GIÁO HỘI HIỆN THẾ
Đức Thánh Cha Phanxicô
Sứ Điệp về Biến Cố Cử Hành Ngày
Thế
Giới Cầu
Cho Việc Chăm Sóc Thiên Nhiên mùng
1 tháng 9 2016
MESSAGE OF HIS HOLINESS POPE
FRANCIS
FOR THE CELEBRATION OF THE WORLD
DAY OF PRAYER FOR THE CARE OF CREATION - SEPTEMBER 1, 2016
Dẫn nhập của người dịch:
Đây là sứ điệp đầu tiên của giáo
hoàng về biến cố Cử Hành Ngày Thế Giới Cầu Cho Việc Chăm Sóc Thiên Nhiên,
một ngày được ĐTC Phanxicô bắt đầu chính thức thiết lập từ năm ngoái, qua
Thư đề ngày mùng 6/8/2015, gửi cho ĐHY Peter Kodwo Appiah Turkson, Chủ Tịch
Hội Đồng Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình, và ĐHY Kurt Koch, Chỉ Tịch
Hội Đồng Tòa Thánh về Việc Cổ Võ Đại Kết Kitô Giáo.
Ngày
này đã được Giáo Hội Chính Thống cử hành từ năm 1989. Giáo Hội Công Giáo,
qua ĐTC Phanxicô, đã hưởng ứng theo tinh thần đại kết Kitô giáo, được mở đầu
bằng bức Thông Điệp Laudato si' ĐTC Phanxicô ban
hành ngày 24/5/2015. Thực
ra, Thông Điệp
Laudato si' là
thông điệp thứ hai, sau Thông Điệp thứ nhất Lumen Fidei ban hành ngày
29/6/2013 (thông điệp hầu như gần hoàn tất của vị giáo hoàng tiền nhiệm về
hưu Biển Đức XVI), nhưng có thể kể là bức thông điệp đầu
tay của Vị Giáo Hoàng mang tông hiệu Phanxicô, vị thánh của hòa bình cho thế
giới loài người và của chăm sóc cho thế giới thiên nhiên.
Trong sứ điệp đầu
tiên cho Ngày Thế Giới Cầu Cho Việc Chăm Sóc Thiên Nhiên này, ĐTC
Phanxicô đã lập lại một số ý tưởng chính yếu tiêu biểu của Thông Diệp
Laudato si', như một âm vang càng trở thành khẩn trương hơn bao giờ hết và
hơn nữa trong một thế giới càng văn minh con người càng bạo loạn về cả nhân
bản với nhau lẫn với thiên nhiên tạo vật, một thiên nhiên tạo vật đã được
dựng nên cho họ để hoan hưởng theo ý Đấng Tạo Thành nhưng đã và đang bị họ,
vì băng hoại trầm trọng về luân lý và kinh hoàng khủng hoảng về đạo lý, càng
ngày càng trở thành một chúa tể hung
tàn bạo ngược của thiên nhiên tạo vật,
mà nếu không dừng tay, chính họ đang
tự diệt giống loài của mình, ngay
trong thời điểm này nhất là thời điểm của thế hệ tương lai...
Phải chăng dấu hiệu càng ngày càng tàn
tạ của thiên nhiên tạo vật, gây ra bởi chính con người vào
thời điểm văn minh nhất của họ về khoa học và kỹ thuật cũng như văn hóa
nhất của họ về nhân bản và nhân quyền,
là dấu hiệu cho thấy ngày cùng tháng tận của
họ thật sự đã
gần đến, chẳng khác gì như thời
Noe xưa, cần phải được Thiên Chúa là nguyên ủy và là cùng đích canh tân lại
tất cả mọi sự vào thời điểm của Ngài (xem
Khải Huyền 1:8, 22:13, 21:5)?
Đâu là nội dung và ý nghĩa của
Sứ Điệp đầu tiên được Vị Giáo Hoàng Thương Xót Phanxicô "đến tự tận cùng
trái đất" (lời ngài trong bài ngỏ tối 13/3/2013) muốn ngỏ cùng riêng Kitô
hữu và chung thế giới cho Ngày Thế Giới Cầu Cho Việc Chăm Sóc Thiên Nhiên
mùng 1/9 vào thời điểm gần cuối Năm Thánh Thương
Xót 2016 với nhan đề: "Hãy Tỏ Lòng
Thương Xót Ngôi Nhà Chung của Chúng Ta"? Chúng ta hãy cùng nhau trân
trọng theo dõi nguyên trọn Sứ Điệp rất cần thiết và hợp thời này sau đây:
HÃY TỎ LÒNG THƯƠNG XÓT NGÔI NHÀ CHUNG CỦA CHÚNG TA
Show Mercy to our Common Home
Hiệp
nhất với anh chị em Chính Thống
giáo, và cùng với sự hỗ trợ của các Giáo Hội cũng như các cộng đồng Kitô hữu
khác, hôm nay Giáo Hội Công giáo thực hiện "Ngày Thế Giới Cầu
Nguyện cho Việc Chăm Sóc Thiên Nhiên".
Ngày này cống
hiến cho "từng tín hữu và cộng đồng
một cơ hội xứng hợp để tái khẳng định ơn gọi của riêng mình trong việc trở
thành các quản thủ viên của thiên nhên tạo vật, trong việc tạ ơn Thiên Chúa
về các kỳ công do Ngài thực hiện được Ngài ký thác cho chúng ta chăm sóc,
cũng như trong việc van xin Ngài ơn trợ giúp để bảo vệ thiên nhiên tạo vật cũng
như xin Ngài tha thứ tội lỗi phạm đến
thế giới chúng ta đang sống" (Letter
for the Establishment of the “World Day of Prayer for the Care of Creation”
[6 August 2015]).
Thật là phấn khởi khi thấy tương
lai của hành tinh chúng ta được các Giáo Hội và cộng đồng
Kitô hữu khác cùng với những tôn giáo
khác đều tỏ ra quan
tâm với nhau. Thật vậy, trong những
thập niên qua, nhiều nỗ lực đã được các vị lãnh đạo và các tổ chức tôn giáo
kêu gọi cùng nhau chú ý tới những hiểm nguy của một thứ khai thác bừa bãi
nơi hành tinh của chúng ta. Ở đây, tôi xin đề cập đến Đức Thượng Phụ
Batholomeo thành Constantinople, là vị, như Đức Thượng Phụ Dimitrios tiền
nhiệm của mình, đã từng thẳng thắn lên tiếng chống lại tội tác hại thiên
nhiên và đã lưu ý tới tình trạng khủng hoảng về luân lý và thiêng liêng là
căn nguyên gây
ra các vấn đề về sinh thái này. Để
hưởng ứng mối quan tâm gia tăng về tính chất nguyên vẹn của thiên nhiên,
Cuộc Họp Lần Ba Chung Âu Châu (the Third Ecumenical Europian Assembly) ở
Sibiu năm 2007 đã đề nghị cử hành "một Thời Điểm
cho Thiên Nhiên" trong vòng 5 tuần lễ,
giữa mùng 1 tháng 9 (ngày Chính Thống giáo tưởng
nhớ thiên
nhiên tạo vật được Thiên
Chúa dựng nên)
và mùng 4 tháng 10 (ngày tưởng nhớ
Thánh Phanxicô Assisi của Giáo Hội Công giáo và của một số truyền
thống Tây phương). Sáng kiến này, được
Hội Đồng Thế Giới Chư Giáo Hội (the World Council of Churches) ủng hộ, từ đó đã
tác động nhiều hoạt động đại kết ở các
phần đất khác nhau trên thế giới. Cũng thật là phấn khởi khi thấy khắp thế
giới những sáng kiến tương tự trong việc cổ võ vấn đề chính đáng cho môi
sinh, cổ võ mối quan tâm đối với người nghèo và cổ võ việc dấn thân hữu trách đối
với xã hội đã
qui tụ dân chúng lại, nhất là giới trẻ, thuộc các niềm tin tôn giáo khác
nhau. Dù Kitô hữu hay không, là con người tin tưởng và thiện chí, chúng
ta cần phải hiệp nhất nên một trong việc tỏ lòng thương xót trái đất là ngôi
nhà chung của chúng ta đây và hoan hưởng một thế giới chúng ta đang sống như
là một nơi chia sẻ và hiệp thông.
1- Trái đất kêu la ...
Qua Sứ Điệp
này, tôi muốn lập lại việc trao đổi của tôi với "hết
mọi người sống trên trái đất này" (Laudato
Si’,
3) về
những khổ đau của người nghèo và tình trạng hủy hoại của
môi sinh. Thiên
Chúa đã ban cho chúng ta một ngôi vườn phong phú, thế nhưng chúng ta đã biến
nó thành một hoang địa ô nhiễm những thứ "cặn bã, bần cùng và dơ
bẩn" (ibid.,
161). Chúng
ta không được tỏ ra lãnh đạm hay thoái lui trước tình trạng mất mát về sinh
thái và tình trạng hủy hoại của guồng máy kinh tế, thường gây ra bởi hành vi
vô trách nhiệm và vị kỷ của chúng ta. "Vì chúng ta mà cả
hàng ngàn giống loại không còn tôn vinh Thiên Chúa bằng chính sự hiện hữu
của chúng, cũng như không còn
chuyên chở sứ điệp
của chúng cho chúng ta nữa.
Chúng ta không có quyền làm như
vậy" (ibid. 33).
Tình trạng hâm nóng toàn cầu vẫn tiếp tục,
một phần vì hoạt động của con người: năm 2015 là năm nóng kỷ lục, và năm
2016 có lẽ còn nóng hơn nữa. Hiện tượng
này càng
trầm trọng gây
ra nạn
hạn hán, lụt lội, cháy lửa cùng với các biến cố thái quá về thời tiết. Sự
kiện thay đổi khí hậu cũng góp phần vào tình trạng khủng hoảng xót
xa về tị
nạn. Thành
phần nghèo khổ trên thế giới, cho chịu trách nhiệm một chút về
tình trạng thay đổi khí hậu, là những
người bị tổn thưởng nhất và vốn khốn khổ chịu ảnh
hưởng của
tình trạng này nhiều nhất.
Nếu nhấn mạnh đến
vấn đề tổng hợp sinh thái thì con người có một mối liên hệ sâu xa với tất cả
mọi tạo vật. Khi
chúng ta xử tệ với thiên
nhiên thì
chúng ta cũng xử tệ với con người. Đồng
thời, mỗi một tạo vật đều có giá trị riêng của mình cần phải được tôn trọng.
Chúng ta hãy nghe "cả tiếng kêu la của trái đất và tiếng kêu la của người
nghèo" (Laudato
Si’,
49), và
chúng ta đang làm hết sức để bảo đảm có được một đáp ứng thích đáng và hợp
thời.
2.... vì
chúng ta đã phạm tội
Thiên
Chúa đã ban trái đất cho chúng ta "để canh tác và gìn giữ" (Khởi Nguyên
2:15) một cách quân bình và trân trọng. Việc
canh tác quá nhiều,
việc gìn giữ quá ít, đều
là những gì lỗi phạm.
Người anh của tôi là Đức Thượng Phụ Chung
Chính Thống Bartholomeo đã can đảm và hùng hồn tiếp
tục vạch ra các tội lỗi của chúng ta phạm đến thiên nhiên tạo vật. "Vì
con người ... hủy hoại tính chất đa dạng của sinh vật trong việc tạo dựng
của Thiên Chúa; vì con người làm suy thoái tính chất nguyên vẹn của trái đất
bằng việc gây ra những thay đổi nơi khí hậu của nó, bằng việc tước lột
trái đất các khu rừng tự nhiên hay hủy hoại những khu đất ẩm ướt của nó; vì
loài người gây ô nhiễm nước nôi trái đất,
thổ địa
của nó, bầu khí của nó, và sự sống của nó - đó
là những gì tội lỗi". Chưa hết, "gây tội ác
phạm đến
thế giới tự nhiên là một thứ tội phạm đến bản thân chúng ta và là một thứ
tội phạm đến Thiên Chúa" (Address
in Santa Barbara, California [8 November 1997]).
Theo chiều hướng của những
gì đang
xẩy ra cho ngôi nhà chung của chúng ta, chớ gì Năm Thánh Thương Xót hiện nay
mời gọi tín hữu Kitô giáo thực hiện "cuộc hoán cải nội tâm sâu xa" (Laudato
Si’,
217), được
nâng đỡ đặc biệt bởi bí tích Thống Hối. Trong
Năm Thánh này, chúng ta hãy biết van xin lòng thương xót Chúa cho những tội
lỗi phạm đến thiên nhiên tạo vật mà chúng ta cho đến nay vẫn chưa nhìn nhận
và xưng thú. Cũng
thế, chúng ta hãy dấn thân thực hiện những việc cụ thể đối
với việc hoán
cải sinh thái, một hoán cải đòi phải nhận thức rõ ràng trách nhiệm của chúng
ta với bản thân mình, với tha nhân của chúng ta, với thiên nhiên tạo vật
cũng như với Đấng Hóa Công (ibid. 10 và 229).
3- Duyệt xét lương tâm và thống hối
Bước đầu tiên trong tiến trình này đó là luôn luôn duyệt xét
lương tâm, một duyệt xét bao gồm "lòng tri ân cảm tạ, nhận biết thế
giới này là tặng ân yêu thương của Thiên Chúa, và chúng ta được âm thầm kêu
gọi noi gương bắt chước lòng quảng đại của Ngài trong
việc hy sinh bản thân và thực hiện
các việc lành... Nó cũng bao gồm việc ưu ái nhận biết
rằng chúng ta không được tách lìa khỏi phần còn lại của tạo vật, nhưng liên
kết trong mối hiệp thông phổ quát rạng ngời. Là
tín hữu, chúng ta đừng nhìn thế giới này từ bên ngoài mà từ bên trong, nhận
thức được những
mối liên hệ được Thiên
Chúa liên kết chúng ta với tất cả mọi hữu thể" (Laudato
Si’,
220).
Hướng
về Vị Cha viên mãn và thương xót là Đấng đang đợi chờ từng đứa con mình trở
về này,
chúng
ta có thể nhìn nhận tội lỗi chúng ta phạm đến thiên nhiên, đến
người
nghèo và đến các thế hệ tương lai. "Vì tất cả chúng ta gây ra tai hại nho
nhỏ về sinh thái" mà chúng ta được kêu gọi nhìn nhận "việc đóng góp của
chúng ta, dù nhỏ hay lớn, vào
việc làm
biến dạng và hủy hoại thiên nhiên tạo vật" (Bartholomew
I, Message for the Day of Prayer for the Protection of Creation [1 September
2012]). Đó là bước thứ nhất
trên con đường hoán cải.
Trong Năm 2000, cũng là Năm Thánh, Thánh
Gioan Phaolô là vị tiền nhiệm của tôi đã xin tín hữu Công giáo thực hiện
những việc đền bồi vì những bất nhẫn quá khứ và hiện tại về đạo giáo, cũng
như về những bất công với người Do Thái, với nữ giới, với các dân bản xứ,
với những người di dân, với người
nghèo khổ và với thai nhi. Trong Năm
Thánh Thương Xót Ngoại Lệ này, tôi mời gọi hết mọi người hãy làm như thế.
Với tư cách cá nhân, chúng ta đã sống
thoải mái dễ chịu bằng những lối sống nào đó được khuôn đúc bởi một thứ văn
hóa méo mó về sự giầu thịnh và bởi "một ước muốn lệch lạc nào đó trong việc
hưởng thụ hơn những gì thật sự là cần thiết" (Laudato si', 123), và chúng ta
là những tham dự viên vào một hệ thống "đã áp đặt thứ tâm thức
lợi lộc bất chấp mọi giá, chẳng cần
biết đến tình trạng loại trừ về xã hội hay tình trạng hủy hoại thiên nhiên"
(Address to
the Second World Meeting of Popular Movements, Santa Cruz de la Sierra,
Bolivia [9 July 2015]). Chúng
ta hãy thống hối về tai hại chúng ta đang gây ra cho ngôi nhà chung của
chúng ta.
Sau khi nghiêm chỉnh duyệt
xét lương tâm và được tác động
bởi lòng chân thành thống hối, chúng
ta có thể xưng thú tội lỗi chúng ta phạm đến Đấng Hóa Công, đến thiên nhiên
tạo vật và đến anh chị em của chúng ta. "Sách
Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo trình bày tòa giải tội như là một nơi chân lý
giải phóng chúng ta" (Third
Meditation, Retreat during the
Jubilee for Priests, Basilica of Saint Paul Outside the Walls, Rome [2 June
2016]). Chúng
ta biết rằng "Thiên Chúa lớn hơn tội
lỗi của chúng ta" (General
Audience of 30 March 2016), hơn
tất cả mọi tội lỗi của chúng ta, bao gồm cả những tội phạm đến môi sinh.
Chúng ta xưng thú chúng vì chúng ta là hối nhân và mong muốn thay đổi. Ân
sủng thương xót của Thiên Chúa lãnh nhận nơi bí tích này sẽ giúp chúng ta
làm như thế.
4- Thay đổi hướng đi
Việc duyệt
xét lương tâm, thống hối và xưng thú cùng Cha của chúng ta là Đấng giầu
lòng thương xót là việc dẫn
đến mục đích cương quyết cải hóa. Việc
cải hóa này tự nó cần phải chuyển thành những đường lối cụ thể của việc
suy tư và tác hành được tỏ
ra nơi thái độ tôn
trọng thiên nhiên tạo vật hơn. Chẳng
hạn: “tránh
sử dụng nhựa (plastic)
và giấy, giảm việc dùng nước, phân loại rác thải, nấu nướng chỉ những gì
đáng tiêu thụ, tỏ ra chăm sóc cho các sinh vật khác, sử dụng phương tiện
chuyên chở công cộng hay đi xe chung (car-pooling), trồng cây cối, tắt
những ngọn đèn không cần thiết, hay một số thực hành khác” (Laudato
si’ 221). Chúng
ta không được nghĩ rằng những cố gắng này là những gì quá nhỏ nhoi để
cải tiến thế giới của chúng ta. Những
cái nhỏ nhoi ấy “cần một cái gì đó tốt lành, cho dù là kín đáo, một thứ
tốt lành chắc chắn có khuynh hướng lan tỏa” và phấn khích “một lối sống
mang tính cách ngôn sứ và chiêm nghiệm có khả năng sâu xa trong việc
thoát được cái ám ảnh muốn được hưởng thụ” (ibid. 212,222).
Cũng thế,
cái quyết tâm sống khác biệt cần phải ảnh hưởng đến những đóng góp khác
nhau của chúng ta trong việc khuôn đúc văn hóa và xã hội chúng ta đang
sống. Thật vậy, “việc chăm sóc cho thiên nhiên là những gì thuộc về một
lối sống bao gồm khả năng sống chung và hiệp thông” (Laudato si’ 228). Kinh
tế và chính trị, xã hội và văn hóa không thể nào bị khống chế bởi việc
chỉ nghĩ đến những chiếm đạt ngắn hạn và tức thời về tài chính hay về
việc bầu cử. Trái lại,
chúng rất cần được tái hướng về công ích là mục tiêu bao gồm khả năng
duy trì và chăm sóc cho thiên nhiên.
Một trường
hợp cụ thể đó là “món
nợ sinh thái” (ecological debt) giữa nam và bắc bán cầu (xem
Laudato si’ 51-2). Việc
tái trả món nợ này đòi phải chăm sóc cho những môi trường của các quốc
gia nghèo hơn và cung cấp những nguồn lợi về tài chính cùng với việc trợ
giúp về kỹ thuật cần thiết để giúp họ đương đầu với tình trạng thay đổi
khí hậu và cổ võ việc phát triển khả trợ.
Việc bảo vệ
ngôi nhà chung của chúng ta đòi phải có sự đồng thuận toàn cầu về chính
trị đang gia tăng. Theo chiều hướng ấy, tôi hân hoan khi thấy vào Tháng
9/2015 các quốc gia trên thế giới đã chấp thuận Các
Mục Tiêu Phát Triển Khả Trợ, cũng như vào Tháng 12/2015, họ đã
chuẩn nhận Hiệp
Ước Paris về tình
trạng thay đổi khí hậu, một hiệp ước đề ra mục tiêu gay go nhưng nồng
cốt cho việc ngăn chặn tình trạng gia tăng nhiệt độ toàn cầu. Hiện nay
các chính phủ buộc phải tôn trọng những quyết tâm họ đã thực hiện, trong
khi đó về phần mình những loại thương vụ cũng cần phải có trách nhiệm
nữa. Vấn đề ở đây là tùy thành phần công dân có biết đẩy mạnh cho điều
ấy xẩy ra hay chăng, và có biết thực sự phát động cho những mục tiêu đầy
tham vọng còn hơn thế nữa hay chăng.
Vậy việc thay
đổi hướng đi có nghĩa là “gìn giữ lệnh truyền nguyên thủy về việc bảo
tồn thiên nhiên tạo vật cho khỏi tất cả mọi tai hại, vì cả chúng ta lẫn
đồng loại của chúng ta” (Bartholomew
I, Message for
the Day of Prayer for the Protection of Creation, 1.9.1997). Câu
hỏi duy nhất có thể giúp chúng ta gắn bó với mục tiêu này đó là: “Chúng
ta muốn lưu lại cho những con người hậu thế của chúng ta, cho con cháu
hiện đang lớn lên một thế
giới như thế nào đây?” (Laudato
si’ 160).
5- Một Công Việc mới của lòng thương xót
“Không có gì liên kết chúng ta với Thiên
Chúa bằng tác động thương xót, vì chính bởi lòng thương xót mà Chúa tha
thứ tội lỗi của chúng ta và ban cho chúng ta ân sủng để vì Ngài thực
hành các tác động thương xót” (First
Meditation,
Retreat during the Jubilee for Priests, Basilica of Saint John Lateran,
Rome [2 June 2016]).
Dựa vào câu nói của Thánh Giacôbê, “chúng
ta có thể nói rằng lòng thương xót mà không có việc làm là một thứ lòng
thương xót chết… Trong thế giới đang mau chóng thay đổi và gia tăng toàn
cầu hóa của chúng ta, có nhiều hình thức mới về bần cùng đang diễn ra.
Để đáp ứng với những hình thức nghèo khổ mới này, chúng ta cần phải biết
sáng
tạo trong việc khai triển những hình thức mới và thực tiễn của việc dấn
thân bác ái như là những thể hiện cách thức thương xót” (General
Audience of
30 June 2016).
Đời sống Kitô hữu bao gồm việc thực hành theo truyền
thống 7 mối thương xót về thể lý và 7 mối thương xót về tinh thần.
(Thương xác 7 mối đó là cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách
rưới ăn mặc, cho khách đỗ
nhờ, thăm viếng kẻ liệt củng kẻ tù rạc, chôn xác kẻ chết. Thương linh
hồn 7 mối đó là lấy lời lành mà khuyên người, giảng dạy kẻ mê muội, sửa
bảo kẻ có tội, an ủi kẻ âu lo, tha kẻ dễ ta, nhịn kẻ mất lòng ta, cầu
cho kẻ sống và kẻ chết). “Chúng ta thường nghĩ về
những công việc thương xót một cách riêng lẻ và liên
hệ với một dính dáng đặc biệt, chẳng hạn: bệnh viện cho bệnh
nhân, cơm cháo cho người đói ăn, nhà cửa cho người không nhà, trường học
cho những ai cần được học hành, việc hướng
dẫn xưng tội hay thiêng liêng cho những ai cần khuyên bảo và tha thứ… Thế
nhưng, nếu chúng ta nhìn vào toàn diện các công việc thương xót, chúng
ta thấy rằng đối tượng của lòng thương xót là chính sự sống của con
người và hết mọi sự bao gồm trong sự sống này” (Third
Meditation,
Retreat for the Jubilee for Priests, Basilica of Saint Paul Outside the
Walls, Rome [2 June 2016]).
Hiển nhiên là “chính sự sống của con người và mọi sự nó
bao gồm” đều liên quan đến việc chăm sóc cho ngôi nhà chung của chúng
ta. Bởi vậy tôi muốn nêu lên một bổ
xung cho hai mối bảy truyền
thống đó
là chớ
gì các công việc thương xót cũng bao gồm việc chăm sóc cho ngôi nhà
chung của chúng ta.
Như là
mối thương
xót về
phần hồn, việc
chăm sóc cho ngôi
nhà chung của chúng ta cần đến
"một cuộc
tri ân chiêm
ngưỡng thế
giới của Thiên Chúa" (Laudato
sí 214), một tác động "giúp chúng ta có thể khám phá ra nơi từng sự vật
một thứ giáo
huấn Thiên
Chúa muốn truyền lại cho chúng ta" (ibid. 85). Như là
mối thương
xót về phần xác, việc
chăm sóc cho ngôi nhà chung của chúng ta cần đến "những cử chỉ đơn giản
hằng ngày có
thể phá
vỡ lý lẽ của bạo lực, của khai thác và của vị kỷ", và việc chăm sóc ấy "được
tỏ hiện nơi
hết mọi hành động tìm cách xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn" (ibid.
230-231)
6- Tóm lại, chúng ta hãy cầu nguyện
Bất
chấp tội
lỗi của chúng ta cũng như các thách đố dường như khó vượt qua chúng ta
vẫn không bao giờ chán nản. "Đấng
Hóa Công không bỏ rơi chúng ta; Ngài không bao giờ từ bỏ dự án yêu
thương của Ngài hay hối hận vì đã dựng nên chúng ta... vì Ngài đã vĩnh
viễn liên kết bản thân Ngài với
trái đất
của chúng ta, và tình yêu của Ngài liên lỉ thúc đẩy chúng ta tìm kiếm
những đường lối mới tiến lên" (Laudato
sí 13,245). Chúng ta hãy đặc biệt cầu nguyện vào ngày mùng 1 tháng 9
thật sự là suốt cả năm:
"Ôi Thiên Chúa của kẻ nghèo khổ,
Xin giúp chúng con cứu vớt người bị bỏ rơi
và bị quên lãng trên trái đất này,
những con người rất trân quí trong con mắt của Chúa...
Lạy Thiên
Chúa của tình yêu, xin tỏ cho chúng con thấy vị trí của chúng con trong
thế giới này
như là
những thông mạch cho tình yêu của Chúa
đối với tất cả mọi thụ tạo trên trái đất này" (ibid.
246).
Lạy Thiên
Chúa của lòng thương xót, xin cho chúng con biết lãnh nhận ơn tha thứ
của Chúa
và chuyển đạt lòng thương xót của Chúa khắp ngôi
nhà chung của chúng ta.
Chúng con xin ngợi khen chúc tụng Chúa!
Amen.
http://www.news.va/en/news/pope-francis-message-on-world-day-of-prayer-for-cr
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm
theo những chỗ tự ý nhấn mạnh