Chúng ta đang sống trong Mùa Chay của Năm Thánh Tình Thương. Và
chúng ta đang cùng nhau để Năm Thánh Tình Thương lần đầu tiên và
cũng có thể là độc nhất vô nhị này của Giáo Hội trở thành Năm
Hồng Ân của Thiên Chúa đối với chúng ta. Bởi thế:
Nhóm TĐCTT chúng ta đã và đang hết
sức cố gắng để
biến Năm Thánh Tình Thương thực sự trở thành Năm Hồng Ân vô
cùng cao quí của
Thiên Chúa ban cho chúng ta.
Đó là lý do Nhóm TĐCTT chúng ta mới chẳng những phát động chiến
dịch Chuyên Nghiệp Sống LTXC, một chiến dịch thuộc lại advanced
(cao cấp) hơn chiến dịch Thi Đua Sống LTXC như chúng ta đã cùng
nhau thực hiện trong Năm Đời Thánh Hiến 2015, mà còn, theo chiều
hướng ấy, đã, đang và sẽ thực hiện những việc làm đặc biệt như:
1- Tĩnh
Tâm mở màn (Thứ
Bảy 5/12/2015) và
Tĩnh Tâm kết thúc (Thứ
Bảy 19/11/2016) Năm
Thánh Tình Thương;
2- Homeless
by Night 24/12/2015 mang
hơi ấm cho Hài Nhi Giêsu ngoài Hang Belem tối tăm lạnh lẽo ở OC
và LA;
3- Quà
Giáng Sinh 2015 và Tân Niên 2016 từ Bánh Hóa Nhiều cho
anh chị em homeless ở downtown Los Angeles;
4- Một
Giờ Với Thày ở Vườn Cây Dầu Blessed Sacrament
Westminster để Chiêm Ngưỡng LTXC vào mỗi ngày 17;
5- Cử
Hành LTXC bằng
Chuỗi Kinh Thương Xót 3 giờ chiều mỗi ngày với
Bộ 7 Ý Nguyện cho 7 ngày trong
tuần;
6- Mở
Tĩnh Tâm để loan truyền LTXC ở ba
nơi mới: Fort Worth TX (tháng 4), Hawaii (5) và San Jose
CA (10);
7- Tĩnh
Tâm cho chung
TĐCTT và CĐ CG VN Nam CA lần đầu tiên ở
Nhà Thờ Chính Tòa Chúa Kitô GP Orange;
8- Mission
lần đầu tiên, ở Bolivia Nam
Mỹ Châu 12 ngày 28/10 - 10/11/2016 để kết
thúc Năm Thánh Tình Thương.
Ngoài ra, còn một hoạt động âm thầm trong Năm Thánh Tình Thương
này vẫn tiếp tục và thường xuyên diễn tiến, diễn tiến có thể nói
hằng ngày hay mấy ngày một lần, rất hào hứng và bổ ích thiêng
liêng, vào cuối giờ Cử Hành LTXC, lúc anh chị em tham dự cùng
nhau chia sẻ Phụng Vụ Lời Chúa hay Bài Phúc Âm của Lễ ngày
hôm đó, kèm theo những vấn đề hay tin tức cần thiết khác nữa. Có
ngày kéo dài tới 4 giờ hay gần 4 giờ, rất vui vẻ và thân tình.
Chẳng hạn, từ Thứ Tư Lễ Tro mở màn cho Mùa Chay tuần vừa rồi, anh chị em TĐCTT đã chia
sẻ, qua những câu vấn đáp, liên quan đặc biệt đến một số vấn đề
chính yếu tiêu biểu có thể được tóm gọn như sau: Điều kiện cần
để lĩnh Ơn Toàn Xá (1), cám dỗ sống LTXC (2), ba cặp nhu cầu
chung thẩm (3) và một xu bằng một tỉ (4), em đã cố gắng giải đáp
từng vấn đề như sau:
1- Điều
kiện cần để lĩnh Ơn
Toàn Xá:
(Vấn đáp được
cho hôm Thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần 1 Mùa
Chay)
Căn
cứ vào Sắc Lệnh về Ân Xá (The Enchiridion Of
Indulgences, phần về Norms On Indulgences) của Giáo Hội thì:
Ơn Toàn Xá cũng
gọi là Ơn Đại Xá (ở Việt ngữ), bởi cả hai đều có cùng một ý
nghĩa, đều hoàn toàn ngược lại với Ơn Tiểu Xá, ở chỗ, trong
khi Ơn Tiểu Xá chỉ tha một phần nào hình phạt bởi tội phạm
thì Ơn Đại Xá hay Ơn Toàn Xá lại tha tất cả mọi hình phạt (sắc
lệnh trên - khoản 2): "An
indulgence is partial or plenary, according as it removes either
part or all of the temporal punishment due for sin."
Để được một Ơn Toàn Xá, cần
phải hội đủ các điều
kiện chính yếu bất khả thiếu do Giáo
Hội ấn định, cả điều kiện căn bản bình thường lẫn điều kiện tùy
dịp ngoại thường:
1- Điều
kiện căn bản thông
thường gồm có 3 là xưng tội, rước lễ và cầu theo ý Đức Thánh Cha (sắc
lệnh trên - khoản 26): "To
acquire a plenary indulgence it is necessary to perform the work
to which the indulgence is attached and to fulfill the following
three conditions: sacramental confession, eucharistic Communion,
and prayer for the intention of the Sovereign Pontiff. It is
further required that all attachment to sin, even venial sin. be
absent."
2- Điều kiện tùy dịp ngoại thường: như trong
dịp Năm Thánh Tình Thương điều kiện là phải bước qua Cửa Thánh
và suy niệm về
LTXC:
"The
faithful are called to make a
brief pilgrimage to the Holy Door... It
is important that this moment be linked, first and foremost, to
the Sacrament of Reconciliation and to the celebration of the
Holy Eucharist with
a reflection on mercy. It
will be necessary to accompany these celebrations with the
profession of faith and with prayer for me and for the
intentions that I bear in my heart for the good of the Church
and of the entire world" (ĐTC
Phanxicô: Thư
Ban Ân Xá Năm Thánh Tình Thương ngày 1/9/2015).
Sau đây
là một số điều thiết yếu cần nhớ nữa liên quan đến cả Ơn Toàn Xá
lẫn Ơn Tiểu Xá, cũng vẫn căn cứ vào Sắc Lệnh về Ân Xá (The
Enchiridion Of Indulgences, phần về Norms On Indulgences):
1- Ơn Toàn Xá
không được chỉ cho bất cứ ai còn đang sống (sắc
lệnh trên - khoản số 3): "No one, acquiring indulgences, can
apply them to other living persons."
2- Ơn Toàn Xá hay tiểu xá bao giờ cũng có
thể bao gồm ý nguyện cầu thay cho người chết (sắc
lệnh trên - khoản 4): "Partial
as well as plenary indulgences can always be applied to the
departed by way of suffrage."
3- Ơn Toàn Xá chỉ được lĩnh mỗi ngày 1 lần
mà thôi, trừ khi lâm chung (sắc
lệnh trên - khoản 24): 24.
§ 1. A plenary indulgence can be acquired once only in the
course of a day. § 2. But one can obtain the plenary indulgence
for the moment of death, even if another plenary indulgence had
already been acquired on the same day.
4- Ba điều kiện căn bản thông thường cho
sù có thể thực hiện trong vài ngày trước khi hoặc sau khi
lĩnh Ơn Toàn Xá, nhưng hiệp lễ và cầu như ý của ĐTC nên làm ngay
trong ngày lĩnh Ơn Toàn Xá (sắc
lệnh trên - khoản 27): "The
three conditions may be fulfilled several days before or after
the performance of the prescribed work; it is, however, fitting
that Communion be received and the prayer for the intention of
the Sovereign Pontiff be said on the same day the work is
performed."
5- Điều kiện căn
bản xưng tội chỉ cần 1 lần
mà có thể lĩnh được một số Ơn Toàn Xá, nhưng mỗi Ơn Toàn Xá cần
phải hội đủ điều kiện hiệp lễ và cầu theo ý ĐTC (sắc
lệnh trên - khoản 28): "A single sacramental confession
suffices for gaining several plenary indulgences; but Communion
must be received and prayer for the intention of the Sovereign
Pontiff must be recited for the gaining of each plenary
indulgence."
6- Điều kiện căn bản cầu theo ý ĐTC có thể
thực hiện bằng việc đọc 1 Kinh Lạy Cha và 1 Kinh Kính Mừng, hay
một kinh nguyện nào đó tùy nghi cũng được (sắc
lệnh trên - khoản 29): "The condition of praying for the
intention of the Sovereign Pontiff is fully satisfied by
reciting one Our Father and one Hail Mary; nevertheless, each
one is free to recite any other prayer according to his piety
and devotion".
Có một điều không thấy sắc lệnh về ân xá này nói tới, đó là công
hiệu của Ơn Toàn Xá kéo dài tới bao lâu và bao giờ hết v.v.
Chẳng hạn, khi chúng ta lĩnh được một Ơn Toàn Xá cho chính bản
thân chúng ta, chứ không chỉ cho một linh hồn qua đời nào khác,
thì Ơn Toàn Xá này có công hiệu cho tới khi chúng ta chết hay
chăng? Hoặc có bao giờ bị mất đi không?
Nếu Ơn Toàn Xá là Ơn tha hết mọi hình phạt do tội lỗi mà có, chứ
không phải tha tội hay tha hết mọi tội lỗi, thì theo nguyên
tắc, Ơn Toàn Xá chỉ tồn tại cho tới khi chúng ta phạm một tội
nặng hay nhẹ nào mới mà thôi. Bởi tội nhẹ hay tội nặng mới ấy
khiến chúng ta phải chịu hình phạt mới xứng với tội nhẹ chúng ta
phạm. Nhất là tội trọng làm cho chúng ta trở thành kẻ chết về
phần thiêng liêng, mất hết mọi công nghiệp, chứ đừng nói đến Ơn
Toàn Xá.
Như thế, nếu quả thực chúng ta được hưởng một Ơn Toàn Xá vào một
lúc nào đó trong đời của chúng ta thì như thể chúng ta đã bất
ngờ có thể trả off, đã xong món nợ căn nhà chúng ta đang ở, thế
nhưng sau đó ngôi nhà ấy lại bị hư mái nhà hay hư thảm cần phải
sửa chữa, chúng ta lại tiếp tục vay muợn một số tiền nào đó để
chi tiêu cho những thứ hư hỏng bất khả tránh cho ngôi nhà này
của chúng ta. Nhưng chúng ta vẫn có thể tiếp tục trả off món nợ
mới bằng một Ơn Toàn Xá khác.
2- Cám dỗ sống
LTXC
(Vấn đáp
cho hôm Chúa Nhật 1 Mùa Chay liên quan đến bài Phúc Âm Chúa chịu
cám dỗ)
- Ba chước cám dỗ được Thánh ký Luca trình thuật
trong bài Phúc Âm Chu Kỳ Phụng niên Năm C cho Chúa Nhật 1 Mùa
Chay, theo thứ tự là 1-
hóa đá thành bánh, 2- của cải trần gian và 3- gieo mình lao
xuống;
- Ba
chước cám dỗ này, theo thứ tự, liên quan đến 1-
thể xác (khoái lạc), 2- lòng muốn (tham lam) và 3- quyền
năng (kiêu căng);
- Ba
chước cám dỗ này, bởi thế, có liên quan đến 3 thù:
xác thịt (thỏa mãn bản năng), thế gian (giầu sang phú quí)
và ma quỉ (quyền lực / kiêu ngạo);
- Ba
chước cám dỗ này, do đó, không hợp với đời sống tu
trì là đời sống trọn lành hơn bằng 3
lời khấn hoàn toàn ngược lại: lời khấn khiết tịnh
(không sống theo khoái lạc của xác thịt), lời khấn khó nghèo
(không tham lam của cải giầu sang của thế gian), và lời khấn
tuân phục (không theo ý riêng đầy quyền lực và tự ái của
mình như ma quỉ).
- ĐTC Phanxicô, trong bài giảng Thánh Lễ Chúa Nhật ở Mexico
là nơi ngài đang tông du, đã huấn dụ tín hữu chớ
có dại mà đối thoại với ma qủi, vì bao giờ nó cũng sẽ
thắng, con người không thể nào thắng được nó. Đây cũng chính
là lời Chúa Giêsu đã từng khuyên Chị Thánh Faustina.
- Thật vậy, khi chưa có nguyên tội, nghĩa là lúc loài người
chưa biết đến tội lỗi là gì, chưa có đam mê nhục dục và tâm
trí mù quáng cùng yếu đuối, mà còn bị ma quỉ đánh lừa nơi nữ
nguyên tổ Evà, thì với bản tính đã nhiễm lây nguyên tội, đầy
những tính mê nết xấu và tâm trí lại mù quáng đầy yếu nhược,
làm sao có thể thắng nổi ma quỉ chứ?!
- Tuy nhiên, thực tế cho thấy, con người không biết đâu là
chước cám dỗ, và một khi thấy mình đang bị chước cám dỗ thì
không biết đâu là sự thật và thiện hảo để mà chọn lựa hầu
làm sự lành đúng theo ý Chúa, và đâu là sự dữ và tác hại để
mà tránh lánh.
- Chính tâm trạng bối rối, hay thậm chí bất an, không biết
đâu là sự thật và thiện hảo để mà chọn lựa hay sự dữ và sự
xấu tác hại để mà tránh lánh là dấu hiệu cho thấy con người
đang bị cám dỗ và đang ở trong cơn cám dỗ.
- Tình
trạng cám dỗ mà
họ, với một lương tâm còn tính chất lành mạnh hay còn lành
mạnh ở một mức độ đáng kể, đang phải trải qua đó là: 1- việc
họ cần phải chọn lựa và quyết định một là tốt hai là xấu,
một là ma quỉ hai là Thiên Chúa, 2- nhưng họ không biết căn
cứ vào đâu để biết được ý Chúa thật sự nơi họ, 3- có thể họ
đã thấy điều cần phải chọn mà vẫn không dám chọn, vì điều ấy
không hợp với sự khôn ngoan tự nhiên và sẽ gây thiệt hại cho
bản thân họ.
- Nguyên
tắc để biết được đâu là ý Chúa và
từ đó biết được những gì Chúa muốn con người làm và chọn lựa
trong bất cứ một chước cám dỗ nào, đó là: 1- những
gì hợp với đức ái trọn hảo hay Lòng Thương Xót Chúa, không
gây chia rẽ hay oán ghét hận thù, trái lại có lợi cho công
ích; 2- những
gì cần phải bỏ mình và vác thập giá để có thể sống đức ái
trọn hảo, sống LTXC; và 3- nhất
là những gì hoàn toàn theo đức vâng lời cho dù việc bề trên
không cho phép bề ngoài có vẻ bất lợi cho tha nhân theo như
mình nghĩ và đã từng làm.
- Chước
cám dỗ có thể sẽ tiến tới chỗ nạn nhân không dám sống LTXC,
cho dù biết được đó là đường lối duy nhất như chính Chúa
Kitô đã sống và làm gương, vì sợ bị cho là nhu nhược, hay sợ
sống LTXC sẽ càng làm cho phạm nhân càng thừa thắng xông
lên, càng làm tới và do đó vị mình mà họ càng có thể gây
thêm tác hại bất khả tránh v.v.
- Chước
cám dỗ lên tới tột đỉnh khi con người nghĩ rằng Chúa khác
mình khác, vì là Chúa nên Người mới có LTXC như vậy,
còn mình chỉ là loài người nên chỉ có thể tác hành ở tầm mức
tự nhiên và theo phép công bằng mà thôi. Đó là lý do vấn đề
này, như đã nêu lên, mới được gọi là Cám Dỗ Sống LTXC!
3- Ba cặp nhu cầu chung
thẩm
(Vấn đáp
hôm Thứ
Hai Tuần 1
Mùa Chay liên quan đến bài Phúc Âm chung thẩm)
- Tiêu
chuẩn để Thiên Chúa phán xét chung
loài người, nhờ đó quyết định số phận đời đời của họ đó là đức
bác ái đối
với những người anh chị em hèn mọn nhất của Chúa Kitô là thành
phần được đồng hóa với chính Chúa Kitô, đến độ
làm hay không làm cho họ là làm hay không làm cho Người;
- Thế
nhưng, ở
bên trong đức bác ái là tiêu chuẩn để con người bị phán xét
chung đây này là đức
tin, vì "đức
tin thể hiện qua đức ái" (Galata
5:6). Bởi thế, chỉ
có ai tin mới được cứu rỗi,
còn ai không tin sẽ bị luận phát (xem Marco 16:16; Gioan
3:18). Đó là lý do ở dụ ngôn chung thẩm, bên dê không tin ở chỗ
vì không thấy không
làm mà đã bị phạt.
- Hình
phạt ở dụ ngôn chung thẩm này là hình phạt đời đời trong hỏa ngục,
và tội phạm để bị trừng phạt khủng khiếp như vậy không phải vì
phạm nhân khinh bỉ, nguyền rủa chửi bới hay hành hạ đánh đập
tha nhân,
mà chỉ
cần thấy họ cần giúp mà không chịu giúp cho
dù có thể thì kể như đáng bị hình phạt đời đời này, như người
phú hộ với Lazarô.
- Đó là
lý do, trong phần thống hối đầu lễ, Giáo Hội đã phải bao gồm cả
một chi tiết rất quan
trọng mà chúng ta cứ tưởng và vẫn tưởng rằng nhẹ nhất, không
sao, không đến nỗi nào, đó là chi tiết cuối cùng trong câu thú
tội và nhận tội sau đây: "vì tôi đã phạm tội nhiều, trong tư
tưởng, lời nói, việc làm và những điều
thiếu xót (tức
các điều
không làm)".
- Trong
các nhu cầu cần được giúp đỡ như Chúa Kitô Tái Giáng là Vị Thẩm
Phán Tối Cao và Tối Hậu đã liệt kê để chung thẩm chung loài
người có thể ghép thành 3
cặp
nhu cầu hay tình trạng:
1- đói ăn khát uống - cần được cho ăn uống,
2- xa lạ trần trụi - cần được đón tiếp và phục sức, và 3- bệnh
hoạn tù đầy - cần được chăm sóc viếng thăm.
- Tuy
nhiên, 3 cặp nhu cầu này không chỉ hiểu về phương diện thể lý,
còn phải hiểu về tinh
thần nữa, bởi con người có cả hồn lẫn xác - ơn cứu độ cho cả hồn
lẫn xác. Về tầm quan trọng và khẩn thiết thì phần hồn còn cần
hơn phần xác nhiều. Bởi đó Giáo Hội mới liệt kê Thương
Người Có 14 Mối: Thương Xác 7 Mối và Thương Linh Hồn 7 Mối.
- Nhu
cầu
hay tình trạng đói ăn khát uống thiêng liêng đó là
nỗi đói khát tin mừng sự sống, niềm đói khát tin mừng cứu độ mà
Kitô hữu phải đáp ứng bằng lời rao giảng, nhất là bằng chứng từ
trung thực của mình để nhờ đó những ai chưa nhận biết Chúa
Kitô có thể nhận ra chân lý mà trở về với Người nơi Giáo Hội của
Người mà được cứu độ.
- Nhu
cầu
hay tình trạng xa lạ trần trụi về tinh thần đó
là tình trạng của những người anh chị em bị xã hội khinh
chê, loại trừ, khai thác, đán áp, bóc lột, lạm dụng v.v., thành
phần mà Kitô hữu chứng nhânm của Chúa Kitô chẳng những cần phải
tìm đến với họ mà còn nỗ lực phục sức cho họ ở chỗ bênh vực và
tranh đấu quyền lợi của / cho họ.
- Nhu
cầu
hay tình trạng bệnh hoạn tù đầy về thiêng liêng đó
là tình trạng của những người anh chị em yếu kém về luân lý
và đạo lý (tiêu biểu cho tình trạng bệnh hoạn thiêng liêng),
sống khô khan nguội lạnh, buông tuồng tục hóa v.v., cần
phải được thông cảm, cầu nguyện, khuyên bảo và nâng đỡ; thậm
chí đời sống của những người anh chị em đáng thương ấy còn
tiến đến chỗ phạm đầy những tội lỗi, đến độ có thể mất ý thức
tội lỗi (tiêu biểu cho tình trạng tù đầy thiêng liêng), cần
phải được giải phóng bằng những hy sinh, chay tịnh, cầu nguyện,
bác ái và đền tạ thay cho họ.
4- Một xu bằng một
tỉ
(Vấn đáp hôm Thứ Ba Tuần 1
Mùa Chay liên quan đến bài Phúc Âm về
Kinh Lạy Cha)
- Kinh
Lạy
Cha Chúa dạy có 2 phần hết sức rõ ràng:
phần đầu hay phần trên bao gồm 3 ý nguyện, và phần sau hay phần
dưới là phần bao gồm 3 ý cầu, những cả hai phần đều liên kết
chặt chẽ với nhau bất khả phân lý, nghĩa là 3 ý nguyện ở trên
cần đến 3 ý cầu dưới, hay ngược lại, 3 ý cầu dưới cần phải hợp
với 3 ý nguyện trên.
- Ba ý
nguyện trong phần đầu hay phần trên của Kinh Lạy
Cha Chúa
dạy đó là: 1- nguyện danh
Cha cả sáng; 2- nguyện nước Cha trị đến, và 3- nguyện ý
Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời; Ba ý
cầu ở phần sau hay phần dưới của Kinh Lạy Cha Chúa
dạy này là: 1- xin cho lương thực hằng ngày; 2- xin tha nợ chúng
con; và 3- xin chớ để sa chước cám dỗ nhưng cứu khỏi sự dữ.
- Cốt
lõi của Kinh Lạy Cha Chúa dạy này là ý nguyện thứ 3 ở phần
trên và ý cầu thứ 1 ở phần dưới,
và cả hai ở ngay giữa là trung tâm của Kinh Chúa dạy này, cả hai
chi phối các ý nguyện và ý cầu khác.
- Nếu "ý
Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời" không được
thực hiện
thì cũng chẳng bao giờ có chuyện "danh Cha cả sáng" và "nước Cha
trị đến"; và chỉ có khi nào con người biết chu toàn ý Chúa như "lương
thực hằng ngày" của
mình, như Chúa Kitô đã sống lương thực của mình là làm theo ý
Cha của Người (xem Gioan 4:34), họ mới thực sự làm cho "ý Cha
thể hiện", nhờ đó họ mới không bị "nợ" Ngài là làm
trái với ý Ngài, và nhờ đó họ mới không "sa chước cám dỗ" là dám
gây ra một "sự dữ" cả thể là tội dám làm trái với ý muốn toàn
thiện và tối thượng của Ngài.
- Thực
tế cho thấy, con người vừa mù quáng vừa yếu đuối chắc chắn không
thể nào không phạm đến Thiên Chúa, nghĩa là không thể nào không
mắc "nợ" với Ngài, bằng những tội nặng nhẹ họ phạm đến Ngài. Cho
dù
chỉ là một tội nhẹ thật là nhẹ, nhưng vì xúc phạm đến Thiên Chúa
là Đấng vô cùng thì lỗi phạm đó cũng trở thành vô cùng trầm
trọng và đáng trừng phạt,
không thể nào bù đắp và trả nổi, vì việc con người làm dù
tốt đến đâu cũng chỉ có một giá trị nhân bản thấp hèn chứ không
phải là giá trị thần linh cao trọng, để bù lại những gì họ xúc
phạm đến Thiên Chúa.
- Tuy
nhiên, chính Thiên Chúa đã cống hiến cho loài người tội nhân
chúng ta một cách để có thể trả "nợ" cho Ngài, một món nợ kếch
sù họ sẽ không bao giờ trả nổi, như trường hợp của người bầy tôi
bị vị vương chủ của mình đòi nợ không thể trả, đến độ chính
chủ đã tự tha nợ cho người bày tôi này thì món nợ đó mới hết,
bằng không, cho dù người bày tôi này có van
xin khất nợ đến đâu cũng chẳng bao giờ có thể thanh toán hoàn
toàn nổi (xem Mathêu 18:23-35).
- Cách
thức để con người tạo vật mắc nợ với Thiên Chúa bởi tội lỗi của
mình có thể thanh toán một cách dễ dàng và sòng phẳng đó
là tha nợ cho những ai phạm đến mình, một tạo vật đáng bị xúc
phạm vì mình chỉ là một tội nhân vô cùng khốn nạn, đáng khinh
bỉ, xỉ nhục, đọa đầy, trừng phạt v.v.
- Nếu
tội anh chị em xúc phạm đến chúng ta chỉ là một tạo vật tội lỗi,
tạo vật đáng bị xúc phạm, thì tội của những ai xúc phạm đến
chúng ta có thể so sánh cùng lắm chỉ có giá trị như món
nợ
1
xu là
cùng, trong khi đó, tội chúng ta phạm đến Chúa là Đấng vô cùng
mà tự mình chúng ta không thể nào bù đắp, có một giá trị như một món
nợ 1 tỉ,
thì không phải là chúng ta chỉ cần lấy 1 xu nợ nơi anh chị
em chúng ta thì chúng ta có thể thanh toán hoàn toàn món nợ 1
tỉ của chúng ta với Thiên Chúa hay sao!?!