GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

 

 






Tông Huấn Amoris Laetitia - Niềm Vui Yêu Thương




của Đức Giáo Hoàng Phanxicô


Hôm Thứ Sáu 8/4/2016 Tòa Thánh Vatican đã phổ biến Tông Huấn được nao nức trông chờ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về gia đình, một văn kiện được góp phần tham vấn gần 3 năm trời từ tín hữu Công giáo ở các xứ sở trên khắp thế giới.

Văn kiện dài này, mang tựa đề 'Amoris Leatitia', hay Niềm Vui Yêu Thương, khẳng định giáo huấn của Giáo Hội rằng các gia đình vững chắc là những khuôn đá xây dựng một xã hội lành mạnh và là một nơi để con cái học biết yêu thương, tôn trọng và giáo tiếp với người khác.

Văn kiện này đồng thời cũng cảnh giác việc lý tưởng hóa nhiều thách đố mà đời sống gia đình đang phải đối đầu, thôi thúc các tín hữu Công giáo hãy chăm sóc hơn là lên án tất cả những ai đang sống một cuộc đời không phản ảnh giáo huấn của Giáo Hội.

Văn kiện đây đặc biệt nhấn mạnh đến nhu cầu cần phải làm sao "nhận thức cá biệt và mục vụ" đối với những cá nhân, nhìn nhận rằng "cả Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới lẫn Tông Huấn này cũng không thể nào có thể cung cấp được một bộ qui tắc chung chung mới mẻ, tự nó có tính cách ràng buộc theo giáo luật và có thể áp dụng cho tất cả mọi trường hợp".

Tất cả trọn vẹn bản văn kiện Tông Huấn 'Amoris Laetitia' hay Niềm Vui Yêu Thương ở cái link của Tòa Thánh như sau: http://w2.vatican.va/content/francesco/en/apost_exhortations/documents/papa-francesco_esortazione-ap_20160319_amoris-laetitia.html

Sau đây là bản tổng tóm chính thức về văn kiện của Tông Huấn 'Amoris Laetitia' hay Niềm Vui Yêu Thương: Về Tình Yêu Thương trong Gia Đình.

Không phải là tình cờ mà Tông Huấn Amoris Laetitia (AL), "Niềm Vui Yêu Thương", Tông Huấn hậu thượng nghị giám mục thế giới "về Tình Yêu Thương trong Gia Đình", được ký vào ngày 19/3, Lễ Trọng kính Thánh Giuse. Văn kiện này tổng hợp thành quả hai Thượng Nghị về gia đình được Đức Giáo Hoàng Phanxicô triệu tập vào năm 2014 và 2015. Bản văn thường trích lại Những Tường Trình Tổng Kết; các văn kiện và giáo huấn từ những vị tiền nhiệm của ngài; và nhiều bài giáo lý của ngài về gia đình. Chưa hết, như trong các văn kiện huấn quyền trước, vị Giáo Hoàng này cũng sử dụng các đóng góp của những Hội Đồng Giám Mục khác nhau trên khắp thế giới (Kenya, Australia, Argentina...), và trích dẫn những nhân vật quan trọng như Martin Luther King và Erich Fromm. Vị Giáo Hoàng này thậm chí còn trích dẫn cả phim Babette's Feast để diễn giải quan niệm về công thưởng.

Dẫn nhập (1-7)

Tông Huấn này đặc biệt là vừa dài vừa chi tiết. Bản văn có 325 đoạn được phân chia thành 9 chương. Bảy đoạn dẫn nhập đã mở màn về tính chất phức tạp của một đề tài rất cần phải được nghiên cứu một cách thấu đáo. Những đóng góp của các Nghị Phụ Thượng Nghị làm nên "một viên ngọc muôn mặt" (AL 4), một khối đa diện quí báu, có một giá trị cần phải bảo trì. Thế nhưng, vị Giáo Hoàng này cảnh báo rằng: "không phải tất cả mọi thứ bàn luận về các vấn đề tín lý, luân lý hay mục vụ cần phải được giải quyết ổn thỏa bằng những can thiệp của huấn quyền". Thật vậy, đối với một số vấn đề, "mỗi xứ sở hay mỗi miền... có thể tìm kiếm những giải quyết tốt đẹp hơn thích hợp với nền văn hóa và cảm quan của mình đối với các truyền thống và những nhu cầu địa phương của mình. Vì 'các nền văn hóa thực sự là rất khác nhau mà hết mọi nguyên tắc chung... cần phải được hội nhập văn hóa nếu nó muốn được tôn trọng và áp dụng'" (AL 3). Nguyên tắc hội nhập văn hóa này áp dụng vào việc hình thành và giải quyết các vấn đề trục trặc, và trừ các vấn đề về tín lý đã được huấn quyền của Giáo Hội xác định rõ ràng, thì không có một phương sách nào có thể được "toàn cầu hóa". Trong bài nói của mình để kết thúc Thượng Nghị 2015, vị Giáo Hoàng này đã nói rất rõ rằng rằng: "Những gì có vẻ là bình thường đối với một vị giám mục ở châu lục này (chẳng hạn, theo người dịch ở đây, vấn đề hôn nhân đồng tính) thì lại bị coi là lạ lùng và hầu như tệ hại - hầu như! - đối với một vị giám mục ở châu lục khác; những gì được coi là vi phạm đến quyền lợi ở xã hội này (chẳng hạn, theo người dịch ở đây, quyền ly dị phá thai) thì lại là một qui tắc hiển nhiên bất khả vi phạm nơi một xã hội khác; những gì là tự do theo lương tâm đối với một số người thì chỉ là tình trạng lầm lẫn đối với những người khác".

Vị Giáo Hoàng này đã minh nhiên nói rằng chúng ta trước hết cần phải tránh một thứ sát cận có vẻ khô cằn giữa những đòi hỏi cần phải đổi thay với việc áp dụng tổng quát những tiêu chuẩn trừu tượng. Ngài viết: "Những cuộc tranh cãi diễn ra nơi giới truyền thông, nơi một số những ấn bản, và thậm chí giữa các thừa tác viên của Giáo Hội, cho thấy tầm mức cách biệt từ một ước vọng vô độ muốn hoàn toàn thay đổi mà không suy nghĩ đầy đủ hay thiếu nền tảng, đến một thái độ muốn giải quyết hết mọi sự bằng cách áp dụng các qui tắc chung hay bằng việc rút ra những kết luận bất tương xứng từ những nhận định thần học đặc biệt" (AL 2).

Chương Một: "Theo ánh sáng của Lời Chúa" (8-30)

Tiếp phần dẫn nhập này, Đức Giáo Hoàng bắt đầu những chia sẻ của ngài theo Thánh Kinh ở chương thứ nhất, một chương mở ra như là một bài suy niệm về Thánh Vịnh 128 (được phụng vụ hôn nhân của người Do Thái cũng như của các cuộc thành hôn Kitô giáo sử dụng). Thánh Kinh "đầy những gia đình, những cuộc sinh nở, những câu truyện tình và các cuộc khủng hoảng gia đình" (AL 8). Điều ấy thúc đẩy chúng ta suy niệm về chuyện làm thế nào gia đình không phải là một thứ lý tưởng trừu tượng mà như là một thứ "giao dịch" cụ thể (AL 16), một giao dịch được thực hiện một cách dịu dàng (AL 28), nhưng là một giao dịch cũng đã bị đụng độ với tội lỗi ngay từ ban đầu, khi mối liên hệ yêu thương bị biến thành sự thống trị (xem AL 19). Bởi thế mà Lời Chúa "không phải là một chuỗi những tư tưởng trừu tượng hơn là một nguồn mạch an ủi và hỗ trợ cho hết mọi gia đình đang trải qua những khó khăn hay đau khổ. Vì Lời Chúa tỏ cho họ thấy đích điểm hành trình của họ..." (AL 22).  

Chương Hai: "Những trải nghiệm và thách đố của các gia đình" (31-57)

Xây dựng trên căn bản Thánh Kinh như thế, ở chương hai, Đức Giáo Hoàng cứu xét đến tình hình hiện tại của các gia đình. Trong khi vẫn giữ "chặt lấy cái thực tại" trong các trải nghiệm về gia đình (AL 6), ngài đồng thời cũng trích dẫn thật nhiều từ các Bản Tổng Kết của hai Thượng Nghị. Các gia đình đang phải đối đầu với nhiều thách đố, từ việc di dân đến việc chối bỏ theo ý hệ về các khác biệt giữa phái tính ("ý hệ về giống đực giống cái" AL 56); từ thứ văn hóa nhất thời đến tâm thức phản sinh sản và tầm ảnh hưởng của kỹ thuật sinh học nơi ngành sản sinh; từ tình trạng thiếu nhà ở và việc làm đến các thứ hình ảnh khiêu dâm và lạm dụng vị thành niên; từ thái độ chẳng hề chú trọng đến những con người tật nguyền đến chỗ thiếu tôn trọng những vị lão thành; từ việc triệt phá gia đình bằng luật pháp đến việc bạo hành nữ giới. Vị Giáo Hoàng này nhấn mạnh đến tính cách thực tế cụ thể, một yếu tố chính trong Tông Huấn này. Và chính cái cụ thể, cái thực tiễn và cuộc sống hằng ngày là những gì tạo nên cái khác biệt chính yếu giữa "các thứ lý thuyết" đáng chấp nhận cho việc dẫn giải thực tại và những "thứ ý hệ" độc đoán.

Trích Tông Huấn Familiaris Consortio, Đức Phanxicô nói rằng "chúng ta cần tập trung vào các thực tại cụ thể, vì 'tiếng gọi và các đời hỏi của Thần Linh là những gì vang vọng nơi các biến cố lịch sử', và nhờ những biến cố đó 'Giáo Hội cũng có thể được dẫn đến chỗ hiểu biết sâu xa hơn mầu nhiệm khôn lường của hôn nhân và gia đình'" (AL 31). Ngược lại, nếu chúng ta không chú ý tới thực tại, chúng ta không thể nào hiểu được các nhu cầu của hiện tại hay các tác động của Thần Linh. Vị Giáo Hoàng ghi nhận rằng cá nhân chủ nghĩa quá trớn làm cho con người ta ngày nay khó lòng mà quảng đại hiến mình cho nhau (xem AL 33). Bức tranh hay hay về tình trạng này đó là: "Nỗi lo sợ bị lẻ loi cô độc và ước muốn sống ổn định cùng với lòng trung thành là những gì sánh vai đồng hành với nỗi lo sợ gia tăng bị vướng vào một mối liên hệ có thể ngăn trở việc chiếm đạt những mục đích riêng tư của con người ta" (AL 34).

Cái khiêm tốn của chủ nghĩa hiện thực giúp chúng ta tránh được việc trình bày "quá ư là trừu tượng và hầu như lý tưởng có tính cách nhân tạo về thần học hôn nhân, tách rời khỏi những trường hợp cụ thể cùng những khả năng thực hành của các gia đình thực sự" (AL 36). Chủ nghĩa hiện thực không để cho hôn nhân được hiểu về những gì nó là, tức là, về "một đường lối năng động cho việc phát triển và viên trọn cá thể". Thật là không thực tế khi nghĩ rằng các gia đình có  thể tự mình tồn tại "chỉ bằng việc nhấn mạnh đến các vấn đề về tín lý, về đạo đức sinh học và về luân lý, mà không phấn khích việc mở lòng ra cho ân sủng" (AL 37). Khi yêu cầu thực hiện "một cuộc tự kiểm" nào đó về những phương sách không thích hợp với cảm nghiệm về hôn nhân và gia đình, vị Giáo Hoàng này nhấn mạnh đến nhu cầu cần phải giành chỗ cho việc đào luyện lương tâm của tín hữu: "Chúng ta được kêu gọi hình thành lương tâm chứ không phải thay thế lương tâm" (AL 37). Chúa Giêsu là Đấng đã đề ra một lý tưởng gắt gao nhưng Người vẫn "không bao giờ thôi tỏ lòng cảm thương và gần gũi với tình trạng mỏng dòn của những cá nhân như người phụ nữ Samaritanô hay người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình" (AL 38).  

Chương Ba: "Ơn gọi của gia đình là nhìn vào Chúa Giêsu" (58-88)

Chương thứ ba được giành để nói về một số những yếu tố thiết yếu nơi giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân và gia đình. Chương này quan trọng vì 30 đoạn của nó diễn tả một cách chính xác ơn gọi của gia đình theo Phúc Âm và được Giáo Hội khẳng định qua giòng thời gian. Trước hết, chương này nhấn mạnh đến các đề tài về tính chất bất khả phân ly của hôn nhân, về bản chất bí tích của hôn nhân, về việc truyền sinh và việc giáo dục con cái. Chương này trích dẫn nhiều lần từ Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng, từ Thông Điệp Sự Sống Con Người của đức Phaolô VI, và từ Tông Huấn Familiaris Consortio của Đức Gioan Phaolô II.

Chương này cung cấp một nhãn quan bao rộng và chạm đến cả "những trường hợp bất toàn" nữa. Thật vậy, chúng ta có thể đọc thấy rằng; "'Việc nhận thức về sự hiện diện của 'hạt giống Lời Chúa' nơi các nền văn hóa khác (xem Sắc Lệnh Cho Muôn Dân - Ad Gentes, 11) cũng có thể áp dụng cho thực tại hôn nhân và gia đình. Cùng với việc hôn nhân tự nhiên thực sự, còn có các yếu tố tích cực hiện hữu nơi những hình thức hôn nhân ở các truyền thống tôn giáo khác', cho dù có những lúc có vẻ mù mịt" (AL 77). Việc chia sẻ ở đây cũng bao gồm cả "các gia đình bị thương tích" là thành phần được Đức Giáo Hoàng đây - trích dẫn nhiều lần từ Bản Tổng Kết Thượng Nghị 2015 - nói rằng "bao giờ cũng cần phải nhắc lại nguyên tắc chung này, đó là 'các vị Mục Tử cần phải biết rằng, vì chân lý, các vị buộc phải thi hành việc cẩn thận nhận thức về các trường hợp' (Familiaris Consortio, 84). Mức độ chịu trách nhiệm không tương đương nhau trong tất cả mọi trường hợp và các yếu tố có thể xẩy ra làm hạn hẹp khả năng thực hiện việc quyết định. Bởi thế, trong khi minh nhiên nói về giáo huấn của Giáo Hội, các vị mục tử tránh các phán quyết không lưu ý gì tới tính chất phức tạp của những trường hợp khác nhau, và các vị cần phải lưu ý một cách tất yếu đến việc làm thế nào dân chúng cảm nghiệm và chịu đựng tình trạng buồn nản gây ra bởi thân phận của họ" (AL 79).

Chương Bốn: "Tình yêu trong hôn nhân" (89-164)

Chương thứ tư bàn về tình yêu thương trong hôn nhân, một chương được chiếu soi bởi bản Thánh Ca của Thánh Phaolô về Tình Yêu trong Thư Thứ Nhất gửi Giáo đoàn Corintô 13:4-7. Đoạn mở đầu thực sự là một dẫn giải cẩn thận, tập trung, khởi hứng và thi ca về bản văn này của Thánh Phaolô. Nó là một tổng hợp những đoạn ngắn diễn tả một cách kỹ lưỡng và êm dịu tình yêu của nhân loại bằng những từ ngữ hết sức cụ thể. Phẩm chất của cái nội quan về tâm lý này khiến cho việc dẫn giải ấy trở nên những gì gây tác động. Những minh thức về tâm lý tiến vào thế giới cảm xúc của các cặp vợ chồng - tích cực và tiêu cực - cũng như vào chiều kích yêu thương tình ái. Đó là một đóng góp hết sức phong phú và giá trị cho đời sống hôn nhân Kitô giáo, chưa hề có trong văn kiện của các vị giáo hoàng trước đây.

Đoạn này hơi trệch ra ngoài một chút với việc bàn luận có tính cách nhận thức bao quát hơn nơi cảm nghiệm hằng ngày của tình yêu hôn nhân là những gì vị Giáo Hoàng này không đưa ra phán xét dựa vào các tiêu chuẩn lý tưởng: "Không cần phải đặt trên hai con người hữu hạn gánh nặng trầm kha trong việc cần phải tạo nên một cách toàn vẹn mối hiệp nhất giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Người, vì hôn nhân như là một dấu hiệu bao gồm 'một tiến trình năng động..., một tiến trình từ từ thăng tiến với việc hội nhập gia tăng của các ân sủng Chúa ban'" (AL 122). Trái lại, vị Giáo Hoàng này mạnh mẽ đề cao sự kiện tình yêu phối ngẫu, tự chính bản chất của nó, định tính những người bạn đời ở một cuộc hiệp nhất phong phú toàn diện và bền vững (AL 123), chính ở trong cái "hỗn hợp giữa sự hoan hưởng và các thứ chống chọi, giữa những căng thẳng và thảnh thơi, giữa đớn đau và xoa dịu, giữa những thỏa mãn và các niềm trông đợi, giữa những phiền muộn và mãn nguyện" (AL 126) là những gì thực sự làm nên hôn nhân.

Chương này kết luận bằng một chia sẻ rất quan trọng về "việc biến đổi của tình yêu" vì "cuộc sống lâu dài hơn hiện nay có nghĩa là các mối liên hệ chặt chẽ và duy nhất cần phải kéo dài bốn, năm hay sáu thập niên; bởi vậy mà quyết định ban đầu cần phải thường xuyên lập lại" (AL 163). Khi hình dáng về thể lý thay đổi, thì tính chất thu hút yêu thương không giảm sút mà là thay đổi khi ước muốn về tình dục có thể được biến đổi theo thời gian thành ước muốn quấn quít nhau và hỗ tương: "không bảo đảm là chúng ta sẽ cảm thấy cùng một cách thức như nhau suốt cả cuộc đời. Tuy nhiên, nếu một đôi phối ngẫu có thể thực hiện một quyết định sống chung bền vững, họ có thể yêu nhau và sống hiệp nhất nên một cho đến khi cái chết phân ly họ, hoan hưởng một tình thân mật phong phú" (AL 163).

Chương Năm: "Tình yêu trổ sinh hoa trái" (165-198)

Chương năm hoàn toàn tập trung vào tính chất phong phú và việc truyền sinh của tình yêu. Chương này nói một cách sâu xa theo tinh thần và tâm lý về việc đón nhận sự sống mới, về giai đoạn chờ đợi của thai nghén, về tình yêu thương của người mẹ và người cha. Nó cũng nói về tính chất phóng phú mở rộng của việc nhận con nuôi, về vấn đề đón nhận việc đóng góp của các gia đình để cổ võ "một thứ văn hóa gặp gỡ", và về đời sống gia đình theo nghĩa bao rộng gồm cả cô dì chú bác, anh em họ, thân bằng quyến thuộc, bạn hữu. Tông Huấn Amoris Laetitia không tập trung vào thứ gia đình vẫn được gọi là "tế bào gia đình", vì nhận thấy gia đình như là một liên kết bao rộng của nhiều mối liên hệ. Linh đạo của bí tích hôn phối có một tính chất xã hội sâu xa (xem AL 187). Theo chiều kích xã hội ấy Vị Giáo Hoàng này nhấn mạnh đến vai trò đặc biệt nơi mối liên hệ giữa trẻ và già, và nơi mối liên hệ giữa anh chị em như là một môi trường huấn luyện cho việc liên hệ với người khác.   

Chương Sáu: "Một số nhãn quan về mục vụ" (199-258)

Ở chương sáu, Đức Giáo Hoàng bàn đến các quan điểm mục vụ khác nhau nhắm đến chỗ làm sao để làm nên các gia đình vững mạnh và hiệu năng theo dự án của Thiên Chúa. Chương này sử dụng rất nhiều các Bản Tổng Kết của hai Thượng Nghị, và các bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Chương này lập lại rằng các gia đình không phải chỉ được truyền bá phúc âm hóa mà còn phải truyền bá phúc âm hóa nữa. Vị Giáo Hoàng này lấy làm tiếc "rằng các vị thừa tác thánh chức thường không được huấn luyện cần thiết để giải quyết những vấn đề phức tạp mà các gia đình đang phải đối diện" (AL 202). Một mặt thì việc huấn luyện về tâm lý tình cảm của các chủng sinh cần phải được cải tiến, và các gia đình cần phải được tham gia hơn vào việc đào luyện thực hiện thừa tác vụ (xem AL 203); mặt khác "kinh nghiệm của truyền thống đông phương bao rộng về vị giáo sĩ có gia đình cũng cần được rút tỉa nữa" (AL 202).

Thế rồi vị Giáo Hoàng này bàn đến việc dự bị hôn nhân cho các cặp đính hôn; việc hỗ trợ cho các đôi phối ngẫu trong những năm đầu tiên của đời sống hôn nhân, bao gồm vấn đề làm cha làm mẹ có trách nhiệm; cũng như bàn đến một số trường hợp phức tạp và khủng hoảng, ý thức rằng "mỗi một cuộc khủng hoảng đều có một bài học để dạy chúng ta; chúng ta cần làm sao để biết lắng nghe nó bằng cái tai của cõi lòng" (AL 232). Một số nguyên nhân gây ra khủng hoảng được đem ra phân tích, trong đó có vấn đề chậm trễ chín mùi về tình cảm (xem AL 239).

Chương này cũng đề cập đến việc hỗ trợ những người bị bỏ rơi, ly thân hay ly dị. Tông Huấn này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc canh tân mới đây về các phương thức hủy hôn. Nó nhấn mạnh đến cái khổ của con cái ở trong những trường hợp xung khắc và kết luận rằng: "Ly dị là một sự dữ và con số ly dị gia tăng là những gì rất đáng lo ngại. Bởi thế, công việc mục vụ quan trọng nhất của chúng ta liên quan đến gia đình đó là củng cố tình yêu của họ, giúp chữa lành các vết thương và ngăn ngừa việc lan tràn thảm kịch này của thời đại chúng ta" (AL 246). Rồi Tông Huấn chạm đến những trường hợp hôn nhân giữa tín hữu Công giáo và một Kitô hữu thuộc giáo phái khác (các cuộc hôn nhân hỗn hợp), cũng như giữa tín hữu Công giáo với một người thuộc tôn giáo khác (dị giáo). Về các gia đình có những phần tử theo khuynh hướng đồng tính, Tông Thư tái khẳng định nhu cầu cần phải tôn trọng họ và không tỏ ra bất cứ hành động kỳ thị nào cùng hết mọi hình thức tấn công hay bạo động. Sau hết, phần thấm thía nhất về mục vụ của chương sáu này, "khi cái chết làm cho chúng ta cảm thấy cái nhức nhối của nó", đó là đề tài về việc bị mất đi những người thân yêu và về tình trạng trở thành góa bụa.

Chương Bảy: "Hướng tới một nền giáo dục con cái tốt đẹp hơn" (259-290)

Chương bảy là chương giành cho vấn đề giáo dục con cái: việc giáo dục về đạo lý của chúng, việc học biết về kỷ luật là những gì có thể bao gồm vấn đề hình phạt, vấn đề nhẫn nại chịu đựng, vấn đề giáo dục tình dục, vấn đề truyền đạt đức tin, và tổng quát hơn đó là vấn đề đời sống gia đình như là một môi trường giáo dục. Đáng kể đến ở đây là sự khôn ngoan thực tiễn ở từng đoạn của chương này, nhất là việc chuyên chú tới những bước tiến từ từ nho nhỏ của những gì "có thể được thông cảm, được chấp nhận và được trân trọng" (AL 271).

Có một đoạn hết sức hay và có tính cách giáo dục sâu xa được Đức Phanxicô nói lên một cách rõ ràng rằng "tuy nhiên, việc giáo dục không phải là ở chỗ ám ảnh. Chúng ta không thể điều khiển hết mọi trường hợp con trẻ có thể trải nghiệm...  Nếu cha mẹ bị ám ảnh ở chỗ lúc nào cũng muốn biết con cái mình đang ở đâu và kiểm soát tất cả mọi động tác của chúng, thì họ sẽ chỉ tìm cách để thống trị một khoảng không. Thế nhưng đó không phải là cách giáo dục, là cách làm kiên cường và dọn mình cho con cái của họ đương đầu với các thách đố. Điều quan trọng nhất đó là khả năng ưu ái giúp chúng tăng trưởng một cách tự do, trưởng thành, nề nếp đàng hoàng và thực sự độc lập" (AL 260).

Phần đáng chú ý về vấn đề giáo dục tình dục mang tựa đề rất ấn tượng: "Chấp nhận vấn đề giáo dục tính dục". Nhu cầu là thế và chúng ta cần phải hỏi rằng "các cơ cấu giáo dục của chúng ta đã giải quyết thách đố này hay chưa... ở vào một thời đại mà tình dục có khuynh hướng trở nên tầm thường hóa và trở thành bần cùng hóa". Việc giáo dục lành mạnh cần phải được thực hiện "trong khuôn khổ bao rộng của một thứ giáo dục biết yêu thương, biết hiến thân cho nhau" (AL 280). Bản văn kiện này cảnh giác rằng thành ngữ 'làm tình an toàn - safe sex' là những gì chuyên chở "một thái độ tiêu cực đối với mục đích truyền sinh tự nhiên của tính dục, như thể đứa trẻ rồi sẽ tới là một kẻ thù cần phải tự vệ chống lại nó. Đường lối suy nghĩ ấy là những gì cổ võ cho tính vị kỷ chỉ biết đến bản thân mình và tính công phá thay vì chấp nhận" (AL 283).                                  

Chương Tám: "Hướng dẫn, nhận thức và hội nhập cái yếu hèn" (291-312)

Chương thứ tám là một lời mời gọi thương xót và nhận thức về mục vụ ở những trường hợp không hoàn toàn phù hợp với những gì Chúa đề ra. Đức Giáo Hoàng sử dụng 3 động từ rất quan trọng, đó là hướng dẫn, nhận thức và hội nhập, những động từ là nền tảng để giải quyết các trường hợp yếu mềm, phức tạp hay bất thường. Chương này có những tiết mục về nhu cầu chăm sóc mục vụ được diễn tiến từ từ; về tầm quan trọng của việc nhận thức; về các tiêu chuẩn và những hoàn cảnh gia giảm theo nhận thức mục vụ; và sau cùng về cái được Đức Giáo Hoàng gọi là "lý lẽ của lòng thương xót mục vụ".

Chương tám này là chương rất tế nhị. Khi đọc chương này người ta cần phải nhớ rằng "công việc của Giáo Hội thường như là công việc của một bệnh viện ngoài trời - a field hospital" (AL 291). Đến đây Đức Thánh Cha sát cận với những khám phá của các cuộc Thượng Nghị về những vấn đề tranh cãi. Ngài tái khẳng định bản chất của hôn nhân Kitô giáo và thêm rằng "một số hình thức hiệp nhất hoàn toàn trái với lý tưởng ấy, trong khi các người khác nhận thức nó một cách ít là bán phần hay tương tự".  Bởi thế Giáo Hội không coi thường những yếu tố xây dựng nơi những trường hợp chưa hay không còn hợp với giáo huấn của mình về hôn nhân ấy" (AL 292).

Về việc nhận thức liên quan đến các trường hợp "bất thường", Đức Giáo Hoàng nói rằng: "Cần phải 'tránh những phán xét không lưu ý tới tính chất phức tạp của các trường hợp khác nhau', và 'cần phải chú trọng đến tình trạng con người cảm thấy buồn chán ra sao bởi thân phận của họ" (AL 296). Rồi ngài tiếp tục: "Đó là vấn đề vươn tới với hết mọi người, vấn đề cần giúp cho từng người tìm thấy cách thức xứng hợp với họ để tham dự vào cộng đồng giáo hội, nhờ đó họ cảm thấy được tác động bởi một tình thương 'họ không xứng đáng, vô điều kiện và nhưng không'" (AL 297). Chưa hết, "người ly dị rồi đã tái hôn chẳng hạn, có thể thấy mình rơi vào các trường hợp khác nhau, những trường hợp không được liệt hạng hay hợp với các thứ phân loại quá cứng rắn không còn chỗ cho một nhận thức xứng hợp có tính cách riêng tư và mục vụ nữa" (AL 298).

Theo chiều hướng ấy, thu góp các nhận xét của nhiều Nghị Phụ Thượng Nghị, Đức Giáo Hoàng nói rằng "người lãnh nhận phép rửa ly dị và tái hôn về phần đời cần phải được hội nhập một cách trọn vẹn hơn nữa với cộng đồng Kitô hữu bằng các cách thức khác nhau có thể, trong khi ngăn tránh bất cứ cơ hội gây ra gương mù nào". "Việc tham dự của họ có thể được thể hiện bằng các dịch vụ giáo hội khác nhau... Những con người ấy không được cảm thấy như thể mình là những phần tử bị tuyệt thông của Giáo Hội, nhưng là những phần tử sống động của Giáo Hội, có thể sống và lớn lên trong Giáo Hội... Việc hội nhập này cũng cần thiết để chăm sóc và giáo dục Kitô giáo con cái của họ" (AL 299).

Một cách tổng quát hơn, Đức Giáo Hoàng đã có một phát biểu hết sức quan trọng để hiểu được chiều hướng và ý nghĩa của Tông Thư này: "Nếu chúng ta lưu ý tới tính chất đa dạng muôn vàn của những trường hợp cụ thể,... thì có thể thông cảm là không thể trông đợi nơi cả Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới lẫn bức Tông Huấn này có thể cung cấp một bộ qui tắc mới phổ quát, có tính cách ràng buộc theo giáo luật và có thể áp dụng cho tất cả mọi hoàn cảnh. Cái cần thiết ở đây chỉ là một phấn khích mới trong việc thực hiện một nhận thức cá thể và mục vụ có trách nhiệm về các trường hợp đặc biệt, ở chỗ thấy được rằng vì 'mức độ trách nhiệm không ngang bằng nhau trong tất cả mọi trường hợp' mà các hậu quả hay những công hiệu của một qui tắc không luôn nhất thiết phải tương tự như nhau" (AL 300). Đức Giáo Hoàng đã khai triển một cách sâu xa những nhu cầu và các đặc tính của cuộc hành trình hỗ trợ cùng nhận thức cần thiết cho việc đối thoại sâu xa giữa tín hữu và các vị mục tử của họ.  

Vì mục đích này Đức Thánh Cha đã nhắc lại ý nghĩ của Giáo Hội về "việc gia giảm các yếu tố và những trường hợp" liên quan đến việc qui trách và qui nhiệm đối với các tác hành; và căn cứ vào Thánh Thomas Aquinas, ngài tập trung vào mối liên hệ giữa các qui tắc và nhận thức khi nói: "Thật sự là các qui tắc chung được đặt ra là những gì tốt đẹp không bao giờ có thể coi thường hay xao lãng, thế nhưng theo công thức của mình, chúng không thể nào tuyệt đối áp dụng cho tất cả mọi trường hợp riêng biệt. Đồng thời cần phải nói rằng, chính vì lý do ấy, mà những gì thuộc về nhận thức thực tế ở những hoàn cảnh riêng biệt không thể nào được nâng lên mức độ trở thành một qui luật" (AL 304).

Tiết mục cuối cùng của chương này bàn đến "lý lẽ của lòng thương xót mục vụ". Để tránh những hiểu lầm có thể xẩy ra, Đức Giáo Hoàng Phanxicô mạnh mẽ lập lại rằng: "Để chứng tỏ việc hiểu biết trước những trường hợp ngoại lệ thì không bao giờ được làm lu mờ đi ánh sáng của một lý tưởng toàn vẹn, hay làm giảm bớt những gì Chúa Giêsu cống hiến cho loài người. Ngày nay, quan trọng hơn nữa đối với việc chăm sóc mục vụ cho những ai thất bại là một nỗ lực mục vụ để củng cố các cuộc hôn nhân, nhờ đó ngăn chặn tình trạng đổ vỡ của những cuộc hôn nhân này" (AL 307).

Ý nghĩa tổng quan của chương này và của tinh thần mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn thông đạt cho công việc mục vụ của Giáo Hội được tóm gọn một cách đầy đủ trong những lời Ngài kết thúc sau đây: "Tôi khuyến khích thành phần tín hữu đang rơi vào những trường hợp phức tạp hãy tin tưởng nói với vị mục tử của mình hay với người giáo dân khác có đời sống dấn thân cho Chúa. Các vị ấy sẽ không luôn lấy ý nghĩ hay ước muốn của mình áp đặt nơi họ, nhưng các vị ấy chắc chắn sẽ nhận được một chút ánh sáng nào đó để giúp họ hiểu rõ hơn về trường hợp của họ và khám phá thấy con đường tăng trưởng bản thân. Tôi cũng phấn khích các vị mục tử  của Giáo Hội hãy lắng nghe họ một cách tinh tế và bình thản, bằng một ước vọng chân thành muốn hiểu được nỗi khốn khổ của họ và quan điểm của họ, để giúp họ sống một đời sống tốt đẹp hơn và thấy được vị trí xứng hợp của họ trong Giáo Hội" (AL 312).

Về "lý lẽ của lòng thương xót mục vụ", Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh rằng: "Có những lúc chúng ta thấy khó lòng mà giành chỗ cho tình yêu vô điều kiện của Thiên Chúa trong hoạt động mục vụ của chúng ta. Chúng ta đặt ra rất nhiều điều kiện lên lòng thương xót đến độ chúng ta hủy hoại ý nghĩa cụ thể và tầm quan trọng thực sự của nó. Đó là đường lối tệ hại nhất trong việc hạ giá Phúc Âm" (AL 311).

Chương Chín: "Linh đạo hôn nhân và gia đình" (313-325)

Chương chín được giành cho linh đạo hôn nhân và gia đình, một linh đạo "được làm nên bởi hằng ngàn những cử chỉ nho nhỏ nhưng thực hữu" (AL 315). Đức Giáo Hoàng đã nói một cách rõ ràng rằng "những ai có những cảm hứng tâm linh sâu xa đều không cảm thấy rằng gia đình đi trệch ra khỏi việc tăng trưởng của nó trong đời sống của Thần Linh, mà thấy gia đình như là một đường lối Chúa đang sử dụng để dẫn họ tới tột đỉnh của cuộc thần hiệp" (AL 316). Tất cả mọi sự, "những giây phút hoan lạc, xả hơi, cử hành, và thậm chí ân ái là những giây phút có thể được cảm nghiệm như là một thứ thông phần vào sự sống viên trọn của sự phục sinh" (AL 317). Đoạn ngài nói về việc cầu nguyện theo chiều hướng của Lễ Phục Sinh, về thứ linh đạo của tình yêu duy nhất và tự do trước thách đố và niềm mong đợi cùng nhau về già, phản ảnh lòng trung thành của Thiên Chúa (xem AL 319). Sau hết là thứ linh đạo chăm sóc, an ủi và khích lệ: Đức Giáo Hoàng dạy rằng "tất cả đời sống gia đình là một thứ 'dẫn dắt' bằng tình thương. Mỗi một người chúng ta, bằng lòng yêu thương và việc chăm sóc của mình, đều lưu lại một dấu vết gì đó nơi đời sống của người khác" (AL 322). Nó thật sự là "một cảm nghiệm thiêng liêng trong việc ngắm nhìn những người thân yêu của chúng ta bằng đôi mắt của Thiên Chúa và nhìn thấy Chúa Kitô nơi họ" (AL 323).

Ở chương cuối cùng này, Đức Giáo Hoàng khẳng định rằng: "Không một gia đình nào lại được hình thành một cách toàn vẹn như thể từ trời rơi xuống; các gia đình liên lỉ cần tăng trưởng và chín mùi nơi khả năng yêu thương... Tất cả chúng ta đều được kêu gọi để tiếp tục nỗ lực vươn đến một cái gì đó cao cả hơn là chính bản thân chúng ta và gia đình của chúng ta, và hết mọi gia đình đều cảm thấy cái động lực liên lỉ này. Chúng ta hãy thực hiện cuộc hành trình này như là gia đình với nhau, chúng ta hãy tiếp tục cùng nhau tiến bước. (...) Chớ gì chúng ta không bao giờ chán nản bởi những hạn hẹp của chúng ta, hay thôi theo đuổi tầm mức viên trọn của yêu thương và hiệp thông được Thiên Chúa đề ra trước chúng ta" (AL 325).

Kết Tông Huấn: Kinh cầu cùng Thánh Gia

* * *

Như có thể hiểu được từ một thoáng lược qua nội dung của nó, Tông Huấn Aroris Laetitia muốn xác nhận một cách nhấn mạnh không phải là "gia đình lý tưởng" mà là đến thực tại rất phong phú và phức tạp của đời sống gia đình. Các trang văn kiện này cống hiến một cái nhìn cởi mở cõi lòng, có tính cách sâu xa tích cực, được nuôi dưỡng không phải bằng những thứ trừu tượng hay những dự phóng lý tưởng, nhưng bằng việc chuyên chú về mục vụ đến thực tại. Bản văn này là một bài đọc gần gũi với đời sống gia đình, với những minh thức thiêng liêng và sự khôn ngoan thực tiễn huưu ích cho hết mọi cặp vợ chồng hay những ai muốn xây dựng gia đình. Nó trước hết là thành quả của việc chú trọng đến những gì dân chúng đã sống qua nhiều năm tháng. Tông Huấn Amoris Laetitia về Tình yêu Thương trong Gia Đình thực sự nói bằng ngôn ngữ của kinh nghiệm và của niềm hy vọng.

(Theo Vatican Radio)

http://www.news.va/en/news/pope-francis-apostolic-exhortation-on-the-joy-of-l

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch.

 

 

Vấn Đề Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương của ĐTC Phanxicô 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Tổng Hợp, Chuyển Dịch và Phối Kết

Dẫn Nhập
Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương: Tổng Quan
Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương: Năm Nghi Vấn
Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương: Gieo Lạc Đạo
Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương: Gây Tranh Cãi
Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương: Phân Giải
Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương: Hướng Dẫn
Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương: Ứng Dụng


Dẫn Nhập

 

Nếu vị giáo hoàng đương kim Phanxicô của chúng ta là vị giáo hoàng được Thiên Chúa tuyển chọn cho Thời Điểm Thương Xót thì vị giáo hoàng lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội mở Năm Thánh Thương Xót này, vừa bắt tay vào việc phục vụ Giáo Hội hoàn vũ, đã bày tỏ cảm nhận của mình (từ lâu) về chung thế giới loài người văn minh theo chiều hướng văn hóa tận số (terminal culture), và riêng thế giới Kitô giáo, trong Thời Điểm Thương Xót này, đang bị đầy những thương tích, cần Giáo Hội phải trở thành một bệnh viện lưu động hay bệnh viện dã chiến (the field hospital) để chữa lành cho họ.

 

Thành phần bị thương tích nhiều nhất và trầm trọng nhất, đối với ngài, cần phải gấp rút chữa trị, đó là các tâm hồn sống đời hôn nhân gia đình nói chung, cách riêng những tâm hồn đang sống hôn nhân gia đình một cách ngang trái (ngang: ly dị, trái: tái hôn) đối với luật Chúa và truyền thống của Giáo Hội. Phải chăng đó là lý do vừa lên làm giáo hoàng (13/3/2013), ngài đã triệu tập ngay một Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ III (5-19/10/2014), không thể chờ đợi (dù chỉ 1 năm sau đó) Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XIV (4-25/10/2015), cả hai đều về vấn đề hôn nhân gia đình.

 

Đúng thế, vào ngày Thứ Sáu 8/4/2016 Tòa Thánh Vatican đã phổ biến Tông Huấn được nao nức trông chờ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về gia đình, một văn kiện được góp phần tham vấn gần 3 năm trời từ tín hữu Công giáo ở các xứ sở trên khắp thế giới. Văn kiện dài này khẳng định giáo huấn của Giáo Hội rằng các gia đình vững chắc là những khuôn đá xây dựng một xã hội lành mạnh và là một nơi để con cái học biết yêu thương, tôn trọng và giáo tiếp với người khác. 

 

Văn kiện này đồng thời cũng cảnh giác việc lý tưởng hóa nhiều thách đố mà đời sống gia đình đang phải đối đầu, thôi thúc các tín hữu Công giáo hãy chăm sóc hơn là lên án tất cả những ai đang sống một cuộc đời không phản ảnh giáo huấn của Giáo Hội. Văn kiện đây đặc biệt nhấn mạnh đến nhu cầu cần phải làm sao "nhận thức một cách riêng tư và theo mục vụ" đối với những cá nhân, nhìn nhận rằng "cả Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới lẫn Tông Huấn này cũng không thể nào có thể cung cấp được một bộ qui tắc chung chung mới mẻ, tự nó có tính cách ràng buộc theo giáo luật và có thể áp dụng cho tất cả mọi trường hợp".

Không ngờ bức Tông Huấn này, đối với một số vị có chức sắc trong Giáo Hội (hồng y) cũng như có kiến thức (thần học gia), lại có vấn đề, vấn đề thật trầm trọng và nghiêm trọng. Trong khi đó, tất cả những gì được chất chứa trong Tông Huấn do Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành năm 2016 này là kết quả của hai Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới 2014 và 2015, nghĩa là gồm tóm tất cả những suy tư đa dạng, phân giải kỹ lưỡng và quyết nghị chung của thành phần giáo phẩm chính yếu trong Giáo Hội hoàn vũ, chứ không phải chỉ một mình Đức Thánh Cha Phanxicô. Phải chăng thành phần chống đối, cho dù bởi bất cứ lý do nào chính đáng được họ nêu lên, ở một nghĩa nào đó hay cách nào đó, nhất là qua cách thức của họ, tiêu biểu là hai thành phần được đề cập đến trong bài viết này, có vẻ như ngấm ngầm (trong ý hướng) muốn tấn công cá nhân vị giáo hoàng đã từng là mục tiêu công khai chống đối của những con người bảo thủ và cực bảo thủ? 

Dầu sao chúng ta cũng nên tìm hiểu xem sao những gì những người anh chị em này, (4 vị hồng y và 62 nhà trí thức của Giáo Hội Công giáo), suy nghĩ về Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương nói chung và Chương 8 của tông huấn này nói riêng. Và đồng thời cũng lưu ý đến một số phản ứng trong cộng đồng Giáo Hội, nhất là của chính Đức Thánh Cha Phanxicô. Nhất là để chính bản thân mỗi người chúng ta nắm vững được giáo huấn thực sự của Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương này về hôn nhân gia đình nói chung và nhất là về vấn đề ly dị tái hôn được rước lễ nói riêng, nhờ đó chúng ta có thể chẳng những vững vàng hiên ngang bênh vực huấn quyền bất khả ngộ này, mà còn giúp cho những ai đang bị ảnh hưởng hay lẫn lộn bối rối bởi những tác dụng gây ra từ những phản đề rất có lý của bất cứ đấng bậc hay trí thức thế giá nào. 

Bố cục của bài viết này sẽ thứ tự diễn tiến như sau: 
1- Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương: Tổng Quan; 
2- Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương: Năm Nghi Vấn; 
3- Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương: Gieo Lạc Đạo; 
4- Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương: Gây Tranh Cãi; 
5- Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương: Phân Giải; 
6- Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương: Dẫn Giải.
7- Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương: Ứng Dụng


1- Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương: Tổng Quan

Dẫn nhập (1-7)

Không phải là tình cờ mà Tông Huấn Amoris Laetitia (AL), "Niềm Vui Yêu Thương", Tông Huấn hậu thượng nghị giám mục thế giới "về Tình Yêu Thương trong Gia Đình", được ký vào ngày 19/3, Lễ Trọng kính Thánh Giuse. Văn kiện này tổng hợp thành quả hai Thượng Nghị về gia đình được Đức Giáo Hoàng Phanxicô triệu tập vào năm 2014 và 2015. Bản văn thường trích lại Những Tường Trình Tổng Kết; các văn kiện và giáo huấn từ những vị tiền nhiệm của ngài; và nhiều bài giáo lý của ngài về gia đình. Chưa hết, như trong các văn kiện huấn quyền trước, vị Giáo Hoàng này cũng sử dụng các đóng góp của những Hội Đồng Giám Mục khác nhau trên khắp thế giới (Kenya, Australia, Argentina...), và trích dẫn những nhân vật quan trọng như Martin Luther King và Erich Fromm. Vị Giáo Hoàng này thậm chí còn trích dẫn cả phim Babette's Feast để diễn giải quan niệm về công thưởng.

Tông Huấn này đặc biệt là vừa dài vừa chi tiết. Bản văn có 325 đoạn được phân chia thành 9 chương. Bảy đoạn dẫn nhập đã mở màn về tính chất phức tạp của một đề tài rất cần phải được nghiên cứu một cách thấu đáo. Những đóng góp của các Nghị Phụ Thượng Nghị làm nên "một viên ngọc muôn mặt" (AL 4), một khối đa diện quí báu, có một giá trị cần phải bảo trì. Thế nhưng, vị Giáo Hoàng này cảnh báo rằng: "không phải tất cả mọi thứ bàn luận về các vấn đề tín lý, luân lý hay mục vụ cần phải được giải quyết ổn thỏa bằng những can thiệp của huấn quyền". Thật vậy, đối với một số vấn đề, "mỗi xứ sở hay mỗi miền... có thể tìm kiếm những giải quyết tốt đẹp hơn thích hợp với nền văn hóa và cảm quan của mình đối với các truyền thống và những nhu cầu địa phương của mình. Vì 'các nền văn hóa thực sự là rất khác nhau mà hết mọi nguyên tắc chung... cần phải được hội nhập văn hóa nếu nó muốn được tôn trọng và áp dụng'" (AL 3). 


Nguyên tắc hội nhập văn hóa này áp dụng vào việc hình thành và giải quyết các vấn đề trục trặc, và trừ các vấn đề về tín lý đã được huấn quyền của Giáo Hội xác định rõ ràng, thì không có một phương sách nào có thể được "toàn cầu hóa". Trong bài nói của mình để kết thúc Thượng Nghị 2015, vị Giáo Hoàng này đã nói rất rõ rằng rằng: "Những gì có vẻ là bình thường đối với một vị giám mục ở châu lục này (chẳng hạn, theo người dịch ở đây, vấn đề hôn nhân đồng tính) thì lại bị coi là lạ lùng và hầu như tệ hại - hầu như! - đối với một vị giám mục ở châu lục khác; những gì được coi là vi phạm đến quyền lợi ở xã hội này (chẳng hạn, theo người dịch ở đây, quyền ly dị phá thai) thì lại là một qui tắc hiển nhiên bất khả vi phạm nơi một xã hội khác; những gì là tự do theo lương tâm đối với một số người thì chỉ là tình trạng lầm lẫn đối với những người khác".

Vị Giáo Hoàng này đã minh nhiên nói rằng chúng ta trước hết cần phải tránh một thứ sát cận có vẻ khô cằn giữa những đòi hỏi cần phải đổi thay với việc áp dụng tổng quát những tiêu chuẩn trừu tượng. Ngài viết: "Những cuộc tranh cãi diễn ra nơi giới truyền thông, nơi một số những ấn bản, và thậm chí giữa các thừa tác viên của Giáo Hội, cho thấy tầm mức cách biệt từ một ước vọng vô độ muốn hoàn toàn thay đổi mà không suy nghĩ đầy đủ hay thiếu nền tảng, đến một thái độ muốn giải quyết hết mọi sự bằng cách áp dụng các qui tắc chung hay bằng việc rút ra những kết luận bất tương xứng từ những nhận định thần học đặc biệt" (AL 2).

Chương Một: "Theo ánh sáng của Lời Chúa" (8-30)

Chương Hai: "Những trải nghiệm và thách đố của các gia đình" (31-57)

Chương Ba: "Ơn gọi của gia đình là nhìn vào Chúa Giêsu" (58-88)

Chương Bốn: "Tình yêu trong hôn nhân" (89-164)

Chương Năm: "Tình yêu trổ sinh hoa trái" (165-198)

Chương Sáu: "Một số nhãn quan về mục vụ" (199-258)

Chương Bảy: "Hướng tới một nền giáo dục con cái tốt đẹp hơn" (259-290)

Chương Tám: "Hướng dẫn, nhận thức và hội nhập cái yếu hèn" (291-312):

(Vì chương này là một chương gây tranh cãi nên xin được trích lại những gì chính Tòa Thánh viết về chương này)


Chương thứ tám là một lời mời gọi thương xót và nhận thức về mục vụ ở những trường hợp không hoàn toàn phù hợp với những gì Chúa đề ra. Đức Giáo Hoàng sử dụng 3 động từ rất quan trọng, đó là hướng dẫn, nhận thức và hội nhập, những động từ là nền tảng để giải quyết các trường hợp yếu mềm, phức tạp hay bất thường. Chương này có những tiết mục về nhu cầu chăm sóc mục vụ được diễn tiến từ từ; về tầm quan trọng của việc nhận thức; về các tiêu chuẩn và những hoàn cảnh gia giảm theo nhận thức mục vụ; và sau cùng về cái được Đức Giáo Hoàng gọi là "lý lẽ của lòng thương xót mục vụ".

Chương tám này là chương rất tế nhị. Khi đọc chương này người ta cần phải nhớ rằng "công việc của Giáo Hội thường như là công việc của một bệnh viện ngoài trời - a field hospital" (AL 291). Đến đây Đức Thánh Cha sát cận với những khám phá của các cuộc Thượng Nghị về những vấn đề tranh cãi. Ngài tái khẳng định bản chất của hôn nhân Kitô giáo và thêm rằng "một số hình thức hiệp nhất hoàn toàn trái với lý tưởng ấy, trong khi các người khác nhận thức nó một cách ít là bán phần hay tương tự".  Bởi thế Giáo Hội không coi thường những yếu tố xây dựng nơi những trường hợp chưa hay không còn hợp với giáo huấn của mình về hôn nhân ấy" (AL 292).

Về việc nhận thức liên quan đến các trường hợp "bất thường", Đức Giáo Hoàng nói rằng: "Cần phải 'tránh những phán xét không lưu ý tới tính chất phức tạp của các trường hợp khác nhau', và 'cần phải chú trọng đến tình trạng con người cảm thấy buồn chán ra sao bởi thân phận của họ" (AL 296). Rồi ngài tiếp tục: "Đó là vấn đề vươn tới với hết mọi người, vấn đề cần giúp cho từng người tìm thấy cách thức xứng hợp với họ để tham dự vào cộng đồng giáo hội, nhờ đó họ cảm thấy được tác động bởi một tình thương 'họ không xứng đáng, vô điều kiện và nhưng không'" (AL 297). Chưa hết, "người ly dị rồi đã tái hôn chẳng hạn, có thể thấy mình rơi vào các trường hợp khác nhau, những trường hợp không được liệt hạng hay hợp với các thứ phân loại quá cứng rắn không còn chỗ cho một nhận thức xứng hợp có tính cách riêng tư và mục vụ nữa" (AL 298).

Theo chiều hướng ấy, thu góp các nhận xét của nhiều Nghị Phụ Thượng Nghị, Đức Giáo Hoàng nói rằng "người lãnh nhận phép rửa ly dị và tái hôn về phần đời cần phải được hội nhập một cách trọn vẹn hơn nữa với cộng đồng Kitô hữu bằng các cách thức khác nhau có thể, trong khi ngăn tránh bất cứ cơ hội gây ra gương mù nào". "Việc tham dự của họ có thể được thể hiện bằng các dịch vụ giáo hội khác nhau... Những con người ấy không được cảm thấy như thể mình là những phần tử bị tuyệt thông của Giáo Hội, nhưng là những phần tử sống động của Giáo Hội, có thể sống và lớn lên trong Giáo Hội... Việc hội nhập này cũng cần thiết để chăm sóc và giáo dục Kitô giáo con cái của họ" (AL 299).

Một cách tổng quát hơn, Đức Giáo Hoàng đã có một phát biểu hết sức quan trọng để hiểu được chiều hướng và ý nghĩa của Tông Thư này: "Nếu chúng ta lưu ý tới tính chất đa dạng muôn vàn của những trường hợp cụ thể,... thì có thể thông cảm là không thể trông đợi nơi cả Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới lẫn bức Tông Huấn này có thể cung cấp một bộ qui tắc mới phổ quát, có tính cách ràng buộc theo giáo luật và có thể áp dụng cho tất cả mọi hoàn cảnh. Cái cần thiết ở đây chỉ là một phấn khích mới trong việc thực hiện một nhận thức cá thể và mục vụ có trách nhiệm về các trường hợp đặc biệt, ở chỗ thấy được rằng vì 'mức độ trách nhiệm không ngang bằng nhau trong tất cả mọi trường hợp' mà các hậu quả hay những công hiệu của một qui tắc không luôn nhất thiết phải tương tự như nhau" (AL 300). Đức Giáo Hoàng đã khai triển một cách sâu xa những nhu cầu và các đặc tính của cuộc hành trình hỗ trợ cùng nhận thức cần thiết cho việc đối thoại sâu xa giữa tín hữu và các vị mục tử của họ.  

Vì mục đích này Đức Thánh Cha đã nhắc lại ý nghĩ của Giáo Hội về "việc gia giảm các yếu tố và những trường hợp" liên quan đến việc qui trách và qui nhiệm đối với các tác hành; và căn cứ vào Thánh Thomas Aquinas, ngài tập trung vào mối liên hệ giữa các qui tắc và nhận thức khi nói: "Thật sự là các qui tắc chung được đặt ra là những gì tốt đẹp không bao giờ có thể coi thường hay xao lãng, thế nhưng theo công thức của mình, chúng không thể nào tuyệt đối áp dụng cho tất cả mọi trường hợp riêng biệt. Đồng thời cần phải nói rằng, chính vì lý do ấy, mà những gì thuộc về nhận thức thực tế ở những hoàn cảnh riêng biệt không thể nào được nâng lên mức độ trở thành một qui luật" (AL 304).

Tiết mục cuối cùng của chương này bàn đến "lý lẽ của lòng thương xót mục vụ". Để tránh những hiểu lầm có thể xẩy ra, Đức Giáo Hoàng Phanxicô mạnh mẽ lập lại rằng: "Để chứng tỏ việc hiểu biết trước những trường hợp ngoại lệ thì không bao giờ được làm lu mờ đi ánh sáng của một lý tưởng toàn vẹn, hay làm giảm bớt những gì Chúa Giêsu cống hiến cho loài người. Ngày nay, quan trọng hơn nữa đối với việc chăm sóc mục vụ cho những ai thất bại là một nỗ lực mục vụ để củng cố các cuộc hôn nhân, nhờ đó ngăn chặn tình trạng đổ vỡ của những cuộc hôn nhân này" (AL 307).

Ý nghĩa tổng quan của chương này và của tinh thần mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn thông đạt cho công việc mục vụ của Giáo Hội được tóm gọn một cách đầy đủ trong những lời Ngài kết thúc sau đây: "Tôi khuyến khích thành phần tín hữu đang rơi vào những trường hợp phức tạp hãy tin tưởng nói với vị mục tử của mình hay với người giáo dân khác có đời sống dấn thân cho Chúa. Các vị ấy sẽ không luôn lấy ý nghĩ hay ước muốn của mình áp đặt nơi họ, nhưng các vị ấy chắc chắn sẽ nhận được một chút ánh sáng nào đó để giúp họ hiểu rõ hơn về trường hợp của họ và khám phá thấy con đường tăng trưởng bản thân. Tôi cũng phấn khích các vị mục tử  của Giáo Hội hãy lắng nghe họ một cách tinh tế và bình thản, bằng một ước vọng chân thành muốn hiểu được nỗi khốn khổ của họ và quan điểm của họ, để giúp họ sống một đời sống tốt đẹp hơn và thấy được vị trí xứng hợp của họ trong Giáo Hội" (AL 312).

Về "lý lẽ của lòng thương xót mục vụ", Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh rằng: "Có những lúc chúng ta thấy khó lòng mà giành chỗ cho tình yêu vô điều kiện của Thiên Chúa trong hoạt động mục vụ của chúng ta. Chúng ta đặt ra rất nhiều điều kiện lên lòng thương xót đến độ chúng ta hủy hoại ý nghĩa cụ thể và tầm quan trọng thực sự của nó. Đó là đường lối tệ hại nhất trong việc hạ giá Phúc Âm" (AL 311).

Chương Chín: "Linh đạo hôn nhân và gia đình" (313-325). 

Kết Tông Huấn

Như có thể hiểu được từ một thoáng lược qua nội dung của nó, Tông Huấn Aroris Laetitia muốn xác nhận một cách nhấn mạnh không phải là "gia đình lý tưởng" mà là đến thực tại rất phong phú và phức tạp của đời sống gia đình. Các trang văn kiện này cống hiến một cái nhìn cởi mở cõi lòng, có tính cách sâu xa tích cực, được nuôi dưỡng không phải bằng những thứ trừu tượng hay những dự phóng lý tưởng, nhưng bằng việc chuyên chú về mục vụ đến thực tại. Bản văn này là một bài đọc gần gũi với đời sống gia đình, với những minh thức thiêng liêng và sự khôn ngoan thực tiễn huưu ích cho hết mọi cặp vợ chồng hay những ai muốn xây dựng gia đình. Nó trước hết là thành quả của việc chú trọng đến những gì dân chúng đã sống qua nhiều năm tháng. Tông Huấn Amoris Laetitia về Tình Yêu Thương trong Gia Đình thực sự nói bằng ngôn ngữ của kinh nghiệm và của niềm hy vọng.

(Kèm theo Kinh cầu cùng Thánh Gia)

(Theo Vatican Radio)
http://www.news.va/en/news/pope-francis-apostolic-exhortation-on-the-joy-of-l

2- Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương: 5 Nghi Vấn?

 

Tín hữu Công giáo chắc vẫn còn nhớ bầu không khí có vẻ căng thẳng giữa hai Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới về hôn nhân gia đình này, nhất là liên quan đến vấn đề có thể xẩy ra như được đồn đoán đó là vấn đề cho thành phần ly dị rồi tái hôn về dân sự được rước lễ! Ngay trong thời gian đang diễn ra Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ 2015 đã có một Bức Thư tung ra từ 13 vị hồng y, một bức thư công khai phổ biến, vì được cho rằng nó bị ai đó trong 13 vị này để lọt vào tay giới truyền thông. Tuy nhiên, ngay khi bức thư bị lộ ra và được tung ra, một số hồng y đã minh định lập trường khác hẳn. 

Cho dù Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương Amoris Laetitia hậu 2 Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới về hôn nhân gia đình này, được Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành ngày 19/3/2016, hoàn toàn không minh xác một tí nào về quyết định của Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới cho phép thành phần tín hữu Công giáo ly dị tái hôn được rước lễ, thế mà vẫn còn 4 vị hồng y trong Giáo Hội Công giáo bán hưu trí, tiếp tục tỏ ra chống đối, đặt vấn đề thẳng với giáo hoàng. Bốn vị này là 1- Hồng Y Carlo Caffarra, nguyên TGM Bologna, 2- Hồng Y Raymond Burke, chỉ đạo Tổ Chức Hội Dòng the Order of Malta, 3- Hồng Y Walter Brandmuller, nguyên Chủ Tịch Tiểu Ban Tòa Thánh về Các Khoa Lịch Sử Học, và 4- Hồng Y Joachim Meisner, nguyên Tổng Giám Mục Cologne. (2 trong 4 vị đã không còn trên trần gian này nữa, đó là Hồng Y Carlo Caffarra & Hồng Y Joachim Meisner).

Bức Thư của 4 vị hồng y này đề ngày 19/9/2016 gửi cho cả Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Hồng Y Gerhard Muller, Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin của Tòa Thánh, đặt ra 5 nghi vấn (dubia/doubts) cần phải được câu vấn đáp kiểu trắc nghiệm, buộc Đức Thánh Cha, đối với các vị ngài ở vị thế như một thí sinh dự thi xem có đủ kiến thức để làm giáo hoàng hay chăng, phải trả lời cho các vị như thể đóng vai giám khảo, từng câu một: đúng hay sai. Không nhận được hồi âm từ cả Đức Thánh Cha lẫn Đức Hồng Y Tổng Trưởng này, 4 vị đã quyết định công khai bức thư của quí vị ra cho mọi người biết: "Đức Thánh Cha đã quyết định không hồi đáp. Chúng tôi hiểu rằng quyết định tối hậu của ngài như là một lời mời gọi hãy tiếp tục suy nghĩ và bàn luận, một cách trầm lặng và trân trọng. Bởi vậy chúng tôi thông tin cho toàn thể dân Chúa biết về việc khơi động này của mình, bằng việc cung cấp toàn bộ văn kiện".

 

Thế là vào ngày Thứ Hai 13/11/2016, các vị công khai phổ biến toàn bộ bức thư các vị gửi cho Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Hồng Y Tổng Trưởng Tín Lý Đức Tin Gerhard Muller. Thậm chí một trong 4 vị là hồng y Raymond Leo Burke, người Mỹ, còn gửi một tối hậu thư (ultimatum) cho Đức Giáo Hoàng cảnh báo là nếu ngài không trả lời cho 5 nghi vấn được 4 vị hồng y đặt ra để ngài làm sáng tỏ vấn đề đúng sai với các vị thì vị hồng y này sẽ tiến đến chỗ thực hiện một "chỉnh sửa chính thức / formal correction" với giáo hoàng vào sau Giáng Sinh 2016. Cho tới nay vẫn chưa thấy vị hồng y này "chính thức chỉnh sửa" huấn quyền của vị giáo hoàng đương kim Phanxicô này ra sao và như thế nào?

 

(Đức hồng y Raymond Leo Burke)

 

Chưa chịu thua, vào ngày 25/4/2017, ĐHY Carlo Caffarra, đại diện cho 3 vị khác, viết một bức thư xin Đức Thánh Cha cho các vị được gặp ngài, và bức thư được đem đến tận Nhà Trọ Thánh Matta cho Đức Thánh Cha ngày 6/5/2017, nhưng các vị vẫn chẳng nhận được hồi âm của Đức Thánh Cha.

 

Cardinal Carlo Caffarra, the archbishop emeritus of Bologna, asked for an audience on behalf of the four 'dubia' cardinals.

(ĐHY Carlo Caffarra)

 

Sau đây nguyên văn Bức Thư bao gồm 5 nghi vấn được 4 vị hồng y đặt ra để chất vấn Đức Thánh Cha Phanxicô:

Kính Gửi Đức Giáo Hoàng Phanxicô

và Lưu Ý Đức Hồng Y Gerhard L. Muller

Trọng Kính Đức Thánh Cha

Sau khi tông huấn Niềm Vui Yêu Thương của  Đức Thánh Cha được ban hành thì các thần học gia và thành phần học giả đã nêu lên những dẫn giải chẳng những lệch lạc mà còn xung khắc, đặc biệt liên quan đến Chương 8. Hơn nữa, truyền thông đã chú trọng đến việc tranh cãi này, làm bùng lên những gì là mập mờ, lẫn lộn và lạc hướng nơi nhiều tín hữu. 

Vì thế, chúng tôi là những người ký tên dưới đây, còn cả nhiều giám mục và linh mục nữa, đã nhận được rất nhiều lời yêu cầu từ tín hữu thuộc mọi tầng lớp xã hội về việc dẫn giải đúng đắn Chương VIII của tông huấn này. 

Vậy, theo lương tâm, được thúc đẩy bởi trách nhiệm mục vụ của chúng tôi với ước muốn ứng dụng hơn bao giờ hết tính cách đoàn tính được ĐTC thúc đẩy chúng tôi thực hiện, với lòng trọng kính sâu xa, chúng tôi xin Đức Thánh Cha, với tư cách là thày dạy đức tin tối hậu, được Đấng Phục Sinh kêu gọi để củng cố anh em mình trong đức tin, giải quyết những mập mờ cho sáng tỏ vấn đề, bằng cách ưu ái đáp lại những nghi vấn chúng tôi đính kèm theo bức thư này. 

Xin Đức Thánh Cha ban phép lành cho chúng tôi, và chúng tôi hứa liên lỉ nhớ cầu cho Đức Thánh Cha.

Hồng Y Walter Brandmuller

Hồng Y Raymond Burke

Hồng Y Carlo Caffarra 

Hồng Y Joachim Meisner

 

Roma ngày 19/9/2016

 

1- Vần đề được đặt ra là căn cứ vào những khẳng định của Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương (khoản 300 - 305) thì giờ đây phải chăng bí tích thống hối có thể xá giải để được hiệp lễ, đối với một người, vẫn còn bị ràng buộc bởi một hôn phối hiệu thành, đang sống với một người khác more uxorio / như vợ chồngmà không làm trọn các điều kiện được đề ra trong Tông Huấn Familiaris Consortio, khoản 84, và sau đó còn được tái khẳng định bởi Tông Huấn Reconciliatio et Paentitentia Hòa Giải và Thống Hối, khoản 34, và Tông Huấn Sacramentum Caritatis / Bí Tích Yêu Thương, khoản 29. Cụm từ "trong một số trường hợp nào đó - in certain cases" ở Ghi Chú 351 (Khoản 305) của Tông Huấn Niềm Vui Thương Xót có thể được áp dụng cho những người ly dị đang sống trong một tình trạng kết hợp mới và những ai tiếp tục sống với nhau như vợ chồng / more uxorio

 

2- Theo tông huấn Niềm Vui Yêu Thương (khoản 304) được ban hành, thì có cần phải coi là vẫn còn giá trị thông điệp Veritatis Splendor Rạng Ngời Chân Lý của Thánh Gioan Phaolô II, khoản 79, được căn cứ vào Thánh Kinh và vào Truyền Thống của Giáo Hội, về sự hiện hữu của những qui chuẩn luân lý tuyệt đối cấm những hành động tự bản chất xấu xa và là những qui chuẩn vẫn còn đang ràng buộc không có miễn trừ hay chăng?

 

3- Theo tông huấn Niềm Vui Yêu Thương (khoản 301) được ban hành, thì vẫn có thể khẳng định hay chăng rằng một người quen sống trái với một giới răn của lề luật Chúa, chẳng hạn như giới răn cấm ngoại tình (Mathêu 19:3-9), cho mình thuộc về trường hợp khách quan quen phạm tội nặng (Pontifical Council for Legislative Texts, “Declaration,” June 24, 2000)?

 

4- Theo những khẳng định của tông huấn Niềm Vui Yêu Thương (khoản 302) về "các hoàn cảnh giảm nhẹ trách nhiệm luân lý", thì có cần phải coi là vẫn còn giá trị thông điệp Veritatis Splendor / Rạng Ngời Chân Lý của Thánh Gioan Phaolô II, khon 81, được căn cứ vào Thánh Kinh và vào Truyền Thống của Giáo Hội, theo đó, "các hoàn cảnh và những ý hướng không bao giờ có thể biến một hành động tự nó là xấu bởi đối tượng của nó thành một hành động tốt 'một cách chủ quan' hay có thể bào chữa như là một chọn lựa hay chăng?

 

5-  Theo tông huấn Niềm Vui Yêu Thương (khoản 303) thì có cần phải coi là vẫn còn giá trị thông điệp Veritatis Splendor / Rạng Ngời Chân Lý của Thánh Gioan Phaolô II, khoản 56, được căn cứ vào Thánh Kinh và vào Truyền Thống của Giáo Hội, là khoản loại trừ một thứ giải thích về vai trò của lương tâm và nhấn mạnh rằng lương tâm không bao giờ có thẩm quyền hợp thức hóa các thứ luật trừ đối với các qui chuẩn tuyệt đối về luân lý cấm các hành động tự nó là xấu bởi đối tượng của nó?

 

Trong văn bản tung ra cho cộng đồng dân Chúa qua truyền thông, 4 vị hồng y này đã cho biết thêm về nghi vấn thứ nhất liên quan đến khoản 84 trong Tông Huấn Familiaris Consortio nguyên văn như sau:

"Tông Huấn Familiaris Consortio, khoản 84 của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đã thấy được khả năng thành phần ly dị tái hôn theo luật đời nhận lãnh các bí tích. Tông huấn này đề cập đến 3 điều kiện:

- Những ai trong cuộc không thể phân ly mà không gây thêm những bất chính mới (chẳng hạn, họ có thể chịu trách nhiệm về việc nuôi dưỡng con cái của mình);

- Họ quyết tâm sống theo sự thật trong trường hợp của họ, tức là, thôi không sống với nhau như vợ chồng nữa (more uxorio), tiết dục đối với những hành động giành cho vợ chồng;

- Họ tránh gây gương mù (tức là họ tránh lánh hình thức tội lỗi để khỏi làm cho người khác vấp phạm)


Trong cuộc phỏng vấn vào 1/2016 của Đài Tin Tức Ý quốc là Tgcom24, Đức Hồng Y Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin Gerhard Ludwig Muller đã bày tỏ nhận định của mình về nội dung của 5 "nghi vấn" được đặt ra cùng cách thức đòi phải giải quyết 5 "nghi vấn" ấy của 4 vị hồng y như sau:

 

 

"Hết mọi người, đặc biệt là các vị hồng y của Giáo Hội Công Giáo Roma đều có quyền viết thư cho Đức Giáo Hoàng. Tuy nhiên, tôi lấy làm ngạc nhiên khi thấy bức thư được công khai hóa, hầu như buộc Đức Giáo Hoàng phải trả lời rằng 'có' hay 'không'. Tôi không thích như vậy. Dù có một thứ chỉnh sửa huynh đệ khả dĩ nào đó thì dường như rất xa xôi mơ hồ, vào lúc này đây thì bất khả, đức tin không có gì là nguy hiểm hết, như kiểu nói của Thánh Toma".

 

"Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương rất rõ ràng minh bạch về vấn đề tín lý của nó, và chúng ta dẫn giải tất cả giáo huấn của Chúa Giêsu về hôn nhân, toàn thể tín điều của Giáo Hội hơn 2 ngàn năm lịch sử. Đức Giáo Hoàng kêu gọi việc nhận thức về tình trạng của những con người rơi vào những trường hợp bất thường, nói cách khác, trường hợp không hợp với tín lý của Giáo Hội về hôn nhân, và ngài xin chúng ta giúp cho người ta tìm thấy một đường lối nào đó để tái hội nhập bản thân họ vào Giáo Hội vĩnh viễn bằng những điều kiện của các bí tích, bằng sứ điệp Kitô giáo về hôn nhân. Thế nhưng tôi chẳng thấy có gì là phản đề xung khắc ở đây hết: một đàng chúng ta chủ trương rất rõ ràng về hôn nhân, đàng khác chúng ta hiểu được nhiệm vụ của Giáo Hội trong việc hỗ trợ những con người đang gặp khó khăn".

 

Theo người viết bài này thì việc làm của 4 vị hồng y này tự bản chất là một điều tốt và cần thiết đối với các vị ấy. Tuy nhiên, về cách thức thực hiện thì lại mang hình thức áp lực bằng tuyền thông. Nguyên kiểu hỏi thưa với một vị giáo hoàng về huấn quyền của ngài đã là một thất sách! Chưa nói gì đến chuyện các vị còn tung ra cho truyền thông. Thậm chí sau đó một trong 4 vị còn tống cho ngài một tối hậu thư có vẻ ngạo mạn nữa. 

 

Bức tối hậu thư này, cùng với việc sử dụng áp lực truyền thông, đối với một số người, có thể coi là bằng chứng hiển nhiên tố cáo ý đồ tiềm ẩn, muốn lợi dụng ngay Tông Huấn Niềm Vui Thương Xót này, để chống đối và thách thức huấn quyền của Đức Thánh Cha Phanxicô, vị giáo hoàng vốn có ác cảm với thành phần cho mình truyền thống, hơn là ý hướng muốn được làm sáng tỏ vấn đề, như những gì các vị nêu lên bằng văn tự để làm thuẫn đỡ bao che bản thân của các vị. Bởi thế, chẳng lạ gì việc các vị cuối cùng có xuống nước xin triều kiến Đức Thánh Cha Phanxicô cũng không được ngài đáp ứng (http://www.ncregister.com/blog/edward-pentin/full-text-of-dubia-cardinals-letter-asking-pope-for-an-audience). Theo người viết, nếu được trực tiếp đối đầu chất vấn Đức Thánh Cha, các vị có thể sẽ căn cứ vào từng câu từng lời đối đáp của Đức Thánh Cha, những chi tiết không được như ý các vị mong chờ, để làm bằng chứng cho những lập luận chủ quan chống đối của các vị, và công bố giáo hoàng lạc đạo...


3- Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương: Gieo lạc đạo?

Trong khi 4 vị hồng y đang chờ được Đức Thánh Cha Phanxicô hồi âm về 5 nghi vấn của các vị (19/9/2016) lẫn lời yêu cầu xin được triều kiến đặc biệt (25/4/2017), thì vào ngày 16/7/2017, một nhóm khác nhẩy vào vòng chiến. Đám này có vẻ hung hăng hiếu chiến hơn, chưa gì đã ra tay chỉnh sửa giáo hoàng rồi, với tư cách là con cái, dưới chiêu bài "filial correction", (chỉnh sửa theo tình con cái hay chỉnh sửa của con cái), trong đó họ như muốn tố cáo ngài là vị giáo hoàng gieo rắc lạc thuyết trong Giáo Hội, chủ trương ủng hộ quan điểm về hôn nhân, đời sống luân lý và Thánh Thể trái với giáo huấn Công giáo, mở đường cho thành phần ly dị tái hôn về dân sự được rước lễ. 

Nhóm nhẩy vào vòng chiến đợt hai này bao gồm 62 nhân vật, thuộc loại trí thức từ 20 quốc gia trên thế giới (linh mục, thần học gia, học giả v.v.), nhưng không có một vị giám mục nào, ngoại trừ vị giám mục lãnh đạo Hội Thánh Piô X (SSPX) của vị TGP Lefebre ly giáo hậu Công Đồng Chung Vaticanô II bên Pháp. Bản văn chỉnh sửa dài 25 trang, được viết bằng Latinh là ngôn ngữ chính thức của Giáo Hội của mình, được chia ra làm 3 phần. Phần thứ nhất nêu lên lý do nhóm ký tên có quyền và phận sự chỉnh sửa giáo hoàng, trong đó họ nói rằng Giáo Hội dạy rằng không có một vị giáo hoàng nào được cho mình được Thiên Chúa mạc khải cho chân lý mới buộc tín hữu Công giáo phải tin nhận. Phần thứ hai là phần chính yếu, vì phần này bao gồm những gì cần chỉnh sửa, được tóm gọn trong 7 điều sai lạc liên quan đến 3 vấn đề chính là hôn nhân, luân lý và bí tích. Phần ba là phần nhận định về nguyên nhân và nguồn gốc gây ra các sai lầm lạc giáo cần phải chỉnh sửa, chẳng hạn như bị ảnh hưởng bởi vị tổ phụ Tin Lành là Martin Lutherô và bị ảnh hưởng bởi tân tiến thuyết là chủ nghĩa phủ nhận các chân lý thần linh được Thiên Chúa mạc khải cho Giáo Hội của Ngài. 

Bản văn "filial correction" của nhóm 62 nhân vật trí thức Công giáonày, dĩ nhiên, đã không nhận được hồi âm gì từ Giáo Hoàng, sau khi nó được gửi đến cho ngài ngày 11/8/2017. Ngài đã không hồi âm cho 4 vị hồng y có chức sắn cao cả trong Giáo Hội, những vị chỉ đặt nghi vấn với ngài một cách nhẹ nhàng nhưng có tính cách hạch hỏi (argument) hơn là thân thưa, có tính cách hơn thua hơn là tìm hiểu, có tính cách áp lực hơn là lắng nghe, thì ngài làm sao lại có thể hồi âm cho 62 nhân vật trí thức kiểu "biệt phái" này, thành phần chưa chi đã qui kết cho ngài những tác hại đến đức tin của dân Chúa trong Giáo Hội đang được ngài phục vụ, thành phần dân Chúa mà họ, như 4 vị hồng y đặt 5 nghi vấn, cũng nhân danh cần phải bênh vực để có lý do chính đáng đối đầu với Vị Thừa Kế Thánh Phêrô, Đại Diện Chúa Kitô trên trần gian vào lúc này, bằng văn kiện có tính cách và mang tựa đề "filial correction", mà phần thứ nhất về lý do cần phải chỉnh sửa Đức Thánh Cha vì lợi ích của cộng đồng dân Chúa, xin được trích dịch nguyên văn sau đây. 

 

Correctio filialis de haeresibus propagatis 

July 16th, 2017 Feast of our Lady of Mt Carmel 

 

Trọng Kính Đức Thánh Cha,

 

Cho dù hết sức xót xa, nhưng được tác động bởi lòng trung thành với Chúa Giêsu Kitô, bởi lòng yêu mến Giáo Hội và chức vị giáo hoàng, cũng như bởi lòng mộ mến của con cái đối với Đức Thánh Cha, chúng tôi cảm thấy buộc phải nêu lên một chỉnh sửa cùng Đức Thánh Cha về chuyện tuyên truyền những lạc thuyết do ảnh hưởng bởi tông huấn Niềm Vui Yêu Thương, cũng như bởi những ngôn từ, việc làm và bỏ không làm của Đức Thánh Cha. 

 

Chúng tôi xin phép được nêu lên chỉnh sửa này theo luật tự nhiên, luật của Đức Kitô và luật của Giáo Hội, 3 điều mà Đức Thánh Cha đã được quan phòng thần linh chỉ định để canh giữ. Theo luật tự nhiên: vì là bề dưới theo bản chất có nhiệm vụ phải vâng phục các vị bề trên của mình trong tất cả mọi điều hợp pháp, vậy thành phần bề dưới theo luật có quyền được quản trị, và vì thế, khi nào cần thiết thì có quyền nhấn mạnh với bề trên của mình phải quản trị hợp pháp. Theo luật của Đức Kitô: vì Thánh Linh đã tác động tông đồ Phaolô khiển trách Phêrô một cách công khai khi Phêrô không tác hành theo chân lý phúc âm (Galata 2). Thánh Toma Aquinas ghi nhận rằng việc khiển trách công khai này từ một bề dưới với vị bề trên là hợp pháp do bởi cái nguy hiểm cấp thời của gương mù liên quan đến đức tin (Tổng Luận Thần Học 2a 2ae,33,4 ad 2), và 'lời chú thích của Thánh Âu Cơ Tinh (Augustino)' còn thêm rằng ở vào cơ hội ấy, "Phêrô đã cống hiến một tấm gương cho các vị bề trên, đó là bất cứ lúc nào, nếu họ nhỡ bị sai trệch cách nào, thì họ không được khinh thường khi bị bề dưới trách móc" (cùng nguồn vừa dẫn). Luật của Giáo Hội cũng thúc đẩy chúng tôi chỉnh sửa, vì luật này nói rằng "tin hữu của Chúa Kitô... có quyền, thật sự là có những lúc có nhiệm vụ, theo kiến thức, khả năng và vị thế của mình, bày tỏ cùng các vị mục tử thánh các quan điểm của mình về các vấn đề liên quan đến thiện ích của Giáo Hội" (Code of Canon Law 212:2-3; Code of Canons of Oriental Churches 15:3).  

 

Gương mù liên quan đến đức tin và luân lý gây ra cho Giáo Hội cũng như cho thế giới bởi việc ban hành Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương và bởi các tác hành khác là những gì, thưa Đức Thánh Cha, đã đủ trở thành điểm nhắm và mục đích của bản văn này. Các thứ lạc thuyết cùng với những sai lầm khác theo đó đã lan tràn khắp Giáo Hội; trong khi đó có một số vị giám mục và hồng y đã tiếp tục bênh vực các chân lý được thần linh mạc khải về hôn nhân, về luật luân lý và về việc lãnh nhán các bí tích, các vị khác lại chối bỏ những chân lý này nhưng Đức Thánh Cha lại không khiển trách mà còn ưa chuộng nữa. Trái lại, những vị hồng y đã nộp các nghi vấn cho Đức Thánh Cha để nhờ phương pháp được bao đời kính chuộng này mà chân lý phúc âm được dễ dàng khẳng định, nhưng đã chẳng nhận được hồi đáp ngoài sự thinh lặng.

 

Trọng kính Đức Thánh Cha, thừa tác vụ Phêrô đã ưược trao phó cho Đức Thánh Cha để Đác Thánh Cha áp đặt các thứ tín lý xa lạ trên tín hữu, mà là để Đức Thánh Cha, như một quản gia trung thành, canh giữ kho tàng này cho ngày trở lại của Chúa (Luca 12; 1Timotheu 6:20). Chúng tôi hết lòng gắn bó với tín lý giáo hoàng vô ngộ như được ịịnh tín bởi Công Đồng Chung Vaticanô Thứ Nhất, và vì thế, chúng tôi gắn bó với lời giải thích của cùng công đồng về đặc sủng ấy, bao gồm tuyên ngôn thế này: "Thánh Linh đã không hứa hẹn cho các vị thừa kế Thánh Phêrô là các vị có thể, nhờ mạc khải của Ngài, cho biết một tín lý mới mẻ nào óó, mà là, nhờ Ngài trợ giúp, các vị có thể bảo toàn mát cách sốt sắng và dẫn giải một cách trung thực mạc khải hay kho tàng đức tin được truyền đạt từ các vị tông đồ" (Pastor aeternus, cap. 4). Bởi thế, vị tiền nhiệm của Đức Thánh Cha là Chân Phước Piô IX, đã ca ngợi bản tuyên ngôn chung của các vị giám mục Đức, những vđ đã ghi chú rằng: "ý nghĩ cho rằng giáo hoàng 'vị vương chủ tối thượng vì tính cách vô ngộ của ngài' xuất phát từ một kiến thức hoàn toàn sai trái ví tín lý giáo hoàng vô ngộ" (Denzinger-Hünermann {DH} 3117, Apostolic letter Mirabilis illa constantia, March 4th, 1875). Cũng thế, ở Công Đồng Chung Vaticanô II, Ủy Ban Thần Học đặc trách Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội, Lumen Gentium / Ánh Sáng Muôn Dân, đã ghi chú rằng quyền hạn của giáo hoàng Roma dầu sao cũng bị hạn chế (Relatio of the Theological Commission on n. 22 of Lumen gentium, in Acta Synodalia, III/I, p. 247).

 

Tuy nhiên, thành phần tín hữu Công giáo ấy, những người không rõ ràng nắm bắt được những giới hạn của vấn đề giáo hoàng vô ngộ, đã để cho mình bị lèo lái theo những ngôn từ và những hành động của Đức Thánh Cha đi đến một trong hai sai lầm thảm khốc: một là họ sẽ ấp ủ các lạc thuyết hiện đang được tuyên truyền, hai là dù biết được những tín lý này ngược lại với lời Chúa, họ sẽ ngờ vực hay chối bỏ các đặc quyền của giáo hoàng. Những tín hữu khác bị đẩy đến chỗ ngờ vực tính cách hiệu lực của việc từ nhiệm vai trò giáo hoàng của Đức Giáo Hoàng Hưu Trí Biển Đức XVI. Như thế, vai trò Phêrô, được Chúa Giêsu Kitô ban cho Giáo Hội cho mối hiệp nhất và đức tin, trở thành như một cách thức mở đường cho lạc giáo cũng như cho ly giáo. Hơn nữa, khi thấy rằng các thực hành hiện được Đức Thánh Cha phấn khích bằng lời nói và việc làm là những gì ngược lại chẳng những với đức tin vĩnh viễn và kỷ luật của Giáo Hội mà còn với cả các phát ngôn theo huấn quyền của những Vị Tiền Nhiệm của Đức Thánh Cha, thành phần tín hữu này nghĩ rằng các phát biểu riêng của Đức Thánh Cha không có thẩm quyền gì hơn các phát biểu của các vị giáo hoàng trước, và vì thế, huấn quyền chính thực của giáo hoàng bị tổn thương không thể chữa lành một cách mau chóng.

 

Dầu sao chúng tôi cũng tin rằng Đác Thánh Cha có đặc sủng vô ngộ, và có quyền và tài phán phổ quát trên tín hữu của Chúa Kitô, theo chiều hướng được Giáo Hội ấn định. Trong việc chúng tôi chống lại Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương và các việc làm, ngôn từ và các sự bỏ qua liên quan đến tông huấn này, chúng tôi không chối bỏ sự hiện hữu của đặc sủng giáo hoàng ấy hay vấn đề Đức Thánh Cha có đặc sủng ấy, vì Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương hay bất cứ các phát biểu nào giúp tuyên truyền các thứ lạc thuyết được tông huấn này luồn lách đều được bảo vệ bởi sự bảo đảm thần linh của chân lý. Việc chỉnh sửa của chúng tôi thật sự là được đòi hỏi bởi lòng trung thành với các giáo huấn về giáo hoàng vô ngộ là những gì không tương hợp với một số phát biểu của Đức Thánh Cha. 

 

Chúng tôi không có quyền ban hành cho Ngài một hình thức chỉnh sửa mà chỉ có một vị bề trên ép buộc bề dưới của mình có tính cách đe dọa hay thi hành án phạt mới có quyền làm. Trái lại, chúng tôi ban hành bản chỉnh sửa này là để bảo vệ thành phần đồng đạo Công giáo của chúng tôi - và những người ở ngoài Giáo Hội, thành phần không thể bị cướp mất những gì là then chốt của kiến thức (xem Luca 11:52) - hy vọng ngăn tránh được việc lan truyền xa hơn các thứ tín lý mang khuynh hướng tục hóa tất cả các bí tích và hủy hoại Lề Luật Chúa. Giờ đây chúng tôi muốn tỏ cho Đức Thánh Cha thấy các đoạn của Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương, cùng với các tác hành, ngôn từ và các việc bỏ qua không làm của Đức Thánh Cha đã giúp vào tình trạng tuyên truyền bảy đề xuất lạc giáo

Trong toàn bản văn 25 trang, được viết bằng Anh ngữ, chỉ trừ phần chỉnh sửa vẫn còn nguyên Latinh, nhưng nội dung của 7 chỉnh sửa này liên quan đến 3 vấn đề chính là hôn nhân gia đình, đời sống luân lý và các phép bí tích, nguyên văn như sau:

 

Correctio His verbis, actis, et omissionibus, et in iis sententiis libri Amoris laetitia quas supra diximus, Sanctitas Vestra sustentavit recte aut oblique, et in Ecclesia (quali quantaque intelligentia nescimus nec iudicare audemus) propositiones has sequentes, cum munere publico tum actu privato, propagavit, falsas profecto et haereticas:
(1) “Homo iustificatus iis caret viribus quibus, Dei gratia adiutus, mandata obiectiva legis divinae impleat; quasi quidvis ex Dei mandatis sit iustificatis impossibile; seu quasi Dei gratia, cum in homine iustificationem efficit, non semper et sua natura conversionem efficiat ab omni peccato gravi; seu quasi non sit sufficiens ut hominem ab omni peccato gravi convertat.” 
(2) Christifidelis qui, divortium civile a sponsa legitima consecutus, matrimonium civile (sponsa vivente) cum alia contraxit; quique cum ea more uxorio vivit; quique cum plena intelligentia naturae actus sui et voluntatis propriae pleno ad actum consensu eligit in hoc rerum statu www.correctiofilialis.org © [all rights reserved] 9 manere: non necessarie mortaliter peccare dicendus est, et gratiam sanctificantem accipere et in caritate crescere potest.” 
(3) “Christifidelis qui alicuius mandati divini plenam scientiam possidet et deliberata voluntate in re gravi id violare eligit, non semper per talem actum graviter peccat.” 
(4) “Homo potest, dum divinae prohibitioni obtemperat, contra Deum ea ipsa obtemperatione peccare.” 
(5) “Conscientia recte ac vere iudicare potest actus venereos aliquando probos et honestos esse aut licite rogari posse aut etiam a Deo mandari, inter eos qui matrimonium civile contraxerunt quamquam sponsus cum alia in matrimonio sacramentali iam coniunctus est.” 
(6) “Principia moralia et veritas moralis quae in divina revelatione et in lege naturali continentur non comprehendunt prohibitiones qualibus genera quaedam actionis absolute vetantur utpote quae propter obiectum suum semper graviter illicita sint.” 
(7) “Haec est voluntas Domini nostri Iesu Christi, ut Ecclesia disciplinam suam perantiquam abiciat negandi Eucharistiam et Absolutionem iis qui, divortium civile consecuti et matrimonium civile ingressi, contritionem et propositum firmum sese emendandi ab ea in qua vivunt vitae conditione noluerunt patefacere.”7

 

http://www.correctiofilialis.org/


4- Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương: Gây tranh cãi!

Sau đây là nguyên văn các đoạn gây tranh cãi trong Tông Huấn Niềm Vui Thương Xót thuộc chương 8, được 4 vị hồng y đặt 5 nghi vấn, liên quan đến 5 khoản 301, 302, 303, 304 và 305. Nhưng, 5 khoản gây tranh cãi và được đặt thành nghi vấn này không thể nào hiểu được một cách trọn vẹn và chính xác nếu tách rời khỏi toàn bộ tông huấn nói chung, ít là 2 khoản ngay trên là khoản 300 và khoản ngay dưới là khoản 306. Bởi thế, ở đây xin trích lại tất cả là 7 khoản trong 22 khoản của chương này. Riêng 7 khoản của Tông Huấn Niềm Vui Thương Xót được trích dẫn ở đây, người viết xin mạn phép sử dụng từ bản dịch trong cái link sau đâyhttp://catechesis.net/index.php/van-kien-giao-hoi/duc-giao-hoang/tong-huan/3241-tong-huan-amoris-laetitia-niem-vui-yeu-thuong-cua-dgh-phanxico-ngay-19-03-2016-2

300. Nếu ta xét tới tính đa dạng vĩ đại trong các hoàn cảnh cụ thể như các trường hợp tôi vừa kể, thì dễ hiểu được việc: cả Thượng Hội Đồng lẫn Tông Huấn này đều không có hy vọng cung cấp được một loạt các qui định tổng quát mới, có bản chất giáo luật và có thể áp dụng cho mọi trường hợp. Điều có thể làm được đơn giản chỉ là một khuyến khích đổi mới đối với việc phải đảm nhiệm việc biện phân các trường hợp đặc thù một cách có trách nhiệm, cả bản thân lẫn mục vụ, một việc biện phân biết thừa nhận điều này: vì “mức độ trách nhiệm không như nhau trong mọi trường hợp”,[167] nên các hậu quả hay hiệu quả của một qui luật không luôn nhất thiết phải như nhau.[168] Các linh mục có bổn phận phải “đồng hành [với người ly dị và tái hôn] trong việc giúp đỡ họ hiểu rõ hoàn cảnh của họ theo giáo huấn của Giáo Hội và các hướng dẫn của giám mục. Trong diễn trình này, điều hữu ích là việc xét lương tâm trong những giờ phút suy niệm và thống hối. Người ly dị và tái hôn nên tự vấn: mình đã hành xử ra sao với con cái khi kết hợp vợ chồng lâm khủng hoảng; mình có cố gắng hay không để hòa giải; điều gì đã xảy ra cho bên bị bỏ rơi; mối liên hệ mới gây ra những hậu quả nào cho những người khác trong gia đình và cho cộng đồng tín hữu; và mình đã làm gương ra sao đối với những người trẻ đang chuẩn bị hôn nhân. Một suy niệm nghiêm túc có thể sẽ tăng cường niềm tín thác vào lòng thương xót của Thiên Chúa, một lòng thương xót không bị từ chối cho bất cứ ai”.[169] Điều ta đang nói đây là một diễn trình đồng hành và biện phân sẽ “hướng dẫn tín hữu ý thức được hoàn cảnh của họ trước mặt Thiên Chúa. Đàm đạo với vị linh mục, ở tòa trong, sẽ góp phần vào viêc đào tạo phán đoán đúng về những gì đang gây trở ngại cho khả thể tham dự trọn vẹn hơn vào đời sống Giáo Hội và về các biện pháp có thể cổ vũ sự tham dự này và làm nó lớn mạnh. Xét vì tính tiệm tiến không có trong chính lề luật,[170] nên việc biện phân này phải luôn lưu ý tới các đòi hỏi chân lý và bác ái của Tin Mừng, như đã được Giáo Hội đề xuất. Để việc biện phân này diễn ra, các điều kiện sau đây nhất thiết phải hiện diện: khiêm nhường, theo ý muốn và yêu thương Giáo Hội cũng như giáo huấn của Giáo Hội, thành thực tìm kiếm thánh ý Thiên Chúa và ước muốn đáp ứng thánh ý Người cách trọn hảo hơn”.[171] Các thái độ này là điều chủ yếu để tránh các nguy cơ hiểu lầm trầm trọng, như quan niệm cho rằng bất cứ linh mục nào cũng có thể nhanh chóng ban cấp “các luật trừ”, hoặc, một số người nào đó có thể nhận được các đặc ân bí tích nhờ việc đổi chác ân huệ. Khi một người có tinh thần trách nhiệm và khéo xử, vốn không có tham vọng đặt ước muốn của mình lên trên ích chung của Giáo Hội, gặp được một mục tử biết nhìn nhận tính nghiêm túc của vấn đề gặp phải, thì không thể có nguy cơ việc biện phân chuyên biệt này sẽ dẫn người ta tới chỗ nghĩ rằng Giáo Hội duy trì một tiêu chuẩn hai mặt.

Các yếu tố giảm khinh trong việc biện phân mục vụ

 

301. Để hiểu một cách thỏa đáng khả thể và nhu cầu biện phân đặc biệt trong một số hoàn cảnh “bất hợp lệ”, một điều luôn cần phải lưu ý, kẻo có người nghĩ rằng các đòi hỏi của Tin Mừng đã bị thỏa hiệp cách nào đó chăng. Giáo Hội sở đắc cả một tổng hợp suy tư chắc chắn liên quan tới các nhân tố và hoàn cảnh giảm khinh. Do đó, không thể đơn giản nói rằng tất cả những người trong bất cứ hoàn cảnh “bất hợp lệ” nào đều đang sống trong tình trạng tội trọng hay không có ơn thánh hóa. Ở đây, nhiều điều có liên quan chứ không phải chỉ là việc không biết qui luật. Một chủ thể rất có thể biết đầy đủ về qui luật, thế nhưng lại gặp khó khăn lớn trong việc hiểu rõ “các giá trị cố hữu của nó” [172] hay rơi vào một hoàn cảnh cụ thể không giúp họ hành động khác đi và quyết định cách khác mà không phạm tội thêm. Như các nghị phụ Thượng Hội Đồng đã nói “Có thể có các nhân tố khiến khả năng đưa ra quyết định trở thành hạn chế”.[173] Chính Thánh Tôma Aquinô cũng nhìn nhận rằng một người nào đó có thể có ơn thánh và đức ái, nhưng lại không có khả năng thi hành bất cứ nhân đức nào một cách tốt đẹp;[174] nói cách khác, dù một ai đó có thể có mọi nhân đức luân lý thiên phú, họ vẫn không biểu lộ được một cách rõ ràng sự hiện hữu của một trong các nhân đức này, vì việc thực hành nhân đức này ra bên ngoài đã bị làm cho khó khăn: “Người ta nói rằng một số vị thánh không có một số nhân đức nào đó, theo nghĩa các ngài cảm thấy khó khăn trong việc thực hiện chúng, cho dù các ngài có thói quen đối với mọi nhân đức”.[175]

 

302. Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo nhắc đến các nhân tố này một cách rõ ràng: “việc quy tội và việc chịu trách nhiệm đối với một hành động có thể được giảm thiểu hay thậm chí triệt tiêu vì do không biết, vô ý, bị cưỡng ép, sợ hãi, thói quen, quyến luyến vô trật tự và các nhân tố tâm lý hay xã hội khác”.[176] Trong một đoạn khác, Sách Giáo Lý một lần nữa nhắc đến “sự thiếu chín chắn về cảm giới, sức mạnh của thói quen đã mắc phải, các tình trạng lo âu xao xuyến hay các nhân tố tâm lý hay xã hội khác làm giảm khinh hay thậm chí xóa hẳn tính quy trách luân lý”.[177] Vì lý do này, một phán đoán tiêu cực về một hoàn cảnh khách quan không hàm nghĩa một phán đoán về việc quy trách hay qui tội người liên hệ.[178]Dựa trên các xác tín này, tôi coi là thích đáng điều được nhiều nghị phụ Thượng Hội Đồng quả quyết: “Trong một số hoàn cảnh, người ta rất khó có thể hành động khác đi. Cho nên, dù vẫn duy trì qui luật tổng quát, nhưng cần phải thừa nhận rằng trách nhiệm đối với một hành động hay một quyết định nào đó không như nhau trong mọi trường hợp. Dù vẫn phải lưu ý tới việc đào tạo lương tâm thích đáng nơi người ta, nhưng việc biện phân mục vụ phải dự liệu các hoàn cảnh này. Ngay các hậu quả của các hành vi cũng không nhất thiết phải như nhau trong mọi trường hợp”.[179]

 

303. Khi nhìn nhận ảnh hưởng của các nhân tố cụ thể như trên, ta có thể nói thêm rằng lương tâm cá nhân cần được xem xét tốt hơn bởi đường lối thực hành của Giáo Hội trong một số hoàn cảnh không hiện thân được một cách khách quan cái hiểu của ta về hôn nhân. Dĩ nhiên, phải cố gắng hết sức trong việc khuyến khích sự chín chắn của một lương tâm được soi sáng, được đào luyện và đồng hành nhờ sự biện phân có trách nhiệm và nghiêm túc của mục tử, và việc tín thác nhiều hơn vào ơn thánh Thiên Chúa. Thế nhưng, lương tâm không những có thể thừa nhận rằng một hoàn cảnh nhất định nào đó không tương ứng một cách khách quan với các đòi hỏi tổng quát của Tin Mừng. Nó còn có thể thành thực và trung thực nhìn nhận rằng đối với hiện nay, đây là đáp ứng quảng đại nhất có thể có đối với Thiên Chúa, và tiến tới chỗ nhìn thấy một cách khá chắc chắn rằng về phương diện luân lý thì đây là điều chính Thiên Chúa đòi hỏi giữa tính phức tạp cụ thể trong các giới hạn của họ, dù nó chưa trọn vẹn là lý tưởng khách quan. Dù sao, ta hãy nhớ rằng việc biện phân này có tính năng động; nó phải mãi mãi cởi mở đối với các giai đoạn tăng trưởng mới và các quyết định mới có khả năng giúp cho lý tưởng này được thể hiện cách trọn vẹn hơn.

 

Các qui luật và sự biện phân

 

304. Quả là hạn hẹp, khi chỉ xét xem liệu các hành động của cá nhân có tương hợp với một lề luật hay một qui luật tổng quát hay không, vì điều này không đủ để biện phân và bảo đảm việc trung thành trọn vẹn với Thiên Chúa trong cuộc sống cụ thể của con ngườì nhân bản. Tôi khẩn khoản yêu cầu điều này: ta nên luôn nhớ giáo huấn của Thánh Tôma Aquinô và học cách biết lồng nó vào việc biện phân mục vụ của ta: “Dù có sự nhất thiết trong các nguyên tắc tổng quát, càng đề cập tới những điều đặc thù, ta càng gặp nhiều thiếu sót... Trái lại, trong phạm vi hành động, chân lý hay sự đúng đắn thực tế không như nhau trong mọi áp dụng đặc thù, mà chỉ trong các nguyên tắc tổng quát mà thôi; và nơi những người mà sự đúng đắn này hệt như nhau trong các hành động riêng của họ, nó cũng không được mọi người biết đến như nhau... Càng đi vào chi tiết, càng găp nhiều ngoại lệ”.[180] Đúng là các qui luật tổng quát ấn định một điều tốt mà không bao giờ người ta được coi thường hay làm ngơ, nhưng trong công thức phát biểu của chúng, chúng không thể tuyệt đối dự liệu được mọi hoàn cảnh đặc thù. Đồng thời, cũng cần phải nói rằng: chính vì lý do này, ta không thể nâng điều vốn chỉ là một phần của việc biện phân thực tế trong các hoàn cảnh đặc thù lên hàng một qui luật. Điều này không những sẽ dẫn đến một thứ giải nghi học (casuisrtry) không thể dung thứ được, mà còn gây nguy cơ cho chính các giá trị mà ta cần phải đặc biệt thận trọng duy trì.[181]

 

305. Chính vì vậy, mục tử không được cảm nhận điều này: chỉ cần áp dụng các lề luật luân lý vào những người đang sống trong các hoàn cảnh “bất hợp lệ” là đã đủ, như thể các lề luật này là những viên đá dùng để ném vào cuộc sống người ta. Đó là trường hợp khép kín cõi lòng của những người quen nấp đàng sau các giáo huấn của Giáo Hội, “ngồi trên tòa Moses và phán xét các vụ án khó khăn và các gia đình bị thương tích, đôi lúc một cách tự tôn và hời hợt”.[182] Cũng trong đường hướng này, Ủy Ban Thần Học Quốc Tế đã nhận định rằng “không thể trình bầy luật tự nhiên như một bộ các qui luật dứt khoát tự áp đặt một cách tiên thiên lên chủ thể luân lý; đúng hơn, nó là một nguồn gợi hứng khách quan cho diễn trình quyết định có tính bản vị sâu xa”.[183] Vì các hình thức của điều kiện hóa và các nhân tố giảm khinh, rất có thể, dù ở trong một hoàn cảnh tội lỗi khách quan, một hoàn cảnh có thể không bị qui tội về phương diện chủ quan, một ai đó vẫn có thể sống trong ơn thánh Chúa, vẫn có thể yêu thương và lớn lên trong đời sống ơn thánh và đức ái, trong khi lãnh nhận sự giúp đỡ của Giáo Hội để tiến tới mục tiêu này.[184] Việc biện phân phải giúp tìm ra các cách thế khả hữu để đáp trả Thiên Chúa và lớn lên giữa các giới hạn của người ta. Vì suy nghĩ mọi sự đều đen và trắng, nên đôi khi ta đóng kín đường ơn thánh và đường tăng trưởng, không khuyến khích các nẻo đường nên thánh nhằm đem vinh quang lại cho Thiên Chúa. Ta hãy nhớ điều này “giữa các giới hạn lớn lao của con người, một bước nhỏ cũng có thể làm vui lòng Thiên Chúa hơn cả một đời bề ngoài có vẻ đàng hoàng, nhưng không ngày nào phải đối đầu với khó khăn lớn lao”.[185] Việc chăm sóc mục vụ thực tiễn của các mục tử và cộng đồng không thể không lưu ý tới thực tại này.

 

306. Trong mọi hoàn cảnh, khi xử lý với những người không gặp khó khăn trong việc sống luật Chúa cách trọn vẹn, lời mời gọi theo “via caritatis” (con đường đức ái) phải được nghe thật rõ ràng. Đức ái huynh đệ là luật đầu tiên của các Kitô hữu (x. Ga 15:12; Gl 5:14). Ta đừng quên những lời hứa hẹn của Sách Thánh: “hãy duy trì lòng yêu thương nhau liên lỉ, vì lòng yêu thương che phủ rất nhiều tội lỗi” (1Pr 4:8)“hãy đoái tội lập công, bằng cách làm việc nghĩa, là tỏ lòng từ bi đối với người nghèo, may ra thời thịnh vượng của ngài sẽ được kéo dài” (Đn 4:24)“Nước dập tắt lửa hồng, bố thí đền bù tội lỗi” (Hc 3:30). Đây cũng là điều Thánh Augustin truyền dạy: “cũng như lúc bị lửa đe dọa, ta chạy đi tìm nước để giập tắt nó... lúc ngọn lửa tội lỗi bùng lên từ đống trấu lòng ta và ta bối rối, (và nếu) lúc đó có cơ hội thực hiện một việc thương xót, ta hãy hân hoan trong đó, như thể tìm được vòi nước để dập tắt ngọn lửa bùng”.[186]


http://catechesis.net/index.php/van-kien-giao-hoi/duc-giao-hoang/tong-huan/3241-tong-huan-amoris-laetitia-niem-vui-yeu-thuong-cua-dgh-phanxico-ngay-19-03-2016-2

Ghi chú 351 (ở bản gốc là ghi chú 351, nhưng ở bản dịch Việt ngữ rút gọn trên đây thành ghi chú 184 của khoản Tông Huấn 305, một khoản cũng được thành phần chỉ trích nhắm tới, nên mới cần trích dẫn lại ở đây nữa): Ở một số trường hợp, điều này có thể bao gồm cả sự trợ giúp của các phép bí tích nữa. Bởi thế, "tôi muốn nhắc nhở các vị linh mục rằng tòa giải tội không được trở thành một căn phòng hành hạ, mà là một cuộc gặp gỡ lòng thương xót Chúa" (Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm [24/11/2013]: 44: AAS 105 [2013], 1038). Tôi cũng muốn vạch ra rằng Thánh Thể "không phải là một thứ tưởng thưởng cho kẻ trọn lành, mà là một phương dược mãnh liệt và là dưỡng thực cho người yếu kém" (cùng nguồn, 47:1039).



5- Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương: Phân Giải...

 

Vì 5 nghi vấn của 4 vị hồng y và 7 chỉnh sửa của 62 nhà trí thức Công giáo liên quan đến những vấn đề then chốt của Giáo Hội, như quyền bính giáo hoàng và giá trị truyền thống, luật định luân lý và luật giảm mức tội, luân lý lưỡng diện và đạo lý Công giáo, những vấn đề sau khi được phân giải đã đi đến chỗ bổ túc dung hòa và cảm nhận xác tín.


5.1- Quyền bính giáo hoàng và giá trị truyền thống

 

Trước hết, Giáo Hội không thể nào hiệp nhất nếu thiếu vai trò Giáo Hoàng, Vị Mục Tử tối cao của Giáo Hội, Vị Thừa Kế Thánh Phêrô, Đại Diện Chúa Kitô trên trần gian này. Vì vai trò giáo hoàng vừa cần thiết vừa quan trọng như vậy mà ngài được trao cho một quyền bính tối thượng như "cái chìa khóa", đến độ: "những gì con cầm buộc dưới đất trên trời cũng cầm buộc, những gì con tháo cởi dưới đất trên trời cũng tháo cởi" (Mathêu 16:19), điển hình nhất là vạ tuyệt thông, chỉ duy thẩm quyền giáo hoàng mới được tha, hay các tín điều được ngài công bố liên quan đến hai lãnh vực chính yếu là tín lý và luân lý.

 

Tuy nhiên, Chúa Kitô chỉ chọn giáo hoàng trong thành phần tông đồ đoàn mà thôi. Bởi thế, ngài là vị lãnh đạo tông đồ đoàn (xem Gioan 21:15), và cùng với tông đồ đoàn để chân dắt đoàn chiên của Chúa Kitô. Do đó, các vị tông đồ cũng được tham phần vào quyền bính tối thượng của vị trưởng tông đồ đoàn là Thánh Phêrô, đó là lý do, về sau, Chúa Giêsu còn nói với chung các tông đồ câu Người đã nói với riêng Thánh Phêrô trước đó: " Những gì các con cầm buộc dưới đất trên trời cũng cầm buộc, những gì các con tháo cởi dưới đất trên trời cũng tháo cởi" (Mathêu 16:19; xem Gioan 20:23).

 

Đó là lý do, quyền bính của chung tông đồ đoàn, bao gồm cả Thánh Phêrô và 11 tông đồ còn lại, đã thể hiện tỏ tường nơi Công Đồng Giêrusalem (xem Tông Vụ đoạn 15). Thế rồi, trong giòng lịch sử Giáo Hội, quyền bính tối thượng của cả giáo hoàng lẫn hàng giáo phẩm trong Giáo Hội hoàn vũ đã được thể hiện nơi các Công Đồng Chung, từ Công Đồng Nicea năm 325 đến Công Đồng Vaticano II năm 1962-1965, tất cả là 21 công đồng. Bởi thế, bất cứ một công đồng nào, cho dù có tất cả mọi vị hồng y và giám mục trên thế giới mà thiếu giáo hoàng thì công đồng ấy không đủ thẩm quyền để tuyên bố bất cứ điều gì.

 

Tuy nhiên, chỉ có một mình giáo hoàng mới có ơn vô ngộ, như Công Đồng Chung Vaticano I (1869-1870) định tín, khi ngài lấy quyền bính tối thượng của mình chính thức tuyên bố những gì liên quan đến tín lý hay luân lý, và những điều ngài tuyên bố ấy không bao giờ sai lầm, vì tín điều ấy xuất phát từ mạc khải thần linh và hợp với truyền thống Giáo Hội, buộc Kitô hữu Công giáo phải tin mới được cứu độ, bằng không tự họ bị vạ tuyệt thông tiền kết. Điển hình nhất là tín điều Vô Nhiễm được Chân Phước Giáo Hoàng Piô IX tuyên bố ngày 8/12/1854, và tín điều Mông Triệu được ĐTC Piô XII tuyên bố ngày 1/11/1950.  

 

Sau nữa, về giá trị truyền thng là lãnh vực liên quan đến huấn quyền chung của Giáo Hội, đến các công đồng chung, đến các vị giáo hoàng tiền nhiệm, bao gồm ba khía cạnh đức tin chính yếu là truyền thống về tín lý, truyền thống về phụng vụ và truyền thống về kỷ luật. 

 

Truyền thống về tín lý, như các tín điều được Giáo Hội, qua các cộng đồng chung (21 cho tới nay) hay các vị giáo hoàng chính thức lấy thẩm quyền của mình để định tín và công bố, là những truyền thống bất khả ngộ và bất khả thay đổi, như tín điều Một Chúa có Ba Ngôi, tín điều Chúa Kitô là một ngôi vị có hai bản tính, tín điều Mẹ Thiên Chúa, tín điều Vô Nhiễm, tín điều Mông Triệu, tín điều giáo hoàng vô ngộ v.v. 

 

Truyền thống về phụng vụ, bao gồm hai lãnh vực, một lãnh vực bất khả thay đổi liên hệ đến những yếu tố làm nên bí tích, chẳng hạn mô thể (như lời truyền phép Thánh Thể) và chất thể (như bánh miến và rượu nho để biến thành Mình Thánh và Máu Thánh Chúa Kitô), và một lãnh vực có thể thay đổi, như làm lễ quay lên hay quay xuống, rước lễ bằng tay hay bằng miệng, tiếng bản quốc thay tiếng Latinh v.v.

 

Truyền thống về kỷ luật, điển hình nhất là luật linh mục độc thân, một thứ kỷ luật được Giáo Hội thiết lập, (từ Công Đồng Chung Triđentino vào giữa thế kỷ thứ 16 sau hai biến cố phần nào liên hệ là phong trào thệ phản Tin Lành và Giáo Hội Anh Giáo tách biệt), chứ không do truyền thống, nên Giáo Hội, qua quyền bính giáo hoàng, có thể thay đổi, hay kỷ luật về việc bầu chọn giáo hoàng làm sao cho trọn hảo hơn.

 

Thực tế cho thấy kể cả truyền thống liên quan đến chính đức tin là những gì tự bản chất bất di bất dịch đi chăng nữa, cũng cần phải được thích ứng theo lịch sử thời đại và hợp với tâm thức của con người. Điển hình nhất là chủ trương rất quan trọng và cần thiết cần cho ơn cứu rỗi của con người, liên quan đến tín lý đức tin, đó là niềm xác tin theo mạc khải thần linh: ngoài Giáo Hội Công Giáo không có ơn cứu rỗi. 

 

Tuy nhiên, cho đến Công Đồng Chung Vaticano II ở vào đầu thập niên 1960, khi mà con người đã lên tới tột đỉnh văn minh về nhân quyền sau Thế Chiến II (1945), chủ trương này đã được điều chỉnh cho hợp thời hơn, ở chỗ, một đàng Giáo Hội vẫn tiếp tục chủ trương như vậy theo đúng mạc khải Thánh Kinh (xem Marco 16:16; Tông Vụ 4:12), đàng khác, theo tinh thần đối thoại liên tôn và đại kết của công đồng thứ 21 này, Giáo Hội vẫn phải công nhận mầm mống thần linh nơi các đạo khác (xem Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân - 32), và họ có thể được cứu cho dù không phải là Kitô hữu Công giáo (xem Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân - 16).

 

Cũng về vấn đề truyền thống, trước Công Đồng Vaticano II, Kitô hữu Công giáo không được lấy người ngoài Công giáo, trừ khi người ấy trở lại Công giáo. Thế nhưng, sau công đồng thì người ngoại không còn cần phải hay buộc phải trở lại để hội đủ điều kiện lập gia đình với Kitô hữu Công giáo nữa, mà chỉ cần chấp nhận cho con cái chịu pháp rửa và được phép chuẩn. Truyền thống về hôn nhân tiêu biểu trước và sau công đồng chung Vaticano II này cho thấy truyền thống có thể thay đổi, thích nghi cho thích hợp với thời đại văn minh nhân bản nhân quyền, nhưng không có nghĩa là truyền thống trước công đồng là sai nên mới cần phải thay đổi thích ứng cho đúng. Bởi vì, trước công đồng, Giáo Hội có lý để không cho phép lập gia đình với người ngoài Công giáo là vì, theo kinh nghiệm cho thấy, đời sống hôn nhân giữa cặp vợ chồng khác tôn giáo sẽ khó giáo dục con cái, và người chồng hay người vợ Công giáo có thể bị lôi kéo theo lối sống ngoại giáo vốn thích hợp với bản tính thiên về đường rộng hơn vào đường hẹp.

 

Chính vì thế mà tiến sĩ Stephen Walford thuộc Học Viện Quốc Tế Triết Học về Nguyên Lý ở Liechtenstein, đồng thời là phần tử của Hội Đồng Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình, của Học Viện Tòa Thánh về Sự Sống, và của Ủy Ban Thần Học của Hội Đồng Giám Mục Mỹ Châu Latinh (CELAM), kiêm chủ tịch Trung Tâm Nghiên Cứu Xã Hội Tiến Bộ, trong bài viết "Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương: Các Vấn Nạn Thực Sự Cần Giải Đáp", đã nhận định về quan niệm truyền thống của chung thành phần (tiêu biểu nhất là 4 vị hồng y) chống đối vị giáo hoàng đương kim Phanxicô, như sau:

 

"Theo tôi có hai vấn đề hiện lên cùng với thái độ hận thù: trước hết là một kiến thức lầm lạc về Truyền Thống, và sau nữa là thái độ ngang bướng đối với Huấn Quyền là những gì ở các thời trước đây hầu như bao giờ cũng là của thành phần cấp tiến đòi thay đổi về tín lý. Hôm nay đây lại không như vậy. Chúng ta đang thấy xẩy ra một thứ chân lý ngang trái mà thành phần chống đối Huấn Quyền lại là những kẻ đã luôn công khai lên án người khác bằng việc bất tuân của mình đối với thẩm quyền giáo hoàng. 

 

"Đối với họ, Truyền Thống dường như đã trọn vẹn. Theo chiều hướng đặc biệt đó thì truyền thống đã ngưng vào năm 1981 với Tông Huấn Familiar Consortio của Thánh Gioan Phaolô II. Tuy nhiên, giáo huấn chính thực về Truyền Thống là ở chỗ nó tăng tiến và chín mùi qua giòng thời gian theo sự hướng dẫn bảo đảm của Thánh Linh. Qua các thế kỷ, Giáo Hội đã phải đối diện với những cái phức tạp mới mẻ chưa từng có, giúp cho kiến thức của chúng ta được bồi dưỡng hơn về các tín lý của nó, và nhờ đặc sủng của Giáo Hoàng, của các vị Giám Mục cùng tất cả tín hữu, nó theo đà ấy mà tiến đến đích điểm của mình. Có thể nói một cách vững vàng rằng cho tới khi Chúa trở lại thì Thánh Linh sẽ có một điều gì đó để truyền dạy Giáo Hội về sứ vụ tín lý của Giáo Hội để cho thấy cách sống Phúc Âm hoàn hảo nhất".

http://www.lastampa.it/2017/03/27/vaticaninsider/eng/documents/amoris-laetitia-the-questions-that-really-need-answers-ppy8l1yk7emPPR7TUYrjQN/pagina.html

 

5.2- Luật định luân lý và luật giảm mức tội

 

Theo nguyên tắc luân lý Công giáo (xem Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, các khoản 1750-1756), một việc làm tốt hay xấu được căn cứ vào ba yếu tố bất khả thiếu và bất khả phân lý là: đối tượng (object), ý hướng nhắm đến (the end in view or intention) và hoàn cảnh (circumstance). Thiếu một trong ba yếu tố này thì hành động luân lý của con người hữu tri và có lương tâm không thể nào là tốt hay là xấu. Chẳng hạn việc tông đồ giáo dân tự nó là một việc tốt, với ý hướng phục vụ giáo xứ hay cộng đoàn của mình được thăng tiến hơn về một phương diện nào đó theo khả năng của mình, thế nhưng nếu trong khi hoạt động tông đồ giáo dân này mà lại bỏ bê phận sự làm chồng và làm cha trong gia đình thì việc tông đồ giáo dân này không còn là một việc tốt nữa.

 

Trong ba yếu tố, hai yếu tố then chốt là yếu tố đối tượng và yếu tố ý hướng. Ở chỗ, một việc tự nó là xấu, như dâm ô hay ngoại tình, hoặc sát nhân hay trộm cướp, thì cho dù chủ thể hay tác nhân có ý hướng tốt vẫn không thể nào biến hành động tự nó là xấu ấy nên tốt được. Chẳng hạn mục đích nhắm đến của chủ nghĩa cộng sản là phá đổ những bất công trong xã hội, nhờ đó giúp cho thành phần đa số người nghèo làm công trong xã hội khỏi bị giới giầu có đóng vai chủ nhân ông bóc lột đàn áp v.v. là một chủ đích tốt, thế nhưng, tự việc họ làm là tước đoạt quyền sở hữu căn bản của con người, bằng đường lối tranh đấu giai cấp đầy sắt máu sát hại nhau, đã khiến chủ nghĩa cộng sản trở thành một chủ nghĩa xấu xa tự căn gốc. 

 

Nếu hai yếu tố đối tượng và ý hướng có thể quyết định ngay hành động luân lý của con người tốt hay xấu, thì yếu tố thứ ba về hoàn cảnh có thể được sử dụng để biết được tính cách nặng nhẹ về hành vi tội phạm và trách nhiệm nhiều ít của tác nhân. Chẳng hạn thiếu hiểu biết, hay bị ép buộc, hoặc quá sợ hãi mà phạm một trọng tội nào đó. Yếu tố hoàn cảnh cũng có thể chi phối phần nào yếu tố đối tượng. Chẳng hạn một việc tự nó là xấu vẫn có thể được làm: như đói quá sắp chết mà xin ăn không được thì được phép ăn cắp để tạm sống; hay để khỏi đi đến chỗ tiết lộ bí mật quân sự ngay hại đến công ích quốc gia cũng có thể tự tử; hoặc được phép ngừa thai nhân tạo bằng cách sử dụng bao cao su làm tình nếu người vợ hay chồng của mình thực sự bị hội chứng liệt kháng AIDS, hay trong trường hợp bị hiếp.

 

Chính vì luật tối thượng nhất là phần rỗi các linh hồn mà Giáo Luật có một khoản luật trừ đầy lòng thương xót Chúa, đó là khoản Giáo Luật (976) cho phép các vị linh mục, cho dù đã mất năng quyền thừa tác, đôi khi gọi là "bị treo chén", không được dâng lễ và làm các phép bí tích nữa, nhưng trong trường hợp có ai bị vạ tuyệt thông và họ sắp sửa qua đời hay có thể bị nguy tử, vẫn có thể tha vạ cho người ấy.

Cũng trong cùng bài viết "Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương: Các Vấn Nạn Thực Sự Cần Giải Đáp", tiến sĩ Stephen Walford còn bao gồm cả vấn đề luân lý này nữa, liên quan đến yếu tố giảm khinh nơi hành vi luân lý trọng tội của phạm nhân, như sau: 

 

"Trong giáo triều của Thánh Gioan Phaolô II, chúng ta khám phá thấy giáo huấn tương tự ở một số thí dụ rất quan trọng: Trong Thông Điệp Rạng Ngợi Chân Lý Veritatis Splendor, ngài viết: 'Hiển nhiên là có những trường hợp xẩy ra rất phức tạp và mù mờ theo quan điểm tâm lý, và ảnh hưởng đến vấn đề qui tội theo chủ quan nơi tội nhân", trong khi đó Giáo Lý cũng nhấn mạnh rằng các hành động tội lỗi trầm trọng có thể được giảm nhẹ tính cách trầm trọng bởi các hoàn cảnh khác nhau.... Có lẽ văn kiện sáng tỏ nhất là văn kiện từ Tháng 2 năm 1989, tựa đề 'Tiêu Chuẩn Luân Lý của Thông Điệp Sự Sống Con Người và Phận Vụ Mục Vụ'. Cái đặc biệt ở đây là văn kiện này có tính cách luân lý thần học giống như ở Chương 8 của Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương, và mặc dù văn kiện ấy chính yếu liên quan đến tội ngừa thai, giáo huấn của nó cũng áp dụng cho cả tội ngoại tình nữa: 

 

"'Truyền thống về luân lý Kitô giáo tương tự vùa được qui chiếu này, bao giờ cũng chủ trương phân biệt - chứ không phải phân chia, lại càng không phải đối chọi - giữa sự lệch lạc khách quan và lỗi lầm chủ quan. Theo đó, khi cần phải phán đoán về một hành vi luân lý chủ quan mà không gạt ra ngoài tiêu chuẩn cấm đoán tính cách lệch lạc nội tại của việc ngừa thai, thì hoàn toàn hợp pháp khi quan tâm cứu xét tới các yếu tố và khía cạnh khác nhau nơi hành động cụ thể của con người, chẳng những các ý hướng và động lực của con người này, mà còn cả những hoàn cảnh khác nhau trong đời sống, trước hết là tất cả những nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến sự hiểu biết và ý muốn tự do của họ. Tình trạng chủ quan này, dù nó không bao giờ có thể chuyển thành một điều đúng đắn cái tự nó là lệch lạc hư hỏng, có thể giảm bớt, ở một mức độ hơn kém nào đó, trách nhiệm của con người tác hành. Như đã quá biết, đó là nguyên tắc chung, có thể áp dụng cho hết mọi thứ lệch lạc về luân lý, cho dù tự bản chất nó là xấu, theo đó cũng có thể áp dụng cho cả vấn đề ngừa thai. Theo chiều hướng này thì quan niệm về 'luật tiệm tiến' đúng là đã được tiến triển, chẳng những nơi khoa thần học về luân lý và mục vụ, mà còn cả ở lãnh vực các công bố của chính Huấn Quyền' (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cfaith/documents/rc_con_cfaith_doc_19890216_norma-morale_en.html) 

 

"Vấn đề quan trọng ở đây là chúng ta được cho biết rằng nguyên tắc chung này được áp dụng cho hết mọi hành động lệch lạc về luân lý, bởi thế những ai nói rằng ngoại tình bao giờ cũng là tội trọng thì không

 theo truyền thống luân lý của Kitô giáo. Đó là sự kiện duy nhất nằm ở ngay tâm điểm của cuộc tranh luận và cần phải được giải quyết đặc biệt bởi các vị linh mục và giám mục chỉ nhìn thấy trắng đen mà thôi. Đức

 Hồng Y Ratzinger đã từng nói rằng: 'Là quan án, Đức Kitô không phải là một pháp nhân lạnh lùng' (Cardinal Joseph Ratzinger, Salt of the Earth, p.186), và 'Căn tính của Giáo Hội có những dấu vết phân định rõ

 ràng, nhờ đó Giáo Hội mới không cứng cỏi' (cùng nguồn vừa dẫn). Bởi thế chúng ta mới thấy rõ là việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô phê phán về chủ nghĩa duy luật lệ và tính chất cứng nhắc chẳng có gì là lạ". 


5.3- Luân Lý lưỡng diện và đạo lý Công giáo

 

Trong bài phỏng vấn tựa đề "Đây là cái lệch lạc xẩy ra nơi thành phần chỉ trích Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương" với tờ báo mạng the Vatican Insider được phổ biến ngày 20/11/2017, (http://www.lastampa.it/2017/11/20/vaticaninsider/eng/inquiries-and-interviews/here-is-the-deviation-in-which-amoris-laetitias-critics-fall-9g1HyVV5sXCTGt9uc53prJ/pagina.html), Giáo Sư triết gia người Ý là Rocco Buttiglione, tác giả cuốn "Những trả lời thân tình với những người chỉ trích Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương / Risposte amichevoli ai critici di Amoris laetitia" (Edizioni Ares xuất bản, 208 trang, phát hành ngày 10/11/2017), trong đó có bài dẫn nhập của ĐHY Gerhard Ludwig Muller, nguyên tổng trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, đã làm sáng tỏ vấn đề liên quan đến cả 5 nghi vấn của 4 vị hồng y và 7 chỉnh sửa của 62 trí thức gia, ở câu vấn đáp 1-2 và 7-8 trong 11 câu vấn đáp như sau: 

 

 

Vấn: Lời tựa của ĐHY Muller cho tác phẩm của giáo sư được tiếp nhận một cách lúng túng bởi những ai dữ dội phê bình chỉ trích Đức Giáo Hoàng, thành phần phê bình chỉ trích này, mấy ngày sau, đã cố gắng làm suy giảm những gì vị hồng y này đã viết - chẳng hạn bằng cách nói tướng lên các tựa đề như 'Chẳng có bao giờ nói về những thứ châm chước cho việc hiệp lễ đối với thành phần tái hôn" - Tuy nhiên, như bản văn cho thấy - ĐHY Muller đã cống hiến các thí dụ của khả năng tham phần. Giáo sư nhận định ra sao?

 

Đáp: Tôi tin rằng, nhờ cuốn sách của tôi cũng như nhờ lời tựa của ĐHY Muller, mà lần đầu tiên thành phần phê bình chỉ trích này buộc phải trả lời và không thể nào chối được một điều đó là có những trường hợp giảm tội, trong đó, một tội trọng (một tội bằng không sẽ là một tội trọng) trở thành một tội nhẹ hơn, một tội nhẹ. Thế nên, có một số trường hợp mà thành phần ly dị tái hôn có thể (qua vị giải tội của họ và sau khi đã nhận thức đầy đủ về tâm linh) được coi là ở trong ơn nghĩa Chúa và vì thế xứng đáng lãnh nhận các bí tích. Điều này có thể là một cái gì mới mẻ giật gân, thế nhưng nó là một tín lý - tôi dám nói một cách chắc chắn rằng - hoàn toàn theo truyền thống. 

 

Vấn: Một số người nói rằng hiếm thấy những trường hợp này...   

 

Đáp: Đức Giáo Hoàng không nói những trường hợp này xẩy ra nhiều, và sẽ có thể xẩy ra rất ít nơi một số bối cảnh nào đó, và nhiều hơn nơi những bối cảnh khác. Những hoàn cảnh giảm tội thực sự là ở chỗ không hoàn toàn hiểu biết và tự nguyện đồng ý. Trong một xã hội đang hoàn toàn được phúc âm hóa này thì có thể cho rằng những ai thiếu hiểu biết trọn vẹn về những tính chất của hôn nhân Kitô giáo thì rất hiếm hay chẳng có ai. Ở một xã hội đang được truyền bá phúc âm hóa thì những trường hợp này sẽ nhiều hơn. Vậy thì ở một xã hội Kitô giáo bị thoái hóa thì sao? Tôi thực sự là không biết. Ngay cả những trường hợp này rất ít chăng nữa, thì những nỗ lực qui trách đổ tội cho Tông Huấn Niềm Vui Thương Xót là những gì chính thống quá sức, và những ai tố cáo vị Giáo Hoàng này là lạc đạo có lỗi rất nặng: lỗi vu khống, lỗi ly giáo và lỗi lạc giáo. Trừ phi, như tôi hy vọng và tin tưởng, họ không được cống hiến cho những tác dụng giảm tội trong việc hoàn toàn thiếu hiểu biết và tự nguyện đồng ý gây lầm lỗi.

 

Vấn: Tại sao Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương bị tố cáo là cách tiếp cận của tình trạng xuất phát từ một quan điểm đạo lý?

 

Đáp: Các nhà đạo đức về tình trạng nói rằng không có hành vi nào hoàn toàn là tốt hay xấu. Nói theo đạo lý thì tất cả mọi hành vi cử chỉ là tốt hay xấu theo hoàn cảnh; lương tâm của chủ thể và ý hướng của họ là những gì quyết định giá trí luân lú của hành động.

 

Thánh Gioan Phaolô II, tiếp tục một truyền thống lâu đời ít là từ thời Thánh Toma Aquinas, đã nói rằng có những hành động tự nó là xấu, bất kể ý hướng của tác nhân chủ thể. Có một thứ ý hướng nội tại cần cho tác hành và là ý hướng khác với ý hướng của tác nhân chủ thể. Tóm lại: ý hướng chủ quan không làm cho một hành động xấu thành tốt.

 

Tuy nhiên, cả Thánh Toma lẫn Thánh Gioan Phaolô II chưa từng chối bỏ vế chủ quan của tác hành - kiến thức và tự do qui tụ nơi ý hướng của chủ thể - tham dự vào việc quyết định tầm mức trách nhiệm của chủ thể đối với tác hành của họ. Một người bạn thân của Đức Gioan Phaolô II (và của cả tôi nữa) là Tadeusz Styczen thường nói rằng 'innocens sed nocens', tức là người ta có thể vô tội một cách chủ quan nhưng khách quan lại làm một điều sai quấy và vì thế gây hại cho chính bản thân cũng như cho người khác. Vì thế, Don Giussani thường nói: đứng sợ phán đoán các hành động và hãy nói những gì tốt và những gì xấu; đừng bao giờ dám phán đoán dân chúng vì chỉ có một mình Thiên Chúa mới biết được tâm can của con người và mới có thể đo lường được mức độ trách nhiệm của họ (Thiên Chúa và có thể chính các chủ thể và vị giải tội là người họ ký thác bản thân cho). 

 

Vấn: Tại sao Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương bị tố cáo là cách tiếp cận trạng huống xuất phát từ một quan điểm đạo lý nào đó?

 

Đáp: Các nhà đạo đức về trạng huống nói rằng không có hành vi nào hoàn toàn là tốt hay xấu. Nói theo đạo lý thì tất cả mọi hành vi cử chỉ là tốt hay xấu tùy theo hoàn cảnh; lương tâm của chủ thể và ý hướng của họ là những gì quyết định cái giá trí luân lý của hành động.

 

Thánh Gioan Phaolô II, tiếp tục một truyền thống lâu đời, ít là từ thời Thánh Toma Aquinas, đã nói rằng có những hành động tự nó là xấu, bất kể ý hướng của tác nhân chủ thể. Có một thứ ý hướng nội tại cần phải có cho tác hành và là ý hướng khác với ý hướng của tác nhân chủ thể. Tóm lại: ý hướng chủ quan không làm cho một hành động xấu thành tốt.

 

Tuy nhiên, cả Thánh Toma lẫn Thánh Gioan Phaolô II chưa từng chối bỏ vế chủ quan của tác hành - tức kiến thức và tự do qui tụ nơi ý hướng của chủ thể - tham dự vào việc quyết định tầm mức trách nhiệm của chủ thể đối với tác hành của họ. Một người bạn thân của Đức Gioan Phaolô II (và của cả tôi nữa) là Tadeusz Styczen thường nói rằng 'innocens sed nocens' (vô tội nhưng có lỗi)tức là người ta có thể vô tội một cách chủ quan nhưng khách quan lại làm một điều sai quấy và vì thế gây hại cho chính bản thân cũng như cho người khác. Vì thế, Don Giussani thường nói: đng sợ phán đoán các hành động và hãy nhận đâu là những gì tốt và đâu là những gì xấu; nhưng đừng bao giờ dám phán đoán con người ta, vì chỉ có một mình Thiên Chúa mới biết được tâm can của con người, và mới có thể đo lường được mức độ trách nhiệm của họ (Thiên Chúa và có thể chính các chủ thể và vị giải tội là người họ ký thác bản thân cho). 

Vấn: Thành phần phê bình chỉ trích hăng nhất của vị giáo hoàng đương kim tố cáo ngài là vị ủng hộ chiều hướng duy chủ quan...

 

Đáp: Đối với tôi thì dường như thành phần phê bình chỉ trích Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương đã gây ra một thứ lệch lạc mới, song song và đối chọi với các nhà đạo đức về trạng huống cũng như với chiều hướng duy chủ quan nơi đạo lý. Cái lệch lạc này là chủ trương duy khách quan về đạo lý. Nếu như chủ trương duy chủ quan (các nhà đạo đức về trạng huống) chỉ thấy phương diện chủ quan của hành động, tức là ý hướng của chủ thể, thì chủ nghĩa duy khách quan cũng chỉ thấy phương diện khách quan của hành động, tức là, vấn đề nặng hơn hay nhẹ hơn. Khoa đạo lý Công giáo là những gì thực tiễn. Chủ nghĩa thực tiễn thấy được cả mặt chủ quan lẫn khách quan của hành động, và vì thế thẩm định cả vấn đề trầm trọng lẫn khả năng hoàn toàn hiểu biết cùng sự tự nguyện đồng lòng. Như Dante Alighieri dạy rằng cái phản chống một lầm lỗi nào đó không phải là chân lý, mà là một thứ lầm lỗi phản chống. Chân lý là con đường hẹp giữa hai lầm lỗi của một dấu đối chống.

5.4- Bổ túc dung hòa và cảm nhận xác tín

Thế rồi, cũng trên tờ báo mạng the Vatican Insider, trong bài "Muller, Buttiglione và 'sự lầm lẫn' của những ai phê bình chỉ trích Giáo Hoàng", (http://www.lastampa.it/2017/11/07/vaticaninsider/eng/documents/mller-buttiglione-and-the-confusion-of-those-criticizing-the-pope-PpxFQoXlPfNiV4WFzk8koJ/pagina.html), tác giả Andrea Tornielli, người phỏng vấn vị giáo sư triết gia trên đây, đã tổng tóm một cách khéo léo dung hòa lại tất cả như sau:

 

"Chúng ta không thể không đề cập tới những gì thành phần ký tên vào bản chỉnh sửa bổ sung giờ đây trở thành nổi tiếng đã viết. Họ muốn viết bằng tiếng Latinh, thế nhưng cái trịnh trọng của thứ ngôn ngữ của Cicero không đủ để lật tẩy cái bất nhất nơi lập luận của họ: Christifidelis qui, divortium civile a sponsa legitima consecutus, matrimonium civile (sponsa vivente) cum alia contraxit; quique cum ea more uxorio vivit; quique cum plena intelligentia naturae actus sui et voluntatis propriae pleno ad actum consensu eligit in hoc rerum statu manere: non necessarie mortaliter peccare dicendus est, et gratiam sanctificantem accipere et in caritate crescere potest”. Nghĩa là "Các Kitô hữu đã có giấy ly dị dân sự với người phối ngẫu mà họ kết hôn thành hiệu, và đã lập gia đình ở tòa đời với người khác trong đời sống vợ chồng của họ, thành phần Kitô hữu sống như vợ chồng với người đồng bạn về mặt dân sự của mình, và cứ sống trong tình trạng ấy với đầy đủ ý thức về bản chất việc họ làm và hoàn toàn thuận chiều theo ý muốn làm việc đó, là những người không nhất thiết ở trong tình trạng tội trọng và có thể lãnh nhận ơn thánh hóa và tăng trưởng trong đức ái". Thế nhưng, có thực sự là Giáo Hoàng Phanxicô nói với chúng ta rằng bạn có thể sống vô tội với một người nữ không phải là vợ của bạn hay chăng? Chẳng cần phải đề cập đến ở đây rất nhiều đoạn vị Giáo Hoàng này nói về những trường hợp giảm nhẹ chính vì thiếu "hiểu biết trọn vẹn và tự nguyện bằng lòng" (xem các khoản 301-303 Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương).

 

Đó là lý do, theo tác giả bài viết thì nghi vấn thứ nhất của các vị hồng y đã được lập lại nơi câu Latinh trên đây, nghĩa là trong câu "chỉnh sửa" thứ 2 trong 7 câu của 'bản chỉnh sửa với tính cách con cái' của nhóm 62 trí thức gia Công giáo. Vì thế, tác giả bài viết đã lập lại nguyên văn "nghi vấn" thứ nhất của 4 vị hồng y và thêm những câu cần thiết nữa, như để bổ túc dung hòa cho những gì còn thiếu cho tất cả được trọn nghĩa theo tinh thần, đường hướng và nội dung của Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương của Đức Thánh Cha Phanxicô:

 

"Vần đề được đặt ra là căn cứ vào những khẳng định của Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương (khoản 300 - 305) thì giờ đây phải chăng bí tích thống hối có thể xá giải để được hiệp lễ, đối với một người, vẫn còn bị ràng buộc bởi một hôn phối hiệu thành, đang sống với một người khác more uxorio / như vợ chồng, mà không làm trọn các điều kiện được đề ra trong Tông Huấn Familiaris Consortio, khoản 84, và sau đó còn được tái khẳng định bởi Tông Huấn Reconciliatio et Paentitentia / Hòa Giải và Thống Hối, khoản 34, và Tông Huấn Sacramentum Caritatis / Bí Tích Yêu Thương, khoản 29. Cụm từ 'trong một số trường hợp nào đó - in certain cases' ở Ghi Chú 351 (Khoản 305) của Tông Huấn Niềm Vui Thương Xót có thể được áp dụng cho những người ly dị đang sống trong một tình trạng kết hợp mới và những ai tiếp tục sống với nhau như vợ chồng / more uxorio?", (tiếp theo ngay sau đây là đoạn tác giả bài viết thêm vào để bổ túc cho nghi vấn thứ 1 trên đây của 4 vị hồng y:) trừ phi họ xác tín mạnh mẽ theo lương tâm rằng hôn nhân của họ vô hiệu, cho dù họ không thể nào cống hiến chứng cớ theo giáo luật về nó, và đồng thời cũng không loại trừ những trường hợp thiếu tính chất qui tội là những trường hợp không hội đủ các điều kiện về tác hành tự do, vì con người này không thể làm chủ các hành vi của lý trí hay ý muốn của họ, và không kể cả đến những trường hợp thiếu hiểu biết trọn vẹn và tự nguyện đồng ý? 

 

Tóm lại, theo cảm nhận xác tín của người viết bài này thì hầu như cái gì cũng có luật trừ. Bánh tiến là thứ bánh thánh chỉ có tư tế mới được ăn thế mà Đavít và đoàn tùy tùng của vua đã vẫn được phép lấy ăn để cứu sống mình ngay lúc bấy giờ (xem Mathêu 12:4; Luca 6:3; 1Samuel 21:6). Thậm chí ở cả nơi công lý của Thiên Chúa nữa, cũng có luật trừ, được tỏ hiện nhất là nơi Thập Giá Chúa Kitô, một thập tự giá theo hình thức là một dấu cộng: công lý cộng với lòng thương xót. 

 

Nếu Thiên Chúa chỉ là một Đấng Chí Công mà không thương xót thì Ngài là một ác thần, một hung thần, động một tí là trừng phạt, là sát hại. Đó là lý do chính ơn cứu độ là một luật trừ vĩ đại nhất của Lòng Thương Xót Chúa, thay vì công bình trừng phạt con người tội lỗi thì lại trở thành hy tế cứu chuộc nhân loại. 

 

Như thế, Ơn Cứu Chuộc, được biểu hiệu nơi Thập Giá Chúa Kitô, là một dấu trừ vĩnh viễn vô cùng nhân hậu cho phần rỗi của nhân loại, một dấu trừ đi cho tội lỗi vô cùng xấu xa khốn nạn phạm đến Đấng vô cùng bất khả thứ tha: Lòng Thương Xót Chúa - Công Lý Tối Hậu, hay nói đúng hơn, Công Lý Tối Hậu được trừ đi bởi Lòng Thương Xót Chúa, nghĩa là chính Thiên Chúa đã lấy Lòng Thương Xót của mình để bù đắp cho Công Lý Tối Hậu của Ngài, nhờ đó mới có Ơn Cứu Độ cho loài người tạo vật khốn nạn tội lỗi đã đáng bị trừng phạt


6- Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương: Hướng Dẫn

Bức Thư của Các Vị Giám Mục Á Căn Đình Miền Mục Vụ Buenos Aires gửi Các Linh Mục Thuộc Quyền về

Những Tiểu Chuẩn Căn Bản để Áp Dụng Chương VIII của Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương

Quí Linh Mục thân mến,

 

Chúng ta đã hân hoan đón nhận Tông Huấn Amoris Laetitia - Niềm Vui Yêu Thương, một tông huấn, trước hết, mời gọi chúng ta hãy giúp cho tình yêu của các cặp vợ chồng tăng tiến, cũng như phấn khích giới trẻ chọn lựa sống đời hôn nhân và gia đình. Đó là những đề tài quan trọng không bao giờ được coi thường, hay bị khuất lấp bởi những vấn đề khác. Đức Thánh Cha Phanxicô đã mở ra một số cánh cửa trong việc mục vụ về gia đình, và chúng ta được kêu gọi để lợi dụng thời điểm thương xót này, với tư cách là một Giáo Hội lữ hành, trong việc nắm bắt lấy những gì là phong phú được Tông Huấn Niềm Vui yêu Thương cống hiến cho chúng ta ở các chương đoạn khác nhau của nó.

 

Giờ đây, chúng tôi sẽ chỉ dừng lại ở Chương VIII, vì nó liên quan tới "các hướng dẫn của Vị Giám Mục" (khoản 300), để nhận thức về vấn đề một số người "đã ly dị đang sống mối liên hợp mới" (divorced in a new union) có thể tiến đến với các Bí Tích. Với tư cách là các Vị Giám Mục của chung Vùng Mục Vụ này, chúng tôi tin rằng thật là thích đáng trong việc đồng ý với nhau về các tiêu chuẩn tối thiểu. Chúng tôi muốn cống hiến các tiêu chuẩn tối thiểu này mà không đụng chạm gì tới thẩm quyền của từng vị Giám Mục ở giáo phận riêng của mình, trong việc định rõ, hoàn trọn và tóm gọn chúng lại. 

 

1- Trước hết chúng tôi xin nhắc nhở rằng việc nói tới "những thứ phép tắc" để có thể tiến đến với các Bí Tích là những gì không thích đáng, mà là nói tới một tiến trình nhận thức được hỗ trợ bởi vị Mục Tử. Nó là một thứ nhận thức "có tính cách cá nhân và mục vụ" (khoản 300).

 

2- Trong nỗ lực này, vị Mục Tử cần phải đề cao việc rao giảng (kerygma), một việc sẽ kích thích hay làm tái diễn việc gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô đang sống động (khoản 58). 

 

3- Việc hỗ trợ về mục vụ là một cách hành xử theo "đường lối bác ái yêu thương" (via caritatis). Nó là một mời gọi hãy theo "đường lối của Chúa Giêsu, đường lối của lòng thương xót và của việc hội nhập" (khoản 296). Cuộc hành trình này cần đến lòng bác ái mục vụ của vị linh mục tiếp nhận hối nhân, chăm chú lắng nghe họ, và tỏ cho họ thấy dung nhan từ mẫu của Giáo Hội, đồng thời cũng chấp nhận ý hướng đúng đắn của họ, cùng với quyết tâm tốt lành của họ, trong việc hướng cả đời sống của họ theo ánh sáng Phúc Âm và thực thi đức bác ái yêu thương (xem khoản 306).

 

4- Cuộc hành trình này không nhất thiết phải kết thúc ở chỗ các Bí Tích, mà có thể hướng tới các hình thức khác của việc hội nhập hơn nữa vào đời sống của Giáo Hội, ở chỗ, hiện diện nhiều hơn nữa trong cộng đồng, tham dự vào các nhóm cầu nguyện hay suy niệm, dấn thân vào các việc phục vụ khác nhau trong giáo hội v.v. (xem khoản 299).

 

5- Khi các hoàn cảnh cụ thể của một đôi phối ngẫu trở nên khả dĩ, nhất là khi cả hai đều là Kitô hữu theo đuổi cùng một cuộc hành trình đức tin, thì nỗ lực có thể được đề ra là sống tiết dục. Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương không phải là không biết đến những khó khăn về giải pháp này (xem ghi chú 329), và để ngỏ khả năng tiến đến với Bí Tích Hòa Giải khi xẩy ra chuyện thất bại trong quyết tâm ấy (xem ghi chú 364, theo giáo huấn của Thánh Gioan Phaolô II cho Hồng Y W. Baum, ngày 22/3/1996).

 

6- Ở các trường hợp khác phức tạp hơn, và khi không được giải hôn, thì giải pháp được đề cập đến ấy là những gì bất khả dĩ. Tuy nhiên, vẫn có thể thực hiện một đường lối nhận thức nào đó. Nếu nhận thức thấy rằng, ở một trường hợp cụ thể nào đó, xẩy ra những hạn chế làm giảm thiểu đi trách nhiệm và tính cách tội lỗi (xem khoản 301-302), nhất là khi một người thấy rằng họ không khỏi vấp phạm thêm lầm lỗi, gây tổn thương cho con cái của cuộc liên hệ mới, thì Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương để ngỏ khả năng tiến đến với Bí Tích Hòa Giải và Thánh Thể (xem ghi chú 336 và 351). Việc tiến tới các bí tích này, ngược lại, giúp cho con người ấy tiếp tục trưởng thành và tăng trưởng nhờ sức mạnh của ân sủng.

 

7- Tuy nhiên, không được hiểu rằng khả năng này như là một cách thức bất hạn chế trong việc tiến đến với các Bí Tích, hay bất cứ trường hợp nào cũng biện minh cho khả năng này được. Chẳng hạn, cần phải đặc biệt lưu ý tới "một cuộc liên hợp mới (a new union) vừa ly dị xong", hay "trường hợp của một ai đó đã từng thất bại đi thất bại lại nơi các việc dấn thân sống đời gia đình của họ" (khoản 298). Cũng thế đối với cả một thứ biện hộ hay huyênh hoang về tình trạng của mình "như thể nó thuộc về lý tưởng sống Kitô giáo" (khoản 297). Trong những trường hợp khó khăn hơn này, chúng ta, Các Mục Tử, cần phải nhẫn nại hỗ trợ, bằng việc tìm cách hội nhập nào đó (xem khoản 297 và 299).

 

8- Bao giờ cũng cần phải hướng con người đến chỗ làm sao để họ biết đặt lương tâm của họ trước nhan Thiên Chúa, và "việc xét lại lương tâm" được Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương khoản 300 đề ra là những gì ích lợi, nhất là liên quan đến "cách thức họ tác hành với con cái của họ" hay với người phối ngẫu bị bỏ rơi. Khi xẩy ra những bất chính bất khả giải quyết thì việc tiến đến với các Bí Tích là việc đặc biệt làm gương mù gương xấu.

 

9- Có thể là thích đáng để thực hiện việc từ từ tiến đến với các Bí Tích một cách dè dặt, nhất là khi thấy trước được các trường hợp xung khắc. Tuy nhiên, đồng thời người ta cũng không được thôi hỗ trợ cộng đồng để nó tăng trưởng theo tinh thần thông cảm và đón nhận, là những gì bất khả thiếu, bằng không sẽ tạo nên những mập mờ nhầm lẫn về giáo huấn của Giáo Hội liên quan đến tính cách bất khả phân ly của hôn nhân. Cộng đồng là dụng cụ của một lòng thương xót "không công trạng, vô điều kiện và nhưng không" (khoản 295).

 

10- Việc nhận thức là những gì không có hậu, vì "nó năng động và cần phải luôn hướng tới những giai đoạn tăng trưởng mới cũng như tới các quyết định mới có thể hiện thực hóa lý tưởng một cách trọn vẹn hơn" (khoản 303), theo "luật tuần tự nhi tiến" (khoản 295) và tin tưởng vào sự trợ giúp của ân sủng.

 

Trên hết mọi sự, chúng tôi là các vị Mục Tử. Đó là lý do chúng tôi muốn đón nhận những lời này của Đức Giáo Hoàng: "Tôi mời gọi các vị Mục Tử hãy lằng nghe một cách cảm mến và bình thản, bằng một tấm lòng chân thành muốn đi sâu vào các thảm trạng của con người và cảm thông được quan điểm của họ, để giúp họ sống tốt đẹp hơn và cho họ một chỗ đứng trong Giáo Hội" (khoản 312).

 

Thân ái trong Chúa Kitô.

Các Vị Giám Mục của Miền.

Ngày 5/9/2016 

https://cruxnow.com/global-church/2016/09/18/guidelines-buenos-aires-bishops-divorcedremarried/


Bức Thư của Đức Thánh Cha Phanxicô

Vatican ngày 5/9/2016

 

Cùng Quí Giám Mục Miền Mục Vụ Buenos Aires

Đức Ông Sergio Alfredo Fenoy, Đại Diện Miền,

 

Huynh thân mến,

 

Tôi đã nhận được bản văn kiện của Mục Vụ Miền Buenos Aires mang tựa đề "Những Tiểu Chuẩn Căn Bản để Áp Dụng Chương VIII của Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương". Cám ơn huynh rất nhiều về việc gửi bản văn kiện này, và cho tôi chúc mừng chư huynh về công việc chư huynh đã thực hiện: quả thực là một mẫu gương hỗ trợ cho các linh mục... và tất cả chúng ta đều biết, đối với giám mục, các vị cần phải gần gũi với các linh mục của mình biết bao, và đối với các linh mục, họ cần phải gần với các giám mục của mình ra sao. Tha nhân "cận kề" của vị giám mục là linh mục, và giới răn yêu thương tha nhân như chính bản thân mình, đối với giám mục chúng ta, được bắt đầu với chính các linh mục của chúng ta.

 

Bản văn kiện này rất hay và dẫn giải thấu tận ý nghĩa của Chương VIII Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương. Không còn những dẫn giải nào hơn nữa. Tôi tin rằng nó sẽ giúp ích rất nhiều.

Xin Chúa tưởng thưởng cho nỗ lực của việc bác ái mục vụ này. Chính đức bác ái mục vụ thúc đẩy chúng ta ra đi gặp gỡ những ai xa lạc, và một khi họ được tìm thấy rồi thì khởi động cách thức để làm sao có thể chấp nhận, nhận thức và tái hội nhập vào cộng đồng giáo hội.

 

Chúng ta biết rằng đây là việc làm mệt nhọc, là việc chăm sóc mục vụ "chung vai sát cánh" không thể nào hoàn toàn có thể được giải quyết bằng những biện pháp theo hoạch định, có tổ chức hay pháp lý, cho dù là những biện pháp cũng cần thiết. Nó đơn giản bao gồm việc chấp nhận, hỗ trợ, nhận thức và tái hội nhập.

 

Từ bốn thái độ mục vụ này, nhận thức là thái độ ít được tinh luyện và thực hành nhất; và tôi cho rằng việc huấn luyện cần phải bao gồm vấn đề nhận thức bản thân và cộng đồng ở các Chủng Viện và các Tư Tế Viện của chúng ta. Sau hết, tôi muốn nhắc lại rằng Tông Huấn Niềm Vui Yêu

Thương là thành quả của việc làm kèm theo lời cầu nguyện của toàn thể Giáo Hội, được hai Thượng Nghị Giám Mục và Giáo Hoàng dàn xếp.

 

Đó là lý do tôi khuyên có một lớp giáo lý đầy đủ về tông huấn này, một tông huấn sẽ góp phần vào việc tăng trưởng, củng cố và thánh đức của gia đình chắc chắn nhất.

 

Một lần nữa xin cám ơn chư huynh về công việc của chư huynh và xin cho tôi phấn khích chư huynh trong việc thực hiện vấn đề học hỏi và giảng dạy Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương ở các cộng đồng khác nhau trong giáo phận. Xin làm ơn đừng quên cầu nguyện cùng nhắc nhở

người khác cầu nguyện cho tôi với.

 

Xin Chúa Giêsu chúc lành cho chư huynh và xin Vị Trinh Nữ Thánh chăm sóc chư huynh.

Trong tình huynh đệ.

 

Phanxicô 

https://zenit.org/articles/in-no-way-does-amoris-laetitia-authorize-unrestricted-access-to-the-sacraments/

Trong chuyến tông du Colombia (6-11/9/2017), như tất cả các chuyến tông du khác, ĐTC Phanxicô thường gặp gỡ anh em linh mục Dòng Tên ở địa phương đó. Lần này, trong cuộc gặp gỡ các vị linh mục Dòng Tên ở Colombia, ngài không ban huấn từ mà là để các vị hỏi: "Nào, tôi ở trong tay anh em đây. Tôi không muốn cống hiến cho anh em một bài nói, bởi vậy nếu anh em có bất cứ vấn nạn hay điều gì đó mà anh em muốn biết thì bây giờ tốt hơn nên cho tôi hay: anh em là người kích động tôi và tác động tôi". Cuối cùng một câu hỏi được đặt ra là: "Đức Thánh Cha mong đợi gì, theo suy tư triết học và thần học, về một xứ sở như của chúng con đây cũng như về chung Giáo Hội?""Tôi sẽ lợi dụng câu hỏi này để nói đến một điều khác mà tôi tin rằng vì công lý mà phải nói, cũng vì cả đức bác ái nữa..."

 

 Related image

 

"Tôi đã nghe nhiều bình phẩm - chúng là những gì đáng trân trọng vì chúng xuất phát từ con cái Chúa, thế nhưng sai lầm - liên quan đến tông huấn hậu thượng nghị giám mục. Để hiểu được Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương (Amoris Leatitia), anh em cần phải đọc từ đầu đến cuối. Bắt đầu từ chương đầu tiên, tiếp tục sang chương hai, cứ thế... mà suy niệm. Và đọc những gì đã được nói đến trong Thượng Nghị Giám Mục ấy". 

 

"Điều thứ hai đó là có một số cho rằng Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương này chẳng có luân lý Công giáo gì hết, hay cùng lắm chỉ là thứ luân lý chẳng vững chắc gì cả. Tôi muốn minh nhiên lập lại rằng thứ luân lý của Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương thuộc trường phái Thánh Toma, thứ luân lý của một Đại Toma. Các anh có thể nói về nó với một đại thần học gia, một thần học gia đệ nhất ngày nay và là một thần học gia trưởng thành nhất, đó là ĐHY Schönborn. 

 

Cardinal Schönborn holding up the exhortation next to Cardinal Lorenzo Baldisseri, secretary general of the synod.

(ĐHY Schönborn đang cầm tập Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương bên ĐHY Lorenzo Baldisseri, Tổng Thư Ký của Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới 2014-2015)

 

"Tôi muốn nói đến điều ấy để anh em có thể giúp những ai chủ trương rằng luân lý chỉ toàn là những gì thuần nguyên tắc đạo lý. Hãy giúp cho họ hiểu rằng vị Đại Toma này nắm bắt được những gì là phong phú nhất, vẫn có thể soi động cho cả chúng ta ngày nay nữa. Thế nhưng anh em phải quì gối xuống, bao giờ anh em cũng cần quì gối xuống..."

 

"Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói về sự thật như là một cuộc hội ngộ, tức không còn là một thứ phân loại mà là một con đường. Bao giờ cũng trao đổi với thực tại, vì anh em không thể thực hiện triết lý một tính toán như máy móc. Ngoài ra chẳng ai còn dùng đến chúng nữa. Đối với thần học cũng vậy, thế nhưng điều ấy không có nghĩa là làm hư hoại khoa thần học, lấy đi tính chất tinh tuyền của nó. Hoàn toàn ngược lại. Thần học của Chúa Giêsu là một điều thực sự nhất trong tất cả mọi sự; nó bắt đầu bằng thực tại và vươn lên tới Chúa Cha. Nó bắt đầu bằng một hạt giống, một dụ ngôn, một sự kiện... và đã dẫn giải chúng". 

 

 http://www.lastampa.it/2017/09/28/vaticaninsider/eng/the-vatican/the-pope-on-amoris-laetitias-comments-respectable-but-wrong-fOM9GtHBSyp83Be3St2EVN/pagina.html


7- Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương: Ứng Dụng

Nếu đối tượng cũng là chủ đề của Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương là hôn nhân (bao gồm cả gia đình vì liên quan đến con cái nữa), thì mục đích chính yếu của Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương được ban hành năm 2015, trước Năm Thánh Thương Xót 2016, là tỏ ra mối quan tâm mục vụ, trong việc chẳng những tìm hiểu cuộc khủng hoảng hôn nhân Kitô giáo mà còn tìm cách thực hiện mục vụ thương xót một cách hữu hiệu nhất, đặc biệt là đối với những trường hợp hôn nhân bất thường, cách riêng trường hợp của thành phần tín hữu Công giáo ly dị tái hôn theo dân sự. 

 

Bởi thế, nếu đọc kỹ từ đầu đến cuối, Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương: 

 

1- không hề chối bỏ định luật bất di bất dịch của Thiên Chúa về hôn nhân là hôn nhân bất khả phân ly; 

 

2- không hề cho phép những tín hữu Công giáo nào ly dị tái hôn về dân sự được rước lễ; 

 

3- không hề phủ nhận các nguyên tắc luân lý căn bản liên quan đến những yếu tố chính yếu cấu thành tội nói chung và tội ngoại tình nói riêng; mà 

 

4- chỉ tìm cách tiếp cận với những trường hợp hôn nhân bất thường để tìm hiểu và gỡ rối cho từng trường hợp do hoàn cảnh đưa đẩy cần được cứu chữa, chứ không phải là các trường hợp có khuynh hướng muốn sống hôn nhân lệch lạc với lề luật Chúa cũng như với giáo huấn chính truyền của Giáo Hội, thậm chí ngoan cố không muốn tránh lánh hay từ bỏ lối sống hôn nhân bất khả chấp của mình. 

 

Thật vậy, thực tế cho thấy có một số trường hợp hôn nhân bất thường do hoàn cảnh đưa đẩy, khiến chính các cặp sống như vợ chồng này cũng cảm thấy áy náy và mặc cảm với cộng đồng dân Chúa, không dám xuất đầu lộ diện và tham gia bất cứ một sinh hoạt nào trong Giáo Xứ hay Cộng Đoàn hoặc hội đoàn (nhất là của Việt Nam).

 

Thế nhưng, vấn đề chính yếu được đặt ra ở đây là những cặp sống như vợ chồng này không phải ở trong trường hợp bị vạ tuyệt thông như trường hợp phá thai. Nghĩa là họ vẫn còn có thể được xưng tội rước lễ, nếu họ hội đủ điều kiện thích đáng bất khả thiếu, đó là: họ buộc phải ăn năn dốc lòng chừa, với quyết tâm không bao giờ dám tái phạm tội trọng ấy nữa, như tội ngoại tình mà họ đang sống! 

 

Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy chuyện dứt bỏ đời sống hôn nhân bất thường như một số anh chị em của chúng ta không phải dễ, một khi hoàn cảnh đưa đầy họ rơi vào những trơờng hợp khó gỡ hay bất khả giải gỡ. Chẳng hạn như 3 trường hợp rất tiêu biểu sau đây (2 trường hợp đầu đặc biệt hợp với thời sự Việt Nam và 2 trường hợp sau có thể xẩy ra ở khắp nơi):

 

Trường hợp thứ 1: một người mẹ Công giáo cùng các con được may mắn sang Mỹ vì tương lai con cái, sau một thời gian thăm nuôi người chồng Công giáo đang bị cải tạo, thế rồi chị nghe tin chồng vượt ngục và bị chết, nhưng vẫn không thể nào có giấy chứng tử về chồng để chứng minh theo đòi hỏi của Giáo Hội, nhờ đó người vợ góa này có thể được tái hôn. Thế rồi vừa cô đơn về tâm lý, vừa cần nơi nương tựa trong đời để nuôi con, chị đã không thể chống cưỡng được sức quyến rũ của một người đàn ông Công giáo khác, để rồi hai người đã tiến tới chỗ sống với nhau như vợ chồng theo hôn thú đời, sau đó có con với nhau.....

Trường hợp thứ 2: một người chồng Công giáo là quân nhân trước năm 1975 ở Việt Nam, may mắn sang Mỹ vào thời điểm miền nam bị miến bắc "giải phóng", để lại vợ con, nhưng vẫn tìm hết cách để đưa vợ con sang Mỹ trước khi có chương trình đoàn tụ ODP, trong khi ở Việt Nam người vợ cũng cố gắng lo vượt biên, nhưng chẳng may bị hải tặc hiếp rồi bị mang đi đâu mất tích, thay vì bị quăng xuống biển như đã từng xẩy ra, có thể đã bị bán vào một ổ điếm nào đó, đến độ người chồng có lần mò tin tức sang tận trại định cư để dò tìm cũng chẳng thấy, ngoài con cái của mình. Người chồng góa này vừa cần một người thay vợ nuôi con, vừa cảm thấy cô đơn trong lòng, cũng không thể nào chưng cưỡng được tấm chân tình của một người đàn bà Công giáo sẵn sàng làm vợ để thương yêu chăm sóc những đứa con không phải của mình. Với hôn thú đời, cặp nam nữ sống với nhau như vợ chồng này có con riêng với nhau nữa....

 

Trường hợp thứ 3: hai tín hữu Công giáo một nam và một nữ đều đã có gia đình, thế nhưng, trong một lần bất ngờ gặp gỡ, tự nhiên gắn bó với nhau bất khả dứt, bởi một hấp lực duyên nợ nào đó, nhất là vào chính lúc họ còn được hỗ trợ bởi một lực đẩy bật ra từ một cuộc hôn nhân đang càng ngày càng rạn nứt không có thể hàn gắn bấy giờ. Sau thời gian âm thầm liên lạc với nhau, cho đến khi lén lút có liên hệ xác thịt bất khả tránh với nhau, mà hậu quả là một con người xuất hiện từ cuộc tình ngoại hôn này. Thế rồi người chồng có người vợ ngoại tình này, và người vợ có người chồng ngoại tình ấy, sau khi khám phá ra sự thật phản bội của vợ mình hay chồng mình, đã dứt khoát ly dị với họ. Thế là người chồng và người vợ ngoại tình về chung sống với nhau như vợ chồng với giấy hôn thú đời. 

 

Trường hợp thứ 4: một người con gái Công giáo bị bố mẹ ép duyên phải sống với một người chồng Công giáo mình không yêu thích, không cho lấy người tình mình yêu, và sau khi thành hôn với nhau theo đúng phép đạo, về chung sống với nhau thì nàng bị người chồng vô duyên với nàng lại còn vũ phu ra tay bạo hành nàng nữa, đến độ nàng đã không thể chịu đựng được theo sức chịu đựng có hạn của con người; trong khi buồn quá, nàng đã gọi tâm sự với người tình cũ và được chàng khuyên nàng bỏ trốn về ở với chàng, và nàng đã nghe theo, lợi dụng lúc chồng đi làm đã tìm đến nương tựa nơi người tình cũ của mình, để rồi chuyện gì đến phải đến đã đến: cặp tình nhân này có con với nhau, và tiếp tục sống với nhau như vợ chồng chẳng có hôn thú gì hết vì nàng không rõ chồng của nàng đã ly dị nàng chưa...

 

Giáo Hội phải giải quyết trường hợp hôn nhân bất thường của 4 cặp nam nữ tín hữu Công giáo sống với nhau như vợ chồng này ra sao? 

 

Trước hết, Giáo Hội có rửa tội cho con cái do họ sinh ra như vợ chồng hay chăng, theo yêu cầu của họ, vì họ vẫn cố gắng sống đức tin Công giáo của họ, cho dù họ mang mặc cảm tội lỗi trong lòng? 

Sau nữa, nếu Giáo Hội rửa tội cho con cái ngoại hôn của họ thì họ làm sao có thể dạy bảo và làm gương cho con cái Công giáo của họ trong việc sống đạo như dự lễ và rước lễ mà chính họ lại không?

Sau hết, nếu Giáo Hội, qua một số thừa tác viên thánh chức quá nghiêm khắc nào đó, không chịu rửa tội cho con cái ngoại hôn của họ như họ mong muốn, thì chẳng lẽ họ hoàn toàn bị loại trừ hay sao?

 

Đến đây, qua ít là mấy trường hợp hôn nhân bất thường (irregular) tiêu biểu nhưng cụ thể và thực tế tạm nêu lên này, chúng ta mới thấy được phần nào, nếu không muốn nói là tất cả tinh thần, chiều hướng và nội dung của Tông Thư Niềm Vui Yêu Thương của chung Giáo Hội Chúa Kitô trong Thời Điểm Thương Xót được Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành, một tinh thần, một chiều hướng và một nội dung của Niềm Vui Yêu Thương hoàn toàn phản ảnh "Niềm Vui Phúc Âm - Evangelii Gaudium" của Chúa Kitô, Đấng đến không phải để cứu chung loài người mà còn "để tìm kiếm và cứu vớt những gì đã hư trầm" (Luca 1:10), để mang Niềm Vui Phúc Âm, Niềm Vui Thương Xót đến cho từng con chiên lạc (xem Luca 15:1-7), như cho một viên trưởng ban thu thuế Giakêu lùn (xem Luca 19:1-10), cho một người đàn bà Samaritanô bên Giếng Giacóp (xem Gioan 4:1-42), cho một người phụ nữ tội lỗi có tiếng trong thành (xem Luca 7:36-50), cho một người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình (xem Gioan 8:1-11)....

Và đó là lý do, đối với thành phần thông luật, giữ luật và dạy luật trong dân, nhưng hoàn toàn duy luật và bất cứ lúc nào cũng chỉ biết nhăm nhe sử dụng luật như những hòn đá nắm sẵn trong tay để ném đá bất cứ ai phạm luật (xem Gioan 8:4-5), cũng như đối với thành phần Kitô hữu bảo thủ quá khích hay cực bảo thủ trong giòng lịch sử của Giáo Hội, cho mình là truyền thống nhất, hơn cả giáo hoàng, đến độ có thể nhân danh Giáo Hội để khủng bố giáo hoàng, Chúa Kitô đã nhắc nhở và khuyên dụ họ rằng: "Hãy về mà học lấy câu này: 'Ta muốn lòng nhân lành hơn của lễ'. Tôi đến không phải để kêu gọi những kẻ tự cho mình là công chính mà là tội nhân" (Mathêu 9:13). Vì luật của Thiên Chúa, được Thiên Chúa thiết lập và ban hành là để giải phóng con người hơn là sát hại con người: Chính vì Ngày hưu lễ được lập nên vì con người chứ không phải con người vì Ngày hưu lễ (xem Marco 2:27) mà Ngày hưu lễ là để làm lành chứ không phải hành ác, để cứu sống chứ không phải giết hại (Mathêu 12:12; Marco 3:4; Luca 6:9)! 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, 24/12/2017