỏ cái phong phú của họ về nhân bản cũng như về thiêng liêng. Việc nhận thức về căn tính của mình, không bị chi phối bởi bất cứ một kỳ vọng siêu việt nào, là những gì bất khả thiếu cho việc thiết lập một cộng đồng quốc gia trên nền tảng di sản về nhân bản, xã hội, chính trị, kinh tế và tôn giáo của mình, nhờ đó phấn khích đời sống xã hội và văn hóa theo tinh thần liên lỉ trung thành với truyền thống và đồng thời cũng hướng về việc đổi mới và tương lai....

 

(Theo người dịch, ở đây, căn cứ vào căn tính của một dân tộc, trong đó có Balan, ĐTC như nhắc khéo cho họ về thái độ vừa trung thành với truyền thống, vốn có nơi dân tộc Balan đạo hạnh, nhưng đồng thời cũng phải thích nghi với những gì mới mẻ cần phải đổi thay... như hai vấn đề tế nhị sẽ được đề cập tới ở cuối bài nói của ngài, đó là vấn đề tôn trọng sự sống theo truyền thống và đón nhận di dân theo thời đại).

 

 

Cũng thế, việc hợp tác hữu hiệu nơi lãnh vực quốc tế và việc cảm nhận nhau được gia tăng là nhờ nhận thức về và tôn trọng căn tính của mình cũng như của nhau. Việc đối thoại không thể nào tồn tại nếu mỗi bên không bắt đầu từ căn tính của mình. Trong đời sống thường nhật của cá nhân cũng như xã hội, dầu sao cũng có hai thứ ký ức: tốt và xấu, tích cực và tiêu cực. Ký ức tốt là những gì được Thánh Kinh cho chúng ta thấy nơi Ca Vịnh Ngợi Khen Magnificat của Đức Maria, vị chúc tụng Chúa và công cuộc cứu độ của Ngài. Ký ức tiêu cực, trái lại, bắt tâm trí bị ám ảnh bởi sự dữ, nhất là những gì sai lầm gây ra bởi người khác. Nhìn vào lịch sử gần đây của quí vị, tôi tạ ơn Thiên Chúa đã cho quí vị có được một ký ức tốt, chẳng hạn, nơi biến cố quí vị cử hành 50 năm việc tha thứ cho nhau được cống hiến và chấp nhận giữa hàng giáo phẩm Balan và Đức, sau Thế Chiến Thứ Hai... Đến đây chúng ta cũng nghĩ tới Bản Tuyên Ngôn Chung giữa Giáo Hội Công Giáo ở Balan với Giáo Hội Chính Thống của Mạc Tư Khoa: một hành động mở màn cho một tiến trình tái hữu nghị và huynh đệ chẳng những giữa hai Giáo Hội mà còn giữa hai dân tộc nữa.

 

Quốc gia Balan cao quí như thế đã chứng tỏ cho thấy người ta có thể nuôi dưỡng ra sao ký ức tốt mà bỏ đi những gì là xấu xa. Điều này đòi hỏi một niềm hy vọng và tin tưởng vững chắc vào Đấng hướng dẫn định mệnh của các dân tộc, Đấng mở ra các cánh cửa khép kín, Đấng biến các thứ trục trặc rắc rối thành các cơ hội và tạo nên những kịch bản mới từ những trường hợp dường như vô vọng. Đó là điều hiển nhiên từ kinh nghiệm lịch sử của Balan. Sau các cơn giông tố và thời gian đen tối, dân tộc của quí vị, một khi đã lấy lại được căn tính của mình, có thể nói, như những người Do Thái từ Babylon hồi hương rằng: "Chúng tôi dường như người đang mơ... miệng chúng tôi vang lên tiếng cười và lưỡi chúng tôi hớn hở reo vui" (Thánh Vịnh 126:1-2). Sự nhận thức về việc tiến bộ đã thực hiện và niềm vui trước những mục đích đạt tới ấy trở thành một nguồn sức mạnh và bình thản để đối diện với những thách đố hiện tại. (Ở đây, ĐTC Phanxicô đã tỏ ra hết sức khôn khéo từ từ dẫn thính giả thẩm quyền Balan của ngài từ quá khứ hướng đến hiện trạng họ đang phải đối phó qua những quyết định và tác hành thích hợp với căn tính của họ). Những thách đố này cần đến lòng can đảm sống sự thật và việc liên lỉ dấn thân về đạo lý, để bảo đảm rằng các quyết định và hành động, cũng như những mối liên hệ về nhân bản, bao giờ cũng tỏ ra tôn trọng phẩm vị con người. Vấn đề này bao gồm mọi lãnh vực hoạt động, kinh tế, quan tâm về môi sinh và giải quyết hiện tượng di dân phức tạp

 

Lãnh vực cuối cùng này (ngài có ý nói đến hiện tượng di dân) cần phải hết sức khôn ngoan và cảm thương, để thắng vượt sợ hãi cũng như để đạt được sự thiện to lớn hơn. Cần phải tìm kiếm những lý do về vấn đề di dân từ Balan và làm sao cho dễ dàng hóa việc trở về của tất cả những ai muốn hồi hương. Cũng cần phải có một tinh thần sẵn sàng đón nhận những ai vượt thoát chiến tranh và đói khổ, và một tinh thần liên kết với những ai bị tước mất các quyền lợi căn bản của họ, bao gồm cả quyền tuyên xưng đức tin của mình một cách tự do và an toàn...

 

Trong ánh sáng của lịch sử ngàn năm của quí vị, tôi mời gọi nước Balan hãy hy vọng nhìn đến tương lại cùng với những vấn đề trước mắt.... Những chính sách về xã hội nâng đỡ gia đình, tế bào nền tảng chính yếu của xã hội, trợ giúp các gia đình bất hạnh và nghèo nàn, cùng trợ giúp một cách hữu trách việc đón nhận sự sống, nhờ đó sẽ chứng tỏ cho thấy càng hiệu lực hơn. Sự sống bao giờ cũng cần phải được đón nhận và bảo vệ. Cả hai điều đi với nhau - đón nhận và bảo vệ, từ lúc thụ thai cho đến khi tự nhiên qua đi. Tất cả chúng ta đều được kêu gọi để tôn trọng sự sống và chăm sóc sự sống. Đàng khác, Chính quyền, Giáo Hội và xã hội có trách nhiệm hỗ trợ và cụ thể trợ giúp tất cả những ai đang gặp khốn khó trầm trọng, nhờ đó một con trẻ không bao giờ bị coi là gánh nặng mà là tặng ân, và những ai hèn yếu và nghèo nàn nhất không bị bỏ rơi loại trừ.... 

 

Xin Đức Mẹ Czestochowa chúc lành và chở che Balan!

 

 

 

Theo lịch trình tông du thì ĐTC Phanxico sẽ gặp gỡ hội đồng giám mục Balan vào lúc 6:30 chiều Thứ Tư 27/7/2016 ở Balan.

Tuy nhiên, bài nói của ngài không/chưa được phổ biến, một bài nói buông, bằng tất cả tâm tình của ngài,

vì ngài muốn nói chuyện tâm tình kín đáo riêng với các vị thôi.

Theo vị phó giám đốc văn phòng báo chí của tòa thánh Greg Burke thì

"hầu hết những gì Đức Giáo Hoàng nói" về vai trò giáo hoàng của ngài,

"Về việc làm mục tử, việc là một người cha. Một trong những điều chính yếu ngài đã từng nói đến đó là việc ngài muốn được gần gũi với dân chúng..."

 

_AAA0438

 

Trong thời gian tông du Balan, ĐTC Phanxicô cư ngụ tại Tòa TGM Krakow,

nơi ĐTC Gioan Phaolô II đã từng ở khi làm TGM ở đây 15 năm (từ 1963 - 1978),

và cũng là nơi 8 lần tông du về quê hương Balan của mình, Đức GP II đã đứng ở cửa sổ để gặp gỡ chung con chiên.

Tối Thứ Tư hôm qua, 27/7/2016, ĐTC Phanxicô cũng đã gặp chung giới trẻ từ cửa sổ này,

như các vị giáo hoàng vẫn làm thế từ cửa sổ mỗi Chúa Nhật cho buổi Kinh Truyền Tin trưa ở Vatican vậy.

Trong lời ngỏ cùng giới trẻ bấy giờ, ĐTC đã đặc biệt đề cập một con người trẻ mới hơn 22 tuổi một chút,

người học ngành biểu họa (graphic design) và đã vẽ lên biểu hiệu Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXXI ở Balan,

người đã được giành chỗ ngồi trên xe lửa để đến tham dự biến cố này, nhưng đã qua đời ngày 2/7/2017 vì bị ung thư,

người thanh niên nhờ họa ra biểu hiệu cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXXI này mà đã tái nhận thức được đức tin của mình.

ĐTC kêu gọi thinh lặng cầu nguyện cho con người trẻ này và nhắc nhở giới trẻ hãy sẵn sàng bất cứ lúc nào:

"Hôm nay chúng ta ở đây, ngày mai chúng ta sẽ ở đó"

 

 

 

Cũng tối Thứ Tư, 27/7/2016, ĐTC Phanxicô đã trả lời (qua truyền hình viễn liên) cho 3 đại diện giới trẻ đến tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXXI,

trong đó có 2 em gái và 1 erm trai, một trong 2 em gái đã hỏi ngài làm sao có thể chẳng những tha thứ cho những kẻ gây khốn cho mình,

bằng lời nói của họ, đến độ em đã có lần muốn tự tử vì khổ nhục, mà còn làm sao có thể hết hẳn cảm giác hận thù trong lòng nữa.

Trong câu trả lời của mình, ĐTC đã ví những lời nói phạm đến người khác là một thứ khủng bố, khủng bố bằng ngôn từ.

"gossip is terrorism, it’s the terrorism of words, insulting one’s heart, dignity"

 

 

 

 

THỨ NĂM 28/7/2016

 

07:40 Transfer to Balice-Kraków Airport  
  Stopover at the Convent of the Sisters of the Presentation  
08:30 Transfer by helicopter to Częstochowa  
09:45 Arrival at the Monastery of Jasna Gora and Prayer at the Chapel of the Black Madonna  
10:30 Holy Mass on the occasion of the 1050th anniversary of the Baptism of Poland, in the area near the Shrine of Częstochowa
[Arabic, English, French, German, Italian, Polish, Portuguese, Spanish]
 
12:45 Transfer by helicopter to Balice-Kraków Airport  
17:30 Welcoming ceremony by the young people at Jordan Park in Kraków's Błonia
[Arabic, English, French, German, Italian, Polish, Portuguese, Spanish]
 
20:30 Greetings to the faithful from the window of the Archbishop's house in Kraków 
[Arabic, English, French, German, Italian, Polish, Portuguese, Spanish]

 

 

Sáng Thứ Năm, 28/7/2016, trước khi lên trực thăng bay đến Đền Thánh Mẫu Đen ở Częstochowa,

ĐTC Phanxicô đã ghé thăm Các Sơ Dòng Dâng Mình ở Krakow cùng trường học bên cạnh của các sơ.

Ngài đã ký vào tập ghi niệm (guest book) ở đây rằng:

"Với lòng biết ơn việc phục vụ quảng đại của các con,

cha chúc lành cho các con và phấn khích các con làm việc tông đồ giáo dục của các con.

Hãy yêu thương vun trồng những hạt giống thiện hảo, mỹ lệ và chân thật được Thiên Chúa gieo nơi thế hệ mới".

 

 

_AAA0519

 

Captura-de-pantalla-2016-07-28-a-las-10.56.13-740x422

 

 

Giảng Lễ Mừng Kỷ Niệm 1050 Năm Balan theo Kitô Giáo

Khu Vực gần the Shrine of Częstochowa

"Chớ gì mỗi người chúng ta có thể thực hiện được một cuộc vượt qua về nội tâm,

một cuộc Vượt Qua của cõi lòng, hướng về 'kiểu cách' thần linh được thể hiện nơi Đức Maria"

 

Từ các bài đọc của Phụng Vụ hôm nay đã hiện lên một cái thông mạch thần linh, xuyên suốt lịch sử nhân loại và đan kết lịch sử cứu độ.

Tông đồ Phaolô đã nói cho chúng ta biết về dự án cao cả của Thiên Chúa: "Đến thời gian viên trọn thì Thiên Chúa đã sai Con của Ngài đến, sinh bởi một người phụ nữ" (Galata 4:4). Thế nhưng, lịch sử lại cho chúng ta thấy rằng đến lúc "thời gian viên mãn", khi Thiên Chúa đã hóa thân làm người, thì nhân loại vẫn chưa đặc biệt sẵn sàng, thậm chí vẫn chưa ở trong giai đoạn ổn định và hòa bình: vẫn chưa phải là "Thời Vàng Son - Golden Age". Cái kịch bản này của thế giới ấy không đáng với việc Thiên Chúa đến; thật vậy, "dân riêng của Người đã không tiếp nhận Người" (Gioan 1:11). Bởi thế mà thời gian viên mãn mới là một tặng ân: Thiên Chúa đã làm cho thời gian của chúng ta tràn đầy lòng thương xót của Ngài. Chỉ vì tình yêu thương tuyệt đối mà Ngài đã khai mở thời gian viên trọn.

Thật là cảm kích biết bao việc Thiên Chúa đi vào lịch sử đã diễn ra: Ngài "được sinh hạ bởi một người phụ nữ". Chẳng có một cổng chào huy hoàng nào hay chẳng có một vẻ hiển linh rực rỡ nào của Đấng Toàn Năng. Ngài đã không tỏ mình ra như là một vừng dương đạng rạng ngời tỏ hiện, mà là đã tiến vào thế giới này một cách tầm thường nhất, như một con trẻ từ mẹ của Ngài, như "kiểu" được Thánh Kinh cho chúng ta biết như mưa xuống trên mặt đất (xem Isaia 55:10), như hạt giống nhỏ nhất nẩy mầm và tăng trưởng (xem Marco 4:31-32). Như thế, ngược lại với những niềm trông đợi của chúng ta và có lẽ ngược lại với cả những ước muốn của chúng ta, vương quốc của Thiên Chúa, xưa cũng như nay, "không đến một cách thu hút để lôi kéo sự chăm chú" (Luca 17:20), mà bằng một cách bé mọn, một cách thấp hèn.

Bài Phúc Âm hôm nay tiếp tục cái thông mạch thần linh đang tinh tế xuyến suốt giòng lịch sử này, từ thời gian viên trọn chúng ta tiến tới "ngày thứ ba" trong việc Chúa Giêsu thi hành thừa tác vụ của Người (xem Gioan 2:1) cũng như tới việc công bố "thời giờ" cửa ơn cứu độ (câu 4). Thời giờ ngắn ngủi, Thiên Chúa luôn tỏ mình ra một cách bé mọn. Và chúng ta tiến đến "dấu lạ đầu tiên Chúa Giêsu đã thực hiện" (câu 11), ở Cana xứ Galilê.

Không thực hiện một việc lạ lùng nào trước công chúng, hay thậm chí không một lời nào giải quyết một vấn đề chính trị nóng bỏng như vấn đề dân chúng phục quyền Roma. Trái lại, ở một khu làng nhỏ bé, một phép lạ tầm thường đã xẩy ra và mang lại niềm vui đến cho bữa tiệc cưới của một con người trẻ và của một gia đình hoàn toàn vô danh tiểu tốt. Trong khi đó, nước được biến thành rượu ở tiệc cưới này là một dấu chỉ cả thể, vì nó cho chúng ta thấy dung nhan phối ngẫu của Thiên Chúa, một vị Thiên Chúa ngồi đồng bàn với chúng ta, Đấng mơ ước và muốn hiệp thông với chúng ta. Dấu chỉ này nói với chúng ta rằng Chúa không phải là Đấng xa cách mà là gần gũithực hữu. Ngài đang ở giữa chúng ta và Ngài chăm sóc chúng ta, không pha mình vào các quyết định của chúng ta và không phiền hà với các vấn đề chính trị. Ngài thích để Ngài được chất chứa trong những gì là nhỏ mọn, không như chúng ta, thành phần luôn muốn có một cái gì đó to lớn hơn. Con người thật là thảm thương bị thu hút bởi quyền lực, bởi đại thể, bởi các dáng vẻ bề ngoài. Thật là một chước cám dỗ nặng nề khi cố gắng đề bạt mình ở khắp mọi nơi. Thế nhưng cống hiến mình cho người khác, loại trừ các khoảng cách, ăn ở một cách bé mọn và sống thực tại với cuộc sống thường nhật của mình mới thực sự là những gì thần linh.

Vậy Thiên Chúa cứu độ chúng ta bằng việc biến mình thành nhỏ mọn, gần gũithực hữu. Trước hết Thiên Chúa biến mình thành nhỏ mọn. Chúa, Đấng "hiền lành và khiêm nhượng trong lòng" (Mathêu 11:29), đặc biệt yêu thương những ai nhỏ bé, thành phần được mạc khải cho biết vương quốc của Thiên Chúa (Mathêu 11:25); họ là thành phần cao cả trước nhan Ngài và Ngài nhìn đến họ (xem Isaia 66:2). Ngài đặc biệt yêu thương họ vì họ sống ngược lại với "cái kiêu hãnh cuộc đời" là những gì thuộc về thế gian (xem 1Gioan 2:16). Những con người bé nhỏ nói ngôn ngữ của mình, ngôn ngữ của thứ tình yêu thương khiêm nhu mang lại tự do. Bởi vậy Ngài kêu gọi kẻ đơn sơ và chấp nhận họ làm phát ngôn viên của Ngài; Ngài ký thác cho họ mạc khải danh thánh của Ngài và các bí mật tâm can của Ngài. Tâm trí của chúng tôi hướng về rất nhiều người con nam nữ của nhân dân anh chị em, như các vị tử đạo đã làm rạng ngời quyền lực bất phòng thủ của Phúc Âm, như những con người tầm thường nhưng đáng kể làm chứng cho tình yêu Chúa giữa những thử thách lớn lao, và những con người hiền lành mà thế lực loan tin mừng của lòng thương xót như Thánh Gioan Phaolô II và Thánh Faustina. Nhờ những "kênh đào" này của tình yêu Ngài, Chúa đã ban các tặng ân vô giá cho toàn thể Giáo Hội cũng như cho tất cả nhân loại. Thật là ý nghĩa khi việc mừng kỷ niệm nhân dân của anh chị em được lãnh nhận phép rửa trùng ngay vào Năm Thánh Thương Xót này.

Thế rồi, Thiên Chúa cũng là Đấng gần gũi nữa, vương quốc của Ngài gần đến (xem Marco 1:15). Chúa không muốn Ngài là Đấng con người sợ hãi như là một chủ tể quyền năng và xa vời. Ngài không muốn ngự trên ngai tòa của mình trên trời hay trong các sử sách, mà thích đến với các sự vụ hằng ngày của chúng ta, bước đi với chúng ta. Khi chúng ta nghĩ về tặng ân một ngàn năm đầy tràn đức tin, chúng ta trước hết tạ ơn Thiên Chúa vì đã bước đi với dân tộc của anh chị em, đã dắt tay của anh chị em, như một người cha nắm tay con cái của mình, và hỗ trợ anh chị em trong rất nhiều tình huống. Đó là những gì cả chúng ta nữa, trong Giáo Hội, liên lỉ được kêu gọi thực hiện: đó là lắng nghe, là tham gia và là cận nhân, thông dự vào các niềm vui và tranh đấu của dân chúng, nhờ đó Phúc Âm có thể lan truyền càng ngày càng nhất trí và hiệu nghiệm hơn, ở chỗ chiếu tỏa sự thiện hảo bằng cái trong sáng của đời sống chúng ta.

Sau hết, Thiên Chúa là Đấng thực hữu. Các bài đọc hôm nay chứng thực rằng hết mọi sự về đường lối tác hành của Thiên Chúa đều là những gì thực hữu và cụ thể. Đức khôn ngoan thần linh "như là một tay thông thạo" và "thực hiện' (xem Cách Ngôn 8:30). Lời trở thành nhục thể, được hạ sinh bởi một người mẹ, được hạ sinh theo lề luật (xem Galata 4:4), có bạn bè và dự tiệc tùng. Đấng vĩnh hằng được truyền đạt bằng việc có giờ với dân chúng và trong những tình huống cụ thể. Lịch sử của anh chị em, được hình thành bởi Phúc Âm, bởi Thánh Giá và nhờ lòng trung thành với Giáo Hội, đã được coi như là một thứ năng lực lây nhiễm của một đức tin chân thực, được truyền đạt trong gia đình, từ cha đến con, nhất là từ người mẹ và người bà, những vị chúng ta cần phải cám ơn rất nhiều. Đặc biệt là anh chị em đã có thể chính tay chạm đến nỗi niềm dịu dàng êm ái thực hữu và quan phòng của Người Mẹ trên hết, vị tôi đến đây như một người hành hương để tôn kính và là vị đã được chúng ta tung hô trong bài Thánh Vịnh là "đại vinh dự của dân tộc chúng tôi" (Giuđích 15:9).

Bởi vậy mà chúng ta đã qui tụ lại nơi đây, giờ đây nhìn lên Đức Maria. Nơi Mẹ, chúng ta thấy trọn vẹn những gì am hợp với Chúa. Dọc suốt dòng lịch sử, "thông mạch Thánh Mẫu" cũng được đan kết với thông mạch thần linh nữa. Nếu có bất cứ vinh quang trần thế nào, bất cứ công trạng nào của chúng ta trong thời gian viên trọn thì đó là Mẹ. Mẹ Maria là ở chỗ đó, được gìn giữ khỏi tội lỗi, nơi Thiên Chúa đã chọn để phản ảnh bản thân Ngài. Mẹ là cái thang Thiên Chúa đã sử dụng để xuống gần với chúng ta. Mẹ là dấu chỉ rõ ràng nhất của thời gian viên trọn.

Trong đời sống của Mẹ Maria chúng ta ca ngợi cái bé mọn được Thiên Chúa yêu thương, vì Ngài "đã nhìn đến phận thấp hèn tôi tớ của Ngài" và "đã nâng người hèn mọn lên" (Luca 1:48,52). Ngài rất mãn nguyện về Mẹ đến độ Ngài đã để cho xác thịt của Ngài được đan kết nơi Mẹ, nhờ đó Vị Trinh Nữ này đã trở thành Mẹ của Thiên Chúa, như một bài thánh ca cổ điển đã xướng lên qua nhiều thế kỷ. Chớ gì Mẹ tiếp tục soi đàng chỉ lối cho anh chị em, những người không ngừng chạy đến cùng Mẹ, tập trung lại ở nơi đây, thủ đô thiêng liêng của xứ sở này. Xin Mẹ giúp cho anh chị em biết đan kết nơi đời sống của anh chị em cái thông mạch khiêm tốn và đơn thành của Phúc Âm.

Ở Cana, cũng như ở Jasna Gora đây, Mẹ Maria cống hiến cho chúng ta sự gần gũi của Mẹ và giúp cho chúng ta khám phá ra những gì chúng ta cần để sống đời sống viên trọn. Giờ đây cũng như xưa kia, Mẹ làm điều này bằng tình yêu thương của một người mẹ, bằng sự hiện diện và huấn dụ của Mẹ, dạy cho chúng ta xa tránh những quyết định vội vàng hấp tấp và những càu nhàu khó chịu trong cộng đồng của chúng ta. Như Người Mẹ của một gia đình, Mẹ muốn giữ chúng ta lại với nhau. Nhờ hiệp nhất, cuộc hành trình của dân tộc anh chị em đã có thể vượt qua được bất cứ một kinh nghiệm khắc nghiệt nào. Xin Người Mẹ này, Đấng đã kiên vững đứng dưới chân Thánh Giá và kiên tâm cầu nguyện với các môn đệ khi chờ đợi Thánh Linh, ban cho anh chị em ước muốn biết từ bỏ tất cả quá khứ sai lầm và tổn thương, và biết thiết lập tình thân hữu với tất cả mọi người, không lui bước trước khuynh hướng thoái bộ hay độc đoán nào. (Theo người dịch, ở đây, đoạn này và 2 đoạn cuối cùng dưới đây, ĐTC ngầm nhắn nhủ dân Balan tuy đạo hạnh nhưng vẫn có khuynh hướng bất chấp di dân và nghi kỵ thành phần di dân là thành phần ở đất nước của họ mới có 0.24% vào cuối năm 2009 hãy cởi mở và phục vụ hơn theo gương của Đức Mẹ ở Tiệc Cưới Cana)

Ở Cana, Đức Mẹ đã chứng tỏ Mẹ hết sức thực tiễn. Mẹ là một Người Mẹ quan tâm đến vấn đề của dân chúng và ra tay hành động. Mẹ nhận thấy những giây phút khó khăn và khôn khéo giải quyết nó một cách hiệu nghiệm và quyết liệt. Mẹ đã tỏ ra không hống hách hay làm càn, mà là một Người Mẹ và là một nữ tỳ. Chúng ta hãy xin ơn biết noi gương bắt chước tính nhậy cảm của Mẹ trong việc phục vụ những ai đang cần được giúp đỡ, và biết được thế nào là tốt đẹp khi hy sinh đời sống của chúng ta trong việc phục vụ người khác, mà không thiên vị hay phân biệt. Xin Mẹ Maria, Mạch Nguồn Hân Hoan của chúng ta, vị mang hòa bình đến giữa tình trạng tội lỗi tràn lan và cuộc biến loạn của lịch sử này, xin cho chúng ta nhận được Thánh Linh tuôn đổ xuống trên chúng ta và giúp chúng ta có thể trở thành những người tôi tớ tốt lành và trung tín.

Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ, chớ gì thời gian viên trọn cũng gần đến đối với cả chúng ta nữa. Việc chuyển tiếp từ trước và sau Chúa Kitô chỉ hơi có chút ý nghĩa nếu nó vẫn là một thứ ngày tháng biên niên của lịch sử. Chớ gì mỗi người chúng ta có thể thực hiện hiện được một cuộc vượt qua về nội tâm, một cuộc Vượt Qua của cõi lòng, hướng đến "kiểu cách" thần linh được thể hiện nơi Đức Maria: Chớ gì chúng ta làm hết mọi sự một cách bé mọn, và hỗ trợ người khác trong tầm tay của mình bằng một con tim chân thành và cởi mở.

 

(Xin được phụ thêm một số hình ảnh ở Đền Thánh Mẫu Đen này do tôi chụp được vào Thứ Bảy Đầu Tháng 3/5/2014:)

 

Phái đoàn hành hương TĐCTT chúng tôi (đầu đội mũ đỏ) đang tiến vào nguyện đường của Đền Thánh Mẫu Đen

Để tiến vào nguyện đường Đền Thánh phải qua một cái cổng mà bên trên cổng có huy hiệu giáo hoàng của ĐTCGPII

Khách hành hương phải xếp hàng phía bên cánh nguyện đường để theo nhau từ từ tiến lên phía sau cung thánh

Sau cung thánh của bàn thờ chính là bàn thờ Thánh Mẫu Đen, là Thánh Mẫu của Balan như ĐM Lavang của VN

Hai bên tường của nguyện đường toàn lủng lẳng treo đủ mọi thứ chuỗi Mân Côi

 

Khai mạc Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXXI tại Błonia ở Krakow.

 

 

Sau Thánh Lễ và bài giảng ở Đền Thánh Mẫu Đen,

ĐTC trở về Tòa Tổng Giám Mục Krakow và cùng với giới trẻ

Ngài đã ngỏ lời cùng họ và nhấn mạnh đến ý tưởng nồng cốt nhất đó là

 

"Lòng Thương Xót luôn có một dung nhan trẻ trung"

.......... Chúa Giêsu đã kêu gọi chúng ta đến với Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ XXXI này. Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng: "Phúc cho ai có lòng thương xót, vì họ sẽ được xót thương" (Mathêu 5:7). Thật vậy, phúc cho ai có thể tha thứ, người có thể tỏ lòng cảm thương chân thành, người có thể cống hiến những gì tốt đẹp nhất của mình cho người khác.

Giới trẻ thân mến, trong những ngày này Balan ở trong bầu khí lễ hội; trong những ngày này Balan muốn có một khuôn mặt thương xót hằng trẻ trung....

Ý thức được lòng nhiệt thành của các bạn cho việc truyền giáo, tôi xin lập lại: lòng thương xót luôn có một dung nhan trẻ trung! Vì một tấm lòng thương xót được thúc đẩy vươn ra cả bên ngoài lãnh giới thoải mái của mình. Một tấm lòng thương xót có thể tiến lên gặp gỡ người khác; một tấm lòng sẵn sàng ôm lấy hết mọi người. Một tấm lòng thương xót có thể trở thành nơi nương náu cho những ai vô gia cư hay mất mát nhà cửa của họ; nó có thể xây lên một ngôi nhà và một gia đình cho những ai buộc phải di tản; nó biết được ý nghĩa thế nào là niềm êm ái dịu dàng và lòng cảm thương. Một tấm lòng thương xót có thể chia cơm xẻ bánh với người đói khổ và đón nhận những ai tị nạn và di dân. Nói đến chữ "thương xót" với các bạn tức là nói đến cơ hội, đến tương lai, đến dấn thân, đến tin tưởng, đến cởi mở, đến hiếu khách, đến cảm thương và đến những giấc mơ.

Xin cho tôi nói với các bạn một điều khác mà tôi đã biết được qua năm tháng. Tôi cảm thấy nhức nhối khi gặp gỡ giới trẻ dường như muốn "hưu non". Tôi cảm thấy lo âu khi thấy giới trẻ "đầu hàng" (thrown in the towel) trước cuộc chơi vừa bắt đầu, bị thua bại trước khi họ bắt đầu nhập cuộc, cứ quanh quẩn rầu rĩ như thể đời sống chẳng có ý nghĩa gì hết. Tận sâu xa thì loại giới trẻ như thế này bị chán chường... đang chán chường! Thế nhưng cũng khổ tâm và lo lắng khi thấy giới trẻ hoang phí đời của họ trong việc tìm kiếm những gì là hào hứng rộn ràng hay một thứ cảm giác đang sống bằng cách đi vào những con đường tăm tối để rồi cuối cùng phải trả giá... và trả một giá mắc. Thật là buồn thảm khi thấy giới trẻ phung phí một số năm tháng tốt đẹp nhất trong cuộc đời của họ, hoang phí năng lực của họ bằng cách chạy theo những kẻ bán rong những thứ ảo ảnh yêu dấu (tôi từ đâu tới, chúng ta gọi họ là thành phần "buôn khói - vendors of smoke"), những kẻ đánh cắp nơi bạn những gì tốt đẹp nhất.

Chúng ta qui tụ lại nơi đây để giúp nhau, vì chúng ta không muốn bị đánh cắp cái tốt đẹp nhất của chúng ta. Chúng ta đừng để bị đánh cắp mất năng lực của mình, niềm vui của mình, giấc mơ của mình bởi những thứ ảo ảnh yêu dấu.

Vậy tôi xin hỏi các bạn nhé: Phải chăng các bạn đang tìm kiếm những thứ hào hứng trống rỗng trong đời sống, hay các bạn muốn cảm thấy một năng lực có thể cống hiến cho các bạn một cảm quan bền bỉ về cuộc đời và sự viên trọn? Những thứ hào hứng trống rỗng hay quyền năng ân sủng? Để đạt được sự viên trọn, để có được sức mạnh mới thì có một cách. Nó không phải là một điều hay là một vật, mà là một con người và con người này đang sống động. Tên Người là Giêsu Kitô.

Chúa Giêsu có thể cống hiến cho các bạn cái đam mê hào hứng đích thực cho cuộc sống. Chúa Giêsu có thể tác động chúng ta không phải để giáng cấp mà là để những gì tốt đẹp nhất của bản thân mình. Chúa Giêsu thách thức chúng ta, thôi thúc chúng ta và giúp chúng ta tiếp tục cố gắng bất cứ khi nào chúng ta bị cám dỗ bỏ cuộc. Chúa Giêsu thúc đẩy chúng ta luôn nhìn lên cao và mơ tưởng những điều cao cả.....

Lạy Chúa này đây chúng con! Xin sai chúng con đi chia sẻ tình yêu nhân hậu của Chúa. Chúng con muốn nghênh đón Chúa giữa chúng con trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới này. Chúng con muốn khẳng định rằng đời sống của chúng con được viên trọn khi nào nó được lòng thương xót hình thành, vì đó là phần tốt hơn, và nó sẽ không bao giờ có thể bị cướp mất khỏi chúng con....

Riêng bài dịch này được lấy từ https://zenit.org/articles/popes-address-at-welcome-ceremony-with youth/
)

 

THỨ SÁU 29/7/2016

 

 

08:45 Transfer by helicopter to Oswięcim  
09:30 Visit to Auschwitz

(XIN BẤM VÀO CÁI LINK NÀY ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ CÁC HÌNH ẢNH)

 
10:30 Visit to Birkenau Concetration Camp

(XIN BẤM VÀO CÁI LINK NÀY ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ CÁC HÌNH ẢNH)

 
11:30 Transfer by helicopter to Balice-Kraków Airport  
16:30 Visit to the Children's University Hospital (UCH) in Prokocim, Kraków
[Arabic, English, French, German, Italian, Polish, Portuguese, Spanish]
 
18:00 Way of the Cross with the young people at Jordan Park in Kraków's Błonia
[Arabic, English, French, German, Italian, Polish, Portuguese, Spanish]
 
20:30 Greetings to the faithful from the window of the Archbishop's house in Kraków 
[Arabic, English, French, German, Italian, Polish, Portuguese, Spanish]

 

 

Trước hết, ĐTC Phanxicô thăm lò diệt chủng Auschwitz, sau đó thăm Trại Tập Trung Birkenau, những di tích lịch sử cho thấy Đức Quốc Xã đã vô cùng dã man tàn bạo trong việc hủy diệt 1 triệu rưỡi mạng sống con người, hầu hết là người Do Thái, một cuộc diệt chủng không thể nào diễn tả được bằng ý nghĩ và ngôn ngữ loài người.

Có thể vì thế mà Ngài đã quyết định vào thăm một mình và im lặng không nói một tiếng nào, hoàn toàn khác với các vị tiền nhiệm đều có một bài nói: "Tôi muốn đến nơi kinh hoàng ấy không nói năng phát biểu gì, không đông đảo dân chúng - chỉ một ít người cần thôi. Một mình, tiến vào, cầu nguyện. Và xin Chúa ban cho tôi ơn thương khóc".

ĐTC đã một mình tiến qua cổng lò diệt chủng Auschwitz, bên trên có hàng chữ tiêu biểu cho chủ nghĩa vô sản của cộng sản: "Arbeit macht frei - lao động giải thoát đồng chí".

ĐTC sau đó cũng được chở đến khu vực 11, nơi có nhà lao của Vị Thánh Tử Đạo vì đức ái trọn hảo Maximillian Kolbe 75 năm trước. Ngài cũng gặp gỡ các chứng nhân còn sống sót. Rồi ngài được chở đi khoảng 10 phút sang Auschwitz II Birkenau, nơi được xây cất vào năm 1941 và là nơi tàn sát tập thể dân Do Thái. Ngài đã thấy những con đường rầy xe lửa chở người từ khắp nơi tới ngày xưa, đã thấy những phòng hơi ngạt sát hại biết bao nhiêu là sinh linh.... Sau cùng, để kết thúc cuộc viếng thăm cảnh hỏa nguc trần gian này, vào ngày Thứ Sáu khổ nạn, là Bài Thánh Vịnh 130 "Xin Tha Thứ và Thương Xót" bằng tiếng Do Thái dâng lời nguyện cầu lên Thiên Chúa.

 

 

 

SS. Papa Francesco - Viaggio Polonia GMG-Visita ad Auschwitz

29-07-2016


@Servizio Fotografico - L'Osservatore Romano

 

_DSC4024

 

Vào buổi tối Thứ Sáu, tử cửa sổ Tòa Tổng Giám Mục ở Krakow, ĐTC Phanxicô đã bày tỏ cảm nhận của mình với dân chúng qui tụ lại để lắng nghe ngài vào mỗi buổi tối về việc ngài đã đến thăm bệnh viện nhi đồng ban chiều, nhất là về lò diệt chủng Do Thái ban sáng là những gì ngài đã cho biết như sau:

"Nhức nhối đớn đau biết bao! dã man tàn ác biết là chừng nào! Làm thế nào lại xẩy ra chuyện chúng ta là con người được dựng nên tương tự như Thiên Chúa có thể làm những điều ấy chứ? Cái dã man tàn ác không chấm dứt ở Auschwitz, Birkenau: thậm chí cho tới ngày nay. Ngày nay! Ngày nay chúng ta tra tấn hành hạ dân chúng; nhiều tù nhân bị hành hạ tra tấn ngay lập tức, bắt họ phải khai báo... Thật là kinh khiếp. Ngày nay đang xẩy ra cái dã man tàc ác này. Chúng ta cho rằng, 'Đúng thế, chúng ta đã thấy cái dã man tàn ác này hơn 70 năm trước ở nơi đó. Họ bị bắn chết hay bị treo cổ hoặc bị chết ngạt....' Thế nhưng ngày nay ở nhiều nơi trên thế giới chiến tranh vẫn đang xẩy ra, cũng giống nhau thôi!... Chúng ta cầu nguyện cho rất nhiều con người nam nữ ngày nay đang bị hành hạ tra tấn ở nhiều quốc gia trên thế giới này; cho những tù nhân tất cả đang bị đầy ắp ở đó như thể họ là những con thú vật. Hết mọi người ở nơi đây đều là tội nhân. Tất cả chúng ta đều mang gánh nặng tội lỗi của chúng ta. Thế nhưng 'Người yêu thương chúng ta: Ngài yêu thương chúng ta!' Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện cho những con người đang khổ đau trên thế giới ngày nay có quá nhiều điều xấu, nhiều điều xấu. Và khi khóc thì đứa trẻ tìm kiếm mẹ của nó. Ngay cả thành phận tội nhân chúng ta cũng là những đứa con, chúng ta tìm kiếm mẹ của mình và cầu nhau cầu cùng Đức Mẹ, mỗi người theo ngôn ngữ của mình".    

(Chính người viết này cũng đã cùng với Nhóm TĐCTT của mình đến đây vào một ngày bị mưa duy nhất trong 12 ngày hành hương, Thứ Bảy Đầu Tháng ngày 3/5/2014, sau khi tham dự Lễ Phong Hiển Thánh của ĐTC GPII ở Rôma 27/4/2014, và cũng tại hỏa nguc trần gian này mà bản thân tôi tự nhiên cảm nhận được lý do sâu xa tại sao Sứ Điệp Lòng Thương Xót Chúa được ban bố từ Balan!)

 

 

 

Một hành lang hai bên tường liệt kê danh sách của những con người bị sát hại bao gồm tên tuổi và quốc tịch cùng ngày sinh tử của họ.

Ai cũng bị gọt trọc đầu trước khi chết, để lấy tóc của họ làm xà bông hay thảm

- còn cả một căn phòng rộng lớn bùng nhùng toàn là tóc với tóc cao tới đầu người...

 

 

Thăm Bệnh Viện Đại Học Nhi Đồng (UCH) ở Prokocim Krakow

 

".... Phúc Âm thường cho chúng ta thấy Chúa Giêsu gặp thành phần bệnh nhân, ôm lấy họ và tìm kiếm họ. Chúa Giêsu luôn chú ý tới họ. Người quan tâm đến họ như một người mẹ chăm sóc đứa con bệnh nạn của bà, và Người tỏ lòng cảm thương họ. 

"Tôi mong muốn biết bao Kitô hữu chúng ta có thể gần gũi với bệnh nhân như Chúa Giêsu, trong thinh lặng, một cách săn đón, bằng lời cầu nguyện. Buồn thay, xã hội của chúng ta bị lọ lem bởi thứ văn hóa hoang phí, ngược với thứ văn hóa chấp nhận. Các nạn nhân của thứ văn hóa hoang phí này là những ai yếu hèn nhất và mỏng dòn nhất; đó thực sự là những gì tàn nhẫn. Trái lại, đẹp đẽ biết bao khi thấy rằng ở bệnh viện này, thành phần nhỏ bé nhất và thiếu thốn nhất lại được đón nhận và chăm sóc. Cám ơn anh chị em về dấu hiệu yêu thương anh chị em cống hiến cho chúng tôi! Dấu hiệu đích thực của nền văn minh, nhân bản và Kitô giáo đó là biến những ai bất hạnh nhất thành tâm điểm của mối quan tâm xã hội và chính trị.

"Đôi khi gia đình cảm thấy lẻ loi một mình trong việc chăm sóc ấy. Phải làm gì đây? Từ nơi chốn này, đầy những dấu hiệu cụ thể của tình yêu thương, tôi xin nói rằng: Chúng ta hãy tăng bội các công việc của nền văn hóa chấp nhận, các việc làm được tác động bởi tình yêu Kitô giáo, tình yêu vì Chúa Giêsu tử giá, vì xác thịt của Chúa Kitô. Phục vụ một cách yêu thương và dịu dàng những ai cần đến sự giúp đỡ của chúng ta làm cho tất cả chúng ta lớn lên về nhân bản. Nó mở ra trước chúng ta con đường dẫn đến sự sống đời đời. Những ai dấn thân thực hiện các công việc của lòng thương xót thì không sợ chết...."

 

Huấn Từ Kết Thúc Đường Thánh Giá

tại  Jordan Park ở Blonia, Krakow

Screen Shot 2016-07-29 at 12.38.06 PM

Screen Shot 2016-07-29 at 12.26.05 PM

 

"Đường Thánh Giá là con đường trung thành theo Chúa Giêsu cho tới cùng, trong các trường hợp thường thê

 

thảm của cuộc sống hằng ngày. Nó là con đường không sợ thất bại, không sợ bị loại trừ hay không sợ cô độc,

 

nó làm cho cõi lòng của chúng ta tràn đầy sự viên mãn của Chúa Giêsu".

 

Ta đói các con đã cho Ta ăn,

Ta khát các con đã cho Ta uống,

Ta là khách các con đã tiếp đón Ta,

Ta trần trụi các con đã cho Ta mặc,

Ta đau yếu các con chăm sóc Ta,

Ta bị tù ngục các con thăm viếng Ta (Mathêu 25:35-36)

 

Những lời này của Chúa Giêsu trả lời cho vấn đề thường được gợi lên trong tâm trí chúng ta: "Thiên Chúa đâu rồi?" Thiên Chúa ở đâu chứ khi mà sự dữ đang xẩy ra trên thế giới của chúng ta đây, một khi đang có những con người nam nữ đang đói khát, bơ vơ không nhà, lưu đầy và tị nạn? Thiên Chúa ở nơi đâu đây khi những con người vô tội đang chết đi bởi bạo lực, khủng bố và chiến tranh? Thiên Chúa ở đâu khi mà những chứng bệnh ghê rợn gây ra tình trạng đổ vỡ nơi những liên hệ cuộc đời và tình cảm? Hay khi các trẻ em bị khai thác và nhục nhằn, và họ cũng phải gánh chịu bệnh hoạn trầm trọng nữa? Thiên Chúa ở đâu giữa nỗi sầu thương của những ai cảm thấy băn khoăn bối rối trong tâm thần? Những vấn nạn này bị bế tắc theo quan niệm loài người. Chúng ta chỉ có thể nhìn lên Chúa Giêsu mà hỏi Người. Câu trả lời của Chúa Giêsu là thế này: "Thiên Chúa ở nơi họ". Chúa Giêsu ở trong họ; Người đang chịu khổ đau nơi họ và đồng hóa mình với từng người trong họ. Người liên kết chặt chẽ với họ như thực sự cùng họ làm nên "một thân thể".

 

Chính Chúa Giêsu đã muốn đồng hóa Người với những người anh chị em này trong việc chịu đựng đớn đau và sầu thương bằng việc sẵn sàng bước đi "con đường sầu khổ" lên Đồi Canvê. Bằng việc chết trên cây thập tự giá, Người đã phó mình trong tay Cha, đón nhận trên mình và nơi mình, với một tình yêu tự hy hiến bản thân mình, các thương tích về thể lý, luân lý và thiêng liêng của toàn thể loài người. Bằng việc ôm lấy cây thập tự giá, Chúa Giêsu đã ôm lấy cái trần trụi, cái đói khát, cái cô đơn, cái đớn đau và cái chết của con người nam nữ qua mọi thời đại. Tối hôm nay, Chúa Giêsu, và chúng ta cùng với Người, bằng tình yêu thương đặc biệt, ôm lấy những người anh chị em Syria đang trốn chạy chiến tranh. Chúng ta chào họ đón họ bằng lòng cảm mến và tình huynh đệ.

 

Bằng việc theo Chúa Giêsu trên Đường Thánh Giá, một lần nữa chúng ta nhận thức tầm quan trọng của việc noi gương bắt chước Người qua 14 việc làm xót thương. Những việc này giúp chúng ta hướng về lòng thương xót Chúa, van xin ân sủng để cảm nhận được rằng không có lòng thương xót chúng ta chẳng làm được gì hết; không có lòng thương xót, cả tôi lẫn các bạn hay bất cứ ai trong chúng ta có thể làm một sự gì. Trước hết chúng ta hãy xét tới thương xác bảy mối: cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, cho khách đỗ nhờ, thăm viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc, và chôn xác kẻ chết. Chúng ta đã lãnh nhận nhưng không chúng ta cũng cần phải cho nhưng không. Chúng ta được kêu gọi để phụng vụ Chúa Giêsu tử giá nơi tất cả những ai sống bên lề xã hội, để chạm đến xác thịt linh thánh của Người nơi những ai bất hạnh, nơi những ai đói khát, nơi kẻ trần trụi và tù ngục, nơi bệnh nhân và người thất nghiệp, nơi những ai bị bách hại, thành phần tị nạn và di dân. Ở đó chúng ta sẽ gặp thấy Thiên Chúa của chúng ta; ở đó chúng ta đụng chạm tới Chúa. Chính Chúa Giêsu đã nói với chúng ta điều ấy khi Người dẫn giải tiêu chuẩn mà theo đó chúng ta sẽ bị xét xử: bất cứ khi nào chúng ta làm những điều ấy cho một kẻ hèn mọn nhất trong anh chị em của chúng ta là chúng ta làm cho Người (xem Mathêu 25:31-46).

 

Sau thương xác bảy mối là thương linh hồn bảy mối: lấy lời lành mà khuyên người, dạy bảo kẻ mê muội, khuyên bảo kẻ có tội, an ủi kẻ âu lo, tha kẻ dễ ta, nhịn kẻ mất lòng ta, cầu cho kẻ sống và kẻ chết. Trong việc đón nhận những ai bị ruồng bỏ đang khổ đau về thể lý cũng như trong việc đón nhận tội nhân đang nhức nhối về tinh thần, thì uy tín của thành phần Kitô hữu chúng ta là một vấn đề. Trong việc đón nhận những ai bị ruồng bỏ đang khổ đau về thể lý cũng như trong việc đón nhận tội nhân đang nhức nhối về tinh thần, thì uy tín của thành phần Kitô hữu chúng ta là một vấn đề. Không phải ở nơi tư tưởng mà là nơi hành động.

 

Nhân loại ngày nay cần đến những con người nam nữ, nhất là giới trẻ như các bạn đây, thành phần không muốn sống "nửa vời - halfway" cuộc đời của mình, những con người trẻ sẵn sàng sống cuộc đời mình tự nguyện phục vụ anh chị em mình là những người nghèo khổ nhất và dễ bị vi phạm nhất, noi gương Chúa Kitô là Đấng đã hoàn toàn hiến mình cho phần rỗi của chúng ta. Trước sự dữ, đau khổ và tội lỗi, chỉ có một giải đáp khả dĩ đối với người môn đệ Chúa Giêsu đó là việc ban tặng bản thân mình đi, thậm chí ngay cả mạng sống của mình, theo gương Chúa Kitô; đó là thái độ phục vụ. Những ai gọi mình là Kitô hữu nếu không sống để phục vụ thì cuộc đời của họ chẳng đi về đâu. Họ chối bỏ Chúa Giêsu Kitô bằng đời sống của họ.

 

Các bạn thân mến, tối hôm nay, một lần nữa Chúa xin các bạn hãy đi tiên phong trong việc phục vụ người khác. Người muốn biến các bạn thành một đáp ứng cụ thể cho các nhu cầu và khổ đau của nhân loại. Người muốn các bạn trở thành dấu hiệu cho tình yêu nhân hậu của Người đối với thời đại của chúng ta! Để các bạn có thể thực thi sứ vụ này, Người tỏ cho các bạn thấy con đường dấn thân cá thể và tự hiến. Đó là Con Đường Thánh Giá. Đường Thánh Giá là con đường trung thành theo Chúa Giêsu cho tới cùng, trong các trường hợp thường thê thảm của cuộc sống hằng ngày. Nó là con đường không sợ thất bại, không sợ bị loại trừ hay không sợ cô độc, vì nó làm cho cõi lòng của chúng ta tràn đầy sự viên mãn của Chúa Giêsu. Con Đường Thánh Giá là con đường sự sống của Thiên Chúa, là "kiểu cách" của Ngài, thứ kiểu cách Chúa Giêsu làm thăng bằng cho những đường nẻo của một xã hội có những lúc chia rẽ, bất công và băng hoại.

 

Đường Thánh Giá không phải là một thứ thực hành khoái cảm khổ đau (sadomasochism); chỉ có Đường Thánh Giá mới chế ngự được tội lỗi, sự dữ và sự chết, vì nó dẫn đến ánh sáng rạng ngời của Chúa Kitô phục sinh và mở ra những chân trời của một sự sống mới viên mãn hơn. Nó là con đường hy vọng, con đường của tương lai. Những ai theo đuổi con đường này cách quảng đại và tin tưởng thì cống hiến niềm hy vọng cho tương lai và cho nhân loại. Những ai quảng đại và tin tưởng theo con đường này thì gieo vãi hạt giống hy vọng. Tôi mong muốn các bạn trở thành những người gieo vãi niềm hy vọng.

 

Giới trẻ thân mến, vào Ngày Thứ sáu Tuần Thánh, nhiều môn đệ đã chán nản trở về nhà của họ. Những người khác thì muốn về miền quê để quên đi cây thập tự giá. Tôi hỏi các bạn nhé: Tôi muốn các bạn hãy âm thầm trả lời tận đáy lòng mình. Các bạn muốn trở về nhà mình tối nay như thế nào, về những nơi các bạn đang ở, về lều của các bạn? Tối nay các bạn muốn ra sao khi trở về một mình suy nghĩ? Thế giới đang nhìn vào chúng ta đây. Mỗi người trong các bạn cần phải trả lời cho thách đố được câu hỏi này đặt ra cho các bạn.

 

 

 

 

 

THỨ BẢY 30/7/2016

08:30 Visit to the Shrine of Divine Mercy in Kraków  
09:00 Passing through the Door of Divine Mercy  
09:15 Rite of Reconciliation to some young people at the Divine Mercy Shrine  
10:30 Holy Mass with Priests, Men and Women Religious, Consecrated Persons and Polish Seminarians gathered in St John Paul II Shrine in Kraków
[Arabic, English, French, German, Italian, Polish, Portuguese, Spanish]
 
12:45 Lunch with some young people in the archiepiscopal residence  
19:00 Arrival at Campus Misericordiae and passing through the Holy Door with some young people  
19:30 Prayer Vigil with the young people in Campus Misericordiae
[Arabic, English, French, German, Italian, Polish, Portuguese, Spanish]

 

Theo lịch trình thì sinh hoạt tông du đầu tiên của ĐTC Phanxicô trong ngày là Thứ Bảy 30/7/2016 này là đến kính viếng Đền Thánh Lòng Thương Xót Chúa ở Krakow, trong khu vực sát bên cạnh tu viện của Dòng Nữ Tu Mẹ Thương Xót của Chị Thánh Faustina, một Đền Thánh được xây cất từ năm 1999 và hoàn thành năm 2002, sau đó được ĐTC GPII thánh hiến vào Thứ Bảy 17/8/2002. Vì không tìm thấy hình ảnh nào từ các nguồn truyền thông như hai ngày vừa qua, tôi xin được 7 tấm ảnh tôi chụp được hôm Chúa Nhật mùng 4/5/2014 ở chính Đền Thánh này dưới đây: 

 

Theo Vatican Radio là Truyền Thông Official Vatican Network chiều tối Thứ Bảy 30/7/2016 thì trước khi kính viếng Đền Thánh Lòng Thương Xót Chúa (LTXC), ĐTC Phanxicô đã ghé thăm Tu Viện Nữ Tu Mẹ Thương Xiót của Chị Thánh Faustina, nơi chị ở vào thời gian trước khi qua đời. Trước hết ngài vào Nguyện Đường Thánh Faustina, nơi ngài được cả Mẹ Bề Trên Tổng Quyền lẫn Mẹ Bề Trên Tu Viện chào mừng, sau đó ngài làm phép một Bức Hình lớn LTXC và cầu nguyện trước mộ Thánh Faustina. Trước khi lìa tu viện, ngài đã ký vào tập sách lưu niệm (Guest Book) rằng: "Ta muốn lòng thương xót chứ không vật các thứ hy tế", một câu Phúc Âm lập lại lời của Chúa Giêsu (Mathêu 9:13).

Ở tại tu viện này cũng thế, vì không thấy tấm hình nào được phổ biến, tôi xin mạn phép trưng dẫn thêm 5 tấm hình liên hệ tiêu biểu nữa liên quan đến chính chỗ ĐTC Phanxicô đã ghé đến sau đây: 

 

Sang Đền Thánh LTXC, trước hết ngài ngỏ lời chào giới trẻ bấy giờ đang tập trung ở cánh đồng xưng thú (field of confessions) như sau: 

"Ngày nay Chúa muốn chúng ta cảm thấy lòng thương xót của Người sâu xa hơn bao giờ hết. Đừng bao giờ tách mình khỏi Chúa Giêsu. Cho dù chúng ta có cảm thấy mình tồi bại nhất bởi các thứ tội lỗi của chúng ta và bởi những sa phạm của chúng ta, Người thích chúng ta như thế (He prefers us that way) - nhờ đó Lòng Thương Xót của Người được tỏa lan. Hôm nay đây tất cả chúng ta được hưởng lợi ích nhờ việc lãnh nhận lòng thương xót của Chúa Giêsu".  

Sau khi ĐTC Phanxicô bước qua Cửa Thánh ở Đền Thánh Lòng Thương Xót Chúa này, ngài đã giải tội cho một số giới trẻ (ở dưới hầm Đền Thánh Lòng Thương Xót Chúa, như thấy trong tấm hình thứ 7 của 7 tấm hình đầu tiên tôi trưng dẫn trên đây), sau đó ngài đã dâng lễ và giảng lễ cho các vị linh mục, tu sĩ nam nữ và chủng sinh ở Đền Thánh Gioan Phaolô II.  

_DSC5018

 

Bài Giảng Lễ cho Linh Mục, Tu Sĩ Nam Nữ và Chủng Sinh Balan

Saint John Paul II Shrine - Kraków 


SS. Papa Francesco - Viaggio Polonia GMG-Messa Santuario S. Giovanni Paolo II

30-07-2016


@Servizio Fotografico - L'Osservatore Romano

 

"Chúng ta hãy tạ ơn Chúa vì Ngài đã tiến qua các cánh cửa đóng của chúng ta bằng lòng thương xót của Ngài,

vì Ngài đã kêu gọi đích danh chúng ta như tông đồ Toma,

vì Ngài đã ban cho chúng ta ân sủng để tiếp tục viết Phúc Âm yêu thương của Ngài".

 

Những lời của bài Phúc Âm chúng ta vừa nghe (xem Gioan 20:19-31) nói với chúng ta về một nơi chốn, một người môn đệ và một cuốn sách.

Nơi chốn này là nơi các môn đệ qui tụ lại vào buổi tối Phục Sinh; chúng ta chỉ đọc thấy rằng các cánh cửa được đóng lại (câu 19). Tám ngày sau, các môn đệ lại qui tụ ở đó một lần nữa, và các cửa vẫn đóng kín (câu 26). Chúa Giêsu tiến vào, đứng giữa các vị và mang đến cho các vị bình an của Người, Thánh Linh và ơn tha thứ tội lỗi: tức là lòng thương xót Chúa. Đằng sau các cánh cửa đóng ấy vang lên lời Chúa Giêsu kêu gọi những ai theo Người rằng: "Như Cha đã sai Thày thế nào thì Thày cũng sai các con như vậy" (câu 21).

Chúa Giêsu sai đi. Ngay từ ban đầu, Người muốn Giáo Hội của Người phải là một Giáo Hội sinh động (on the move), một Giáo Hội vào đời (goes out into the world). Và Người muốn Giáo Hội làm như thế như Người đã thực hiện. Người không được Cha sai đến thế gian để sử dụng quyền lực mà là để mang lấy thân phận của một kẻ nô lệ (xem Philiphê 2:7); Người đến "không phải để được hầu hạ mà là để hầu hạ" (Marco 10:45) và loan báo Tin Mừng (xem Luca 4:18). Các môn đệ của Người qua các thế hệ được sai đi cũng thế. Vấn đề tương phản hiện lên đó là trong khi các môn đệ vì sợ hãi đã đóng cửa lại thì Chúa Giêsu lại sai các vị đi truyền giáo. Người muốn các vị hãy mở cửa ra và đi loan báo ơn tha thứ và bình an của Chúa, bằng quyền lực Thánh Linh.

Tiếng gọi này cũng được ngỏ cùng chúng ta nữa. Chúng ta làm sao lại không nghe thấy âm vang của nó nơi lời kêu gọi của Thánh Gioan Phaolô II chứ: "Hãy mở ra các cánh cửa"? Tuy nhiên, trong đời sống của chúng ta là linh mục và những con người sống đời thánh hiến, chúng ta, vì lo âu sợ hãi hay vì tiện lợi, thường có khuynh hướng khép kín vào bản thân mình cũng như vào môi trường sống của mình. Thế nhưng Chúa Giêsu dẫn chúng ta đi vào con đường một chiều, đó là ra khỏi bản thân mình. Đó là một cuộc hành trình một chiều, không quay đầu trở lại. Nó cần thực hiện một thứ xuất hành (exodus) từ bản thân mình, mất mạng vì Người (xem marco 8:35) và bắt đầu con đường hiến thân. Chúa Giêsu cũng không thích những cuộc hành trình nửa vời (journeys made halfway), không thích các cánh cửa kín kín hở hở (doors half-closed), không thích những cuộc đời sống nước đôi (lives lived on two tracks). Người xin chúng ta mang theo hành lý nhẹ nhàng (to pack lightly for the journey), lên đường không màng chi tới tình trạng an ninh của mình, chỉ một mình Người là sức mạnh của chúng ta.  

Nói cách khác, đời sống của thành phần môn đệ thân tín nhất của Chúa Giêsu, một thân phận chúng ta được kêu gọi trở thành, được hình thành bởi một tình yêu cụ thể, một tình yêu nói khác đi đó là được đánh dấu bằng việc phục vụ (service) và tính chất trở thành thuận lợi (availability). Nó là một đời sống không có những khoảng kín hay không có tư sản sử dụng riêng, hay ít là không được như thế. Những ai muốn mô phỏng trọn đời mình theo Chúa Giêsu thì không còn muốn có những vị trí của mình nữa; họ đến những nơi họ được sai đi, sẵn sàng đáp ứng Đấng kêu gọi họ. Họ thậm chí không muốn có cả thời giờ riêng cho mình. Nhà cửa họ ở không thuộc về họ, vì Giáo Hội và thế giới là những khoảng trống cho sứ vụ của họ. Cái giầu có của họ là đặt Chúa ở giữa cuộc sống họ và không không tìm một sự gì cho bản thân họ. Bởi vậy họ thoát ly cái khoái cảm trở thành tâm điểm của sự vật; họ không xây cất trên những nền móng lung lay của quyền lực thế gian, hay không tìm kiếm các thứ thoải mái gây tổn thương đến việc truyền bá phúc âm hóa. Họ không phí phạm thời gian trong việc hoạch định một tương lai an toàn, kẻo họ có nguy cơ bị cô lập và trở thành u ám ảm đạm, khép mình trong những bức tường hẹp hòi của một tấm điểm bản thân buồn bã và thất vọng. Khi tìm kiếm hạnh phúc trong Chúa, họ không cảm thấy hài lòng với một cuộc sống tầm thường, mà nung nấu một ước muốn làm chứng và vươn tới người khác. Họ bất chấp nguy hiểm và lên đường, không bị giới hạn vào những dấu vết vốn rực rỡ, mà cởi mở trước và trung thành với các con đường được Thần Linh dẫn đưa. Họ hân hoan truyền bá phúc âm hóa hơn là chịu vậy (just getting by).

Sau nữa, bài Phúc Âm hôm nay cho chúng ta thấy một người môn đệ tên là Tôma. Trong tâm trạng lưỡng lự của mình cùng với các nỗ lực của mình, người môn đệ này, cho dù có vẻ cứng đầu cứng cổ làm sao ấy, hơi giống chúng ta và vì thế chúng ta thấy ngài dễ thương (likeable). Ngài không biết rằng ngài cống hiến cho chúng ta một tặng ân lớn lao đó là ngài đã mang chúng ta lại gần với Thiên Chúa hơn, vì Thiên Chúa không giấu mình khỏi những ai kiếm tìm Ngài. Chúa Giêsu tỏ cho môn đệ Toma các thương tích hiển vinh của Người; Người để cho ngài đích tay chạm tới niềm êm ái dịu dàng của Thiên Chúa, những dấu hiệu sống động về những gì đớn đau Người đã phải chịu ra sao vì yêu thương nhân loại.

Đối với thành phần môn đệ chúng ta, điều quan trọng là cần phải làm sao cho nhân tính của chúng ta liên hệ với xác thịt của Chúa, mang tất cả hữu thể của chúng ta tới với Người, một cách hoàn toàn tin tưởng và hết sức chân thành. Như Chúa Giêsu đã nói với Thánh Faustina, Người cảm thấy sung sướng khi chúng ta nói với Người hết mọi sự: Người không cảm thấy chán trước cuộc đời của chúng ta là những gì Người vốn đã biết; Người chờ đợi chúng ta nói với Người thậm chí về cả những biến cố xẩy ra trong ngày sống của chúng ta (xem Nhật Ký ngày 6/9/1937). Cách thức để tìm kiếm Thiên Chúa đó là bằng lời cầu nguyện trong sáng và mạnh bạo hãy phó dâng cho Ngài các trục trặc rắc rối của chúng ta, các việc đối chọi tranh đấu của chúng ta và việc chống cưỡng của chúng ta. Tấm lòng của Chúa Giêsu được đánh động bởi sự cởi mở chân tình, bởi những con tim có thể nhận biết và than van về nỗi hèn yếu của mình, nhưng tin tưởng rằng chính vì thế mà lòng thương xót Chúa sẽ trở nên chủ động.

Đâu là những gì Chúa Giêsu muốn nơi chúng ta? Người mong muốn những con tim thực sự thánh hiến, những con tim kín múc lấy sự sống từ ơn tha thứ của Người để cảm thương tuôn đổ xuống trên anh chị em của chúng ta. Chúa Giêsu muốn những con tim cởi mở và dịu dàng đối với người yếu đuối, chứ không bao giờ muốn những con tim cứng cỏi. Người muốn những con tim dễ dậy và chân thành không che đậy trước những ai được Giáo Hội chỉ định làm hướng dẫn viên của chúng ta. Những người môn đệ không ngần ngại đặt vấn đề, họ can đảm đối diện với những lo âu nghi ngại và mang chúng đến cho Chúa, cho những huấn luyện viên và bề trên của họ, không tính toán hay dè dặt. Một người môn đệ trung thành thì luôn liên lỉ tỉnh táo nhận thức, biết rằng cần phải uốn nắn tâm can hằng ngày, đầu tiên là những cảm tình, để thoát khỏi mọi hình thức hai lòng nơi thái độ và đời sống.

Tông đồ Toma, ở phần cuối cuộc say mê tìm cầu của mình, chẳng những đã tiến đến chỗ tin tưởng vào sự phục sinh mà còn tìm thấy nơi Chúa Giêsu kho tàng cao quí nhất cho đời sống của ngài. Ngài nói cùng Chúa Giêsu rằng: "Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa tôi" (câu 28). Hôm nay, chúng ta sẽ cầu nguyện bằng những lời này và thưa cùng Chúa rằng: Chúa là kho tàng duy nhất của con, là đường lối con phải theo, là cốt lõi của đời con, là tất cả của con.

Câu cuối cùng của bài Phúc Âm hôm nay nói về một cuốn sách: đó là Phúc Âm, mà chúng ta được cho biết rằng không chất chứa tất cả mọi dấu chỉ khác Chúa Giêsu đã thực hiện (câu 30). Sau dấu chỉ cao cả về lòng thương xót của Người, chúng ta có thể nói rằng không còn cần thêm một dấu chỉ nào nữa. Tuy nhiên, vẫn còn một thách thức duy nhất. Vẫn còn chỗ cho những dấu chỉ cần phải được chúng ta thực hiện, thành phần đã lãnh nhận Thần Linh yêu thương và được kêu gọi để loan truyền lòng thương xót. Có thể nói rằng Phúc Âm, cuốn sách hằng sống về lòng thương xót Chúa là cuốn sách cần phải được liên tục đọc đi đọc lại, vẫn còn nhiều trang còn trống. Cuốn này vẫn là một cuốn sách trống chúng ta được kêu gọi để viết bằng cùng một kiểu cách, bằng những công việc của lòng thương xót chúng ta thực hành. Xin cho tôi hỏi anh chị em đều này, anh chị em thân mến: Những trang sách anh chị em thích là những trang nào? Phải chăng là những trang trống? Xin Mẹ Thiên Chúa giúp chúng ta về điều này. Xin Mẹ, vị đã hoàn toàn đón nhận lời Chúa vào cuộc đời của Mẹ (xem Luca 8:20-21) cống hiến cho chúng ta ân sủng để trở thành những cây viết sống động của Phúc Âm. Xin Thánh Mẫu Thương Xót dạy chúng ta biết cách thực hiện việc cụ thể chăm sóc cho các vết thương của Chúa Giêsu nơi anh chị em đang cần đến chúng ta, những ai ở gần cũng như ở xa, thành phần bệnh nhân và di dân, vì nhờ phục vụ những người đau khổ mà chúng ta tôn vinh xác thịt của Chúa Kitô. Xin Trinh Nữ Maria giúp chúng ta hoàn toàn hiến mình cho thiện ích của tín hữu được úy thác cho chúng ta, và chứng tỏ mối quan tâm cho nhau như anh chị em thật sự hiệp thông với Giáo Hội, Người Mẹ thánh của chúng ta.

Anh chị em thân mến, mỗi người chúng ta ấp ủ trong lòng mình một trang rất riêng tư trong cuốn sách của lòng thương xót Chúa. Đó là câu chuyện về ơn gọi của mỗi người chúng ta, về tiếng gọi của tình yêu đã lôi cuốn chúng ta và đã biến đổi cuộc đời của chúng ta, dẫn chúng ta đến chỗ lìa bỏ hết mọi sự theo lời của Người mà theo Người (xem Luca 5:11). Hôm nay, chúng ta hãy tri ân tái thắp lên cái ký ức về ơn Người kêu gọi, một ơn gọi mãnh liệt hơn bất cứ sự chống cưỡng và chán chường nào về phía chúng ta. Trong khi chúng ta tiếp tục cử hành Thánh Lễ này, tâm điểm của đời sống chúng ta, chúng ta hãy tạ ơn Chúa vì Ngài đã tiến qua các cánh cửa đóng của chúng ta bằng lòng thương xót của Ngài, vì Ngài đã kêu gọi đích danh chúng ta như tông đồ Toma, và vì Ngài đã ban cho chúng ta ân sủng để tiếp tục viết Phúc Âm yêu thương của Ngài.

 

SS. Papa Francesco - Viaggio Polonia GMG-Pranzo con i giovani 30-07-2016 @Servizio Fotografico - L'Osservatore Romano

Sau Thánh Lễ ban sáng với linh mục, tu sĩ nam nữ và chủng sinh, khoảng một tá giới trẻ tình nguyện viên thuộc một số quốc gia khác nhau như Zealand, Zimbabwe, Italy, Columbia, Poland... được mời đến ăn trưa với ĐTC Phanxicô tại dinh Tổng Giám Mục Krakow, Hồng Y Stanislaw Dzwisz, vị thư ký 40 năm cho ĐTC GPII cho tới khi cố giáo hoàng này qua đời.

Sau bữa trưa, mỗi em hỏi ĐTC một câu, trong đó có câu hỏi ngài cảm thấy thế nào sau khi được bầu làm giáo hoàng, ngài đã trả lời rằng: "Tôi cảm thấy hơi bình an, và tôi chưa hề bị mất đi cảm giác bình an này". Một em nữ xin ngài một lời khuyên thì ngài bảo em rằng: "Đừng mất hy vọng trong những lúc như thế này đây, những thời khắc hệ trọng này". Giới trẻ tình nguyện viên này đã xin ngài chụp với họ một tấm tự chụp (selfie) để làm kỷ niệm cơ hội hiếm có này.  

SS. Papa Francesco - Viaggio Polonia GMG-Pranzo con i giovani

30-07-2016


@Servizio Fotografico - L'Osservatore Romano

Vào lúc 6 giờ chiều, trước khi đến với đêm canh thức của giới trẻ, ĐTC Phanxicô đã ghé thăm một nguyện đường Thánh Phanxicô ở Balan, nơi tôn kính hài tích của 2 vị tử đạo dòng Phanxicô là Zbigniew Strzałkowski and Michał Tomaszek, bị du kích quân Shining Path sát hại vào ngày 9/8/1991 ở Pariacoto, Peru và đã được chính ngài tôn phong chân phước ngày 5/12/2015. Sau đây là lời nguyện ngài đã dâng lên Chúa nhân dịp ghé thăm này:

 

"Ôi Thiên Chúa toàn năng và thương xót, Vị Chúa của Vũ trụ và của lịch sử. Tất cả những gì Chúa đã tạo dựng nên đều tốt đẹp và lòng cảm thương của Chúa đối với các lỗi lầm của con người thì vô biên. Hôm nay, chúng con đến với Chúa để xin Chúa bảo trì hòa bình trên thế giới cho dân cư của nó và xua tan làn sóng khủng bố tàn khốc khỏi thế giới này, mang lại tình huynh đệ và thấm nhập vào tâm can của các Tạo vật của Chúa tặng ân tin tưởng và sẵn lòng tha thứ.

 

"Ôi Đấng Ban sự sống, chúng con cũng cầu cùng Chúa cho tất cả mọi nạn nhân bị sát hại bởi những cuộc tấn công khủng bố tàn bạo. Xin ban cho họ phần thưởng trường sinh. Chớ gì họ chuyển cầu cho thế giới này, đang bị tàn phá bởi những xung khắc và tranh cãi.

 

"Ôi Chúa Giêsu là Hoàng Tử Hòa Bình, chúng con cầu xin Chúa cho những ai bị thương tích trong những hành động bạo lực man rợ ấy: trẻ em và giới trẻ, nữ giới lẫn nam nhân, người lão thành, kẻ vô tội, những con người bị rơi vào sự dữ này ngoài ý muốn của mình. Xin Chúa hãy chữa lành thân thể và tâm can của họ và an ủi họ bằng quyền lực của Chúa, thanh tẩy lòng hận thù và động lực trả thù.

 

"Xin Thánh Thần Ủi An đến thăm viếng các gia đình nạn nhân bị khủng bố, các gia đình đang chịu đựng khổ đau không do lỗi lầm của họ. Xin hãy bao bọc lấy họ trong áo choàng lòng thương xót Chúa của Ngài. Xin giúp họ tìm được sức mạnh và lòng can đảm để tiếp tục làm anh chị em với người khác, nhất là với những người di dân, làm chứng cho Tình Yêu của Chúa bằng đời sống của họ.

 

"Xin hãy chạm tới tấm lòng của thành phần khủng bố để họ nhận biết các việc làm sai trái của họ mà quay về với một đời sống bình an và thiện hảo, tôn trọng sự sống và phẩm giá của hết mọi con người, bất kể niềm tin và quốc tịch, bất kể giầu hay nghèo.

 

"Ôi Thiên Chúa là Cha Hằng Hữu, bằng lòng thương xót của Chúa, xin hãy nghe lời cầu nguyện chúng con dâng lên Chúa giữa tình trạng điên loạn và thất vọng của thế giới này. Chúng con hướng về Chúa với tất cả niềm hy vọng, hoàn toàn tin tưởng vào lòng thương xót vô cùng của Chúa, tin tưởng vào lời chuyển cầu của Người Mẹ Rất Thánh của Chúa, được củng cố bởi gương mẫu hai vị tử đạo Peru là Zbigniew and Michal, những vị Chúa đã biến thành những vị chứng nhân hào hùng của Phúc Âm, cho đến độ hiến dâng máu của mình. Chúng con cũng xin ơn hòa bình và chấm dứt thảm họa khủng bố".

 

 

Huấn Từ cho Giới Trẻ trong Đêm Giới Trẻ Canh Thức Thứ Bảy 

Campus Misericordiae, Kraków

 


Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến điểm hẹn chính yếu này với giới trẻ vào lúc sau 6:30 một chút, và ngài đã đi vòng quanh trên chiếc Giáo Hoàng Xa của ngài khá lâu để chào giới trẻ trước khi ngài đến Cửa Thánh là nơi ngài đã bước qua cùng với 5 em đại diện cho năm châu (như hình đầu tiên).

JMJ Campus Misericodia

Đề tài của Đêm Canh Thức này là "Chúa Giêsu là nguồn mạch của lòng thương xót" và được chia ra làm 5 điểm chính yếu: đức tin cho những ai nghi ngại, đức cậy cho những ai bị ảo vọng, đức mến cho những ai lãnh đạm, tha thứ cho những ai tác hại, và niềm vuio cho những ai sầu thương, được dẫn chứng bằng những chứng từ của những con người trẻ nam nữ, trong số đó có Balan, Syria và Paraguay.

Sau bài huấn từ của ĐTC, Đêm Canh Thức được tiếp tục bằng việc tôn thờ Thánh Thể và được kết thúc bằng phép lành của ĐTC, vị trở về tòa tổng giám mục, trong khi hầu hết giới trẻ ngủ qua đêm tại chỗ để chờ dự lễ bế mạc sáng hôm sau Chúa Nhật.

 

"Chúng ta không đến thế gian này để 'sống vô vị - vegetate', để sống dễ dãi,

để biến đời sống của chúng ta thành một chiếc ghế ngả lưng thoải mái mà ngủ.

Không, chúng ta đã đến vì một lý do khác, đó là để lưu lại một dấu vết nào đó".

 

Xin chào Các Bạn Trẻ thân mến!

... Hôm nay, đối với chúng ta ở nơi đây, đến từ các phấn đất khác nhau trên thế giới, thì đau khổ và chiến tranh mà nhiều giới trẻ trải qua không còn là những gì vô danh nữa, mà là một cái gì đó chúng ta đọc thấy trên giấy tờ. Chúng có một danh xưng, chúng có một bộ mặt, chúng có một tích sử, chúng là những gì gần gũi kề cận. Hôm nay đây chiến tranh ở Syria đã gây đớn đau và khổ đau cho rất nhiều người, cho rất nhiều giới trẻ như người bạn can trường Rand của chúng ta, người đã đến đây và xin chúng ta cầu nguyện cho quê hương yêu dấu của mình.

(Phụ thêm của người dịch: Rand là em gái sống ở Allepo nước Syria, em thứ hai trong 3 em giới trẻ đã chia sẻ chứng từ sống đức tin của mình, với những lời chính yếu và tiêu biểu như sau: "Chúng con sống cuộc đời bị bủa vây bởi chết chóc... Nhờ kinh nghiệm sống mòn mỏi hao gầy của mình, con đã học biết rằng niềm tin vào Chúa Kitô thắng vượt các hoàn cảnh của cuộc đời. Sự thật này không bị điều kiện hóa vào việc sống một cuộc đời an bình không có khốn khó. Càng ngày con càng tin rằng Thiên Chúa hiện hữu bất chấp tất cả mọi đớn đau của chúng ta. Con tin rằng đôi khi nhờ cái đớn đau của chúng ta, Người dạy cho chúng ta ý nghĩa đích thực của tình yêu".)

Có một số trường hợp dường như xa cách cho đến khi chúng ta chạm đến nó một cách nào ấy. Chúng ta không cảm nhận được một số điều nào đó vì chúng ta chỉ thấy chúng trên màn hình điện thoại di động hay máy điện toán. Thế nhưng khi chúng ta có dịp đụng chạm đến chúng, đến đời sống của dân chúng, chứ không phải chỉ trên màn ảnh, thì một cái gì đó mãnh liệt xẩy ra. Tất cả chúng ta đều cần phải nhập cuộc...

Không cần phải mất giờ để vạch mặt chỉ tên ai hay để đánh nhau Chúng ta không muốn phá hủy, chúng ta không muốn xỉ nhục một ai. Chúng ta có muốn khống chế thù ghét bằng hận thù hơn nữa, không chế bạo lực bằng bạo hơn thêm nữa, khống chế khủng bố bằng khủng bố hơn nữa. Chúng ta đang ở đây hôm nay vì Chúa đã kêu gọi chúng ta qui tụ lại. Việc chúng ta đáp ứng với một thế giới đang chiến loạn này có một tên gọi: tên gọi của nó là tình huynh đệ, tên gọi của nó là nghĩa anh em, tên gọi của nó là hiệp thông, tên gọi của nó là gia đình. Chúng ta vui mừng trước sự kiện là từ các nền văn hóa khác nhau chúng ta cùng nhau qui tụ lại để cầu nguyện.... Vậy để sống như một gia đình, sống trong tình huynh đệ, tôi mời tất cả các bạn cùng nhau đứng, nắm tay nhau và cầu nguyện trong thinh lặng. Tất cả chúng ta. (Thinh Lặng)

Khi chúng ta đang cầu nguyện thì tôi đã nghĩ đến các vị Tông Đồ vào Ngày Lễ Ngũ Tuần. Việc nghĩ về các vị có thể giúp chúng ta tiến đến chỗ cảm nhận được tất cả những gì Thiên Chúa ước muốn hoàn thành nơi đời sống của chúng ta, nơi chúng ta và với chúng ta. Hôm ấy, các môn đệ qui tụ lại với nhau ở bên trong những cánh cửa khóa kín vì lo âu sợ hãi. Các vị cảm thấy bị đe dọa, bị bao vây bởi một bầu khí bách hại đã đẩy các vị vào một căn phòng nhỏ và mặc họ âm thầm bại liệt. Nỗi lo sợ đã chế ngự các vị. Thế rồi, trong hoàn cảnh ấy đã xẩy ra một điều ngoạn mục, một điều vĩ đại. Thánh Linh và những lưỡi như lửa đã đậu xuống trên từng vị, đẩy các vị tới một cuộc phiêu lưu không ngờ. Điều ấy đã làm nên một cuộc đổi thay toàn diện!

Chúng ta đã nghe thấy ba chứng từ. Cõi lòng của chúng ta cảm thấy xúc động bởi các câu chuyện của họ, bởi đời sống của họ. Chúng ta đã thấy, như các vị môn đệ, họ đã cảm nghiệm ra sao những giây phút tương tư như thế, khi sống qua những lúc thật sợ hãi, khi mà hết mọi sự dường như tan biến...

(Phụ thêm của người dịch: Trong 3 em giới trẻ chia sẻ chứng từ đức tin của mình, đầu tiên là một em nữ người Balan kể về chuyện em lo sợ khi có ý định vào tòa xưng tội sau những năm buông bỏ đức tin, một ý định được thúc đẩy vào lúc 3 giờ chiều của chính Chúa Nhật Lễ LTXC trong vương cung thánh đường ở Lodz là nơi Thánh Faustina trước khi đi tu cầu nguyện hằng ngày, và nỗi sợ hãi của em là em sẽ bị cha giải tội bảo rằng tội lỗi của em quá nặng nề đã được trấn an bởi những lời an ủi yêu thương của ngài: "Tôi lỗi của con đã được tha thứ. Chúng không còn nữa, đừng nghĩ đến chúng nữa, hãy loại chúng ra khỏi tâm trí của con". Em bày tỏ cảm nhận như sau: "Con ra khỏi nhà thờ như thể trở về từ chiến trường: hết sức là mệt mỏi nhưng đồng thời cũng cực kỳ hạnh phúc, với một cảm giác chiến thắng và niềm xác tín rằng Chúa Giêsu đã về nhà với con". Em đã hợp tác trong việc sửa soạn cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới). 

Nỗi sợ hãi và sầu khổ xuất phát từ ý thức rằng lìa bỏ nhà cửa có nghĩa là chẳng bao giờ thấy lại được những người thân yêu của mình, nỗi lo sợ vì không cảm thấy được cảm nhận và yêu thương, nỗi lo sợ bởi không còn chọn lựa nào khác. Họ chia sẻ với chúng ta cái cảm nghiệm mà các vị môn đệ đã trải qua; họ cảm thấy một thứ lo sợ chỉ có thể dẫn đến một điều duy nhất. Lo sợ dẫn chúng ta đi về đâu? Cái cảm giác bị khép kín, bị cạm bẫy. Một khi chúng ta cảm thấy như vậy thì nỗi sợ hãi của chúng ta bắt đầu mưng mủ và không thể nào tránh được tình trạng tê liệt là "chị em song sinh" của nó: cảm giác bị tê liệt. Khi nghĩ rằng trên thế giới này, trong thành phố của chúng ta đây và trong cộng đồng của chúng ta, không có chỗ để tăng trưởng, để mơ mộng, để sáng tạo, để thấy được những chân trời mới - tóm lại để sống - là một điều tệ hại nhất có thể xẩy ra cho chúng ta trong đời sống, nhất là ở độ tuổi trẻ trung. Khi chúng ta bị tê liệt, chúng ta bị mất đi cái ma lực gặp gỡ người khác, làm bạn, chia sẻ mộng mơ, bước đi bên nhau. Cái bại liệt này tách chúng ta khỏi người khác, nó ngăn chúng ta nắm tay người khác, như chúng ta đã thấy (trên khấu trường), tất cả bị đóng kín trong những căn phòng kính nhỏ bé.

Thế nhưng trong đời sống lại có một thứ tê liệt khác còn nguy hiểm hơn thế nữa. Không dễ gì mà biết được lý do của nó. Tôi muốn diễn tả nó như là một thứ tê liệt xuất phát từ việc lầm lẫn hạnh phúc với cái ghế ngả lưng (happiness with a sofa). Nói cách khác, ý nghĩ để được hạnh phúc tất cả chúng ta cần có một cái ghế ngả lưng tốt. Cái ghế ngả lưng là những gì làm cho chúng ta cảm thấy thoải mái, trầm lắng, an toàn. Một cái ghế ngả lưng như là một trong những cái ngày nay chúng ta có được kiến tạo thêm cả máy gài đấm bóp (a built-in massage unit) để ru ngủ chúng ta. Một cái ghế ngả lưng hứa hẹn cho chúng ta những giờ phút dễ chịu nhờ đó chúng ta thảnh thơi với thế giới của các thứ trò chơi màn ảnh (videogames) và bỏ ra đủ mọi thời giờ trước màn hình của điện toán. Một cái ghế ngả lưng giữ chúng ta an toàn khỏi bất cứ đớn đau và lo sợ nào. Một cái ghế ngả lưng giúp chúng ta có thể ở nhà không cần làm việc hay lo lắng bất cứ sự gì. "Thứ hạnh phúc ung dung ngả lưng / sofa-happiness"! Có lẽ đó là hình thức tai hại nhất và âm ỉ nhất của chứng bại liệt, có thể tác hại cả thể nhất cho giới trẻ. Thưa cha tại sao lại xẩy ra như thế? Bởi vì, từ từ, không nhận ra nó, chúng ta bắt đầu gật gù, mê man và đờ đẫn. Có lần tôi đã nói về một người trẻ về hưu vào tuổi 20; hôm nay tôi nói về những con người trẻ gật gù, mê man và đờ đẫn, trong khi đó có những giới trẻ khác - có lẽ tỉnh táo hơn chúng ta, nhưng không nhất thiết tốt hơn - quyết định tương lai cho chúng ta. Thật vậy, đối với nhiều người thì dễ dàng hơn và tốt hơn khi có những đứa bé mê man và đờ đẫn lầm tưởng hạnh phúc với cái ghế ngả lưng. Đối với nhiều người thì đó là những gì tiện lợi hơn là có thành phần giới trẻ tỉnh táo và tìm kiếm, nỗ lực đáp ứng giấc mơ của Thiên Chúa cũng như tất cả những gì khắc khoải ở trong tâm can con người. Tôi xin hỏi các bạn nhé: các bạn có muốn trở thành thứ giới trẻ gật gù, thứ giới trẻ mê man và đờ đẫn hay chăng? [No!] Các bạn có muốn người khác quyết định tương lai của các bạn cho các bạn hay chăng? [No] Các bạn có muốn tự do hay chăng? [Có] Các bạn có muốn tỉnh táo hay chăng? [Có] Các bạn có muốn chịu khó làm việc cho tương lai của các bạn hay chăng? [Có]. Các bạn dường như không tỏ ra quyết liệt cho lắm... Các bạn có muốn chịu khó làm việc cho tương lai của các bạn hay chăng? [Có].

Cho dù sự thật lại là một điều khác, Giới trẻ thân mến, chúng ta không đến thế gian này để "sống vô vị - vegetate", để sống dễ dãi, để biến đời sống của chúng ta thành một chiếc ghế ngả lưng thoải mái mà ngủ. Không, chúng ta đã đến vì một lý do khác, đó là để lưu lại một dấu vết nào đó. Thật là buồn khi sống một cuộc đời chẳng lưu lại một dấu vết nào. Thế nhưng, khi chúng ta muốn dễ dãi và thuận lợi, muốn thứ hạnh phúc lẫn lộn với hưởng thụ, bấy giờ chúng ta thực sự phải trả một giá cao, ở chỗ chúng ta đánh mất đi tự do của mình. Chúng ta không được tự do để lưu dấu vết. Chúng ta đánh mất đi tự do của mình. Đó là cái giá mắc chúng ta phải trả. Có nhiều người không muốn giới trẻ tự do; có nhiều người không muốn các bạn lành mạnh, muốn các bạn mê man và đờ đẫn và chẳng bao giờ có tự do! Không, không được như thế! Chúng ta cần phải bênh vực tự do của chúng ta!

Tình trạng này tự nó là một hình thức bại liệt trầm trọng, ở chỗ, bất cứ khi nào chúng ta bắt đầu nghĩ rằng hạnh phúc giống như những gì dễ dãi và thuận lợi, nghĩ rằng hạnh phúc nghĩa là trải qua một đời sống thiếp ngủ hay an thần, nghĩ rằng cách duy nhất để được hạnh phúc là sống trong trạng thái mờ ảo. Chắc chắn là các thứ thuốc phiện là xấu, thế nhưng có nhiều loại thuốc khác được xã hội chấp nhận cũng có thể nô lệ hóa chúng ta như vậy. Không cách này thí cách kia chúng tước mất kho tàng quí báu nhất của chúng ta là tự do của chúng ta. Chúng bóc lột mất tự do của chúng ta.

Các bạn ơi, Đức Giêsu là Vị Chúa của liều lĩnh, Người là Chúa của "cái hơn" vĩnh hằng (the eternal "more"). Đức Giêsu không phải là Chúa của thoải mái, an toàn và dễ dãi. Theo Chúa Giêsu cần phải có một liều lượng khá can đảm (a good dose of courage), một thái độ sẵn sàng đổi cái ghế ngả lưng lấy đôi giầy quốc bộ (to trade in the sofa for a pair of walking shoes) và bắt đầu tiến bước trên những con đường mới và chưa có tên trên bản đồ (hay) chưa bao giờ bước chân tới (new and uncharted paths). Để mở ra những con đường mòn hướng đến các chân trời mới có thể lan tỏa niềm vui, một niềm vui xuất phát từ tình yêu của Thiên Chúa và làm bừng lên trong cõi lòng của các bạn mọi tác động thương xót. Để đi vào con đường "điên rồ" của Thiên Chúa chúng ta, Đấng dạy chúng ta gặp gỡ Người nơ người đói khổ, người khát uống, kẻ trần trụi, người bệnh nạn, bạn hữu gặp rắc rối, tù nhân, người tị nạn và kẻ di dân, cũng như những cận nhân của chúng ta đang cảm thấy bị bỏ rơi. Để đi theo con con đường của Thiên Chúa chúng ta, Đấng phấn khích chúng ta trở thành chính trị gia, thành tư tưởng gia, thành những tay hoạt động xã hội. Vị Thiên Chúa phấn khích chúng ta hãy tạo ra một nền kinh tế mang tính chất đoàn kết hơn của nền kinh tế của chúng ta hiện nay. Trong tất cả mọi cảnh huống các bạn tham gia, tình yêu Thiên Chúa đều mời gọi các bạn hãy loan báo Tin Mừng, biến đời sống của các bạn thành một quà tặng dâng lên Người và cho người khác. Tức là hãy dũng cảm, tức là hãy tự do!

Các bạn có thể nói cùng tôi rằng thưa cha điều ấy không phải là cho hết mọi người mà chỉ có một thiểu số ưu tú nào thôi. Đúng thế, và những kẻ ưu tú là tất cả những người sẵn sàng chia sẻ cuộc đời của mình với người khác. Như Thánh Linh đã biến đổi tâm can của các vị môn đệ vào ngày lễ Ngũ Tuần là thành phần đã bị bại liệt, cũng thế, Ngài làm như thế với những người bạn hữu của chúng ta  đã chia sẻ chứng từ của họ. Miguel, tôi sẽ sử dụng từ ngữ của bạn. Bạn đã nói với chúng tôi rằng ở "Facenda" vào ngày họ ủy thác cho bạn trách nhiệm giúp cho ngôi nhà ấy phục vụ tốt đẹp hơn, bạn đã bắt đầu hiểu rằng Thiên Chúa đang cần bạn làm một điều gì đó. Đó là lúc mà các sự thể bắt đầu thay đổi.    

(Phụ thêm của người dịch: Miguel là em giới trẻ thứ ba chia sẻ chứng từ đức tin của mình. Em một người xứ Paraguay, đã từng nghiện thuốc phiện và đã bị 6 năm tù, sau đó đã được phục hồi nhờ một vị linh mục, người bạn của gia đình giới thiệu em cho cơ quan Fazenda da Esperanca, "một cộng đồng áp dụng phương pháp chữa lành ở chỗ sống Lời Chúa". Sau khi thắng vượt được những khó khăn ban đầu về việc hội nhập, em đã biết liên hệ với người khác và biết tha thứ, giờ đây em đang đảm trách phục vụ Nhà "Quo Vadis?" của cơ quan Farenda da Esperanca ở Cherro Chato. Em cảm nhận rằng: "Thiên Chúa thực sự biến đổi chúng ta. Thiên Chúa canh tân đổi mới chúng ta".) 

Các bạn thân mến, đó là cái bí mật và tất cả chúng ta đều được kêu gọi để tham phần vào cái bí mật ấy. Thiên Chúa mong muốn một điều gì đó nơi các bạn. Các bạn có hiểu điều ấy chăng? Thiên Chúa mong muốn một điều gì đó nơi các bạn, Thiên Chúa muốn nơi các bạn một điều gì đó. Thiên Chúa hy vọng nơi các bạn. Thiên Chúa đến để phá hủy đi tất cả các rào cản của chúng ta. Người đến để mở ra các cánh cửa cuộc đời chúng ta, các giấc mơ của chúng ta, cách thức chúng ta nhìn sự vật. Thiên Chúa đến để hủy hoại tất cả những gì làm cho các bạn khép kín. Người phấn khích các bạn ước mơ. Người muốn làm cho các bạn thấy rằng, nhờ các bạn thế giới này có thể trở nên khác. Vì vấn đề là ở chỗ thế giới vẫn không bao giờ đổi thay khác đi trừ phi các bạn cống hiến những gì tốt nhất của chính bản thân các bạn.

Thời buổi chúng ta đang sống đây không cần đến thứ giới trẻ "couch potatoes - hầu như suốt ngày ngồi xem truyền hình", mà là giới trẻ đi những đôi giầy, hay khá hơn nữa, những đôi giầy ống cột giây. Có những lúc chúng ta sống chỉ là những cầu thủ cần phải chủ động trên sân cỏ, và không có chỗ cho những ai ngồi ở băng ghế. Thế giới ngày nay cần các bạn đi làm lịch sử vì đời sống bao giờ cũng đẹp khi chúng ta muốn sống cách trọn vẹn, khi chúng ta muốn lưu lại một dấu vết gì đó. Hôm nay đây lịch sử kêu gọi chúng ta hãy bênh vực phẩm giá của chúng ta và đừng để cho kẻ khác định đoạt tương lai của chúng ta. Đừng! Chúng ta cần phải định đoạt lấy tương lai của mình, các bạn cần phải định đoạt lấy tương lai của các bạn! Như Ngài đã thực hiện vào Lễ Ngũ Tuần, Chúa muốn thực hiện một trong những phép lạ cả thể nhất chúng ta có thể cảm nghiệm thấy; Người muốn biến đôi tay của các bạn, của tôi, của chúng ta thành những dấu chỉ hòa giải, hiệp thông, tạo dựng. Người muốn đôi tay của các bạn tiếp tục xây dựng thế giới ngày nay. Và Người muốn xây dựng thế giới đó với các bạn. Vậy thì các bạn đáp ứng ra sao? Có hay không? [Có].

Các bạn có thể nói với tôi rằng thưa cha, thế nhưng con có những hạn hẹp của con, con là một tội nhân, con có thể làm gì đây? Khi Chúa gọi chúng ta, Người không lo về cái chúng ta là, cái chúng ta từng là, hay về những gì chúng ta đã làm hay không làm. Hoàn toàn khác hẳn. Khi Người gọi chúng ta, Người nghĩ đến hết những gì chúng ta cần phải cống hiến, tất cả tình yêu chúng ta có thể lan tỏa. Người nhắm đến tương lai, đến ngày mai. Chúa Giêsu đang hướng các bạn về tương lai, chứ chẳng bao giờ về một thứ bảo tàng viện.

Bởi vậy mà hôm nay đây Chúa Giêsu đang mời gọi các bạn, đang kêu gọi các bạn, hãy lưu dấu vết của các bạn trên đời sống, trên lịch sử, của riêng bạn cũng như của nhiều người khác nữa.

Cuộc sống thời buổi ngày nay bảo chúng ta rằng dễ dàng hơn nhiều khi tập trung vào những gì chia rẽ chúng ta, những gì tách chúng ta ra. Người ta cố gắng làm cho chúng ta tin rằng sống thu mình lại là cách tốt nhất để được an toàn khỏi bị tác hại. Ngày nay, thành phần người lớn chúng tôi cần các bạn chỉ bảo cho chúng tôi, như các bạn đang làm hôm nay đây, cách sống đa dạng, đối thoại, cảm nghiệm tính chất đa văn hóa, không phải như là một thứ đe dọa mà là một cơ hội. Các bạn là một cơ hội cho tương lai. Hãy mạnh dạn chỉ bảo chúng tôi, hãy mạnh dạn chứng tỏ cho chúng tôi thấy rằng xây dựng những chiếc cầu nối thì dễ hơn là những bức tường ngăn! Chúng tôi cần học biết điều ấy. Chúng tôi cùng nhau xin các bạn hãy thách thức chúng tôi chọn con đường huynh đệ. Xin các bạn hãy tố giác chúng tôi, nếu chúng tôi chọn đường lối xây dựng những bức tường ngăn cách, đường lối hận thù, đường lối chiến tranh. Để xây dựng những chiếc cầu nối. Các bạn có biết chiếc cầu nối đầu tiên cần phải xây dựng hay chăng? Nó là một chiếc cầu chúng ta có thể xây dựng ở nơi đây và vào lúc này - bằng việc đưa tay ra nắm lấy tay nhau. Nào giờ đây hay xây chiếc cầu ấy. Hãy xây dựng chiếc cầu nhân loại này, nào tất cả các bạn hãy nắm lấy tay nhau: nó là chiếc cầu đầu tiên trong các chiếc cầu, nó là chiếc cầu nhân loại, nó là chiếc cầu đầu tiên, nó là chiếc cầu kiểu mẫu. Như tôi đã có hôm nói rằng bao giờ cũng có nguy cơ giơ tay của các bạn ra mà chẳng có ai nắm lấy nó. Thế nhưng chúng ta cần phải liều trong đời sống, vì con người không dám liều sẽ chẳng bao giờ thắng cuộc. Với chiếc cầu này chúng ta có thể tiến bước. Đó, đó là chiếc cầu nguyên khôi, ở chỗ năm lấy tay nhau. Cám ơn các bạn. Đó là một chiếc cầu vĩ đại tình nghĩa anh em, và mong rằng các quyền lực của thế giới này học biết xây dựng nó... không phải để khoe khoang hay vì những lý do âm thầm kín đáo, mà là để xây dựng những chiếc cầu nối to lớn hơn. Chớ gì chiếc cầu nhân loại này trở thành khởi điểm cho nhiều, nhiều những chiếc cầu khác nữa; như thế là nó sẽ lưu lại một dấu vết vậy.

Hôm nay đây, Chúa Giêsu là đường, là sự thật và là sự sống, đang kêu gọi các bạn, kêu gọi các bạn, và kêu gọi các bạn để lưu dấu vết của các bạn trên lịch sử. Người, Đấng là sự sống, đang xin từng người trong các bạn hãy lưu lại một dấu vết mang sự sống đến cho lịch sử của riêng mình cũng như lịch sử của nhiều người khác. Người, Đấng là sự thật, đang xin các bạn hãy từ bỏ đường lối loại trừ, chia rẽ và trống rỗng. Các bạn có sẵn sàng làm thế hay chăng - Are you up to this? [Có] Các bạn có sẵn sàng làm thế hay chăng? [Có] Đâu là câu trả lời nào các bạn sẽ cống hiến, và tôi muốn thấy câu trả lời ấy nơi đôi tay của các bạn cùng đôi chân của các bạn hướng về Chúa, Đấng là đường, là sự thật và là sự sống? Các bạn có sẵn sàng làm thế hay chăng? [Có]. Xin Chúa chúc lành cho những ước mơ của các bạn. Xin cám ơn các bạn!

 

 

CHÚA NHẬT 31/7

 

10:00 Holy Mass on the occasion of the World Youth Day in Campus Misericordiae
[Arabic, English, French, German, Italian, Polish, Portuguese, Spanish]
 
  Angelus
[Arabic, English, French, German, Italian, Polish, Portuguese, Spanish]
 
17:00 Meeting with the Volunteers of WYD and with the Organizing Committee and Benefactors in the Tauron Arena in Kraków
[Arabic, English, French, German, Italian, Polish, Portuguese, Spanish]
 
18:15 Farewell ceremony at Balice-Kraków  
18:30 Departure by plane for Rome  
20:25 Arrival at Ciampino Airport in Rome

 

Bài Giảng Lễ Bế Mạc Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXXI ở Balan

Campus Misericordiae - Kraków

media

SS. Papa Francesco - Viaggio Apostolico Polonia GMG-S. Messa per la GMG

31/07/2016


@Servizio Fotografico - L'Osservatore Romano

 

"Hãy tin vào ký ức của Thiên Chúa: ký ức của Ngài không phải là một 'phần cứng - hard dish'

để 'lưu giữ - save' và 'cất trữ - archive' tất cả các dữ kiện của chúng ta,

ký ức của Người là một tấm lòng tràn đầy lòng cảm thương êm ái dịu dàng,

một ký ức cảm thấy vui mừng trong việc "tẩy xóa - erasing" đi trong chúng ta hết mọi dấu vết sự dữ".

 

Giới trẻ thân mến, các bạn đã đến Krakow để gặp gỡ Chúa Giêsu. (Biệt chú của người dịch: ĐTC Phanxicô đã nói lên đúng tâm điểm và chủ ý của ĐTC GPII trong việc thành lập Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Bởi thế, cấu trúc của Ngày Giới Trẻ Thế Giới này mới có các sự kiện: 1- chính hàng giáo phẩm, chứ không phải giáo sĩ, những vị thừa kế các tông đồ, đến dạy giáo lý cho họ trong thời gian trước thời điểm khai mạc vào chiều tói Thứ Năm, để nhờ đó họ có thể gặp gỡ Chúa Kitô nơi vị đại diện của Người trên trần gian là Giáo Hoàng; 2- chính ĐTC là vị đại diện Chúa Kitô trên trần gian đến với họ mỗi một Ngày Giới Trẻ Thế Giới được tổ chức chung ở một quốc gia nào đó; 3- mới có sự kiện mỗi năm ở cấp giáo phận đều cử hành Ngày Giới Trẻ vào Chúa Nhật Lễ Lá, thời điểm thường vào mùa xuân hợp với tuổi trẻ, để tưởng niệm biến cố giới trẻ theo đám đông dân chúng cầm cành lá ra nghênh đón Chúa Giêsu vào Thánh Giêrusalem; 4- mới có sự kiện giới trẻ đi Đường Thánh Giá theo Chúa Kitô vào chiều tối Thứ Sáu và luân phiên vác Thánh Giá đi khắp thế giới, từ chỗ tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần này tới nơi tổ chức lần sau). Bài Phúc Âm hôm nay chỉ nói với chúng ta về một cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và một con người tên là Giakêu ở Giêricô (xem Luca 19:1-10). Ở đó, Chúa Giêsu không chỉ giảng dạy hay chào hỏi dân chúng; như vị Thánh ký này cho chúng ta biết rằng, Người đã băng qua thành phố (câu 1). Nói cách khác, Chúa Giêsu muốn đến gần với chúng ta một cách riêng tư, để hỗ trợ cuộc hành trình của chúng ta cho đến cùng, nhờ đó đời sống của Người và đời sống của chúng ta thực sự gặp gỡ nhau.

Bởi thế mới xẩy ra một cuộc gặp gỡ lạ lùng với Giakêu, vị trưởng ban "thu thuế". Vậy Giakêu là một hợp tác viên giầu có của thành phần đô hộ Roma bị dân ghen ghét, một con người khai thác dân riêng của mình, một kẻ, vì mang tiếng xấu, đã không thể tiến đến với Vị Sư Phụ này. Cuộc gặp gỡ của chàng với Chúa Giêsu đã thay đổi cuộc sống của chàng, như nó đã thay đổi và có thể vẫn còn thay đổi mỗi cuộc sống của chúng ta hằng ngày. Thế nhưng chàng Giakêu đã phải đối diện với một số chướng ngại để gặp được Chúa Giêsu. Chàng phải đương đầu với một số trở ngại chứ không dễ dàng gì. Ít là ba chướng ngại có thể mang một ý nghĩa nào đó đối với chúng ta.

Chướng ngại thứ nhất đó là tầm vóc nhỏ bé của chàng. Chàng Giakêu không thể thấy Vị Sư Phụ này vì chàng là một con người lùn thấp. Ngay cả ngày nay chúng ta có nguy cơ không đến gần Chúa Giêsu được vì chúng ta không nghĩ rằng mình xứng đáng. Đó là một chước cám dỗ; nó không phải chỉ liên quan đến vấn đề tự tin mà còn với chính đức tin nữa. Vì đức tin nói với chúng ta rằng chúng ta là "con cái của Thiên Chúa ... đó là những gì chúng ta là" (1Gioan 3:1). Chúng ta được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa; Chúa Giêsu đã mang lấy nhân tính của chúng ta và tấm lòng của Người không bao giờ rời xa chúng ta; Thánh Linh muốn ngự trong chúng ta. Chúng ta đã được kêu gọi sống hạnh phúc với Thiên Chúa muôn đời!

Đó mới là "tầm vóc" thực sự của chúng ta, là căn tính thiêng liêng của chúng ta, ở chỗ, chúng ta bao giờ cũng là con cái yêu dấu của Thiên Chúa. Vậy các bạn có thể thấy rằng nếu không chấp nhận bản thân mình thì chúng ta sống một cách âu sầu, tiêu cực, tức là không nhận thức được cái căn tính sâu xa nhất của chúng ta. Như thể tôi quay mặt đi khi Thiên Chúa muốn nhìn vào tôi, cố gắng làm hư mất giấc mơ của Ngài đối với tôi. Thiên Chúa yêu thương chúng ta theo cách thức chúng ta là, và không có tội lỗi nào, sai lỗi hay lầm lỗi nào của chúng ta có thể làm thay đổi tâm tưởng của Ngài. Trong mối quan tâm của Chúa Giêsu - như Phúc Âm cho thấy - không ai là bất xứng với hay xa cách tâm tưởng của Người. Không ai là tầm thường ti tiểu. Người yêu thương tất cả chúng ta bằng một tình yêu đặc biệt; tất cả chúng ta đều quan trọng đối với Người: các bạn quan trọng nữa! Thiên Chúa tính đến những gì các bạn là chứ không phải những gì các bạn có. Trước con mắt của Người thì quần áo các bạn mặc hay loại điện thoại di động nào các bạn sử dụng hoàn toàn không thành vấn đề. Người không lưu ý tới vấn đề các bạn có văn vẻ hay chăng; Người lưu ý tới các bạn, như chính các bạn là! Trong con mắt của Người, các bạn là những gì quí báu, và giá trị của bạn là những gì bất khả thẩm lượng.

Có những lúc trong đời sống của mình, chúng ta nhắm đến chỗ thấp hơn là cao. Vào những lúc ấy, cần phải nhận thức rằng cho dù chúng ta cứng lòng Thiên Chúa vẫn trung thành với tình Người yêu thương chúng ta. Vấn đề là ở chỗ Người yêu thương chúng ta thậm chí hơn cả chính chúng ta yêu thương bản thân mình. Người tin vào chúng ta thậm chí hơn cả chính chúng ta tin tưởng chính mình. Người bao giờ cũng ""phấn khích chúng ta - cheering us on"; Người là ủng hộ viên đệ nhất của chúng ta (our biggest fan). Người ở đó vì chúng ta, nhẫn nại và hy vọng đợi chờ, ngay cả khi chúng ta buông thả và cứ bị ám ảnh bởi những rắc rối trục trặc và những tổn thương quá khứ của chúng ta. Thế nhưng, cái ưu tư ấy bất xứng với tầm vóc thiêng liêng của chúng ta. Nó là một thứ vi khuẩn lây nhiễm và cản trở hết mọi sự. Thật buồn thay khi thấy giới trẻ tỏ ra ưu tư phiền muộn. Vì chúng ta bao giờ cũng là những người con nam nữ yêu dấu của Người. Chúng ta hãy nghĩ như thế mỗi khi hừng đông lên cho mỗi một ngày mới. Chúng ta sẽ cảm thấy có lợi vào mỗi buổi sáng khi cầu nguyện rằng: "Lạy Chúa, con tạ ơn Chúa đã yêu thương con; con tin rằng Chúa yêu thương con; xin giúp con biết yêu thương bằng đời sống của con!" Không phải bằng các thứ lỗi lầm của con cần phải được chỉnh sửa, mà bằng chính sự sống là một tặng ân cao cả, vì đời sống là một thời gian để yêu thương và được yêu thương.

Chàng Giakêu đã đối diện với chướng ngại thứ hai trong việc gặp gỡ Chúa Giêsu, đó là tình trạng tê liệt của sự hổ thẹn. Chúng ta đã nói qua về điều này hôm qua. Chúng ta có thể tưởng tượng thấy những gì đang diễn tiến trong tâm can của chàng trước khi chàng trèo lên cây vả. Chắc chắn là cả một cuộc đối chọi - một đàng là sự tò tò lành mạnh và lòng mong ước muốn biết Chúa Giêsu; đàng khác, cái liều mình xuất đầu lộ diện của chàng lại thật là buồn cười ngộ nghĩnh. Giakêu là một nhân vật của quần chúng, một con người quyền thế, nhưng lại bị dân chúng rất ghét. Chàng biết thế, khi cố gắng trèo lên cây ấy, chàng có thể sẽ trở thành trò cười cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, chàng đã làm chủ được nỗi hổ thẹn của chàng, vì Chúa Giêsu còn thu hút chàng mạnh hơn thế nữa. Các bạn biết những gì xẩy ra khi ai đó có hấp lực lôi cuốn đến độ chúng ta yêu thích họ và chúng ta tiến đến chỗ sẵn sàng làm những gì chúng ta chưa từng nghĩ đến để làm. Điều tương tự cũng đã xẩy ra trong lòng của chàng Giakêu khi chàng nhận thấy rằng Chúa Giêsu quá quan trọng đến độ chàng có thể làm bất cứ sự gì cho Người, vì chỉ có một mình Chúa Giêsu mới có thể kéo chàng ra khỏi vũng lầy tội lỗi và khắc khoải khôn nguôi. Tình trạng bại liệt của nỗi hổ thẹn đã không chi phối nổi chàng. Phúc Âm nói cho chúng ta biết rằng chàng Giakêu "chạy đi trước", "trèo lên" cây, để rồi khi Chúa Giêsu gọi chàng, thì chàng "vội tụt xuống" (các câu 4,6). Chàng đã dám liều, đẩy cuộc đời của mình lên trên. Đối với cả chúng ta nữa, đó là cái bí mật của niềm vui, ở chỗ đừng dập tắt đi cái tò mò lành mạnh, mà là hãy dám liều, vì cuộc đời không phải để bị che khuất đi. Khi nó tiến đến với Chúa Giêsu thì chúng ta không thể ngồi đó khoanh tay nhìn; Người cống hiến cho chúng ta sự sống - chúng ta không thể đáp ứng bằng cách suy nghĩ về nó hay "nhắn tin - texting" mấy lời gì đó!

Các bạn trẻ thân mến, đừng hổ thẹn khi mang đến cho Chúa hết mọi sự khi các bạn xưng tội, nhất là nỗi yếu hèn của các bạn, những tranh đấu của các bạn và những tội lỗi của các bạn. Người sẽ làm cho các bạn ngỡ ngàng bằng ơn tha thứ của Người và bình an của Người. Đừng sợ thưa "xin vâng" với Người bằng tất cả tấm lòng của các bạn, quảng đại đáp ứng Người và theo Ngài! Đừng để cho linh hồn các bạn trở nên vô cảm, mà là hãy nhắm đến đích điểm của một tình yêu thương đẹp đẽ nhưng đồng thời cũng đòi phải hy sinh. Hãy dứt khoát "không" với thứ thuốc gây mê (the narcotic) cho lòng tham muốn thành công với bất cứ giá nào, cũng như với liều thuốc giảm đau nhức (the sedative) cho mối quan tâm chỉ biết đến bản thân các bạn cũng như tình trạng thoải mái của các bạn.

Sau chướng ngại nơi tầm vóc lùn thấp và sau chướng ngại về tình trạng tê liệt của nỗi hổ thẹn là chướng ngại thứ ba chàng Giakêu cần phải đương đầu. Chướng ngại này không còn là chướng ngại nội tâm mà là chướng ngại ở chung quanh chàng. Đó là tiếng cằn nhằn của đàm đông, thành phần thoạt tiên ngăn chặn chàng rồi phê phán chàng: Làm sao Đức Giêsu lại vào nhà của hắn, nhà của một tên tội lỗi chứ! Khó biết bao để nghênh đón Chúa Giêsu, khó biết mấy khi chấp nhận "một Vị Thiên Chúa giầu lòng xót thương" (Epheso 2:4)! Dân chúng sẽ cố gắng ngăn chặn các bạn, làm cho các bạn nghĩ rằng Thiên Chúa là Đấng xa cách, cứng cỏi và vô cảm, tốt với người tốt và xấu với kẻ xấu. Trái lại, Cha trên trời của chúng ta là Đấng "làm cho mặt trời của Ngài mọc lên trên cả kẻ dữ lẫn người lành" (Mathêu 5:45). Ngài đòi chúng ta cần phải thực sự là can đảm: một thứ can đảm mãnh liệt hơn cả sự dữ bằng việc yêu thương hết mọi người, ngay cả kẻ thù của chúng ta. Dân chúng có thể cười các bạn vì các bạn tin vào một quyền lực thương xót dịu dàng và nhu mì. Thế nhưng đừng sợ. Hãy nghĩ đến câu tâm niệm của những ngày này, đó là "Phúc thay cho ai biết thương xót, vì họ sẽ được thương xót vậy" (Mathêu 5:7). Dân chúng có thể cho các bạn là loại mộng mị, vì các bạn tin vào một nhân loại mới, một nhân loại khử trừ thù ghét giữa các dân tộc, một nhân loại không chấp nhận giới hạn rào cản và có thể theo đuổi các truyền thống của mình mà không tự tôn hay thiển cận. Đừng chán nản, ở chỗ, bằng một nụ cười và cánh tay rộng mở, các bạn loan báo niềm hy vọng và các bạn là một phúc lành cho gia đình nhân loại duy nhất của chúng ta, một gia đình mà ở đây các bạn là những gì tuyệt vời biểu hiện!

Hôm ấy đám đông đã phán xét chàng Giakêu; họ nhìn khắp người chàng, từ trên xuống dưới. Thế nhưng Chúa Giêsu lại khác: Người đã ngước mắt nhìn chàng (câu 5). Cái nhìn của Chúa Giêsu vượt ra bên ngoài những lỗi lầm và nhìn đến con người. Người không ngưng lại trước sự dữ đã qua mà là nhìn đến sự thiện sau này. Ánh mắt của Người vẫn cứ thế, ngay cả lúc ánh mắt này không được đáp ứng; nó tìm cách liên kết và hiệp thông. Nó không dừng lại ở dáng vẻ bề ngoài, mà là nhìn vào tâm can. Chúa Giêsu nhìn đến tấm lòng của các bạn, đến tâm can của bạn, đến cõi lòng của tôi. Nhờ ánh mắt của Chúa Giêsu, các bạn có thể giúp mang lại một nhân loại mới, không tìm kiếm cho mình được nhận biết mà tìm kiếm chính sự thiện hảo, gìn giữ tấm lòng tinh tuyền và chiến đấu cho sự chân thành và công lý một cách bình an. Đừng dừng lại ở bề ngoài của sự vật; đừng tin vào thứ sùng bái cái dáng vẻ của thế gian, những nỗ lực phấn son (cosmetic attempts) để cải tiến những cái nhìn của chúng ta. Trái lại, "hãy tải xuống - download" "mối liên hệ" tốt nhất, mối liên hệ của một tấm lòng nhìn thấy và truyền đạt sự thiện hảo mà không trở thành buồn chán. Niềm vui mà các bạn đã nhưng không lãnh nhận từ Thiên Chúa thì xin cũng nhưng không cho đi (xem Mathêu 10:8): rất nhiều người đang muốn niềm vui ấy! Rất nhiều người đang cần đến nó nơi các bạn.

Sau hết, chúng ta hãy lắng nghe những lời Chúa Giêsu nói với chàng Giakêu, những lời dường như nhắm đến cả chúng ta ngày nay nữa, nhắm đến từng người chúng ta: "Hãy xuống, vì hôm nay Tôi phải ở nhà của anh" (câu 5). "Hãy xuống, vì hôm nay Ta cần phải ở với con hôm nay. Hãy mở cho Ta cửa lòng của con". Chúa Giêsu cũng ngỏ cùng một lời mới tới các bạn: "Hôm nay Ta cần phải ở nhà của các bạn". Chúng ta có thể nói rằng Ngày Giới Trẻ Thế Giới bắt đầu hôm nay đây và tiếp tục ngày mai ở nhà của các bạn, vì đó là nơi Chúa Giêsu muốn gặp gỡ các bạn từ nay trở đi. Chúa không muốn ở lại thành phố đẹp đẽ này, hay chỉ ở trong những ký ức hân hoan. Người muốn tiến vào nhà của các bạn, muốn ở trong cuộc sống hằng ngày của các bạn: trong việc học hành của các bạn, trong năm làm việc đầu tiên của các bạn, trong mối thân hữu và cảm tình của các bạn, trong niềm hy vọng và các mộng mơ của các bạn. Người mong muốn biết bao các bạn mang tất cả những điều này cho Người khi cầu nguyện! Người hy vọng biết mấy là trong tất cả những "thứ giao tiếp - contacts" và "truyện trò - chats" hằng ngày, thì việc cầu nguyện phải là huyết mạch chính yếu! Người mong muốn biết mấy là lời của Người có thể nói với các bạn hằng ngày, nhờ đó các bạn có thể lấy Phúc Âm làm của các bạn, để Phúc Âm trở thành địa bàn cho các bạn trong cuộc hành trình đời sống! 

Khi xin các bạn cho Người đến nhà của các bạn, Chúa Giêsu gọi đích danh các bạn, như Người đã gọi tên Giakêu. Chúa Giêsu gọi đích danh tất cả chúng ta. Tên gọi của các bạn là những gì quí báu đối với Người. Tên "Giakêu" làm cho dân chúng nghĩ đến việc Thiên Chúa tưởng nhớ. Hãy tin vào ký ức của Thiên Chúa: ký ức của Ngài không phải là một "phần cứng - hard dish" để "lưu giữ - save" và "cất trữ - archive" tất cả các dữ kiện của chúng ta, ký ức của Người là một tấm lòng tràn đầy lòng cảm thương êm ái dịu dàng, một ký ức cảm thấy vui mừng trong việc "tẩy xóa - erasing" đi trong chúng ta hết mọi dấu vết sự dữ. Giờ đây chớ gì cả chúng ta nữa hãy cố gắng noi gương bắt chước ký ức trung thành của Thiên Chúa và trân quí giữ gìn những điều tốt lành chúng ta đã lãnh nhận trong những ngày này. Trong thinh lặng, chúng ta hãy nhớ đến cuộc gặp gỡ này, chúng ta hãy bảo trì ký ức về sự hiện diện của Thiên Chúa và lời của Ngài, và một lần nữa chúng ta hãy nghe tiếng Chúa Giêsu gọi đích danh chúng ta. Vậy chúng ta hãy âm thầm cầu nguyện, tưởng nhớ và tạ ơn Chúa là Đấng đã muốn chúng ta ở đây và đã đến đây để gặp gỡ chúng ta. 

 

(Biệt chú: các bài giảng của ĐTC Phanxicô cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXXI này nói chung, cách riêng các bài ngài nói với riêng giới trẻ, đối với người dịch, chẳng những thật là sâu sắc chưa từng thấy khi ngài diễn giải ý nghĩa của từng chi tiết Phúc Âm và áp dụng chúng vào đời sống đạo của chúng ta, mà còn sử dụng những từ ngữ rất giới trẻ, rất kỹ thuật tân tiến, gioúp giới trẻ dễ hiểu và nhớ lâu. Tuyệt vời. Tạ ơn Chúa).

 

image

Trong Huấn Từ Truyền Tin sau Thánh Lễ cho Chúa Nhật XVIII Thường Niên, ĐTC Phanxicô đã tuyên bố Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXXII - 2019 ở Panama Nam Mỹ Châu như sau:

"Thiên Chúa quan phòng bao giờ cũng đi trước chúng ta. Hãy nghĩ mà xem bắt đầu từ năm 1985 Thánh Gioan Phaolô II đã ấn định Ngày Giới Trẻ Thế Giới tiếp theo trong cuộc đại hành trình này! Bởi vậy, giờ đây, tôi hân hoan loan báo rằng Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần tới - sau hai ngày sẽ được cử hành ở cấp giáo phận địa phương - sẽ diễn ra vào năm 2019 ở Panama. Tôi xin mời các vị Giám Mục Panama tiến lên để cùng tôi ban phép lành. Tin tưởng vào lời chuyển cầu của Mẹ Maria, chúng ta hãy xin Thánh Linh sáng soi và hỗ trợ cuộc hành trình này của giới trẻ trong Giáo Hội cũng như trên thế giới, và làm cho các bạn trở thành những người môn đệ cùng chứng nhân cho lòng thương xót Chúa".   

Papa Arena

Sau Thánh Lễ Bế Mạc Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXXI - 2016 kể như mọi sự đã hoàn tất, chỉ còn bài nói từ biệt trước khi lên máy bay về lại Roma nữa là xong. Thế nhưng, đối với ĐTC Phanxicô, ngài còn một màn đặc biệt nữa, đó là tỏ lòng biết ơn các tình nguyện viên giới trẻ đã đóng góp vào việc tổ chức biến cố cho 1 triệu rưỡi giới trẻ từ khắp thế giới về tham dự và cho khoảng 3 triệu người tham dự Lễ Bế Mạc của ngài.

Sau khi nghe các chứng từ của giới trẻ, ĐTC đã ban huấn từ cuối cùng cho thành phần giới trẻ tình nguyện viên bằng tiếng Tây Ban Nha. Thoạt tiên ngài đọc mấy câu đầu của bài ngài đã biên soạn, sau đó ngài nói buông

Trong bài nói được soạn sẵn, có câu chính yếu bao gồm tất cả nội dung ngài muốn nói với họ như sau:

"... Để bày tỏ lòng tri ân của mình, tôi muốn chia sẻ với các bạn một tặng vật được Đức Trinh Nữ Maria cống hiến cho chúng ta, Vị mà hôm nay đã đến thăm chúng ta nơi bức ảnh lạ Kalwaria Zebrzydowska, một bức ảnh rất thân thương của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Chúng ta có thể thấy mầu nhiệm Thăm Viếng trong Phúc Âm (xem Luca 1:39-45) hình ảnh về tất cả công việc tình nguyện của Kitô hữu. Tôi muốn nói đến ba thái độ được Mẹ Maria thể hiện và lưu chúng lại cho các bạn như là một thứ trợ giúp cho việc dẫn giải cái cảm nghiệm về những ngày này và như một cảm hứng cho việc dấn thân phục vụ của các bạn trong tương lai. Ba thái độ này là lắng nghe, quyết định và tác hành..."

Trong những lời nói buông của mình, ĐTC đã khuyên giới trẻ muốn trở thành hải đăng hy vọng cần phải hội đủ một điều kiện bất khả thiếu đó là ký ức:

"Tôi phải tự hỏi tôi từ đâu đến... ký ức về nhân dân của tôi, ký ức về gia đình của tôi và ký ức về lịch sử của tôi. [...] Ký ức về một con đường đã từng được tiến bước và tất cả những gì chúng ta đã nhận lãnh từ những người lớn. Một con người trẻ mà không có ký ức thì không thể nào trở thành hải đăng hy vọng cho tương lai được".

Một điều kiện nữa để có thể trở thành hải đăng hy vọng nữa được ngài đề cập đến đó là: "đừng sợ".

Cuối cùng ngài đã đúc kết ... kèm theo một lời nói dường như (theo tôi, căn cứ vào một số lời khác nữa của ngài cũng như vào các dữ kiện lịch sử đang diễn tiến dường như đang ứng nghiệm rất khít khao với những văn liệu chính yếu liên quan đến Thời Điểm Maria, như Bí Mật Fatima phần 3 từ đầu Thế Kỷ 20 và Tác Phẩm Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria của Thánh Long Mộng Phố - Louis Monfort từ đầu thế kỷ 18) về số phận ("Phêrô thành Roma") của ngài liên quan đến một tương lai không xa... trước Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2019 ở Panama....

"'Ký ức và lòng can đảm' là những gì cần thiết cho sự hiện diện của các bạn ở Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Panama tới đây. Tôi không biết tôi sẽ hiện diện ở Panama hay chăng, thế nhưng tôi có thể bảo đảm rằng Ngài Phêrô sẽ ở đó. Ngài Phêrô sẽ hỏi các bạn xem các bạn có nói chuyện với ông bà của các bạn cũng như với những bậc lão thành để có được ký ức hay chăng; ngài sẽ hỏi các bạn xem các bạn có can đảm và dũng cảm sống hiện tại hay chăng; ngài muốn biết các bạn có gieo rắc hạt giống cho tương lai hay chăng"

 

Vấn Đáp trên chuyến bay từ Balan về Roma

or160624100655_001166

Trên chuyến bay từ Balan về lại Roma, như mọi chuyến tông du trước, ĐTC Phanxicô đã trả lời cho cuộc phỏng vấn của các phóng viên truyền thông hộ tống ngài trên cùng chuyến bay. Cũng trên chuyến bay này, ĐTC cùng thành phần phóng viên truyền thông cũng tạ từ vị Giám Đốc Văn Phòng Báo Chí của Tòa Thánh sau 25 năm phục vụ đó là Cha Lombardi Dòng Tên, vào chính ngày Lễ Thánh Ignatio 31/7/2016, ngày bế mạc Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXXI. Trong 7 câu phỏng vấn, (vì thời gian bay không lâu là bao), chỉ có một số câu cần lưu ý nhất. Có hai ba câu chỉ xin dịch vắn tắt. Còn 4 câu 2, 6 và 7 được dịch trọn vẹn bởi tính chất hay ho và quan trọng của chúng.

Câu hỏi thứ 1 từ Magdalena Wolinska-Riedi, TVP Balan về cảm nhận của ngài đối với dân Balan - không có gì đặc biệt.

Câu Hỏi Thứ 2 về ngôn ngữ tân thời trẻ trung được ĐTC sử dụng để nói với giới trẻ.

Ursula Rzepczak của Polsat Balan: Tâu Đức Thánh Cha, con cái trẻ trung chúng con cảm kích trước những lời nói của ĐTC, những lời rất ư là thích ứng với thực tại của họ, với các vấn đề của họ... thế nhưng ĐTC còn sử dụng trong các bài nói của mình những ngôn từ, sử dụng chính những diễn tả theo ngôn ngữ của giới trẻ. ĐTC đã biên soạn ra sao? Làm sao ĐTC có thể cống hiến rất nhiều thí dụ rất gần gũi với đời sống của họ, với vấn đề của họ, mà lại bằng ngôn ngữ của họ chứ?

ĐTC Phanxicô: Tôi thích nói chuyện với giới trẻ, và tôi thích nghe giới trẻ. Họ luôn gây khó khăn cho tôi. Họ nói với tôi những điều tôi chưa từng nghĩ đến hay tôi mới nghĩ được một phần. Tôi thích giới trẻ hăng say, giới trẻ sáng tạo! Thế nên tôi sự dụng ngôn ngữ giới trẻ. Nhiều lần tôi ngẫm nghĩ điều đó nghĩa là gì? Và họ giải thích nghĩa cho tôi! Họ giải thích cho tôi ý nghĩa của nó ... tôi thích nói chuyện với họ. Họ là tương lai của chúng ta, và chúng ta cần phải đối thoại trao đổi. Cuộc đối thoại giữa quá khứ và tương lai là những gì quan trọng. Vì thế mà tôi nhấn mạnh rất nhiều đến mối liên hệ giữa giới trẻ và thành phần ông bà. Họ cần phải nói chuyện với... khi tôi nói ông bà, tôi có ý nói những ai lão thành và những ai chưa già lắm... đúng, ngoại trừ tôi! Cũng đồng thời để cống hiến kinh nghiệm của chúng tôi nữa, những kinh nghiệm họ cho là quá khứ, là lịch sử và họ lại tiếp tục kinh nghiệm ấy và can đảm mang chúng tới hiện tại, như tôi đã nói tối hôm nay.... đó là vấn đề quan trọng, đó là vấn đề quan trọng! Tôi không thích khi tôi nghe thấy nói rằng: 'nhưng thành phần giới trẻ này cho đó là những điều ngớ ngẩn!' Này, cho dù chúng ta có nói nhiều giới trẻ đi nữa! Giới trẻ nói những điều ngớ ngẩn và họ nói những điều tốt đẹp, như chúng ta vậy, như mọi người cũng thế. Thế nhưng xin hãy nghe họ, nói với họ, vì chúng ta cần phải học hỏi nơi họ và họ cần phải học hỏi nơi tôi, nơi chúng ta. Vấn đề là như thế. Đó là cách thức lịch sử được làm nên, đó là cách thức lịch sử tiến triển, không khép kín, không đóng kín. Tôi không biết, vấn đề là như vậy đó. Đó là cách tôi học hỏi những điều ấy.

Câu hỏi thứ 3 từ Marco Ansaldo, La Repubblica Ý về biến cố đảo chánh hụt ở Thổ Nhĩ Kỳ tại sao ngài chưa lên tiếng, phải chăng vì ngài sợ ảnh hưởng đến Giáo Hội Công giáo thiểu số ở nước này, ngài đã trả lời:

ĐTC Phanxicô: ..... Tôi đang tìm hiểu tình hình ngay cả với các vị cố vấn của Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh và sự việc vẫn chưa rõ ràng. Đúng thế, những gì gây thiệt hại cho tín hữu Công giáo thì bao giờ cũng cần phải tránh né, tất cả chúng ta ai cũng làm như vậy... nhưng không trả giá bằng chính sự thật! Cần phải có đức khôn ngoan; điều cần phải nói: khi nào, ra sao, nhưng trong trường hợp của tôi, quí vị đã thấy rồi đó tôi đã từng nói lên những gì liên quan đến Thổ Nhĩ Kỳ, tôi đã từng nói..."

Câu hỏi thứ 4 từ Frances D'Emilio, AP Mỹ về ĐHY Pell là một trong những vị hồng y cố vấn chính của ĐTC vừa bị tố giác và đang điều tra về hành động lạm dụng tình dục?

ĐTC Phanxicô: Tin tức đầu tiên xuất hiện không rõ ràng. Đó là những gì xẩy ra từ 40 năm trước thậm chí không bị cảnh sát bấy giờ cứu xét. Thật là một điều mập mờ. Sau đó tất cả mọi lời cáo buộc được đệ trình lên công lý. Ngay lúc này đây chúng đang ở trong bàn tay công lý... Chúng ta cần phải chờ đợi công lý chứ đừng tự mình phán quyết trước, một thứ xử án có tính cách truyền thông, hay một cách nào đó ... vì nó chẳng giúp gì hết. Phán đoán theo kiểu xì xèo đồn đoán để rồi người ta có thể... chúng ta không biết kết quả ra sao nhưng hãy lưu ý tới những gì tòa án quyết định. Khi nào công lý tuyên bố, tôi sẽ lên tiếng.

Câu hỏi thứ 5 từ Hernan Reyes, TELAM Á Căn Đình về Nước Venezuela được Tòa Thánh nỗ lực phụ giúp ổn định - Không có gì đặc biệt. Những về sự kiện ngài bị ngã ở Czestochowa Balan thì ngài trả lời như sau:

ĐTC Phanxicô: Tôi mải nhìn Đức Mẹ nên tôi không để ý tới bậc thang. Bấy tôi tôi đang cầm lư hương và khi tôi cảm thấy mình ngã thì tôi cứ để mặc kệ nó nên mới tránh khỏi. Nếu tôi cố chống cưỡng thì đã có chuyện rồi. Chẳng có gì xẩy ra cả. Tôi rất khỏe mạnh bình thường.

Câu Hỏi Thứ 6 về nạn khủng bố.

Antoine Marie Izoarde, i.Media Pháp: Tâu ĐTC... câu hỏi này hơi khó một chút, đó là tín hữu Công giáo hơi bị bàng hoàng, không phải chỉ ở Pháp mà thôi, sau vụ ám sát man rợ Cha Jacques Hamel - như ĐTC quá biết - trong nhà thờ của ngài khi ngài đang cử hành Thánh Lễ. Bốn ngày trước, ở nơi đây, ĐTC đã nói với chúng con rằng tất cả mọi tôn giáo đều mong muốn hòa bình. Thế nhưng vị linh mục 86 tuổi thánh đức này bị giết chết rõ ràng là nhân danh Hồi giáo. Bởi vậy tâu ĐTC con xin có hai câu hỏi: tại sao ĐTC khi nói về những biến cố bạo lực ấy đã luôn nói đến những kẻ khúng bố, không bao giờ sử dụng chữ Hồi giáo? Và ngoài việc cầu nguyện cùng đối thoại dĩ nhiên là những gì thiết yếu, ĐTC còn có thể khuyên bảo hay đề nghị những sáng kiến cụ thể nào để chống lại nạn bạo lực Hồi giáo hay chăng? Xin cám ơn ĐTC.

ĐTC Phanxicô: Tôi không thích nói đến nạn bạo lực Hồi giáo, vì hằng ngày, khi tôi lướt qua báo chí, tôi thấy bạo lực, ở Ý quốc đây... nào là người này giết chết bạn gái của mình, người khác giết chết mẹ vợ của mình... và những người này là các Kitô hữu! Có những tín hữu Công giáo bạo động! Nếu tôi nói về nạn bạo lực Hồi giáo thì tôi cũng phải nói nạn bạo lực Công giáo... mà không, không phải tất cả mọi tín đồ Hồi giáo đều bạo động, không phải tất cả mọi tín hữu Công giáo là bạo lực. Nó giống như một đĩa xà lách có đủ mọi thứ. Có những con người bạo lực của tôn giáo này... điều đó đúng: tôi tin rằng hầu như mọi tôn giáo bao giờ cũng có một nhóm nhỏ bảo thủ cực đoan. Những kẻ bảo thủ cực đoan. Chúng ta có những con người này. Khi chủ nghĩa bảo thủ cực đoan ra tay sát hại thì nó có thể sát hại bằng ngôn ngữ - Tông Đồ Giacôbê nói như thế chứ không phải tôi - và thậm chí bằng cả con dao phải không? Tôi không nghĩ rằng đúng khi đồng hóa Hồi giáo với bạo lực. Đó không phải là điều đúng hay thật. Tôi đã nói chuyện lâu với một vị đạo trưởng, đó là Đại Giáo Trưởng ở Đại Học Al-Azhar, nên tôi biết họ nghĩ gì... Họ tìm kiếm hòa bình, tìm kiếm gặp gỡ... Vị khâm sứ ở một xứ sở Phi Châu đã nói với tôi rằng thủ đô là nơi ngài ở có một dẫy luôn đầy những dân chúng ở Cửa Thánh Năm Thánh. Có một số tín hữu Công giáo đến với tòa giải tội, những người khác đến những cái ghế dài ngồi cầu nguyện, còn đa số tiến lên, cầu nguyện ở bàn thờ Đức Mẹ... những người này là tín đồ Hồi giáo, những người muốn sống Năm Thánh. Họ là những người anh em, họ sống... Khi tôi ở nước Trung Phi, tôi đã đến với họ, thậm chí vị giáo trưởng lên ngồi trên chiếc Giáo Hoàng Xa... Chúng ta có thể chung sống tốt đẹp... Thế nhưng có những nhóm bảo thủ cực đoan... Biết bao nhiêu là giới trẻ, bao nhiêu là giới trẻ của Âu Châu chúng ta, thành phần chúng ta đã lưu lại chẳng có lý tưởng gì, không có việc làm... họ hút sách, rượu chè, hay ghi danh gia nhập các nhóm bảo thủ cực đoan. Người ta có thể nói đó là ISIS, thế nhưng nó là một Nhà Nước Hồi Giáo hiện lên mang tính cách bạo lực... vì khi họ cho chúng ta thấy chân tướng của họ, họ cũng cho chúng ta thấy ở vùng duyên hải Libya họ đã cắt cổ những người Ai Cập hay làm những điều khác... Thế nhưng đó là một nhóm bảo thủ cực đoan được gọi là Nhà Nước Hồi Giáo ISIS... nhưng tôi tin rằng quí vị không thể nói một cách chân thực hay đúng đắn rằng Hồi giáo là tên khủng bố.

Antoine Marie Izoarde (lập lại phần cuối của câu hỏi hai phần mới được ĐTC trả lời phần đầu): Đâu là những sáng kiến cụ thể của ĐTC trong việc đối đầu với nạn khủng bố, bạo lực?

ĐTC Phanxicô: Nạn khủng bố xẩy ra ở khắp nơi. Bạn hãy nghĩ đến nạn khủng bố về sắc tộc ở các nước Phi Châu. Đó là khủng bố và ... Thế nhưng tôi không biết tôi có nói đến nó vì nó ít nguy hiểm hay chăng... Nạn khủng bố gia tăng khi không còn giải pháp chọn lựa nào, và khi trung tâm của kinh tế toàn cầu là vị thần tiền bạc chứ không phải con người - nam nữ - điều này đã là một thứ khủng bố trước tiên rồi vậy! Quí vị đã loại trừ đi cái kỳ diệu của việc tạo dựng - con người nam nữ - và quí vị thay vị trí của họ bằng tiền bạc. Đó là một thứ khủng bố căn bản phạm đến toàn thể nhân loại! Hãy nghĩ về điều ấy!

Câu Hỏi Thứ 7 về Panama.

Javier Martinez Brocal, Rome Reports: ĐTC đã bảo chúng con trong cuộc gặp gỡ nhóm tình nguyện viên rằng ĐTC có thể không đến Panama, ĐTC không thể nào làm như thế được, chúng con chờ đợi ĐTC ở Panama...

ĐTC Phanxicô: Không không, vị này không đi, Ngài Phêrô thì đi, ai cũng được.

(riêng bài phỏng vấn này được chuyển dịch theo Vatican Radio)

 

ĐTC Phanxicô chia sẻ cảm nghiệm chuyến Tông Du Balan cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXXI 27-31/7/2016

Pope at General Audience

paol siv

"Hình ảnh tiêu biểu của những Ngày Giới Trẻ Thế Giới là một giẫy cờ muôn mầu được giới trẻ phất phới: thật vậy, vào Ngày Giới Trẻ Thế Giới, các lá cờ của chư quốc trở nên mỹ miều, có thể nói rằng chúng được 'thanh tẩy', và những lá cờ của các nước đang xung đột nhau cũng được phất phới bên nhau. Thật là tuyệt vời!"

 

Xin chào anh chị em thân mến!

Hôm nay tôi muốn chia sẻ vắn gọn về chuyến Tông Du tôi đã thực hiện mấy ngày qua ở Balan.

Cơ hội của cuộc tông du này là Ngày Giới Trẻ Thế Giới, thời điểm 25 năm sau việc cử hành lịch sử ở Czestochowa, sau ít lâu xẩy ra biến cố sụp đổ "Bức Màn Sắt" (biệt chú của người dịch: không biết ở đây có phải ngài ngầm đề cập tới biến cố bầu cử tự do lần đầu tiên từ nam 1947 ở Balan ngày 4/6/1979 hay biến cố Balan đã có vị thủ tướng là Tadeusz Mazowiecki vào Tháng 8/1989, mở màn cho Biến Cố Đông Âu sụp đổ một cách vô cùng ngoạn mục chưa từng thấy trước một thế giới đầy bàng hoàng chỉ biết trố mắt nhìn... và chính Mikhai Gorbachew phải công nhận là do bởi ĐTCGPII). Qua 25 năm này, Balan đã đổi thay, Âu Châu đã thay đổi và thế giới đã xoay chuyển, và Ngày Giới Trẻ Thế Giới này đã trở thành một dấu chỉ thời đại đối với Balan, với Âu Châu và với thế giới. Thế hệ mới của giới trẻ - thành phần thừa kế và tiếp nối của cuộc hành trình được khởi xướng bởi Thánh Gioan Phaolô II - đã cống hiến câu trả lời cho cái thách đố của ngày hôm nay. Họ đã cống hiến một dấu hiệu của niềm hy vọng, và dấu chỉ này được gọi là tình huynh đệ, vì, thật sự nơi cái thế giới đang chiến tranh loạn lạc này, chúng ta cần đến tình huynh đệ, việc gần gũi nhau, việc đối thoại trao đổi với nhau và tình bằng hữu. Dấu chỉ của niềm hy vọng là ở chỗ khi nào có tình huynh đệ.

Chúng ta thực sự bắt đầu với giới trẻ, thành phần là lý do trên hết cho chuyến tông du này. Một lần nữa họ đã đáp ứng lời kêu gọi, ở chỗ họ đến từ khắp nơi trên thế giới - một số trong họ đang ở nơi đây! [ngài chỉ vào những người hành hương ở trong Sảnh Đường Phaolô VI bấy giờ] - để cử hành các thứ mầu sắc, các khuôn mặt khác nhau, các ngôn ngữ và lịch sử khác nhau. Tôi không biết họ làm như thế ra sao: họ nói các ngôn ngữ khác nhau, thế nhưng vẫn có thể hiểu nhau! Tại sao thế? Vì họ có ý muốn đến với nhau để xây dựng các cây cầu nối tình huynh đệ. Họ cũng đến mang theo cả những vết thương đau nữa, với những vấn nạn của họ, thế nhưng đặc biệt là với niềm vui được hội ngộ gặp gỡ nhau; một lần nữa họ làm nên một bức tranh vi thạch tình huynh đệ (a mosaic of fraternity). Người ta có thể nói về một bức tranh vi thạch tình huynh đệ. Hình ảnh tiêu biểu của những Ngày Giới Trẻ Thế Giới là một giẫy cờ muôn mầu được giới trẻ phất phới: thật vậy, vào Ngày Giới Trẻ Thế Giới, các lá cờ của chư quốc trở nên mỹ miều, có thể nói rằng chúng được "thanh tẩy", và những lá cờ của các nước đang xung đột nhau cũng được phất phới bên nhau. Thật là tuyệt vời! Ở đây cũng có những lá cờ nữa... Hãy giơ lên xem nào!

Bởi vậy trong cuộc gặp gỡ Năm Thánh trọng đại này, giới trẻ của thế giới đã lãnh nhận một sứ điệp của Lòng Thương Xót, mang sứ điệp đi khắp nơi bằng những cộng việc của lòng thương xót về tinh thần cũng như về thể lý. Tôi cám ơn tất giới trẻ đã đến Krakow! Và tôi cũng cám ơn những ai đã liên kết với chúng tôi từ khắp mọi nơi trên trái đất này! - như ở nhiều xứ sở có những Ngày Giới Trẻ nho nhỏ được tổ chức móc nối với Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Krakow. Chớ gì những tặng ân các bạn đã nhận được trở thành một đáp ứng hằng ngày cho tiếng gọi của Chúa. Với đầy lòng cảm xúc tưởng nhớ đến Susanna, một em gái người Roma thuộc giáo phận đây, đã chết ngay sau khi tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới, ở Vienna. Xin Chúa, Đấng chắc chắn đã tiếp nhận em trên Thiên Đàng, an ủi thân nhân họ hàng và bạn bè của em.

Trong chuyến hành trình này, tôi cũng đã viếng thăm Đền Thánh Czestochowa. Trước bức ảnh Đức Mẹ, tôi đã nhận được ánh mắt của Người Mẹ này, Đấng đặc biệt là Mẹ của nhân dân Balan, của một quốc gia cao quí đã từng chịu khổ quá nhiều, và nhờ sức mạnh của đức tin cùng bàn tay phù hộ từ mẫu của Mẹ, đã luôn hồi sinh. Tôi muốn gửi lời chào đến một số anh chị em Balan đang có mặt nơi đây. Anh chị em tốt lành, anh chị em tốt lành! Ở đó, dưới ánh mắt này, người ta hiểu được ý nghĩa linh thiêng về cuộc hành trình của quốc gia có một lịch sử bất khả phân ly với Chúa Kitô. Ở đó người ta chạm đến được đức tin của một dân thánh Chúa, một dân thánh gìn giữ niềm hy vọng qua những cơn thử thách; và nó cũng gìn giữ cái khôn ngoan nơi sự quân bình giữa truyền thống và canh tân đổi mới, giữa ký ức và tương lai. Ngày nay Balan đang nhắc nhở toàn thể Âu Châu rằng Châu lục này không thể nào có tương lai nếu đánh mất đi những giá trị nền tảng của nó, những giá trị nền tảng đặt trọng tâm ở cái nhãn quan Kitô giáo về con người. Trong số những giá trị này là lòng thương xót, mà hai người con cao cả của đất nước Balan đã là những vị tông đồ đặc biệt cho chúng, đó là Thánh Faustina Kowalska và Thánh Gioan Phaolô II.

Sau hết, cuộc hành trình này cũng nhắm đến những chân trời của thế giới, một thế giới được kêu gọi để đáp ứng thách đố của một trận chiến tranh "từng phần", đang đe dọa thế giới. Và này cái thinh lặng sâu xa của cuộc viếng thăm Auschwitz-Birkenau còn sinh động hơn bất cứ lời lẽ nào nữa. Trong cái thinh lặng đó, tôi đã nghe thấy, tôi đã cảm thấy sự hiện diện của tất cả các linh hồn đã qua đi ở đó; tôi đã cảm thấy lòng cảm thương, cảm thấy lòng thương xót Chúa, một lòng thương xót được một số linh hồn mang đến cho cả vực thẳm này. Trong cái thinh lặng sâu xa ấy, tôi đã cầu nguyện cho tất cả mọi nạn nhân của bạo lực và chiến tranh. Và cũng ở đó, ở nơi ấy, tôi đã hiểu hơn bao giờ hết giá trị của ký ức, không những như là thứ ký ức của những biến cố đã qua, mà còn như để cảnh báo và nhắc nhở trách nhiệm cho hôm nay và ngày mai nữa, nhờ đó hạt giống thù hằn ghen ghét và bạo lực không lún sâu vào các vết xe của lịch sử. Và trong cái ký ức này về các cuộc chiến tranh và nhiều thương tích, về rất nhiều sầu thương trải qua, cũng có nhiều con người nam nữ của hôm nay đây, những con người đang bị chiến tranh loạn lạc, rất nhiều người anh chị em của chúng ta. Nhìn thấy cái dã man tàn ác ấy ở trại tập trung ấy, tôi liền nghĩ đến các thứ dã man tàn ác ngày nay, chẳng khác gì cả: không ở chỗ tập trung như nơi ấy, nhưng lại ở khắp nơi trên thế giới; một thế giới đang bệnh hoạn bởi những gì là dã man tàn ác, là đớn đau, là hận thù ghen ghét, là buồn khổ. Đó là lý do tại sao tôi luôn xin anh chị em cầu nguyện xin Chúa ban hòa bình cho chúng ta!

Tôi tạ ơn Chúa và Trinh Nữ Maria về tất cả những điều ấy. Và một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của tôi với Tổng Thống Balan cũng như các vị Thẩm Quyền khác, với ĐHY TGM Krakow và toàn thể hàng giáo phẩm Balan, cũng như tất cả những ai, bằng muôn vàn cách thức khác nhau, làm cho biến cố này trở thành khả dĩ, một biến cố cống hiến một dấu chỉ về tình huynh đệ cho Balan, cho Âu Châu và cho thế giới. Tôi cũng xin cám ơn giới trẻ tình nguyện viên đã làm việc hơn một năm trời để giúp cho biến cố này diễn ra; cả giới truyền thông nữa, những ai làm việc trong giới truyền thông: cám ơn anh chị em rất nhiều vì đã làm cho Ngày này được cả thế giới biết đến. Đến đây tôi không thể quên Anna Maria Jacobini, một phóng viên Ý đã thình lình qua đời ở đó. Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho cô: cô đã rời bỏ chúng ta trong khi thi hành việc phục vụ của mình.

Xin cám ơn anh chị em!

Thank you!

(Sau bài chia sẻ này, ĐTC theo thông lệ ngỏ lời chào các phái đoàn hành hương có mặt bấy giờ, bao gồm cả những gì liên quan đến ngài cần xin giáo dân cầu nguyện cho ngài, như việc ngày mai ngài đi Assisi như sau:)

Ngày mai tôi sẽ đến Đền Thờ Thánh Maria Thiên Thần ở Porziuncola, nhân dịp tám thế kỷ của "Pardon of Assisi" được cử hành hôm qua. (Biệt chú của người dịch: Ngày 2/8 hằng năm cũng được gọi là ngày 'Lễ Tha Thứ - Feast of Pardon', ngày mà theo truyền thống của Dòng Phanxicô, từ thời Thánh Sáng Lập Phanxicô, vị đã xin được Đức Giáo Hoàng Honorius III ban ơn toàn xá cho tất cả những ai đến kính viếng Porziuncola này và xưng tội). Cuộc hành hương này rất giản dị nhưng lại rất ý nghĩa trong Năm Thánh Thương Xót đây. Tôi xin tất cả anh chị em hãy hỗ trợ tôi bằng lời cầu nguyện, cầu xin ánh sáng và sức mạnh của Thánh Linh cùng lời chuyển cầu trên trời của Thánh Phanxicô".

Bài này được chuyển dịch kèm theo nhan đề và mnhững chỗ nhấn mạnh tự ý từ

https://zenit.org/articles/general-audience-on-world-youth-day-in-poland/

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL