Chúa Nhật
Lời
Chúa
Bài Ðọc I: Gs 5, 9a. 10-12
"Dân Chúa tiến vào đất Chúa hứa và mừng Lễ Vượt Qua".
Trích sách Giosuê.
Trong những ngày ấy, Chúa phán cùng Giosuê rằng: "Hôm nay, Ta đã cất sự dơ
nhớp của Ai-cập khỏi các ngươi!" Con cái Israel tạm trú tại Galgali và mừng
Lễ Vượt Qua vào ban chiều ngày mười bốn trong tháng, trên cánh đồng Giêricô.
Ngày hôm sau Lễ Vượt Qua, họ ăn các thức ăn địa phương, bánh không men và
lúa mạch gặt năm ấy. Từ khi họ ăn các thức ăn địa phương, thì không có manna
nữa. Và con cái Israel không còn ăn manna nữa, nhưng họ ăn thổ sản năm đó
của xứ Canaan.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 33, 2-3. 4-5. 6-7
Ðáp: Các
bạn hãy nếm thử và hãy nhìn coi, cho biết Chúa thiện hảo nhường bao (c. 9a).
Xướng: 1) Tôi chúc tụng Chúa trong mọi lúc, miệng tôi hằng liên lỉ ngợi khen
Người. Trong Chúa linh hồn tôi hãnh diện, bạn nghèo hãy nghe và hãy mừng
vui. - Ðáp.
2) Các bạn hãy cùng tôi ca ngợi Chúa, cùng nhau ta hãy tán tạ danh Người.
Tôi cầu khẩn Chúa, Chúa đã nhậm lời, và Người đã cứu tôi khỏi mọi điều lo
sợ. - Ðáp.
3) Hãy nhìn về Chúa để các bạn vui tươi, và các bạn khỏi hổ ngươi bẽ mặt.
Kìa người đau khổ cầu cứu và Chúa đã nghe, và Người đã cứu họ khỏi mọi điều
tai nạn. - Ðáp.
Bài Ðọc II: 2 Cr 5, 17-21
"Thiên Chúa đã nhờ Ðức Kitô giao hoà chúng ta với mình".
Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, nếu ai ở trong Ðức Kitô, thì người đó sẽ là một thụ tạo
mới, những gì là cũ đã qua đi: này đây tất cả mọi sự đã trở thành mới. Vì
mọi sự bởi Thiên Chúa, Ðấng đã nhờ Ðức Kitô giao hoà chúng ta với mình, và
trao phó cho chúng tôi chức vụ giao hoà. Thật vậy, Thiên Chúa là Ðấng giao
hoà thế gian với chính mình Người trong Ðức Kitô, nên không kể chi đến tội
lỗi của loài người, và đặt lên môi miệng chúng tôi lời giao hoà. Nên chúng
tôi là sứ giả thay mặt Ðức Kitô, như chính Chúa dùng chúng tôi mà khuyên
bảo. Vì Ðức Kitô, chúng tôi van nài anh em hãy giao hoà với Thiên Chúa. Ðấng
không hề biết tội, thì Thiên Chúa làm nên thân tội vì chúng ta, để trong
Ngài, chúng ta trở nên sự công chính của Thiên Chúa.
Ðó là lời Chúa.
Câu Xướng Trước Phúc Âm: Lc 15, 18
Tôi muốn ra đi trở về với cha tôi và thưa người rằng: Thưa cha, con đã lỗi
phạm đến trời và đến cha.
Phúc Âm: Lc 15, 1-3. 11-32
"Em con đã chết nay sống lại".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, những người thu thuế và những kẻ tội lỗi đến gần Chúa Giêsu để nghe
Người giảng; thấy vậy, những người biệt phái và luật sĩ lẩm bẩm rằng: "Ông
này đón tiếp những kẻ tội lỗi và cùng ngồi ăn uống với chúng". Bấy giờ Người
phán bảo họ dụ ngôn này: "Người kia có hai con trai. Ðứa em thưa với cha
rằng: "Thưa cha, xin cha cho con phần gia tài thuộc về con". Người cha liền
chia gia tài cho các con. Ít ngày sau, người em thu nhặt tất cả của mình,
trẩy đi miền xa và ở đó ăn chơi xa xỉ phung phí hết tiền của. Khi nó tiêu
hết tiền của thì vừa gặp nạn đói lớn trong miền đó, và nó bắt đầu cảm thấy
túng thiếu. Nó vào giúp việc cho một người trong miền, người này sai nó ra
đồng chăn heo. Nó muốn ăn những đồ cặn bã heo ăn cho đầy bụng, nhưng cũng
không ai cho. Bấy giờ nó hồi tâm lại và tự nhủ: "Biết bao người làm công ở
nhà cha tôi được ăn uống dư dật, còn tôi, tôi ở đây phải chết đói. Tôi muốn
ra đi trở về với cha tôi và thưa người rằng: "Thưa cha, con đã lỗi phạm đến
trời và đến cha, con không đáng được gọi là con cha nữa, xin cha đối xử với
con như một người làm công của cha". Vậy nó ra đi và trở về với cha nó. Khi
nó còn ở đàng xa, cha nó chợt trông thấy, liền động lòng thương; ông chạy ra
ôm choàng lấy cổ nó và hôn nó hồi lâu... Người con trai lúc đó thưa rằng:
"Thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha, con không đáng được gọi là
con cha nữa". Nhưng người cha bảo đầy tớ: "Mau mang áo đẹp nhất ra đây và
mặc cho cậu, hãy đeo nhẫn vào ngón tay cậu, và xỏ giầy vào chân cậu. Hãy bắt
con bê béo làm thịt để chúng ta ăn mừng: vì con ta đây đã chết, nay sống
lại, đã mất, nay lại tìm thấy". Và người ta bắt đầu ăn uống linh đình.
"Người con cả đang ở ngoài đồng. Khi về gần đến nhà, nghe tiếng đàn hát và
nhảy múa, anh gọi một tên đầy tớ để hỏi xem có chuyện gì. Tên đầy tớ nói:
"Ðó là em cậu đã trở về, và cha cậu đã giết bê béo, vì thấy cậu ấy về mạnh
khoẻ". Anh liền nổi giận và quyết định không vào nhà. Cha anh ra xin anh
vào. Nhưng anh trả lời: "Cha coi, đã bao năm con hầu hạ cha, không hề trái
lệnh cha một điều nào, mà không bao giờ cha cho riêng con một con bê nhỏ để
ăn mừng với chúng bạn. Còn thằng con của cha kia, sau khi phung phí hết tài
sản của cha với bọn đàng điếm, nay trở về thì cha lại sai làm thịt bê béo ăn
mừng nó". Nhưng người cha bảo: "Hỡi con, con luôn ở với cha, và mọi sự của
cha đều là của con. Nhưng phải ăn tiệc và vui mừng, vì em con đã chết nay
sống lại, đã mất nay lại tìm thấy".
Ðó là lời Chúa.
Suy niệm
Sự Sống hứa
hẹn
Hành trình Mùa
Chay 40 ngày bắt đầu tiến tới tuần
lễ Thứ Tư, với Chúa
Nhật hôm nay đây. Và phụng vụ lời Chúa cho Chúa
Nhật Thứ Tư Mùa Chay hôm nay dường như có tính cách hân hoan vui vẻ hẳn
lên, không còn những gì là âu sầu buồn bã theo chiều hướng của Mùa
Chay nữa.
Thật vậy, ngay
trong Bài Đọc 1, luồng gió tươi mát và nắng hồng của mùa xuân như thổi
vào mùa đông và
làm ấm áp mùa đông hẳn lên. Ở chỗ, cuộc hành trình 40 năm vô cùng cực
khổ và quá dài trong sa mạc khô cằn đầy những gian nan thử thách khôn
lường cho một dân tộc đông cả trên 2 triệu con người (xem Xuất Hành
12:37), sau khi ra khỏi Ai Cập và vượt qua Biển Đỏ cùng Sông Jordan,
dân Do Thái cuối cùng đã tiến tới đích điểm của
mình là chính mảnh Đất
Hứa.
Mảnh đất tiền định này đã được Thiên
Chúa hứa với tổ
phụ Abraham của dân Do Thái (xem
Khởi Nguyên 15:18-21). Ngài còn lập lại lời hứa
này với con ông là Isaac (xem Khởi Nguyên 26:3) cũng như với cháu ông
là Giacóp (xem Khởi
Nguyên 28:13). Đất Hứa này là nơi
chính Thiên Chúa cũng đã
dẫn vị tổ phụ đầu tiên này của dân Do Thái đến đó ở trước (xem
Khởi Nguyên 12:7 và 15:7), cho
tới khi nạn đói xẩy ra khắp vùng, khiến
tổ phụ Giacóp cùng con cháu tất cả là 70
người kéo nhau sang Ai Cập (xem Khởi Nguyên đoạn
46), ở đó suốt một thời gian 430
năm (xem Xuất Hành 12:40).
Khi vào được Đất Hứa, đối với dân Do Thái, trước hết, là
như vào được miền đất hoàn toàn tự do, miền đầt thuộc về họ, miền đất do
chính họ làm chủ, khác hẳn với miền đất Ai Cập mà họ đã từng sống như nô
lệ và thật sự là làm nô lệ trong thời điểm trước khi ra đi 40 năm trước,
bởi thế, ngay đầu Bài Đọc 1: "Chúa
phán cùng Giosuê rằng: 'Hôm nay, Ta đã cất sự dơ nhớp của Ai-cập khỏi
các ngươi!'"
Khi dân
Do Thái ra khỏi đất Ai Cập vào thời điểm làm nên chính Lễ
Vượt Qua đầu tiên của
họ thế
nào, ngày
14 Tháng Giêng theo niên lịch của dân tộc này, thì khi vào tới Đất Hứa
họ cũng ở vào thời điểm Lễ Vượt Qua ban đầu như vậy, một biến cố quan
trọng nhất trong lịch sử cứu độ của họ mà họ lần đầu tiên cử hành tại
chính Đất Hứa, như Bài Đọc 1 hôm nay thuật lại: "Con
cái Israel tạm trú tại Galgali và mừng Lễ Vượt Qua vào ban chiều ngày
mười bốn trong tháng, trên cánh đồng Giêricô".
Tuy đã
vào được Đất Hứa, nhưng dân Do Thái chỉ bắt đầu sinh sống tự lập như một
dân tộc ở địa phương mới
này sau Lễ Vượt Qua đầu tiên của họ mà thôi, ở chỗ họ
không
còn lệ thuộc vào manna từ trời xuống là lương thực hằng ngày đã
nuôi dưỡng họ
suốt 40 năm trường trong sa mạc, mà là nhờ các
thổ sản của chính Đất Hứa, như các chi tiết cuối cùng của Bài Đọc 1 cho
biết:
"Ngày
hôm sau Lễ Vượt Qua, họ ăn các thức ăn địa phương, bánh không men và lúa
mạch gặt năm ấy. Từ khi họ ăn các thức ăn địa phương, thì không có manna
nữa. Và con cái Israel không còn ăn manna nữa, nhưng họ ăn thổ sản năm
đó của xứ Canaan".
Đó là lý do tâm
tình tri ân cảm tạ và ngợi khen chúc tụng Thiên Chúa của Bài Đáp Ca hôm
nay cũng chính là của dân Do Thái lúc bấy giờ, ở vào thời điểm lịch sử
cứu độ tiến sang một kỷ nguyên mới, hoàn toàn mới, một kỷ nguyên cho
thấy họ thật sự chẳng những là một dân tộc mà còn là một quốc gia nữa,
có một quê hương xứ sở đất nước đàng hoàng làm nơi
cư trú về địa dư như tất
cả mọi dân
tộc khác trên
trái đất này:
1) Tôi chúc tụng Chúa trong mọi lúc, miệng tôi hằng liên lỉ ngợi khen
Người. Trong Chúa linh hồn tôi hãnh diện, bạn nghèo hãy nghe và hãy mừng
vui.
2) Các bạn hãy cùng tôi ca ngợi Chúa, cùng nhau ta hãy tán tạ danh
Người. Tôi cầu khẩn Chúa, Chúa đã nhậm lời, và Người đã cứu tôi khỏi mọi
điều lo sợ.
3) Hãy nhìn về Chúa để các bạn vui tươi, và các bạn khỏi hổ ngươi bẽ
mặt. Kìa người đau khổ cầu cứu và Chúa đã nghe, và Người đã cứu họ khỏi
mọi điều tai nạn.
Nếu
ngay sau nguyên tội Thiên Chúa đã tự động hứa cứu chuộc loài người (xem
Khởi Nguyên 3:15) thì phải chăng Đức Kitô Thiên Sai Cứu Thế, nơi nhân
tính của Người cũng như nơi Giáo Hội Nhiệm Thể Người, là chính Đất Hứa
của / cho một dân tộc mới, mảnh "đất chảy sữa và mật" (Khởi
Nguyên 33:3; Xuất Hành 3:8), ám chỉ "đầy ân
sủng ("sữa") và
chân lý ("mật")",
xuất
phát từ "Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta, người Con duy
nhất đến từ Cha..." (Gioan
1:14).
Thật
vậy, nhờ cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô nơi Phép
Rửa (xem Roma 6:1-7), Kitô hữu đã cùng với
Chúa Kitô "vượt
qua sự chết mà vào sự sống" (Gioan 5:24), nghĩa là, đã được
vào Đất Hứa của Chúa Kitô, tức đã hiệp thông nên một với Chúa Kitô, qua
Nhiệm Thể Giáo Hội của Người, như Thánh
Phaolô Tông Đồ Dân Ngoại đã diễn tả như
thế trong
Bài Đọc 2 hôm nay: "Nếu
ai ở trong Ðức Kitô, thì người đó sẽ là một thụ tạo mới, những gì là cũ
đã qua đi: này đây tất cả mọi sự đã trở thành mới".
Nhờ Phép
Rửa con
người được biến đổi trong Đất Hứa của Chúa
Kitô là
Giáo Hội Nhiệm Thể Người thành
"một thụ tạo mới" và "tất cả mọi sự đã trở thành mới" đây
có thể nói đã được báo trước và ám chỉ nơi trường hợp của dân Do Thái,
một dân tộc đã sống một cuộc sống hoàn toàn mới mẻ trong Đất Hứa, bằng
những con người mới, được sinh ra sau khi ra khỏi Ai Cập,
không còn một con người cũ nào từ Ai
Cập,
bao gồm cả Moisen, ngoại
trừ 2 con người duy nhất là Calep và Giodue thay
Moisen (xem Dân
Số 14:21-24,30; 20:12).
Hãy
tưởng tượng mà xem đoạn đường 40 năm sa mạc mà dân
Do Thái hành
trình từ Ai Cập, nhất là từ sau khi vượt qua Biển Đỏ về Đất Hứa đã
trở thành một nghĩa trang vĩ đạo nhất
thế giới, nơi đã chôn xác của cả 3 triệu người Do Thái, một
vùng sa mạc có
thể nói là
quê hương của thế hệ Do Thái vượt
qua.
Như
dân Do Thái, nếu không nhờ Thiên Chúa, qua Moisen, giải thoát họ khỏi Ai
Cập, họ sẽ không bao giờ có thể vượt qua tình trạng nô lệ mà vào sự sống
tự do trong Đất
Hứa thế
nào, thì Kitô hữu cũng không thể nào được trở thành chi thể của Giáo
Hội, thuộc về Giáo Hội, sống trong Đất Hứa Giáo Hội, nếu không được
Thiên Chúa cứu chuộc nơi Chúa Giêsu Kitô Thiên Sai Cứu Thế Con
Ngài, đúng như Thánh Phaolô đã xác tín trong Bài Đọc 2 hôm nay liên
quan đến thừa tác vụ của Giáo Hội nơi thành phần thừa tác viên như ngài:
"Vì
mọi sự bởi Thiên Chúa, Ðấng đã nhờ Ðức Kitô giao hoà chúng ta với mình,
và trao phó cho chúng tôi chức vụ giao hoà. Thật vậy, Thiên Chúa là Ðấng
giao hoà thế gian với chính mình Người trong Ðức Kitô, nên không kể chi
đến tội lỗi của loài người, và đặt lên môi miệng chúng tôi lời giao hoà.
Nên chúng tôi là sứ giả thay mặt Ðức Kitô, như chính Chúa dùng chúng tôi
mà khuyên bảo. Vì Ðức Kitô, chúng tôi van nài anh em hãy giao hoà với
Thiên Chúa. Ðấng không hề biết tội, thì Thiên Chúa làm nên thân tội vì
chúng ta, để trong Ngài, chúng ta trở nên sự công chính của Thiên Chúa".
Đúng thế, trong việc cứu chuộc con người,
Thiên Chúa đóng vai chủ động chứ không phải là con người. Điển hình là
trường hợp của dân Cựu Ước Do Thái giáo trong việc giải thoát họ khỏi
thân phận làm tôi ở nước Ai Cập mà đưa họ vào miền Đất
Hứa tự do. Hay trường
hợp dân Tân Ước Kitô giáo, hầu hết làm nên bởi các dân ngoại, trong
việc giải thoát họ khỏi tội lỗi và sự chết bằng chính Chúa Giêsu Kitô là Đấng
Thiên Sai Con Ngài.
Đó là lý do trong Bài Đọc 2 hôm nay,
Thánh Phaolô đã nhận thức rất chính xác là "Thiên
Chúa là Ðấng giao hòa thế
gian với chính mình Người trong Ðức Kitô". Tại
sao con người
tội lỗi đã xúc phạm đến Thiên Chúa đáng lẽ phải tự động đến làm hòa, đến
xin lỗi Thiên Chúa mới phải, mới hợp lẽ công bằng, hợp hợp tình hợp lý
theo trần gian, đằng
này chính
Ngài lại đến làm hòa với loài người tội
nhân? Ôi,
lòng thương xót Chúa...
Chúng
con không thể nào hiểu được ở tầm mức loài người chúng con!
Thiên Chúa giao hòa với loài người
phạm nhân của Ngài, thậm chí, còn ở chỗ nếu con người mà hiểu được và
cảm thấu được
tất cả mầu nhiệm lòng thương xót vô cùng của Thiên Chúa chắc
không thể nào không điên lên, không mất trí, một
lòng thương xót,
như Thánh Phaolô, cũng trong Bài Đọc 2, đã
dám nói mà không sợ bị rối đạo và lạc đạo, đó là "Ðức
Kitô... Ðấng không hề biết tội, thì Thiên Chúa đã biến
thành tội
- who has no sin to become sin / who did not know sin to be sin - vì
chúng ta, để trong Ngài, chúng ta trở nên sự công chính của Thiên Chúa".
Bởi thế, trước tình yêu vô cùng nhân hậu của Vị Thiên Chúa nạn nhân đã
bị loài người xúc phạm song đã tự động tìm cách làm hòa với phạm nhân
của mình, bằng cách biến Người Con vô cùng thánh hảo yêu quí của mình
trở thành tội lỗi, một sự dữ không thể nào có nơi Thiên Chúa và
không thể nào chấp nhận đối với
Thiên Chúa, nhưng Vị Thiên Chúa nạn nhân lại muốn chồng
chất tất cả lên
nhân tính được Người Con mặc lấy và vượt qua, như thể nhuộm đen cả nhân
tính vô tội và thánh hảo của Người, để nhờ Người biến hình sự dữ tội lỗi
của con người thành ân sủng của lòng thương xót Chúa, mà Thánh Phaolô đã
tha thiết kêu gọi Kitô hữu Giáo đoàn Corinto thời ấy, cũng như mọi
thời đại sau này, là "chúng tôi van nài anh em hãy giao hoà với Thiên
Chúa".
Bài Phúc Âm hôm nay, một
bài Phúc Âm đã được Giáo Hội chọn đọc cho ngày Thứ Bảy Tuần 2 Mùa Chay, Chia
sẻ Phụng Vụ Lời Chúa Mùa Chay Tuần 2 (21-27/2/2016), vì
nội dung của bài Phúc Âm hôm nay là một dụ ngôn cho thấy 2
điều chính yếu: 1- Thiên
Chúa quả thực là Đấng đã hòa giải với tội nhân trước, và 2- chỉ
bao giờ ở
trong nhà
với Ngài
mới được
hạnh phúc như ở
trong Đất Hứa vậy.
Trước hết, dụ ngôn của Bài Phúc Âm
hôm nay cho thấy Thiên Chúa là Đấng đã giao hòa trước. Không phải hay
sao, người cha có hai người con trai trong dụ ngôn của bài Phúc Âm hôm
nay đã
cho thấy rõ điều ấy.
Người
cha trong dụ ngôn đã không làm hòa trước là gì với người con hoang đàng
phung phá, ở chỗ, "Khi
nó còn ở đàng xa, cha nó chợt trông thấy, liền động lòng thương; ông
chạy ra ôm choàng lấy cổ nó và hôn nó hồi lâu", trước
khi chính nó lên tiếng xin lỗi ông và xin ông tha thứ cho nó: "Người
con trai lúc đó thưa rằng: 'Thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến
cha, con không đáng được gọi là con cha nữa'".
Bởi
ông đã tha cho nó ngay khi nó có ý định xin ông chia gia tài cho nó và
ngay cả trước khi nó bỏ ông mà đi, vì ông không bao giờ chấp nhất nó,
thậm chí còn tìm dịp để tha cho nó, và thật là hớn
hở khi vớ được dịp tha thứ cho
nó, chỉ
muốn chứng tỏ cho nó càng ngày càng thấy được
ông yêu thương nó là chừng nào, một tình yêu thương vô cùng nhân hậu nó
không thể nào hiểu được. Việc
người con hoang đàng phung phá chỉ có thể làm hòa với cha của nó, như
Bài Phúc Âm hôm nay cho thấy, chỉ
xẩy ra sau khi Người cha đã
bày tỏ
cử chỉ hân
hoan hớn hở được làm
hòa với nó trước.
Sau nữa,
trong cùng dụ
ngôn làm
hòa hay hòa giải tuyệt
vời này, người cha chẳng những tự động hòa
giải với người
con hoang đàng phung phá mà còn với cả người con không
bỏ ông
mà đi
như đứa con hoang đàng phung phá kia nữa,
người
con cho rằng "đã
bao năm con hầu hạ cha, không hề trái lệnh cha một điều nào", thế
mà cuối
cùng những gì đã xẩy ra?
Vào chính lúc mọi người đang xum vầy
trong nhà cha, ăn mừng người con hoang đàng phung phá như "đã
chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy", thì
người con tự cho mình là ngoan ngoan trung thành của cha lại bỏ cha
mà đi, bằng cách, nhất định không chịu vào trong nhà với cha và em của
mình, trái lại, muốn
tách mình ra khỏi mối hiệp thông yêu thương, hiệp thông sự sống, đến độ,
"Cha
anh ra xin anh vào" hiệp
thông với chung gia đình.
Cử chỉ và hành vi "Cha anh ra xin
anh ta vào", không phải hay sao, là chính
tác động Thiên
Chúa tự đến làm
hòa với loài người,
tức là việc "Thiên Chúa muốn cho tất cả mọi người được cứu độ
và nhận
biết chân lý" (1Timotheu 2:4), muốn
mời gọi nhất là những con
người lầm lạc như
người con bề
ngoài ở
nhà với cha mà lại chẳng hiểu cha gì hết, chẳng biết rằng
"tất
cả mọi
sự của cha đều là của con", bởi
thế nên làm
gì cho cha cũng làm như một người đầy tớ "hầu
hạ cha", đòi được trả công xứng đáng: "không
bao giờ cha cho riêng con một con bê nhỏ", hơn
là một người con chỉ
làm vì cha muốn và cho cha được như ý, coi việc của cha và của cải của
cha là của mình.
Trong cả
hai trường hợp, của cả hai người con, một khi ở ngoài nhà của cha, sẽ
không bao giờ được hạnh phúc. Trường hợp của người con hoang đàng phung
phá cuối
cùng phải trở về nhà cha, trở về hiệp thông với cha, mới tìm được sự
sống chân thực và viên mãn. Còn người con không bỏ cha mà đi, tức còn ở
nhà với
cha về
thể lý theo bề ngoài,
một khi không vào nhà của cha mình nữa cũng thế, nghĩa là muốn
hoàn toàn tách
mình ra khỏi cuộc hiệp thông với cha, đã trở thành một con chiên lạc, lẻ
loi cô độc một mình, rất dễ bị sói dữ ăn thịt mất xác.
Nhà Cha đây, mà Đất Hứa của dân Do
Thái là hình bóng tiên báo, trước hết và trên hết ám chỉ mối hiệp thông
thần linh với Thiên Chúa, sau nữa ám chỉ nhân tính Chúa Kitô nói chung
và thân xác của Người nói riêng, và sau hết ám chỉ Giáo Hội Nhiệm Thể Chúa
Kitô là
bí tích và là dấu chỉ hiệp
thông với Thiên Chúa và hiệp nhất với loài người (xem Hiến Chế Tín Lý về
Giáo Hội Lumen Gentium Ánh Sáng Muôn Dân - 1).
Chính
vì Nhà Cha là đích điểm của cuộc sống trần gian của con người nói chung
và của cuộc hành trình đức tin Kitô hữu nói riêng,
là
khát vọng build-in - bẩm sinh sẵn có trong lòng con người, mà
người con hoang đàng phung phá trong dụ ngôn của bài Phúc Âm hôm nay,
khi đã tới tận cùng khốn nạn của cuộc đời, đã thấy được tất cả sự thật
không thể chối cãi và không thể rời xa: "Biết
bao người làm công ở nhà cha tôi được ăn uống dư dật, còn tôi, tôi ở đây
phải chết đói". Bởi
thế và từ đó, người con đã dứt khoát tiến đến chỗ: "Tôi
muốn ra đi trở về với cha tôi".
Chẳng
những quyết định
trong lòng, người
con hoang đàng phung phá này còn
thực sự tỏ ra bằng hành động cụ thể bên ngoài nữa: "Vậy
nó ra đi và trở về với cha nó". Nghĩa
là, nó muốn làm hòa cùng cha của nó, một hành động cho thấy nó chẳng
những nhận lỗi trong lòng sau khi nó cảm thấy hối hận vì đã bỏ cha
mà đi: "con
đã lỗi phạm đến trời và đến cha...", mà
còn xin lỗi ngoài miệng nữa sau khi nó được lại gặp mặt người cha vô
cùng nhân hậu của nó: "Thưa
cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha, con không đáng được gọi là con
cha nữa".
Thế
nhưng, việc người con hoang đàng phung phá hòa giải với cha của nó chỉ
xẩy ra sau khi cha của nó hòa giải với nó, không
bao giờ chấp nhất nó, hằng tha thứ cho nó ngay cả trước khi nó xúc
phạm đến ông, thậm chí còn vui vẻ tìm dịp để tha thứ cho nó, như được tỏ
ra trong dụ ngôn của Bài Phúc Âm hôm nay: "Khi
nó còn ở đàng xa, cha nó chợt trông thấy, liền động lòng thương; ông
chạy ra ôm choàng lấy cổ nó và hôn nó hồi lâu".
Cảnh
cha con trọng dụ ngôn của bài Phúc Âm hôm nay hòa giải với nhau đã xẩy
ra đúng như những gì được Thánh
Phaolô đã
trải qua, cảm
nhận và vì
thế đã được ngài sử
dụng để khuyên Kitô hữu Giáo đoàn Corinto trong Bài Đọc 1 hôm nay:
1- Thiên Chúa nạn nhân hòa giải với
con người phạm nhận tội lỗi trước: "Vì
mọi sự bởi Thiên Chúa, Ðấng đã nhờ Ðức Kitô giao hoà chúng ta với mình,
và trao phó cho chúng tôi chức vụ giao hoà. Thật vậy, Thiên Chúa là Ðấng
giao hoà thế gian với chính mình Người trong Ðức Kitô, nên không kể chi
đến tội lỗi của loài người, và đặt lên môi miệng chúng tôi lời giao hoà".
2- Loài
người phạm nhân nhờ đó và từ đó mới có thể hòa giải với Vị Thiên Chúa
nạn nhân của mình: "Nên
chúng tôi là sứ giả thay mặt Ðức Kitô, như chính Chúa dùng chúng tôi mà
khuyên bảo. Vì Ðức Kitô, chúng tôi van nài anh em hãy giao hoà với Thiên
Chúa. Ðấng không hề biết tội, thì Thiên Chúa làm nên thân tội vì chúng
ta, để trong Ngài, chúng ta trở nên sự công chính của Thiên Chúa".
Thánh thi Kinh Phụng Vụ Ban Mai các Chúa
Nhật Mùa Chay (bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ)
Nào phủ phục trước nhan thánh Chúa
Cho tấc lòng than thở nài van:
Chúa thương xét xử khoan nhân
Dừng cơn thịnh nộ, ân cần lắng tai.
Muôn lạy Chúa, này đây bao tội,
Lũ con hư phản bội ân tình
Ngửa trông lượng cả cao xanh
Thiên ân tràn xuống cho thanh thoát lòng.
Xin Ngài nhớ: dẫu mỏng manh phận
Ðoàn con đây cũng vẫn là con,
Nhậm lời chúng tử nỉ non
Danh Ngài nhân hậu tiếng đồn muôn năm.
Xin tha thứ lỗi lầm trót phạm
Giúp chúng con can đảm vững bền,
Vâng theo thánh ý ngày đêm
Bây giờ mãi mãi trọn niềm hiếu trung.
Muôn lạy Chúa vô song tuyệt mỹ
Là Ba Ngôi hiển trị thiên tòa,
Phúc lành tuôn đổ sớm trưa
Cho mùa trai tịnh thành mùa hồng ân.
Thứ Hai
Lời
Chúa
Bài Ðọc I: Is 65, 17-21
"Thiên hạ sẽ không còn nghe tiếng khóc lóc và than van nữa".
Trích sách Tiên tri Isaia.
Ðây Thiên Chúa phán: "Này Ta tác tạo trời mới, đất mới; người ta sẽ không
còn nhớ lại dĩ vãng, và cũng sẽ không bận tâm đến dĩ vãng nữa. Nhưng các
ngươi hãy hân hoan và nhảy mừng cho đến muôn đời trong các việc Ta tác tạo,
vì đây Ta tác tạo một Giêrusalem hân hoan và một dân tộc vui mừng. Ta sẽ hân
hoan ở Giêrusalem, sẽ vui mừng nơi dân Ta, và từ đây người ta sẽ không còn
nghe tiếng khóc lóc và than van nữa. Ở đó sẽ không còn trẻ nhỏ chết yểu,
không còn người già chết sớm nữa, vì người chết trăm tuổi cũng còn gọi là
chết trẻ, người không sống đến trăm tuổi, kể là bị chúc dữ. Họ sẽ xây cất
nhà cửa và cư ngụ ở đó, sẽ trồng nho và ăn trái nho".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 29, 2 và 4. 5-6. 11e-12a và 13b
Ðáp: Lạy
Chúa, con ca tụng Chúa vì đã giải thoát con (c. 2a).
Xướng: 1) Lạy Chúa, con ca tụng Chúa vì đã giải thoát con, và không để quân
thù hoan hỉ về con. Lạy Chúa, Ngài đã đưa linh hồn con thoát xa Âm phủ, Ngài
đã cứu con khỏi số người đang bước xuống mồ. - Ðáp.
2) Các tín đồ của Chúa, hãy đàn ca mừng Chúa, và hãy cảm tạ thánh danh Ngài.
Vì cơn giận của Ngài chỉ lâu trong giây phút, nhưng lòng nhân hậu của Ngài
vẫn có suốt đời. Chiều hôm có gặp cảnh lệ rơi, nhưng sáng mai lại được mừng
vui hoan hỉ. - Ðáp.
3) Lạy Chúa, xin nhậm lời và xót thương con, lạy Chúa, xin Ngài gia ân cứu
giúp con. Chúa đã biến đổi lời than khóc thành khúc nhạc cho con, lạy Chúa
là Thiên Chúa của con, con sẽ tán tụng Chúa tới muôn đời. - Ðáp.
Câu Xướng Trước Phúc Âm: Lc 15, 18
Tôi muốn ra đi trở về với cha tôi và thưa người rằng: Thưa cha, con đã lỗi
phạm đến trời và đến cha.
Phúc Âm: Ga 4, 43-54
"Ông hãy về đi, con ông mạnh rồi".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu bỏ Samaria mà đến Galilêa. Chính Người đã nói: "Không vị
tiên tri nào được kính nể nơi quê hương mình". Khi Người đến Galilêa, dân
chúng ra đón tiếp Người: Họ đã chứng kiến tất cả các việc Người làm ở
Giêrusalem trong dịp lễ; vì họ cũng đi dự lễ.
Người trở lại Cana xứ Galilêa, nơi Người đã biến nước thành rượu. Bấy giờ có
một quan chức nhà vua ở Capharnaum có người con trai đang đau liệt. Ðược tin
Chúa Giêsu đã bỏ Giuđêa đến Galilêa, ông đến tìm Người và xin Người xuống
chữa con ông sắp chết. Chúa Giêsu bảo ông: "Nếu các ông không thấy những
phép lạ và những việc phi thường, hẳn các ông sẽ không tin". Viên quan chức
trình lại Người: "Thưa Ngài, xin Ngài xuống trước khi con tôi chết". Chúa
Giêsu bảo ông: "Ông hãy về đi, con ông mạnh rồi". Ông tin lời Chúa Giêsu nói
và trở về.
Khi xuống đến sườn đồi thì gặp gia nhân đến đón, báo tin cho ông biết con
ông đã mạnh. Ông hỏi giờ con ông được khỏi. Họ thưa: "Hôm qua lúc bảy giờ
cậu hết sốt". Người cha nhận ra là đúng giờ đó Chúa Giêsu bảo ông: "Con ông
mạnh rồi", nên ông và toàn thể gia quyến ông đều tin. Ðó là phép lạ thứ hai
Chúa Giêsu đã làm khi Người ở Giuđêa về Galilêa.
Ðó là lời Chúa.
Suy niệm
Sự Sống tỏ
mình
Hôm nay, Thứ Hai
trong Tuần IV Mùa Chay, phụng
vụ lời Chúa bắt đầu có chiều hướng càng sát nghĩa hơn bao giờ hết với
chủ đề "Tôi tự ý bỏ sự sống mình đi để rồi lấy nó lại" (Gioan
10:17) của chung Mùa Chay, bao gồm cả Tuần Thánh. Bởi vì, từ hôm nay,
dọc suốt 2 tuần liền của thời điểm cuối cùng của Mùa Chay, Giáo Hội
cố ý chọn đọc cho các ngày thường
trong tuần toàn là các bài Phúc Âm theo Thánh ký
Gioan, không còn Phúc Âm của Thánh ký Mathêu, Marco hay Luca như ba tuần
trước đây nữa.
Tại sao? Tại vì chỉ có Phúc Âm của Thánh Gioan, cuốn
Phúc Âm cuối cùng trong 4 cuốn Phúc Âm được Giáo Hội công nhận trong sổ
bộ Thánh Kinh Tân Ước, cuốn Phúc Âm về thần tính của Chúa Kitô và về
Giáo Hội, mới có những đoạn Chúa
Giêsu tỏ thần tính của mình ra, hay nói cách khác, Người tỏ
nguồn gốc thần linh của Người ra, vừa bằng
phép lạ hay dấu lạ vừa bằng
chính lời tự chứng của Người liên
quan đến ý Cha là Đấng đã
sai Người.
Tuy nhiên, đa số dân Do Thái nói chung và thành
phần lãnh đạo dân Do Thái bấy giờ nói riêng đã không
thể chấp nhận chứng từ cùng chứng cớ rất chân thực
bất khả chối cãi của Người,
cho đến giờ của Người, tức cho đến thời điểm họ
có thể thực hiện mưu đồ sát hại Người, theo đúng
như dự án cứu độ của Thiên Chúa và công cuộc
cứu độ của Người, Đấng đã "tự ý bỏ sự sống mình đi để rồi lấy nó lại"
bằng Mầu Nhiệm Vượt Qua của Người, một mầu nhiệm là tột đỉnh của chung
phụng niên và của riêng Tuần
Thánh, đặc biệt là của Tam
Nhật Thánh!
Hai bài Phúc Âm theo Thánh ký Gioan đầu
tiên cho 2 tuần cuối cùng của Mùa Chay liên
quan đến 2 phép lạ Chúa Giêsu làm, phép lạ trước, trong bài Phúc Âm hôm
nay, Người làm ở Galilêa, vùng đất miền bắc xa xôi, nơi có nhiều dân
ngoại sinh sống, còn phép lạ sau, trong bài Phúc Âm ngày mai, Người
làm ở ngay Giêrusalem xứ Giuđêa ở miền nam, một phép lạ xẩy ra ở
ngay giáo đô của dân Do Thái, do đó, đã trở thành nguyên cớ dẫn đến
cuộc đối đầu giữa Chúa Giêsu và dân của Người, nhất là với thành phần
lãnh đạo ở đó bấy
giờ.
Phép
lạ được bài Phúc Âm hôm nay thuật lại, "là
phép lạ thứ hai Chúa Giêsu đã làm khi Người ở Giuđêa về Galilêa", tiếp
theo phép
lạ Người đã hóa nước thành rượu ngon ở tiệc cưới Cana trước đó để tỏ
mình ra cho các môn đệ và làm cho các vị tin vào Người là
phép lạ đầu tiên (xem Gioan 2:11). Nếu
phép lạ thứ nhất liên quan đến hôn nhân thì phép
lạ thứ hai này liên quan đến gia đình. Bởi thế mà cuối Bài Phúc Âm Thánh
ký Gioan đã cho biết tác dụng xuất phát từ phép lạ Chúa Giêsu thực hiện:
"nên
ông và toàn thể gia quyến ông đều tin".
Tuy nhiên,
sở dĩ Giáo Hội chọn bài Phúc Âm về phép lạ Chúa Giêsu làm cho "một
quan chức nhà vua ở Capharnaum có người con trai đang đau liệt", không
phải để cho chúng ta thấy
cái cân xứng giữa
hai phép lạ: phép
lạ thứ nhất Người làm cho các môn đệ tin Người và phép lạ thứ hai Người
làm cho dân chúng tin Người, mà chính
là để cho chúng ta thấy rằng thành phần dân ngoại dễ tin vào Người hơn
là chính dân của Người, như phép lạ trong bài Phúc Âm ngày mai chứng
thực.
Đó là lý do ở đầu bài Phúc Âm hôm
nay, Thánh
ký Gioan đã ghi nhận lòng khao khát thần linh và thái độ mộ mến của dân
chúng đối với Đấng Thiên Sai của chính dân Do Thái: "Khi
ấy, Chúa Giêsu bỏ Samaria mà đến Galilêa. Chính Người đã nói: 'Không vị
tiên tri nào được kính nể nơi quê hương mình'. Khi Người đến Galilêa,
dân chúng ra đón tiếp Người: Họ đã chứng kiến tất cả các việc Người làm
ở Giêrusalem trong dịp lễ; vì họ cũng đi dự lễ".
"Chính Người đã nói: 'Không vị tiên tri nào được kính nể nơi quê hương
mình'" ở
câu Phúc Âm này không phải ám chỉ dân chúng ở Nazarét quê quán của
Người đã đối xử với Người được Thánh ký Luca thuật lại (xem 4:14-30), mà
là ám chỉ chung dân Do Thái là dân tộc của Người theo huyết nhục trần
gian. Tuy nhiên, thành phần dân tộc của Người ít là cũng được
chia làm
hai loại hay hai hạng, hạng bình dân cởi mở và hạng trí thức lẫn quyền lực.
Hình
như dân Do Thái ở Galilêa thuộc miền bắc xa xôi, xa giáo đô Giêrusalem
và sống chung với nhiều người dân ngoại đã có được một tinh thần cởi mở
và phóng khoáng hơn là những người Do Thái ở Giuđêa nói chung và ở
giáo đô Giêrusalem nói riêng. Bởi thế nên, Thánh Gioan đã cho thấy dân
Do Thái ở Galilêa đã cởi mở hơn với Chúa Giêsu: "Khi
Người đến Galilêa, dân chúng ra đón tiếp Người: Họ đã chứng kiến tất cả
các việc Người làm ở Giêrusalem trong dịp lễ; vì họ cũng đi dự lễ".
Sự
kiện "dân
chúng ra đón tiếp Người: Họ đã chứng kiến tất cả các việc Người làm ở
Giêrusalem trong dịp lễ" đây
có nghĩa là họ rất cảm phục Người, vì Người chỉ là một người Galilêa tầm
thường như họ mà đã dám làm những gì không ai có thể làm và dám làm như
Người. Chẳng hạn như Người đã chẳng những dám đánh đuổi đám buôn bán
trong đền thờ mà còn dám thách thức những người Do Thái chính qui ở đó
bấy giờ đã ngỏ ý muốn thấy dấu lạ Người làm để chứng tỏ thẩm quyền thực
sự của Người trong việc Người thanh tẩy đền thờ là nhà của Cha Người như
thế (xem
Gioan 2:13-23).
Chính vì tấm lòng cởi mở của chung
dân Do Thái ở Galilêa như vậy mà
hầu như các phép lạ Người làm đều xẩy ra ở Galilêa, hơn là ở Giuđêa.
Phép lạ thứ hai Người làm ở Galilêa trong Bài Phúc Âm hôm nay lại xẩy
ra ở Cana là "nơi
Người đã biến nước thành rượu", một
phép lạ được
Chúa Giêsu thực hiện cho
người
con trai của một
viên chức triều đình (royal officer), không biết là người Do Thái hay
dân ngoại, nhưng có thể nắm chắc là dân ngoại, bởi vì cuối bài Phúc Âm
Thánh ký Gioan đã ghi chú thêm chi tiết: "ông
và toàn thể gia quyến ông đều tin", như
trường hợp của gia đình viên đại đội trưởng Roma Cornelio (xem
Tông Vụ 10:1-48).
Trong Phúc Âm của Thánh Gioan,
thường Chúa Giêsu tự động làm
phép lạ để
tỏ mình ra cho người ta tin vào Người, hơn là người ta phải có đức tin đã rồi
Người mới làm phép lạ, như thường xẩy
ra hầu
hết ở
bộ Phúc Âm Nhất Lãm. Tuy nhiên, trong bài Phúc Âm hôm nay, Người lại đề
cập đến đức tin như là một điều kiện cần thiết trước
khi Người làm phép lạ.
Nhưng
người đề cập đến đức tin không phải chỉ với riêng viên chức triều đình đang
van xin mà
là cho chung những người ở đó bấy giờ: "các
ông". Như
thể Người nhắc nhở hết mọi người
rằng hãy
tin sẽ được, như viên chức triều đình vẫn đang
gắn
bó tin
tưởng vào Người
bấy giờ: "xin
Ngài xuống trước khi con tôi chết".
Bởi thế, sau khi nghe "Chúa
Giêsu bảo ông: 'Ông hãy về đi, con ông mạnh rồi'. Ông tin lời Chúa Giêsu
nói và trở về".
Quả thật, ông đã tin sao
thì được đúng như vậy, như bài Phúc Âm ở đoạn cuối cho thấy:
"Khi
xuống đến sườn đồi thì gặp gia nhân đến đón, báo tin cho ông biết con
ông đã mạnh. Ông hỏi giờ con ông được khỏi. Họ thưa: 'Hôm qua lúc bảy
giờ cậu hết sốt'. Người cha nhận ra là đúng giờ đó Chúa Giêsu bảo ông:
'Con ông mạnh rồi'".
Ngay trong cách
thức Chúa Giêsu chữa lành ở bài Phúc Âm của Thánh ký Gioan hôm
nay, chỉ bằng ý muốn là xong, là phép lạ xẩy ra, chứ Người không cần
phải hiện diện, phải đến tận nơi, phải đụng
chạm, phải
tỏ cử chỉ đặc biệt nào đó..., cũng
là cách Chúa Giêsu muốn tỏ thần tính của Ngưòi ra, một tỏ mình thần linh
chẳng những làm tan biến đi tất cả những gì là yếu hèn bệnh hoạn mà còn mang
lại sự sống sinh động
nữa.
Nội dung của Bài Đọc
1 hôm nay quả
thực đã phản ảnh ý nghĩa tỏ mình ra của Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm hôm
nay qua việc Người tỏ thần tính của Người ra nơi phép lạ chữa lành
bằng ý muốn toàn năng vô cùng hiệu lực của Người, một phép lạ cho thấy ý
muốn cứu độ của Thiên Chúa trong việc tiêu diệt tội lỗi và sự
chết mà
ban cho con người sự sống và hạnh phúc:
"Này Ta tác tạo trời mới, đất mới; người ta sẽ không còn nhớ lại dĩ
vãng, và cũng sẽ không bận tâm đến dĩ vãng nữa. Nhưng các ngươi hãy hân
hoan và nhảy mừng cho đến muôn đời trong các việc Ta tác tạo, vì đây Ta
tác tạo một Giêrusalem hân hoan và một dân tộc vui mừng. Ta sẽ hân hoan
ở Giêrusalem, sẽ vui mừng nơi dân Ta, và từ đây người ta sẽ không còn
nghe tiếng khóc lóc và than van nữa. Ở đó sẽ không còn trẻ nhỏ chết yểu,
không còn người già chết sớm nữa, vì người chết trăm tuổi cũng còn gọi
là chết trẻ, người không sống đến trăm tuổi, kể là bị chúc dữ. Họ sẽ xây
cất nhà cửa và cư ngụ ở đó, sẽ trồng nho và ăn trái nho".
Theo chiều
hướng của Bài Phúc Âm và Bài Đọc 1 hôm nay, Bài Đáp
Ca được Giáo Hội chọn đọc cùng ngày đã chất chứa tâm tình thần linh của
thánh
vịnh gia cũng là của những
tâm hồn thực sự nhận thức được Thiên Chúa là Đấng yêu thương và cứu độ
của con người nói
chung và của bản thân mình nói riêng:
1) Lạy Chúa, con ca tụng Chúa vì đã giải thoát con, và không để quân thù
hoan hỉ về con. Lạy Chúa, Ngài đã đưa linh hồn con thoát xa Âm phủ, Ngài
đã cứu con khỏi số người đang bước xuống mồ.
2) Các tín đồ của Chúa, hãy đàn ca mừng Chúa, và hãy cảm tạ thánh danh
Ngài. Vì cơn giận của Ngài chỉ lâu trong giây phút, nhưng lòng nhân hậu
của Ngài vẫn có suốt đời. Chiều hôm có gặp cảnh lệ rơi, nhưng sáng mai
lại được mừng vui hoan hỉ.
3) Lạy Chúa, xin nhậm lời và xót thương con, lạy Chúa, xin Ngài gia ân
cứu giúp con. Chúa đã biến đổi lời than khóc thành khúc nhạc cho con,
lạy Chúa là Thiên Chúa của con, con sẽ tán tụng Chúa tới muôn đời.
Thứ Ba
Lời Chúa
Bài Ðọc I: Ed 47, 1-9. 12
"Tôi đã thấy nước từ bên phải đền thờ chảy ra, và nước ấy chảy đến ai, thì
tất cả đều được cứu rỗi".
Trích sách Tiên tri Êdêkiel.
Trong những ngày ấy, thiên thần dẫn tôi đến cửa nhà Chúa, và đây nước chảy
dưới thềm nhà phía hướng đông, vì mặt tiền nhà Chúa hướng về phía đông, còn
nước thì chảy từ bên phải đền thờ, về phía nam bàn thờ. Thiên thần dẫn tôi
qua cửa phía bắc, đưa đi phía ngoài, đến cửa ngoài nhìn về hướng đông, và
đây nước chảy từ bên phải. Khi đó có người đàn ông đi ra về hướng đông, tay
cầm sợi dây, ông đo một ngàn thước tay và dẫn tôi đi qua dưới nước tới mắt
cá chân. Ông đo một ngàn thước tay nữa và dẫn tôi đi qua dưới nước đến đầu
gối. Ông còn đo một ngàn thước tay và dẫn tôi đi qua dưới nước đến ngang
lưng. Ông lại đo thêm một ngàn thước tay nữa, và đây là suối nước, tôi không
thể đi qua được, vì nước suối dâng lên cao quá, phải lội mới đi qua được,
nên người ta không thể đi qua được. Người ấy nói với tôi: "Hỡi người, hẳn
ngươi đã xem thấy". Rồi ông dẫn tôi đi, rồi dẫn trở lại trên bờ suối. Khi
trở lại, tôi thấy hai bên suối có nhiều cây cối. Người ấy lại nói với tôi:
"Nước này chảy về phía cồn cát, phía đông, chảy xuống đồng bằng hoang địa,
rồi chảy ra biển, biến mất trong biển và trở nên nước trong sạch. Tất cả
những sinh vật sống động, nhờ suối nước chảy qua, đều được sống. Sẽ có rất
nhiều cá và nơi nào nước này chảy đến, nơi đó sẽ trở nên trong lành, và sự
sống sẽ được phát triển ở nơi mà suối nước chảy đến.
Gần suối nước, hai bên bờ ở mỗi phía, mọi thứ cây ăn trái sẽ mọc lên; lá của
nó sẽ không khô héo, và trái của nó sẽ không bao giờ hết; mỗi tháng nó có
trái mới, vì dòng nước này phát xuất từ đền thờ; trái của nó dùng làm thức
ăn, và lá của nó dùng làm thuốc uống.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 45, 2-3. 5-6. 8-9
Ðáp: Chúa
thiên binh hằng ở cùng ta, và ta được Chúa Giacóp hằng bảo vệ (c. 8).
Xướng: 1) Chúa là nơi ẩn náu và là sức mạnh của chúng ta, Người hằng cứu
giúp khi ta sầu khổ. Dầu đất có rung chuyển, ta không sợ chi, dầu núi đổ
xuống đầy lòng biển cả. - Ðáp.
2) Nước dòng sông làm cho thành Chúa vui mừng, làm hân hoan cung thánh Ðấng
Tối Cao hiển ngự. Chúa ở giữa thành, nên nó không chuyển rung, lúc tinh
sương, thành được Chúa cứu giúp. - Ðáp.
3) Chúa thiên binh hằng ở cùng ta, ta được Chúa Giacóp hằng bảo vệ. Các
ngươi hãy đến mà xem mọi kỳ công Chúa làm, Người thực hiện muôn kỳ quan trên
vũ trụ. - Ðáp.
Câu Xướng Trước Phúc Âm: Tv 50, 12a và 14a
Ôi lạy Chúa, xin tạo cho con quả tim trong sạch. Xin ban lại cho con niềm
vui ơn cứu độ.
Phúc Âm: Ga 5, 1-3a. 5-16
"Tức khắc người ấy được lành bệnh".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Hôm đó là ngày lễ của người Do-thái, Chúa Giêsu lên Giêrusalem. Tại
Giêrusalem, gần cửa "Chiên", có một cái hồ, tiếng Do-thái gọi là Bếtsaiđa,
chung quanh có năm hành lang. Trong các hành lang này, có rất nhiều người
đau yếu, mù loà, què quặt, bất toại nằm la liệt. Trong số đó, có một người
nằm đau liệt đã ba mươi tám năm. Khi Chúa Giêsu thấy người ấy nằm đó và biết
anh đã đau từ lâu, liền hỏi: "Anh muốn được lành bệnh không?" Người đó thưa:
"Thưa Ngài, tôi không được ai đem xuống hồ, mỗi khi nước động. Khi tôi lết
tới, thì có người xuống trước tôi rồi". Chúa Giêsu nói: "Anh hãy đứng dậy
vác chõng mà về". Tức khắc người ấy được lành bệnh. Anh ta vác chõng và đi.
Nhưng hôm đó lại là ngày Sabbat, nên người Do-thái bảo người vừa được khỏi
bệnh rằng: "Hôm nay là ngày Sabbat, anh không được phép vác chõng". Anh ta
trả lời: "Chính người chữa tôi lành bệnh bảo tôi: "Vác chõng mà đi". Họ hỏi:
"Ai là người đã bảo anh "Vác chõng mà đi?" Nhưng kẻ đã được chữa lành không
biết Người là ai, vì Chúa Giêsu đã lánh vào đám đông tụ tập nơi đó.
Sau đó, Chúa Giêsu gặp anh ta trong đền thờ, Người nói: "Này, anh đã được
lành bệnh, đừng phạm tội nữa, kẻo phải khốn khổ hơn trước". Anh ta đi nói
cho người Do-thái biết chính Chúa Giêsu là người đã chữa anh ta lành bệnh.
Vì thế người Do-thái gây sự với Chúa Giêsu, vì Người đã làm như thế trong
ngày Sabbat.
Ðó là lời Chúa.
Suy niệm
Sự Sống tươi
mát
Mùa Chay tiếp tục
với ngày Thứ Ba trong Tuần IV Mùa
Chay hôm nay,
phụng vụ lời Chúa, bao gồm cả Bài Phúc Âm lẫn
Bài Đọc 1, đều liên quan đến hình ảnh về nước.
Trước hết, nước
trong Bài Phúc Âm hôm nay là một thứ nước
có khả năng chữa
lành, như Thánh ký Gioan thuật lại ở đầu bài
Phúc Âm như sau: "Tại
Giêrusalem, gần cửa 'Chiên', có một cái hồ, tiếng Do-thái gọi là
Bếtsaiđa, chung quanh có năm hành lang. Trong các hành lang này, có rất
nhiều người đau yếu, mù loà, què quặt, bất toại nằm la liệt".
Lý
do tại sao cái hồ này lại "có
rất nhiều người đau yếu, mù lòa,
què quặt, bất toại nằm la liệt" như
vậy, là vì mỗi khi nước hồ động lên đều
có thể chữa lành cho bệnh nhân hay tật nguyền nhân nào xuống hồ đầu
tiên.
Đó là lý do, "có
một người nằm đau liệt đã ba mươi tám năm" đã
trần tình cùng "Chúa
Giêsu", Đấng bấy giờ đã "thấy người ấy nằm đó và biết anh đã đau từ lâu, liền hỏi: 'Anh
muốn được lành bệnh không?'",
và đã
than thở với Người về
hoàn cảnh nuôi hy vọng trong thất vọng và tuyệt vọng của anh ta như sau: "Thưa
Ngài, tôi không được ai đem xuống hồ, mỗi khi nước động. Khi tôi lết
tới, thì có người xuống trước tôi rồi".
Ở đây,
trong câu
trả lời của nạn nhân "đau liệt 38 năm này", một nạn nhân cô độc
chẳng ai giúp đỡ ấy, như thể đã hoàn toàn bị bỏ rơi, và đã hoàn toàn
tuyệt vọng, không còn trông mong được khỏi tật bệnh kéo dài có thể nói
gần nửa đời người như thế nữa, nên khi được Chúa Giêsu hỏi "Anh
muốn được lành bệnh không?", anh
ta đã
trả lời một cách có vẻ rất hững hờ, chẳng có chút gì là hào hứng, chỉ
trình bày và than phiền về thân phận hẩm hiu bất hạnh đến vô vọng của
mình thôi.
Nếu anh ta còn một chút hy vọng, còn
ham sống, thì phản ứng của anh ta khi vừa được Chúa Giêsu hỏi: "Anh
muốn được lành bệnh không?",
anh ta như chộp được thời cơ, chụp được cơ hội ngàn vàng, cơ hội ngàn
năm một thuở mà thưa ngay với Người rằng:
"Thưa có
chứ... Vậy thì ông có thể giúp tôi được không...".
Thế
nhưng, anh ta đâu có ngờ rằng, chính lúc anh ta đã nản lòng không còn
muốn sống nữa, muốn buông xuôi theo số phận hẩm hiu bất hạnh, anh ta
lại được cứu, cho dù anh ta không hội đủ điều kiện là lòng tin tưởng cần
có của anh ta. Nhưng vì Chúa Giêsu, ở trong trường hợp của anh ta, không
cần anh ta tin, vì anh ta đã biết Người đâu mà tin, cho bằng Người làm
cho anh ta tin, bằng quyền năng của Người nơi anh ta.
Bởi thế, Người đã tự động chữa lành
cho anh ta: "Anh
hãy đứng dậy vác chõng mà về",
sau khi đã hỏi phép anh ta đàng hoàng trước đó.
Cho dù anh ta không tỏ ra tích cực và minh nhiên theo câu hỏi của
Người, nhưng
nội dung của câu anh ta trả lời Người đã
cho thấy rằng anh ta thực sự là
muốn được chữa lành. Và
tác dụng thần linh của lời Người truyền đã tuyệt đối công hiệu ngay bấy
giờ, nơi đương sự nạn nhân đã tỏ ý muốn được chữa lành: "Tức
khắc người ấy được lành bệnh. Anh ta vác chõng và đi".
Phép
lạ Chúa Giêsu chữa lành cho "một
người nằm đau liệt đã ba mươi tám năm" ấy đã kèm
theo cả một
hiện tượng phải gọi là quái lạ hay quái
gở chưa hề thấy. Ở
chỗ, trong bài Phúc Âm không thấy nói gì đến việc nạn nhân đương sự được
chữa lành sụp lạy Chúa Giêsu để tạ ơn Người về phép lạ bất ngờ anh ta
không thể nào tưởng tượng được rằng phép lạ đã xẩy ra cho anh ta ở vào
lúc anh ta tuyệt vọng nhất như thế. Có thể là vì trong thời khoảng anh
ta đang lồm cồm bò ngồi dậy sau 38 năm không bao giờ có thể ngồi lên như
lời Người truyền thì "Chúa
Giêsu đã lánh vào đám đông tụ tập nơi đó".
Cứ cho là như thế đi! Thế nhưng, sau
khi anh ta bị những người khác nhắc bảo rằng: "'Hôm
nay là ngày Sabbat, anh không được phép vác chõng'. Anh ta trả lời:
'Chính người chữa tôi lành bệnh bảo tôi: Vác chõng mà đi'. Họ hỏi: 'Ai
là người đã bảo anh Vác chõng mà đi?' Nhưng kẻ đã được chữa lành không
biết Người là ai".
Nạn
nhân đương sự được chữa lành này không biết Người cũng phải và vì thế
anh ta đã trả lời đúng sự thật. Tuy nhiên vấn đề ở đây
là sau đó, sau khi anh ta biết được Người là ai rồi thì anh ta cũng vẫn
không ngỏ lời cám ơn Người, trái lại, quái gở thay, anh ta lại đi tố cáo
phản lại Người:
"Sau đó, Chúa Giêsu gặp anh ta trong đền thờ, Người nói: 'Này, anh đã
được lành bệnh, đừng phạm tội nữa, kẻo phải khốn khổ hơn trước'. Anh ta
đi nói cho người Do-thái biết chính Chúa Giêsu là người đã chữa anh ta
lành bệnh. Vì thế người Do-thái gây sự với Chúa Giêsu, vì Người đã làm
như thế trong ngày Sabbat".
Trường
hợp chín trong mười người phong cùi được Chúa Giêsu chữa lành cho, khi
thấy mình được khỏi trên đườngđi trình diện với các vị tư tế như lời
Người bảo họ, mà không trở lại tạ ơn Người như một người Samaritanô trong
số
họ (xem Luca 17:11-19), đằng này nạn nhân đương sự được Chúa Giêsu bất
ngờ chữa lành cho khỏi tật bệnh kéo dài suốt 38 năm trường lại quay ra
tố cáo người nữa thì quả là vô cùng quái gở, không thể nào tượng
tưởng được.
Đó là lý do, thấy trước được con
người này, Chúa Giêsu đã cảnh giác anh ta về đặc ân nhưng không anh ta
vừa được hưởng về phần xác có thể sẽ trở thành tai họa về phần hồn cho
anh ta rằng: "Này,
anh đã được lành bệnh, đừng phạm tội nữa, kẻo phải khốn khổ hơn trước".
Vấn đề được đặt
ra ở đây là thế thì tại sao Chúa Giêsu lại chữa lành cho một nạn nhân mà
Người biết rằng ân phúc nạn nhân đương sự này được hưởng có
thể trở
thành tai họa cho phần
hồn của họ như vậy? Có
thể nói, lý do Chúa Giêsu chữa lành cho nạn nhân đương sự này là vì tự
mình họ đáng thương và cần được cứu vớt trong lúc anh ta không được ai
cứu giúp và trong lúc anh ta có vẻ như đã hoàn toàn tuyệt vọng.
Ngoài ra, không phải vì anh ta là
con người "xấu" mà anh ta không đáng được hưởng ơn lành như những người
tốt hơn anh ta và xứng đáng hơn anh ta. Ơn Chúa là của Chúa, là những gì
nhưng không từ Chúa, Người
muốn ban cho ai tùy ý của Ngài, hay muốn ban thế nào và ban vào lúc
nào cũng không ai cản được, và không ai có quyền ghen tị với
người khác và đặt
vấn đề với Người.
Nhưng
về phần người nhận ân huệ của Người có biết ơn Người và đáp ứng
xứng đáng với ân huệ họ lãnh nhận hay
chăng, hoàn toàn là do họ. Trường
hợp nạn nhân đương sự trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu đâu có ép
anh ta phải được lành mạnh - anh
ta có
thể nói với Chúa khi Người hỏi anh ta "Anh
muốn được lành bệnh không?" rằng:
"No, thank you. I'm fine!"
Bởi thế, chỉ
sau khi anh ta ngỏ ý muốn được chữa lành Người mới ra tay thỏa đáng ước
muốn đã trở thành tuyệt vọng của anh ta thôi, nhờ đó, Người
có thể làm
cho anh ta phấn khởi lên mà sống, và sống một
cách xứng đáng
với số phận
lành mạnh của con người vốn đã được
Thiên Chúa ngay từ ban đầu dựng nên tốt đẹp mọi
bề về cả hồn lẫn xác.
Sau nữa, "nước" trong
Bài Đọc 1 hôm nay được Tiên Tri Êzêkiên diễn tả xuất phát từ "nhà
Chúa" và "chảy
dưới thềm nhà phía hướng đông, vì mặt tiền nhà Chúa hướng về phía đông,
còn nước thì chảy từ bên phải đền thờ (dường
như ám chỉ máu và nước chảy ra từ cạnh suờn Chúa Kitô tử giá), về
phía nam bàn thờ (ám
chỉ chảy
xuống phía dưới cạnh sườn bị đâm thâu qua của Chúa Kitô tử giá)". Nước
càng ngày càng dâng cao, đầu
tiên chỉ ở mức "mắt
cá chân", sau đó
"đến
đầu gối", rồi "đến
ngang lưng" và
cuối cùng "vì
nước suối dâng lên cao quá, phải lội mới đi qua được".
Chưa
hết, Bài Đọc 1 hôm nay còn cho thấy tác dụng của giòng suối nước
này,
cả ở dưới suối nước
lẫn trên bờ suối nước. Ở
dưới suối nước: "Tất
cả những sinh vật sống động, nhờ suối nước chảy qua, đều được sống. Sẽ
có rất nhiều cá và nơi nào nước này chảy đến, nơi đó sẽ trở nên trong
lành, và sự sống sẽ được phát triển ở nơi mà suối nước chảy đến".
Còn ở
trên bờ suối nước thì sao, chúng ta thấy được Tiên Tri Êzêkiên diễn tả ở
phần cuối Bài Đọc
1 hôm
nay như thế này: "Gần
suối nước, hai bên bờ ở mỗi phía, mọi thứ cây ăn trái sẽ mọc lên; lá của
nó sẽ không khô héo, và trái của nó sẽ không bao giờ hết; mỗi tháng nó
có trái mới, vì dòng nước này phát xuất từ đền thờ; trái của nó dùng làm
thức ăn, và lá của nó dùng làm thuốc uống".
Hình ảnh nước và suối
nước
theo Bài Đọc
1 hôm nay diễn tả, càng lúc càng dâng cao và mang lại sức sống cùng phát
triển cho sinh vật
cả ở dưới nước lẫn trên bờ như thế khiến cho chúng ta liên tưởng đến
những gì Chúa Giêsu nói về nước ám chỉ Thần Linh,
một
Vị Thần Linh ban sự sống, được tuôn đổ xuống trên Giáo Hội bởi Chúa
Kitô phục sinh (xem Gioan 7:37-39; 20:22) trong mầu
nhiệm Vượt Qua và nhờ biến cố Vượt Qua.
Tâm tình của những ai được chữa lành
bởi nước, như người đau liệt 38 năm trong Bài Phúc Âm hôm nay, và những
ai được no thỏa suối nước xuất phát tự nhà Chúa trong Bài Đọc 1 hôm
nay, đều có một cảm nghiệm thần linh như vị thánh vịnh gia trong Bài Đáp
Ca hôm nay:
1) Chúa là nơi ẩn náu và là sức mạnh của chúng ta, Người hằng cứu giúp
khi ta sầu khổ. Dầu đất có rung chuyển, ta không sợ chi, dầu núi đổ
xuống đầy lòng biển cả.
2) Nước dòng sông làm cho thành Chúa vui mừng, làm hân hoan cung thánh
Ðấng Tối Cao hiển ngự. Chúa ở giữa thành, nên nó không chuyển rung, lúc
tinh sương, thành được Chúa cứu giúp.
3) Chúa thiên binh hằng ở cùng ta, ta được Chúa Giacóp hằng bảo vệ. Các
ngươi hãy đến mà xem mọi kỳ công Chúa làm, Người thực hiện muôn kỳ quan
trên vũ trụ.
Thứ Tư
Lời Chúa
Bài Ðọc I: Is 49, 8-15
"Ta đã đặt ngươi nên giao ước của dân, để ngươi phục hưng xứ sở".
Trích sách Tiên tri Isaia.
Ðây Chúa phán: "Trong thời thuận tiện, Ta đã nghe lời ngươi; trong ngày cứu
độ, Ta đã cứu giúp ngươi; Ta đã gìn giữ ngươi và đã đặt ngươi nên giao ước
của dân, để ngươi phục hưng xứ sở, và thu hồi các tài sản bị phân tán, để
ngươi nói với tù nhân rằng: "Các ngươi hãy ra", và nói với những kẻ ở trong
tối tăm rằng: "Các ngươi hãy ra ngoài sáng". Họ được nuôi dưỡng trên các nẻo
đường, và các đồi trọc sẽ trở thành đồng cỏ. Họ sẽ không còn đói khát nữa,
gió nóng và mặt trời không làm khổ họ, vì Ðấng thương xót họ sẽ là người
hướng dẫn họ và đưa họ đến uống ở suối nước. Ta sẽ biến đổi tất cả các núi
của Ta thành đường đi, và các lối đi của Ta sẽ được bồi đắp cho cao. Này
đoàn người từ xa đến. Kìa những kẻ từ hướng bắc và hướng tây lại, và những
người từ miền nam lên.
Trời hãy ca ngợi, đất hãy nhảy mừng, núi đồi hãy hân hoan chúc tụng! Vì Chúa
đã an ủi dân Người và sẽ xót thương những người cùng khổ.
Nhưng Sion nói: "Chúa bỏ rơi tôi, Chúa đã quên tôi rồi". Nào người mẹ có thể
quên con mình mà không thương xót chính đứa con mình đã cưu mang ư? Cho dù
người mẹ đó có quên, nhưng Ta sẽ không quên ngươi đâu".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 144, 8-9. 13cd-14. 17-18
Ðáp: Chúa
là Ðấng nhân ái và từ bi (c. 8a).
Xướng: 1) Chúa nhân ái và từ bi, chậm bất bình và giầu ân sủng. Chúa hảo tâm
với hết mọi loài, và từ bi với mọi công cuộc của Chúa. - Ðáp.
2) Chúa trung thành trong mọi lời Ngài phán, và thánh thiện trong mọi việc
Ngài làm. Chúa nâng đỡ hết thảy những ai sa ngã, và cho mọi kẻ khòm lưng
đứng thẳng lên. - Ðáp.
3) Chúa công minh trong mọi đường lối, và thánh thiện trong việc Chúa làm.
Chúa gần gũi mọi kẻ kêu cầu Ngài, mọi kẻ kêu cầu Ngài cách thành tâm. - Ðáp.
Câu Xướng Trước Phúc Âm: 2 Cr 6, 2
Ðây là lúc thuận tiện. Ðây là ngày cứu độ.
Phúc Âm: Ga 5, 17-30
"Chúa Cha cho người chết sống lại và làm cho họ sống thế nào, thì Chúa Con
cũng vậy, Người làm cho ai sống là tuỳ ý Người".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu trả lời dân Do-thái rằng: "Cha Ta làm việc liên lỉ, Ta
cũng làm việc như vậy". Bởi thế, người Do-thái càng tìm cách giết Người, vì
không những Người đã phạm luật nghỉ ngày Sabbat, lại còn gọi Thiên Chúa là
Cha mình, coi mình ngang hàng với Thiên Chúa. Vì thế, Chúa Giêsu trả lời họ
rằng:
"Quả thật, quả thật, Ta nói cho các ngươi biết: Chúa Con không thể tự mình
làm gì nếu không thấy Chúa Cha làm. Ðiều gì Chúa Cha làm, thì Chúa Con cũng
làm y như vậy. Vì chưng, Chúa Cha yêu Chúa Con và bày tỏ cho Chúa Con biết
mọi việc mình làm, và sẽ còn bày tỏ những việc lớn lao hơn thế nữa, đến nỗi
các ngươi sẽ phải thán phục. Bởi vì, cũng như Chúa Cha cho người chết sống
lại và làm cho họ sống thế nào, thì Chúa Con cũng vậy, Ngài làm cho ai sống
là tuỳ ý Ngài. Vì hơn nữa, Chúa Cha không xét xử ai cả, mà trao cho Chúa Con
trọn quyền xét xử, để cho mọi người tôn trọng Chúa Con cũng như tôn trọng
Chúa Cha: ai không tôn trọng Chúa Con thì không tôn trọng Chúa Cha, Ðấng đã
sai Ngài. Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi: Ai nghe lời Ta và tin Ðấng
đã sai Ta, thì được sống đời đời và khỏi bị xét xử, nhưng được từ cõi chết
mà qua cõi sống. Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi, vì đến giờ và ngay
bây giờ, kẻ chết nghe tiếng Con Thiên Chúa, và ai đã nghe thì sẽ được sống.
Cũng như Chúa Cha có sự sống nơi chính mình thế nào, thì Người cũng cho Chúa
Con có sự sống nơi mình như vậy, và Người đã ban cho Chúa Con quyền xét xử,
vì Ngài là Con Người. Các ngươi đừng ngạc nhiên về điều này, vì đến giờ mọi
kẻ trong mồ sẽ nghe tiếng Con Thiên Chúa và ra khỏi mồ; kẻ đã làm việc lành
thì sống lại để được sống, còn kẻ đã làm việc dữ thì sống lại để bị xét xử.
Ta không thể tự mình làm điều gì. Nghe sao, Ta xét xử vậy. Và án Ta xử thì
công minh, vì Ta không tìm ý riêng Ta, mà tìm ý Ðấng đã sai Ta".
Ðó là lời Chúa.
Suy niệm
Sự Sống thông
ban
Hôm nay, Thứ Tư
trong Tuần IV Mùa Chay, phụng
vụ lời Chúa nói chung và Phúc Âm nói riêng liên quan đến mạc khải thần
linh của Thiên Chúa, một mạc khải thần linh đã đạt đến tột đỉnh ở nơi
bản thân của Chúa Giêsu Kitô, và được chính Chúa Kitô bắt đầu
chứng thực cho dân do Thái biết bằng các
cuộc đối đáp giữa Người và họ.
Như đã nhận định từ hôm Thứ Hai tuần này, chiều hướng
của các bài Phúc Âm theo Thánh ký Gioan được Giáo Hội chọn đọc cho
ngày trong tuần liên tục suốt 2 tuần cuối cùng IV và V của Mùa Chay,
nhất là từ hôm nay trở đi, sau hai bài về 2 phép
lạ Người làm như được thuật lại ở bài Phúc Âm
Thứ Hai hôm kia và Thứ Ba hôm
qua.
Phép lạ Người
chữa lành cho một nạn nhân yếu liệt 38 năm vào ngày hưu lễ ở Bài
Phúc Âm hôm qua đã trở thành
như đầu mối cho cuộc đụng độ bắt đầu công khai hóa giữa Chúa Giêsu
và dân Do Thái nói chung, nhất là thành phần biệt phái và lãnh đạo
của họ.
Đó là lý do ngay sau phép lạ chữa lành cho nạn nhân
yếu liệt 38 năm vào ngay ngày hưu lễ ở
bài Phúc Âm hôm qua, Thánh ký Gioan đã ghi chú thêm ngay sau biến
cố then chốt này như sau: "Do
đó, người Do-thái chống đối Đức Giê-su, vì Người hay chữa bệnh ngày
sa-bát".
Chúa Giêsu đã lợi dụng chính vấn đề ngày hưu lễ cần phải nghỉ ngơi
theo luật lệ và thông lệ của dân Do Thái để mạc khải cho họ thấy tất
cả ý nghĩa sâu xa về việc làm đối với Đấng hiện hữu luôn sống động
và năng động không bao giờ nghỉ ngơi, như chính Chúa Kitô khẳng định
ở ngày đầu bài Phúc Âm hôm nay: "Cho
đến nay, Cha tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng làm việc".
Đó là câu trả lời của Chúa Giêsu cho việc
"người Do-thái chống đối (Người) vì Người hay chữa bệnh ngày
sa-bát".
Nghĩa là sở dĩ Người
"hay chữa bệnh ngày sa-bát" là vì
"Cha tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng làm việc". Đúng thế, nếu
căn cứ vào luật phải nghỉ ngày hưu lễ, tức là ngày thứ bảy, là vì
ngày thứ bảy là ngày chính Thiên Chúa đã nghỉ, hoàn toàn không còn
tiếp tục việc tạo dựng của Ngài như 6 ngày trước đó nữa, thì Chúa
Giêsu đã làm điều sai trái, ở chỗ Người chẳng những phạm luật Moisen
(cũng là luật Thiên Chúa ban cho dân do Thái qua ông) mà Người còn
không đúng với ý nghĩa của ngày thứ bảy ban đầu nữa (xem Khởi Nguyên
2:2-3).
Tuy nhiên, nếu hiểu đúng nghĩa của ngày thứ bảy, thời điểm Thiên
Chúa nghỉ việc tạo dựng, nhưng lại là thời điểm được thánh hóa: "Thiên
Chúa chúc lành cho ngày thứ bảy và thánh hóa ngày này..." (Khởi
Nguyên 2:3). Nghĩa là ngày thứ bảy là ngày thánh trong tuần, ngày để
làm những việc thiêng liêng với Chúa và lành thánh với tha nhân, xa
lánh những mối bận tâm trần thế, chỉ chú tâm đến phần hồn hơn là
phần xác (như làm việc xác v.v.). Đó là lý do Kitô giáo đã giữ ngày
Chúa Nhật, thay ngày thứ bảy, vì là ngày thứ nhất trong tuần, ngày
Chúa Kitô phục sinh. Chúa Kitô đến không phải để hủy lề luật mà làm
cho nó nên tọn là như thế.
Con người ta là tạo vật duy nhất được Thiên Chúa dựng nên sau cùng
nhưng lại là loài tạo vật được Ngài chăm chú tạo dựng một cách rất
đặc biệt theo chủ ý riêng của Ngài (xem Khởi Nguyên 1:26-28). Bởi
thế, sau khi tạo dựng nên họ theo hình ảnh của Ngài và tương tự như
Ngài, Ngài đã tiếp tục ở với con người, tiếp tục tỏ mình ra cho họ,
nghĩa là thánh hóa họ, một việc thánh hóa chỉ xẩy ra trong ngày thứ
bảy là thời điểm Ngài nghỉ việc tạo dựng bề ngoài để chuyên vào việc
thánh hóa bề trong, ở chỗ làm cho con người tin vào Ngài, như Chúa
Giêsu đã khẳng định về công việc của Cha Người: "Công việc của
Thiên Chúa đó là hãy tin vào Đấng Ngài sai" (Gioan 6:29).
Vậy Chúa Giêsu chữa lành trong ngày thứ bảy là một việc rất chính
đáng, chẳng những nên làm mà còn cần phải làm nữa, vì việc chữa lành
của Người hợp với mục đích của ngày thứ bảy là ngày làm việc lành
thánh, ngày thánh hóa con người, để nhờ được chữa lành nạn nhân
đương sự và những ai quen biết đương sự tin vào Người mà được cứu
độ, đúng như bản chất việc làm của Thiên Chúa trong ngày thứ bảy là
ngày thánh, ngày Ngài thánh hóa con người nơi việc tỏ mình ra của
Con Ngài, Đấng Ngài muốn con người tin tưởng mà được cứu độ và thánh
hóa.
Chúa Giêsu quả thực đã chí lý khi cho dân Do Thái bấy giờ biết lý do
tạo sao Người hay chữa lành vào ngày thứ bảy, đó là vì "Cho
đến nay, Cha tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng làm việc". Trong
bài Phúc Âm hôm nay, ở đoạn ngay sau đó, Người còn cho họ biết
"Chúa
Con không thể tự mình làm gì nếu không thấy Chúa Cha làm. Ðiều gì
Chúa Cha làm, thì Chúa Con cũng làm y như vậy". Chẳng
hạn, như Người trưng dẫn một việc quan trọng và chính yếu nhất của
ngày thứ bảy là ngày thánh hóa đó là:
"Chúa Cha cho người chết sống lại và làm cho họ sống thế nào, thì
Chúa Con cũng vậy, Người làm cho ai sống là tùy ý
Người",
nên
"Ai nghe lời Ta và tin Ðấng đã sai Ta, thì được sống đời đời".
Cho dù việc Người làm phép lạ trong ngày hưu lễ chính
đáng và chí lý mấy đi nữa, đúng như mục đích và ý nghĩa của ngày thứ
bảy theo ý định thần linh của Thiên Chúa, vẫn là một hành động phạm
luật và sai trái, nên Người đã bị "người
Do-thái chống đối", vậy
mà
Người
lại còn như đổ thêm dầu vào lửa qua cách xưng hô của Người với Đấng đã
sai Người, mà tình hình căng thăng và đụng độ càng trở nên kịch liệt
hơn nữa, đến độ họ tìm cách sát hại Người, như Thánh ký Gioan ghi
nhận ở ngay câu Người nói: "Bởi
vậy, người Do-thái lại càng tìm cách giết Đức Giê-su, vì không những
Người phá luật sa-bát, lại còn nói Thiên Chúa là Cha của mình, và
như thế là tự coi mình ngang hàng với Thiên Chúa".
Thế nhưng
là "ánh
sáng thật soi chiếu mọi người đã đến trong thế gian"
(Gioan 1:9), như "ánh
sáng chiếu trong tăm tối, một
thứ tối tăm không át được ánh sáng"
(Gioan 1:5), Chúa
Giêsu đã lợi dụng cái tối tăm và lầm lạc của dân Người nơi chính tình
trạng rất đạo đức tốt lành của dân mình, ở chỗ họ hết sức bảo vệ
luật lệ (liên quan đến phép lạ Người làm vào ngày hưu lễ) và coi
trọng phẩm vị cao cả của Thiên Chúa (liên quan đến lời Người cưng hô
với Thiên Chúa), nhưng không hoàn toàn phản ảnh tất cả sự thật của
mạc khải thần linh mà Người là tột đỉnh và là tất cả.
Bởi thế, qua bài Phúc Âm hôm
nay, Người đã chứng thực về Người liên quan đến mối liên hệ mật
thiết với Cha của Người là Đấng đã sai Người, bằng cách Người đã
nói cho họ biết rõ: Người
và Cha cùng làm
một
việc như
nhau (1); Người là hiện
thân đại diện của Cha và cho Cha nơi loài người (2),
và Người là thừa tác viên ban sự
sống của
Cha cho loài
người (3).
1- Người và Cha cùng làm
một
việc như
nhau:
"Chúa
Con không thể tự mình làm gì nếu không thấy Chúa Cha làm. Ðiều gì
Chúa Cha làm, thì Chúa Con cũng làm y như vậy. Vì chưng, Chúa Cha
yêu Chúa Con và bày tỏ cho Chúa Con biết mọi việc mình làm, và sẽ
còn bày tỏ những việc lớn lao hơn thế nữa, đến nỗi các ngươi sẽ phải
thán phục. Bởi vì, cũng như Chúa Cha cho người chết sống lại và làm
cho họ sống thế nào, thì Chúa Con cũng vậy, Ngài làm cho ai sống là
tùy ý
Ngài".
2- Người là hiện thân đại diện của
Cha và cho Cha nơi loài người:
"Chúa
Cha không xét xử ai cả, mà trao cho Chúa Con trọn quyền xét xử, để cho
mọi người tôn trọng Chúa Con cũng như tôn trọng Chúa Cha: ai không tôn
trọng Chúa Con thì không tôn trọng Chúa Cha, Ðấng đã sai Ngài. Quả thật,
quả thật, Ta bảo các ngươi: Ai nghe lời Ta và tin Ðấng đã sai Ta, thì
được sống đời đời và khỏi bị xét xử, nhưng được từ cõi chết mà qua cõi
sống. Quả
thật, quả thật, Ta bảo các ngươi, vì đến giờ và ngay bây giờ, kẻ chết
nghe tiếng Con Thiên Chúa, và ai đã nghe thì sẽ được sống".
3- Người là thừa tác viên ban sự
sống của
Cha cho loài
người: "Cũng
như Chúa Cha có sự sống nơi chính mình thế nào, thì Người cũng cho Chúa
Con có sự sống nơi mình như vậy, và Người đã ban cho Chúa Con quyền xét
xử, vì Ngài là Con Người. Các ngươi đừng ngạc nhiên về điều này, vì đến
giờ mọi kẻ trong mồ sẽ nghe tiếng Con Thiên Chúa và ra khỏi mồ; kẻ đã
làm việc lành thì sống lại để được sống, còn kẻ đã làm việc dữ thì sống
lại để bị xét xử. Ta không thể tự mình làm điều gì. Nghe sao, Ta xét xử
vậy. Và án Ta xử thì công minh, vì Ta không tìm ý riêng Ta, mà tìm ý
Ðấng đã sai Ta".
Qua lời
tự chứng của Chúa Kitô về bản thân Người trong bài Phúc Âm hôm nay, như
vừa được thứ tự tóm gọn làm 3 đoạn trên đây, chúng ta thấy Người muốn
chứng thực với
dân Do Thái
rằng:
1- Người quả thực
là Đấng Thiên Sai của
họ, từ Cha mà đến: ""Chúa
Con không thể tự mình làm gì nếu không thấy Chúa Cha làm. Ðiều gì Chúa
Cha làm, thì Chúa Con cũng làm y như vậy";
2- Nên Người chỉ làm những gì Cha
là Đấng đã sai Người muốn Người làm: "Ta
không thể tự mình làm điều gì. Nghe sao, Ta xét xử vậy. Và án Ta xử thì
công minh, vì Ta
không tìm ý riêng Ta, mà tìm ý Ðấng đã sai Ta";
3- Mà việc Người cần phải làm trên
hết theo đúng như ý
muốn của Cha đó là ban sự sống của Người cũng
là của Cha cho
loài người:
"cũng
như Chúa Cha cho người chết sống lại và làm cho họ sống thế nào, thì
Chúa Con cũng vậy, Ngài làm cho ai sống là tùy ý
Ngài... Cũng
như Chúa Cha có sự sống nơi chính mình thế nào, thì Người cũng cho Chúa
Con có sự sống nơi mình như vậy";
4- Vì con
người
tạo vật, bởi
nguyên tội, đã bị băng hoại và sống trong chết chóc, cần được
hồi sinh và tái sinh:
"đến
giờ và ngay bây giờ, kẻ chết nghe tiếng Con Thiên Chúa, và ai đã nghe
thì sẽ được sống... vì đến giờ mọi kẻ trong mồ sẽ nghe tiếng Con Thiên
Chúa và ra khỏi mồ; kẻ đã làm việc lành thì sống lại để được sống, còn
kẻ đã làm việc dữ thì sống lại để bị xét xử".
5- Và đường
lối để được sự sống đó
là nhận
biết Đấng Thiên Sai và chấp nhận những gì Người mạc khải cho biết: "Chúa
Cha không xét xử ai cả, mà trao cho Chúa Con trọn quyền xét xử, để cho
mọi người tôn trọng Chúa Con cũng như tôn trọng Chúa Cha: ai không tôn
trọng Chúa Con thì không tôn trọng Chúa Cha, Ðấng đã sai Ngài. Quả thật,
quả thật, Ta bảo các ngươi: Ai nghe lời Ta và tin Ðấng đã sai Ta, thì
được sống đời đời và khỏi bị xét xử, nhưng được từ cõi chết mà qua cõi
sống".
Đúng thế, mục đích chính yếu và duy
nhất Thiên Chúa dựng nên con người theo hình ảnh thần linh của Ngài
và tương tự như Ngài (xem Khởi
Nguyên 1:26-27) đó
là cho họ được hiệp thông thần linh với Ngài, để họ được tham phần vào
sự sống thần linh của Người và với Người.
Cho dù loài người, bởi
nguyên tội, đã đánh
mất sự sống thần linh vô cùng cao quí này từ
mối hiệp thông thần linh ngay từ ban đầu ấy,
Thiên Chúa vẫn tìm cách ban lại cho họ, ở một mức độ còn dồi dào sung
mãn hơn nữa, nơi "Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng
ta... đầy ân sủng và chân lý" (Gioan 1:14).
Ở Bài Đọc 1 hôm nay, chúng ta
thấy được hình ảnh của một Vị Thiên Chúa vô cùng nhân hậu không bao giờ
bỏ rơi nhân loại được Ngài cố ý dựng nên để làm con cái của Ngài, để yêu
thương họ và cho họ thông phần vào sự sống của Ngài: "Nào
người mẹ có thể quên con mình mà không thương xót chính đứa con mình đã
cưu mang ư? Cho dù người mẹ đó có quên, nhưng Ta sẽ không quên ngươi
đâu".
Chính
vì Thiên Chúa luôn chăm sóc cho tạo vật vô cùng thấp hèn lại tội lỗi vô
cùng khốn nạn của Ngài như thế mà Ngài "đã yêu thế gian đến ban Con Một
của Ngài để ai
tin vào
Con thì không phải chết nhưng được sự sống" (Gioan 3:16), đúng
như những gì chính Chúa Kitô đã nói về Người trong Bài Phúc Âm hôm nay, một
Người Con đã được báo trước trong Bài Đọc 1 cùng ngày về sứ vụ giải
phóng của Người để mang lại sự sống mới cho những ai được trao phó cho
Người:
"Nên giao ước của dân, để người phục
hưng xứ sở, và thu hồi các tài sản bị phân tán, để người nói
với tù nhân rằng: 'Các ngươi hãy ra', và nói với những kẻ ở trong tối
tăm rằng: 'Các ngươi hãy ra ngoài sáng'. Họ được nuôi dưỡng trên các nẻo
đường, và các đồi trọc sẽ trở thành đồng cỏ. Họ sẽ không còn đói khát
nữa, gió nóng và mặt trời không làm khổ họ, vì Ðấng thương xót họ sẽ là
người hướng dẫn họ và đưa họ đến uống ở suối nước. Ta sẽ biến đổi tất cả
các núi của Ta thành đường đi, và các lối đi của Ta sẽ được bồi đắp cho
cao. Này đoàn người từ xa đến. Kìa những kẻ từ hướng bắc và hướng tây
lại, và những người từ miền nam lên".
Trước một
Vị Thiên Chúa yêu thương nhân hậu đối với nhân loại lầm than khốn khổ
cần được cứu độ như
thế, con người không thể nào không cùng với thánh vịnh gia trong Bài Đáp
Ca hôm nay dâng lên Ngài những cảm nhận thần linh chí thiết sau đây:
1) Chúa nhân ái và từ bi, chậm bất bình và giầu ân sủng. Chúa hảo tâm
với hết mọi loài, và từ bi với mọi công cuộc của Chúa.
2) Chúa trung thành trong mọi lời Ngài phán, và thánh thiện trong mọi
việc Ngài làm. Chúa nâng đỡ hết thảy những ai sa ngã, và cho mọi kẻ khòm
lưng đứng thẳng lên.
3) Chúa công minh trong mọi đường lối, và thánh thiện trong việc Chúa
làm. Chúa gần gũi mọi kẻ kêu cầu Ngài, mọi kẻ kêu cầu Ngài cách thành
tâm.
Thứ Năm
Lời Chúa
Bài
Ðọc I: Xh 32, 7-14
"Xin Chúa tỏ lòng khoan dung đối với tội lỗi dân Chúa".
Trích sách Xuất Hành.
Trong những ngày ấy, Chúa phán cùng Môsê rằng: "Ngươi hãy đi xuống; dân mà
ngươi dẫn ra khỏi đất Ai-cập đã phạm tội. Chúng đã sớm bỏ đường lối Ta đã
chỉ dạy cho chúng, chúng đã đúc tượng bò con và sấp mình thờ lạy nó; chúng
đã dâng lên nó của lễ hiến tế và nói rằng: "Hỡi Israel, này là Thiên Chúa
ngươi, Ðấng đã đưa ngươi ra khỏi đất Ai-cập". Chúa phán cùng Môsê: "Ta thấy
rõ dân này là một dân cứng cổ. Ngươi hãy để Ta làm, Ta sẽ nổi cơn thịnh nộ
với chúng và sẽ huỷ diệt chúng, rồi Ta sẽ làm cho ngươi trở nên tổ phụ một
dân tộc vĩ đại".
Môsê van xin Chúa là Thiên Chúa của ông rằng: "Lạy Chúa, tại sao Chúa nổi
cơn thịnh nộ với dân mà Chúa đã dùng quyền lực và cánh tay hùng mạnh đưa ra
khỏi đất Ai-cập? Xin Chúa đừng để cho người Ai-cập nói rằng: "Người đã khéo
dẫn họ đến đây, để giết họ trên núi và huỷ diệt họ khỏi mặt đất". Xin Chúa
nguôi cơn giận và tỏ lòng khoan dung đối với tội lỗi dân Chúa. Xin Chúa nhớ
đến Abraham, Isaac, và Israel tôi tớ Chúa, vì chính Chúa đã thề hứa rằng:
"Ta sẽ làm cho con cháu các ngươi sinh sản ra nhiều như sao trên trời, Ta sẽ
ban cho con cháu các ngươi toàn cõi xứ này như lời Ta đã hứa, và các ngươi
sẽ chiếm hữu xứ này mãi mãi". Chúa đã nguôi cơn giận, không thực hiện điều
dữ mà Người đe doạ phạt dân Người.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 105, 19-20. 21-22. 23
Ðáp: Lạy
Chúa, xin nhớ chúng con khi gia ân huệ cho dân Ngài (c. 4a).
Xướng: 1) Họ đã đúc con bò tại Horeb, và lễ bái thần tượng đã đúc bằng vàng.
Họ đem vinh quang của mình đánh đổi lấy hình tượng con bò ăn cỏ. - Ðáp.
2) Họ đã quên Thiên Chúa là Ðấng cứu độ mình, Ðấng đã làm những điều trọng
đại bên Ai-cập, Ðấng đã làm những điều kỳ diệu trên lãnh thổ họ Cam, và
những điều kinh ngạc nơi Biển Ðỏ. - Ðáp.
3) Chúa đã nghĩ tới chuyện tiêu diệt họ cho rồi, nếu như Môsê là người Chúa
chọn, không đứng ra cầu khẩn với Ngài, để Ngài nguôi giận và đừng tiêu diệt
họ. - Ðáp.
Câu Xướng Trước Phúc Âm: Ed 33, 11
Chúa phán: "Ta không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối
và được sống".
Phúc Âm: Ga 5, 31-47
"Có người tố cáo các ngươi, đó là Môsê, người mà các ngươi vẫn tin tưởng".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu nói với dân Do-thái rằng: "Nếu chính Ta làm chứng về
Mình, thì chứng của Ta sẽ không xác thực. Có một Ðấng khác làm chứng về Ta,
và Ta biết chứng Người làm về Ta thì xác thực. Các ngươi đã sai người đi hỏi
Gioan, và Gioan đã làm chứng cho sự thật. Phần Ta, Ta không cần chứng của
loài người, nhưng Ta nói những điều này để các ngươi được cứu thoát. Gioan
là cây đèn cháy sáng. Các ngươi cũng muốn vui hưởng ánh sáng đó một thời
gian. Nhưng Ta có một bằng chứng hơn chứng của Gioan: vì công việc Chúa Cha
đã giao cho Ta hoàn thành, là chính công việc Ta đang làm. Các việc đó làm
chứng về Ta rằng Chúa Cha đã sai Ta. Và Chúa Cha, Ðấng đã sai Ta, chính
Người cũng làm chứng về Ta. Nhưng chưa bao giờ các ngươi được nghe tiếng
Người, chưa bao giờ nhìn thấy mặt Người, và lời Người, các ngươi cũng chẳng
giữ lại được, vì các ngươi không tin Ðấng Người đã sai đến. Các ngươi tra
cứu Sách Thánh, vì tưởng rằng trong đó các ngươi sẽ tìm thấy sự sống muôn
đời; chính Sách Thánh lại làm chứng về Ta, vậy mà các ngươi vẫn không chịu
đến với Ta để được sống.
Ta không tìm vinh quang nơi loài người. Nhưng Ta biết các ngươi không có
lòng yêu mến Thiên Chúa. Ta đến nhân danh Chúa Cha, nhưng các ngươi không
chịu đón nhận. Nếu có một người nào khác nhân danh mình mà đến, các ngươi sẽ
đón nhận nó. Các ngươi là những người nhận vinh quang lẫn nhau mà không tìm
vinh quang do một Thiên Chúa, thì làm sao các ngươi có thể tin được? Các
ngươi đừng tưởng rằng Ta sẽ tố cáo các ngươi với Chúa Cha. Kẻ tố cáo các
ngươi là Môsê, tức là người mà các ngươi vẫn tin tưởng. Vì nếu các ngươi tin
Môsê, thì có lẽ các ngươi cũng đã tin Ta, bởi vì chính Môsê đã viết về Ta.
Nhưng mà nếu các ngươi không tin điều Môsê đã viết, thì làm sao các ngươi
tin lời Ta được?"
Ðó là lời Chúa.
Suy niệm
Sự Sống chứng
thực
Thứ Năm trong Tuần IV Mùa Chay hôm nay, phụng vụ lời Chúa bề ngoài có vẻ
liên quan đến hiện tượng hay khuynh hướng ngẫu tượng nơi dân Do Thái, cả
Cựu Ước lẫn vào thời Chúa Kitô, nhưng sâu xa liên quan đến mạc khải thần
linh của Thiên Chúa, một mạc khải thần linh đã đạt đến tột đỉnh ở nơi bản
thân của Chúa Giêsu Kitô, nhưng lại là một mạc khải thần linh bị chính dân
Người chống đối và trù dập.
Ở ngay đầu đoạn cuối của bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu đã công khai và
thẳng thắn cho chung dân Do Thái đang tụ tập lại nghe Người bấy giờ biết
chính vì cái khuynh hướng trần tục của họ đã trở thành lý do tại sao họ
không thể nào có thể chấp nhận được chứng từ chân thực của Người về Người:
"Ta không tìm vinh quang nơi loài người. Nhưng Ta biết các ngươi không
có lòng yêu mến Thiên Chúa. Ta đến nhân danh Chúa Cha, nhưng các ngươi
không chịu đón nhận. Nếu có một người nào khác nhân danh mình mà đến,
các ngươi sẽ đón nhận nó. Các ngươi là những người nhận vinh quang lẫn
nhau mà không tìm vinh quang do một Thiên Chúa, thì làm sao các ngươi có
thể tin được?"
Khi khẳng định
với dân Do Thái về họ bấy giờ rằng "Nếu
có một người nào khác nhân danh mình mà đến, các ngươi sẽ đón nhận nó", Chúa Giêsu đã đánh
trúng tim đen của họ, đã tấn công vào ngay nhược điểm
của họ. Ở chỗ, họ đang mong một đấng thiên sai về chính trị để có thể
giải cứu họ khỏi quyền lực của đế quốc Roma, mà ai có thể thực hiện được
việc giải phóng này thì họ sẽ tin phục, hoan hô và theo đuổi, chẳng cần
biết người anh hùng dân tộc đó có thực sự được
Thiên Chúa sai đến hay chăng, có
thể thắng được đế quốc Roma hay chăng...
Phần Chúa Giêsu, vì "không
tìm vinh quang nơi loài người" mà
Người không thể nào có
những hành động mị dân để được họ hoan hô ủng hộ, để
thu hút lòng mộ mến của họ, trái
lại, Người nói tất cả sự thật về bản thân cũng như về nguồn gốc thần
linh của
Người, vì
như Người tuyên bố với họ chỉ có chân lý mới giải thoát được họ thôi
(xem Gioan 8:32), chứ không phải quyền lực chính trị nào hết, bởi họ cần
phải được giải thoát trước hết và trên hết cho khỏi tội lỗi và sự chết
liên quan đến phần rỗi đời đời của họ, chứ không phải được giải thoát
khỏi một thứ quyền lực thế gian chỉ là những gì tiêu biểu như hình bóng
cho thứ quyền lực tối
tăm chết
chóc của hỏa
ngục.
Đó là lý do, trong bài Phúc Âm hôm
nay, chứng từ của Chúa Giêsu về bản thân của Người không phải từ chứng
cớ riêng của Người: "Nếu
chính Ta làm chứng về Mình, thì chứng của Ta sẽ không xác thực", mà
là từ
một thẩm quyền cao hơn Người: "Có
một Ðấng khác làm chứng về Ta, và Ta biết chứng Người làm về Ta thì xác
thực".
Và
Người chỉ trưng dẫn những chứng cớ về Người mà Người thấy rằng hoàn
toàn "xác thực" nơi bản thân Người, những chứng cớ được thẩm
quyền cao hơn Người đã sử dụng để chứng thực về Người, hiển nhiên nhất ở
trong biến cố Người biến hình trên núi cao: "Đây
là Con của Ta, người Ta đã tuyển chọn; hãy lắng nghe Người"
(Luca 9:35).
Chính Người
cũng đã căn
cứ vào 3 chứng cớ đã được thẩm quyển sai Người sử dụng để chứng thực về
Người, trước hết là chứng cớ liên quan đến loài người, sau nữa, nhất
là chứng cớ liên quan đến chính Thiên Chúa cùng
với mạc khải của Ngài, và sau cùng là chứng cớ liên quan đến mạc khải
thần linh trong Thánh Kinh.
Trước hết là chứng cớ liên quan đến
loài người: "Các
ngươi đã sai người đi hỏi Gioan, và Gioan đã làm chứng cho sự thật. Phần
Ta, Ta không cần chứng của loài người, nhưng Ta nói những điều này để
các ngươi được cứu thoát. Gioan là cây đèn cháy sáng. Các ngươi cũng
muốn vui hưởng ánh sáng đó một thời gian".
Sau nữa là chứng
cớ liên quan đến chính Thiên Chúa: "Nhưng
Ta có một bằng chứng hơn chứng của Gioan: vì công việc Chúa Cha đã giao
cho Ta hoàn thành, là chính công việc Ta đang làm. Các việc đó làm chứng
về Ta rằng Chúa Cha đã sai Ta. Và Chúa Cha, Ðấng đã sai Ta, chính Người
cũng làm chứng về Ta".
Sau hết là chứng
cớ liên quan đến mạc
khải thần linh của Thiên Chúa, tức liên quan đến Thánh Kinh là những gì
chân thực không sai lầm mà họ cần phải tin theo:
"Nhưng
chưa bao giờ các ngươi được nghe tiếng Người, chưa bao giờ nhìn thấy mặt
Người, và lời Người, các ngươi cũng chẳng giữ lại được, vì các ngươi
không tin Ðấng Người đã sai đến. Các ngươi tra cứu Sách Thánh, vì tưởng
rằng trong đó các ngươi sẽ tìm thấy sự sống muôn đời; chính Sách Thánh
lại làm chứng về Ta, vậy mà các ngươi vẫn không chịu đến với Ta để được
sống".
Cho dù
Chúa Giêsu có chứng thực về mình bằng 3 nguồn chứng
rõ
ràng bất khả thiếu ấy, dân Do Thái nói chung vẫn
không chịu chấp
nhận Người, bởi khuynh hướng và tinh thần trần tục của họ, như đã đề
cập đến trên đây, chẳng
những vì họ "không
có lòng yêu mến Thiên Chúa... không tìm vinh quang do một Thiên Chúa", trái
lại, họ chỉ theo đuổi tìm kiếm "vinh
quang lẫn nhau".
Tinh thần
và khuynh hướng trần tục này của họ chẳng khác gì của dân ngoại là thành
phần vẫn bị họ khinh bỉ là thứ đồ nhơ
nhớp tội lỗi, trong khi họ cũng chẳng hơn gì dân ngoại, thậm chí còn tệ
hơn cả dân ngoại nữa, vì họ được Thiên Chúa ở cùng họ, liên lỉ tỏ mình
ra cho họ, ban lề luật thánh của Ngài để dẫn dắt họ, nhờ đó họ sống xứng
với phẩm vị con người và ơn gọi trở thành một dân tộc thánh hảo của Ngài
giữa muôn dân nước, thế
mà họ vẫn tôn thờ tà thần ngẫu tượng như dân ngoại, chứ đâu có khá hơn
dân ngoại.
Không phải hay sao, lịch sử cứu độ
của họ đã cho thấy dân Do Thái còn
sống tệ
hơn cả dân ngoại nữa,
trong khi dân ngoại chẳng được diễm phúc biết đến mạc khải thần linh và
cũng chẳng được ban cho lề luật thánh hảo nên tôn thờ tà thần là phải,
còn dân Do Thái thì lại biến Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất từng tỏ
mình ra cho họ, nhất là ở cuộc vượt qua của họ từ đất nước Ai Cập băng
qua Biển Đỏ mà vào sa mạc, thành một thứ ngẫu tượng của họ, như Sách
Xuất Hành thuật lại chính lời của Thiên Chúa phán cùng Moisen về
họ trong Bài Đọc
1 hôm nay:
"Ngươi hãy đi xuống; dân mà ngươi dẫn ra khỏi đất Ai-cập đã phạm tội.
Chúng đã sớm bỏ đường lối Ta đã chỉ dạy cho chúng, chúng đã đúc tượng bò
con và sấp mình thờ lạy nó; chúng đã dâng lên nó của lễ hiến tế và nói
rằng: 'Hỡi Israel, này là Thiên Chúa ngươi, Ðấng đã đưa ngươi ra khỏi
đất Ai-cập'. Chúa phán cùng Môsê: 'Ta thấy rõ dân này là một dân cứng
cổ. Ngươi hãy để Ta làm, Ta sẽ nổi cơn thịnh nộ với chúng và sẽ huỷ diệt
chúng, rồi Ta sẽ làm cho ngươi trở nên tổ phụ một dân tộc vĩ đại'".
Thế
nhưng, mạc khải thần linh của Thiên Chúa không phải chỉ như là ánh sáng
chiếu giữa ban ngày mà là chiếu vào bóng tối để xua tan tối tăm. Bởi
thế, dân Do Thái càng mù tối càng cần đến ánh sáng, nhờ đó mạc khải thần
linh của Thiên Chúa mới ngày càng trở nên sáng tỏ hơn nơi họ. Ở chỗ, dân
Do Thái càng phản bội Thiên Chúa của
mình, càng
muốn biến Vị Thiên
Chúa chân thật duy nhất của họ thành ngẫu tượng của họ thì Thiên Chúa
lại càng phải tỏ ra thủy chung với họ, để họ càng thấy được quả thực
ngoài Ngài ra không có một vị Thiên Chúa nào khác dưới tầng trời này.
Trong lời khẩn cầu chống đỡ của
mình để ngăn cản ý định tru diệt dân Do Thái của Thiên Chúa, vị trung
gian môi giới Moisen đã căn cứ vào chính Thiên Chúa, vào lời hứa của
Ngài, vào mục đích giải thoát dân Do Thái của Ngài, vào tình yêu nhân
hậu của Ngài, vào mối liên hệ của Ngài với các vị tổ phụ của họ để xin
Ngài tha cho dân Do Thái, một lời khẩn cầu không thể nào lại không đẹp
lòng Thiên Chúa vì nó đã thực sự chạm đến chính cõi lòng của Thiên Chúa
và khuấy động lên lòng thương của Ngài:
"Lạy Chúa, tại sao Chúa nổi cơn thịnh nộ với dân mà Chúa đã dùng quyền
lực và cánh tay hùng mạnh đưa ra khỏi đất Ai-cập? Xin Chúa đừng để cho
người Ai-cập nói rằng: 'Người đã khéo dẫn họ đến đây, để giết họ trên
núi và huỷ diệt họ khỏi mặt đất'. Xin Chúa nguôi cơn giận và tỏ lòng
khoan dung đối với tội lỗi dân Chúa. Xin Chúa nhớ đến Abraham, Isaac, và
Israel tôi tớ Chúa, vì chính Chúa đã thề hứa rằng: 'Ta sẽ làm cho con
cháu các ngươi sinh sản ra nhiều như sao trên trời, Ta sẽ ban cho con
cháu các ngươi toàn cõi xứ này như lời Ta đã hứa, và các ngươi sẽ chiếm
hữu xứ này mãi mãi'. Chúa đã nguôi cơn giận, không thực hiện điều dữ mà
Người đe doạ phạt dân Người".
Hành động
tôn thờ ngẫu tượng của dân Do Thái trong Bài Đọc 1 hôm nay, được Bài Đáp
Ca cùng ngày chẳng những thuật lại mà còn được thánh vịnh gia cảm nhận
về tính cách của
việc dân
Do Thái ấy
như là việc "Họ
đem vinh quang của mình đánh đổi lấy hình tượng con bò ăn cỏ":
1) Họ đã đúc con bò tại Horeb, và lễ bái thần tượng đã đúc bằng vàng. Họ
đem vinh quang của mình đánh đổi lấy hình tượng con bò ăn cỏ.
2) Họ đã quên Thiên Chúa là Ðấng cứu độ mình, Ðấng đã làm những điều
trọng đại bên Ai-cập, Ðấng đã làm những điều kỳ diệu trên lãnh thổ họ
Cam, và những điều kinh ngạc nơi Biển Ðỏ.
3) Chúa đã nghĩ tới chuyện tiêu diệt họ cho rồi, nếu như Môsê là người
Chúa chọn, không đứng ra cầu khẩn với Ngài, để Ngài nguôi giận và đừng
tiêu diệt họ.
Thứ Sáu
Lời
Chúa
Bài Ðọc I: Kn 2, 1a. 12-22
"Chúng ta hãy kết án cho nó chết cách nhục nhã".
Trích sách Khôn Ngoan.
Những kẻ gian ác suy nghĩ chín chắn, đã nói rằng: "Chúng ta hãy vây bắt kẻ
công chính, vì nó không làm ích gì cho chúng ta, mà còn chống đối việc chúng
ta làm, khiển trách chúng ta lỗi luật và tố cáo chúng ta vô kỷ luật. Nó tự
hào mình biết Thiên Chúa và tự xưng là con Thiên Chúa. Chính nó là sự tố cáo
những tư tưởng của chúng ta. Vì nguyên việc thấy nó, chúng ta cũng cáu, thấy
bực mình, vì nếp sống của nó không giống như kẻ khác, và đường lối của nó
thì lập dị. Nó kể chúng ta như rơm rác, nó xa lánh đường lối chúng ta như xa
lánh những gì dơ nhớp, nó thích hạnh phúc cuối cùng của người công chính, nó
tự hào có Thiên Chúa là Cha. Vậy chúng ta hãy xem coi điều nó nói có thật
hay không, hãy nghiệm xét coi những gì sẽ xảy đến cho nó, và hãy chờ xem
chung cuộc đời nó sẽ ra sao. Vì nếu nó thật là con Thiên Chúa, Chúa sẽ bênh
vực nó, sẽ giải thoát nó khỏi tay những kẻ chống đối nó. Chúng ta hãy nhục
mạ và làm khổ nó, để thử xem nó có hiền lành và nhẫn nại không. Chúng ta hãy
kết án cho nó chết cách nhục nhã, vì theo lời nó nói, thì người ta sẽ cứu
nó!" Chúng nghĩ như vậy, nhưng chúng lầm, vì tội ác của chúng đã làm cho
chúng mù quáng. Và chúng không biết ý định mầu nhiệm của Thiên Chúa, nên
cũng chẳng hy vọng phần thưởng công chính, và chúng cũng không ưa thích vinh
dự của những tâm hồn thánh thiện.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 33, 17-18. 19-20. 21 và 23
Ðáp: Chúa
gần gũi những kẻ đoạn trường (c. 19a).
Xướng: 1) Chúa ra mặt chống người làm ác, để tẩy trừ di tích chúng nơi trần
ai. Người hiền đức kêu cầu và Chúa nghe lời họ, Ngài cứu họ khỏi mọi nỗi âu
lo. - Ðáp.
2) Chúa gần gũi những kẻ đoạn trường, và cứu chữa những tâm hồn đau thương
dập nát. Người hiền đức gặp nhiều bước gian truân, nhưng Chúa luôn luôn giải
thoát. - Ðáp.
3) Ngài gìn giữ họ xương cốt vẹn toàn, không để cho một cái nào bị gãy. Chúa
cứu chữa linh hồn tôi tớ của Ngài, và phàm ai tìm đến nương tựa nơi Ngài,
người đó sẽ không phải đền bồi tội lỗi. - Ðáp.
Câu Xướng Trước Phúc Âm: Tv 94, 8ab
Hôm nay, các ngươi đừng cứng lòng, nhưng hãy nghe tiếng Chúa phán.
Phúc Âm: Ga 7, 1-2. 10. 25-30
"Chúng tìm cách bắt Người, nhưng chưa tới giờ Người".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu đi lại trong xứ Galilêa; Người không muốn đi lại trong xứ
Giuđêa, vì người Do-thái đang tìm giết Người. Lúc đó gần đến lễ Trại của
người Do-thái. Nhưng khi anh em của Người lên dự lễ rồi, thì Người cũng đi,
nhưng không đi cách công khai, mà lại đi cách kín đáo.
Có một số người ở Giêrusalem nói: "Ðây không phải là người họ đang tìm giết
sao? Kìa ông ta đang nói công khai mà không ai nói gì cả. Phải chăng các nhà
chức trách đã nhận ra ông ta là Ðấng Kitô? Tuy nhiên, ông này thì chúng ta
biết rõ đã xuất thân từ đâu. Còn khi Ðấng Kitô tới, thì chẳng có ai biết
Người bởi đâu".
Vậy lúc bấy giờ Chúa Giêsu đang giảng dạy trong đền thờ, Người lớn tiếng nói
rằng: "Phải, các ngươi biết Ta, và biết Ta xuất thân từ đâu; Ta không tự Ta
mà đến, nhưng thực ra, có Ðấng đã sai Ta mà các ngươi không biết Ngài. Riêng
Ta, Ta biết Ngài, vì Ta bởi Ngài, và chính Ngài đã sai Ta". Bởi thế họ tìm
cách bắt Chúa Giêsu, nhưng không ai đụng tới Người, vì chưa tới giờ Người.
Ðó là lời Chúa.
Suy niệm
Sự
Sống tương
phản
Mùa Chay cho
tới hôm nay đã ở vào ngày Thứ Sáu trong Tuần thứ IV, phụng
vụ lời Chúa nói chung và Phúc Âm nói riêng cho thấy phản ứng tiêu cực của
bóng tối lòng người bị chói lòa trước ánh
sáng mạc khải thần linh.
Thật vậy, ngay trong bài Phúc Âm hôm nay, ở đoạn đầu tiên
trong ba đoạn, Thánh ký Gioan đã ghi nhận tình hình căng thẳng đến nghẹt
thở giữa bóng tối và ánh sáng như sau:
"Khi ấy, Chúa Giêsu đi lại trong xứ Galilêa; Người không muốn đi lại
trong xứ Giuđêa, vì người Do-thái đang tìm giết Người. Lúc đó gần đến lễ
Trại của người Do-thái. Nhưng khi anh em của Người lên dự lễ rồi, thì
Người cũng đi, nhưng không đi cách công khai, mà lại đi cách kín đáo".
Hai bài
Phúc Âm hôm qua, Thứ Năm, và
hôm kia, Thứ Tư, Thánh
ký Gioan ở cùng đoạn 5 cho chúng ta thấy chứng từ của Chúa Giêsu chứng
thực về bản thân Người
và
nguồn gốc của Người ở giáo đô Giêrusalem.
Sau đó, ở đoạn
6 của cùng Phúc Âm, Người
về Galilêa và đã
làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để từ đó
mạc
khải về Người là Bánh Sự Sống.
Câu đầu tiên mở đầu đoạn 7 của bài
Phúc Âm hôm nay là câu chuyển tiếp cho việc Người đang ở Galilêa và lý
do Người không muốn xuất hiện ở Giuđêa: "Khi
ấy, Chúa Giêsu đi lại trong xứ Galilêa; Người không muốn đi lại trong xứ
Giuđêa, vì người Do-thái đang tìm giết Người".
Thật
ra, không phải là Người sợ chết cho bằng chưa tới giờ của Người. Nguyên
sự kiện Người tạm lánh mặt đi như thế này thôi cũng đủ cho thấy Người
quả thực là Đấng Thiên Sai như Người đã nói và làm bao giờ cũng chỉ
theo ý Cha là Đấng đã
sai Người mà thôi.
Nếu
Người không phải là Đấng Thiên Sai đích thực, mà chỉ tìm vinh quang trần
thế, như Người cảnh báo dân Do Thái trong bài Phúc Âm hôm qua, chắc chắn
Người sẽ làm theo ý của Người, ở chỗ, một khi thấy rằng mình đã được bao
nhiêu là người hậu thuẫn, thậm chí muốn tôn Người lên làm vua (xem Gioan
6:15) sau phép lạ Người hóa bánh ra nhiều để nuôi cả năm ngàn
người
đàn ông không kể đàn bà con nít, Người sẽ hô hào họ theo Người và cùng
Người kéo xuống Giuđea để tiến về
Giêrusalem hầu cho
cả
giáo quyền Do Thái lẫn chính quyền Roma thấy được quyền
lực cùng thanh thế hùng mạnh đáng
sợ của
Người.
Thế nhưng, vì là chính Đấng Thiên
Sai, Đấng Thiên sai đích thực, mà Thánh ký Gioan đã thuật lại về Người
trong Bài Phúc Âm hôm nay như sau: "Lúc
đó gần đến lễ Trại của người Do-thái. Nhưng khi anh em của Người lên dự
lễ rồi, thì Người cũng đi, nhưng không đi cách công khai, mà lại đi cách
kín đáo".
Tuy nhiên,
cho dù lên Giêrusalem một cách kín đáo, ở tại giáo đô này, trong khu
vực đền thờ, Người vẫn công khai tỏ mình ra bằng chứng từ của Người,
không sợ, vì đó là giờ của Người, là lúc và là nơi Cha của
Người là Đấng đã sai Người đến, bằng thúc động của Thánh Linh hằng ngự
nơi Người và là Đấng
luôn tác động
mọi lời nói và việc làm của Người theo đúng ý muốn của Cha. Việc công
khai xuất hiện của Người tuy làm cho đám đông ngạc nhiên nhưng họ vẫn
không chấp nhận Người:
"Có
một số người ở Giêrusalem nói: 'Ðây không phải là người họ đang tìm giết
sao? Kìa ông ta đang nói công khai mà không ai nói gì cả. Phải chăng các
nhà chức trách đã nhận ra ông ta là Ðấng Kitô? Tuy nhiên, ông này thì
chúng ta biết rõ đã xuất thân từ đâu. Còn khi Ðấng Kitô tới, thì chẳng
có ai biết Người bởi đâu'".
Đúng thế, cho dù
Chúa Kitô có làm chứng về Người thế nào chăng nữa, dân chúng vẫn không
thể nào tin tưởng được Người là Đấng Thiên Sai của họ, bởi vì, căn cứ
vào nguồn
gốc trần gian của Người, một
tên Giêsu xuất
thân từ Nazarét xứ Galilêa: "ông
này thì chúng ta biết rõ đã xuất thân từ đâu",
nghĩa
là ông ta chắc chắn không phải là Đấng Thiên Sai, bởi theo suy luận của
họ thì nếu họ biết rõ về thân thế và xuất xứ của Người tất nhiên những
gì cần phải xẩy ra đó là Đấng Thiên Sai phải là một nhân vật hoàn
toàn bí mật: "khi
Ðấng Kitô tới, thì chẳng có ai biết Người bởi đâu".
Trước
những nhận định của dân chúng không sai về xuất xứ ở trần gian này của
Người: "Phải,
các ngươi biết Ta, và biết Ta xuất thân từ đâu"; Chúa
Giêsu lại tiếp tục tỏ mình ra cho họ một cách chính xác hơn nữa, để
nhờ đó họ có thể thấy được
tất
cả sự
thật về Người mà được
sự sống, khi Người cho họ biết rằng: "Ta
không tự Ta mà đến, nhưng thực ra, có Ðấng đã sai Ta mà các ngươi không
biết Ngài. Riêng Ta, Ta biết Ngài, vì Ta bởi Ngài, và chính Ngài đã sai
Ta".
Nếu
trong Bài Phúc Âm hôm qua, Chúa Kitô chỉ mới đi vòng vòng ở
ngoài khi nói đến các việc Người làm được Cha Người trao phó để
chứng thực về Người: "công
việc Chúa Cha đã giao cho Ta hoàn thành, là chính công việc Ta đang
làm. Các việc đó làm chứng về Ta rằng Chúa Cha đã sai Ta. Và Chúa
Cha, Ðấng đã sai Ta, chính Người cũng làm chứng về Ta", thì
trong bài Phúc Âm hôm nay, Người đã bắt đầu tiến vào vòng trong, khi
tuyên bố rõ hơn và mạnh hơn về vai trò Thiên Sai của Người: "Ta
không tự Ta mà đến, nhưng thực ra, có Ðấng đã sai Ta mà các ngươi
không biết Ngài. Riêng Ta, Ta biết Ngài, vì Ta bởi Ngài, và chính
Ngài đã sai Ta".
Ánh sáng
càng sáng
tỏ càng chói lòa bóng tối và càng xua tan bóng tối, tuy nhiên, thành
phần "chuộng tối tăm hơn ánh sáng... sợ bị phơi bày ra ánh sáng"
(Gioan 3:19-20), sợ chính ánh sáng, nên chỉ muốn tìm hết cách để dập
tắt ánh sáng. Thánh ký Gioan đã cho thấy phản ứng của dân chúng
trước mạc khải thần linh tràn đầy sự thật càng ngày càng rạng ngời
hơn về Chúa Giêsu như sau: "Bởi
thế họ tìm cách bắt Chúa Giêsu, nhưng không ai đụng tới Người, vì
chưa tới giờ Người".
Hành động
và phản ứng đầy tính chất tối tăm của dân Do Thái trong Bài Phúc Âm
hôm nay, trước mạc khải thần linh của Chúa Kitô về bản thân Người,
là những hành động và phản ứng theo tâm lý tự nhiên của con người ở
mọi thời đại, như đã được Sách Khôn Ngoan ở Bài Đọc 1 hôm nay vạch
trần cho thấy tất cả những âm mưu gian ác của họ như sau:
"Chúng ta hãy vây bắt kẻ công chính, vì nó không làm ích gì cho
chúng ta, mà còn chống đối việc chúng ta làm, khiển trách chúng ta
lỗi luật và tố cáo chúng ta vô kỷ luật. Nó tự hào mình biết Thiên
Chúa và tự xưng là con Thiên Chúa. Chính nó là sự tố cáo những tư
tưởng của chúng ta. Vì nguyên việc thấy nó, chúng ta cũng cáu, thấy
bực mình, vì nếp sống của nó không giống như kẻ khác, và đường lối
của nó thì lập dị. Nó kể chúng ta như rơm rác, nó xa lánh đường lối
chúng ta như xa lánh những gì dơ nhớp, nó thích hạnh phúc cuối cùng
của người công chính, nó tự hào có Thiên Chúa là Cha. Vậy chúng ta
hãy xem coi điều nó nói có thật hay không, hãy nghiệm xét coi những
gì sẽ xảy đến cho nó, và hãy chờ xem chung cuộc đời nó sẽ ra sao. Vì
nếu nó thật là con Thiên Chúa, Chúa sẽ bênh vực nó, sẽ giải thoát nó
khỏi tay những kẻ chống đối nó. Chúng ta hãy nhục mạ và làm khổ nó,
để thử xem nó có hiền lành và nhẫn nại không. Chúng ta hãy kết án
cho nó chết cách nhục nhã, vì theo lời nó nói, thì người ta sẽ cứu
nó!"
Tuy nhiên,
lịch sử nhân loại nói chung và lịch sử cứu độ của dân Do Thái nói
riêng đã cho
thấy, như
nơi trường hợp Giuse bị 10 người anh thay vì sát hại đã bán Giuse
sang Ai Cập để phá hủy mộng mị của đứa em Giuse đáng ghét của
họ không ngờ lại làm trọn những gì bị họ cho mà mộng mị ấy (xem Khởi
Nguyên 37:20; 50:19-20), vì họ chỉ là loài người thiển cận, như cóc
ngồi đáy giếng, đúng như Bài Đọc 1 hôm nay cho biết: "nhưng
chúng lầm, vì tội ác của chúng đã làm cho chúng mù quáng. Và chúng
không biết ý định mầu nhiệm của Thiên Chúa".
Bài Đáp Ca hôm nay chất chứa những nhận thức hoàn
toàn phản lại với tâm tưởng đen tối của thành phần gian ác trong
Bài Đọc 1 cùng ngày, những nhận thức hoàn toàn tin tưởng vào Thiên
Chúa là Đấng làm chủ mọi sự và quan phòng mọi
sự theo ý định vô cùng khôn ngoan và toàn năng của Ngài:
1) Chúa ra mặt chống người làm ác, để tẩy trừ di tích chúng nơi trần
ai. Người hiền đức kêu cầu và Chúa nghe lời họ, Ngài cứu họ khỏi mọi
nỗi âu lo.
2) Chúa gần gũi những kẻ đoạn trường, và cứu chữa những tâm hồn đau
thương dập nát. Người hiền đức gặp nhiều bước gian truân, nhưng Chúa
luôn luôn giải thoát.
3) Ngài gìn giữ họ xương cốt vẹn toàn, không để cho một cái nào bị
gãy. Chúa cứu chữa linh hồn tôi tớ của Ngài, và phàm ai tìm đến
nương tựa nơi Ngài, người đó sẽ không phải đền bồi tội lỗi.
Thứ Bảy
Lời
Chúa
Bài Ðọc I: Gr 11, 18-20
"Con như chiên con hiền lành bị đem đi giết".
Trích sách Tiên tri Giêrêmia.
Lạy Chúa, Chúa đã tỏ cho con và con đã biết; vì Chúa đã chỉ cho con những
mưu toan của chúng. Còn con, con như chiên con hiền lành bị đem đi giết. Con
đã không biết chúng mưu toan hại con khi chúng nói: "Chúng ta hãy bỏ cây vào
bánh của nó, chúng ta hãy diệt trừ nó khỏi đất kẻ sống, và người ta không
còn nhớ đến tên nó nữa".
Nhưng lạy Chúa các đạo binh, Chúa xét xử công minh, và dò xét tâm can. Chớ
gì con sẽ thấy Chúa báo thù chúng, vì con đã phó thác việc con cho Chúa.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 7, 2-3. 9bc-10. 11-12
Ðáp: Lạy
Chúa là Thiên Chúa con, con đến nương nhờ Ngài (c. 2a).
Xướng: 1) Lạy Chúa là Thiên Chúa con, con đến nương nhờ Ngài, xin cứu con
khỏi mọi người đang lùng bắt, và xin giải thoát thân con, kẻo có người như
sư tử chộp bắt hồn con, xé nát ra mà không ai cứu gỡ. - Ðáp.
2) Xin minh xét cho con, thân lạy Chúa, theo sự công chính và vô tội ở nơi
con. Nguyện cho chấm dứt sự độc dữ kẻ ác nhân, và xin Ngài củng cố người
hiền đức, khi Ngài lục soát tâm can, ôi Chúa công minh. - Ðáp.
3) Thuẫn che thân con là Thiên Chúa, Ðấng cứu độ những kẻ lòng ngay. Thiên
Chúa là vị công minh thẩm phán, và Thiên Chúa hăm doạ hằng ngày. - Ðáp.
Câu Xướng Trước Phúc Âm: Ga 11, 25a và 26
Chúa phán: "Ta là sự sống lại và là sự sống; ai tin Ta, sẽ không chết đời
đời".
Phúc Âm: Ga 7, 40-53
"Ðấng Kitô xuất thân từ Galilêa sao?"
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, sau khi nghe Chúa Giêsu giảng, có nhiều người trong đám dân chúng
nói rằng: "Ông này thật là tiên tri". Kẻ khác nói: "Ông này thật là Ðấng
Kitô". Người khác nữa lại nói: "Ðấng Kitô xuất thân từ Galilêa sao? Nào Kinh
Thánh chẳng nói: Ðấng Kitô xuất thân bởi dòng dõi Ðavit, và từ làng Bêlem,
quê hương của Ðavit?" Vì thế, dân chúng bất đồng ý kiến với nhau về Người.
Trong số đó, có một ít kẻ định bắt Người, nhưng không ai dám ra tay bắt
Người. Vậy khi những người thừa hành đến với thượng tế và biệt phái, các ông
này hỏi họ rằng: "Tại sao các ngươi không điệu nó tới?" Các người thừa hành
thưa rằng: "Chẳng hề có ai nói như người ấy". Các người biệt phái trả lời
rằng: "Chớ thì các ngươi cũng bị mê hoặc rồi sao? Trong các vị thủ lãnh và
các người biệt phái, có ai tin nó đâu? Chỉ có lũ khốn nạn đó nó không biết
gì lề luật". Nicôđêmô là người đã tới gặp Chúa Giêsu ban đêm, cũng là người
trong nhóm họ, nói với họ rằng: "Chớ thì luật của chúng ta có lên án cho ai
mà không nghe họ, hoặc không biết rõ họ làm gì không?" Nhưng họ trả lời
rằng: "Hay ông cũng là người Galilêa? Hãy đọc kỹ Kinh Thánh, ông sẽ thấy
rằng không có tiên tri nào phát xuất từ Galilêa". Sau đó ai về nhà nấy.
Ðó là lời Chúa.
Suy niệm
Sự
Sống Ẩn Hiện
Hôm nay, Thứ Bảy, ngày cuối cùng của Tuần IV Mùa Chay, bài Phúc Âm hôm nay
không hề có sự hiện diện chính thức của Chúa Giêsu một tí nào. Thế nhưng dù
không có lời nào Người phán hay việc nào Người làm, mà Người lại nổi bật hơn
bao giờ hết, giữa tình trạng chia rẽ trầm trọng nơi cả dân chúng cũng như
thành phần lãnh đạo, và giữa thành phần lãnh đạo với thành phần thừa
hành. Đó là chứng cớ cho thấy tầm ảnh hưởng quá ấn tượng của Người.
Trước hết, thành phần dân chúng đã chia rẽ nhau về Người như sau: "Khi
ấy, sau khi nghe Chúa Giêsu giảng, có nhiều người trong đám dân chúng nói
rằng: 'Ông này thật là tiên tri'. Kẻ khác nói: 'Ông này thật là Ðấng Kitô'.
Người khác nữa lại nói: 'Đấng Kitô xuất thân từ Galilêa sao? Nào Kinh Thánh
chẳng nói: Ðấng Kitô xuất thân bởi dòng dõi Ðavit, và từ làng Bêlem, quê
hương của Ðavit?' Vì thế, dân chúng bất đồng ý kiến với nhau về Người".
Sau nữa, giữa
thành phần lãnh đạo với thành phần thừa hành: "Trong
số đó, có một ít kẻ định bắt Người, nhưng không ai dám ra tay bắt Người. Vậy
khi những người thừa hành đến với thượng tế và biệt phái, các ông này hỏi họ
rằng: 'Tại sao các ngươi không điệu nó tới?' Các người thừa hành thưa rằng:
'Chẳng hề có ai nói như người ấy'. Các người biệt phái trả lời rằng: 'Chớ
thì các ngươi cũng bị mê hoặc rồi sao? Trong các vị thủ lãnh và các người
biệt phái, có ai tin nó đâu? Chỉ có lũ khốn nạn đó nó không biết gì lề
luật'".
Sau hết, giữa chính nội bộ lãnh đạo với nhau: "Nicôđêmô
là người đã tới gặp Chúa Giêsu ban đêm, cũng là người trong nhóm họ, nói với
họ rằng: 'Chớ thì luật của chúng ta có lên án cho ai mà không nghe họ, hoặc
không biết rõ họ làm gì không?' Nhưng họ trả lời rằng: 'Hay ông cũng là
người Galilêa? Hãy đọc kỹ Kinh Thánh, ông sẽ thấy rằng không có tiên tri nào
phát xuất từ Galilêa' Sau đó ai về nhà nấy".
Tình trạng chia rẽ này, cho dù giữa dân chúng với nhau hay giữa nội bộ
lãnh đạo với nhau, đều giống nhau và qui tụ lại ở chỗ cả hai thành phần này
cùng căn cứ vào xuất xứ của nhân vật Giêsu Nazarét là từ Galilêa chứ không
phải từ Giuđêa để suy diễn và quyết đoán về Người có thực sự là tiên tri hay
chăng, hoặc là đấng thiên sai hay chăng?
Dân chúng: "Đấng
Kitô xuất thân từ Galilêa sao? Nào Kinh Thánh chẳng nói: Ðấng Kitô xuất thân
bởi dòng dõi Ðavit, và từ làng Bêlem, quê hương của Ðavit?"; Lãnh đạo: "Hay
ông cũng là người Galilêa? Hãy đọc kỹ Kinh Thánh, ông sẽ thấy rằng không có
tiên tri nào phát xuất từ Galilêa".
Đó là về phía
thành phần không chấp nhận Người. Còn về thành phần chấp nhận Người thì họ
lại căn cứ vào cảm nhận tự nhiên của họ, đúng hơn, căn cứ vào chính những gì
Người nói mà họ cảm nhận được Người là ai, đúng như Người chứng thực về
Người, rất đáng khả tín, rất đáng chấp nhận.
Trong khi chung
dân chúng: "sau khi nghe Chúa
Giêsu giảng, có nhiều người trong đám dân chúng nói rằng: 'Ông này thật là
tiên tri'. Kẻ khác nói: 'Ông này thật là Ðấng Kitô'", thì thành phần thừa hành của các
vị trong giáo quyền cũng cảm thấy có một cái gì đó đặc biệt nơi Người: "Chẳng
hề có ai nói như người ấy".
Đến đây và ở
trong trường hợp của bài Phúc Âm hôm nay chúng ta mới thấy thật sự và hoàn
toàn ứng nghiệm lời tiên tri của tư tế Simeon là vị đã ẵm hài nhi Giêsu trên
tay lúc bé mới được 40 ngày mà nói: "Con Trẻ này sẽ trở thành cớ cho
nhiều người trong Israel vấp ngã hay chỗi dậy, trở thành một dấu hiệu đối
chọi" (Luca 2:34).
Chính Chúa Kitô
cũng cho dân Do Thái biết bản thân Người là cả một mầu nhiệm vô cùng cao cả
và thần linh, tự mình họ không thể nào thấu biết, cho dù Người không giấu
diếm họ một chút nào, trái lại đã nhiều lần và nhiều cách tỏ mình ra cho họ
biết tất cả sự thật về Người, theo kiểu cách loài người, đến độ, cả thành
phần môn đệ thân tín của Người cũng thế, cũng không hơn gì dân chúng và
thành phần lãnh đạo dân chúng, như chính Người đã quả quyết với các vị
như đã quả quyết với chung dân Do Thái rằng:
"Các con ơi,
Thày không còn ở với các con bao lâu nữa. Các con sẽ tìm kiếm Thày, nhưng
này Thày nói với các con những gì Thày đã từng nói với người Do Thái đó là
'nơi Tôi đi quí vị không thể nào đến được'" (Gioan 13:33; 7:33-34).
Thậm chí, Người
còn báo trước cho chung dân Do Thái và riêng thành phần lãnh đạo của họ
biết rằng: "Quí vị sẽ tìm Tôi nhưng quí vị sẽ chết trong tội lỗi của quí
vị" (Gioan 8:21), và quả thực đã xẩy ra hoàn toàn đúng như vậy, trong
Tuần Thánh. Ở chỗ, chẳng những cả một Hội Đồng Đầu Mục Do Thái đã đồng
thanh lên án tử cho Người ngay khi Người chân nhận mình là Đấng Thiên Sai
như họ nhân danh Thiên Chúa hỏi Người, mà còn cả một tông đồ đoàn bỏ
chạy, một tông đồ Giuđa phản nộp Thày mình và nhất là một
lãnh đạo tông đồ đoàn Phêrô chối bỏ Thày mình ...
Tuy nhiên,
không phải vì thế, không phải thấy trước một tương lai đen tối như thế mà
Người, Đấng Thiên Sai đích thực của Thiên Chúa cảm thấy sợ hãi và toan tính
bỏ chạy. Trái lại, biết vai trò chủ chiên của mình, một "chủ chiên nhân
lành thí mạng sống mình vì chiên... cho chiên được sự sống và là sự sống
viên mãn" (Gioan 10:11,10) mà Người đã tuyên bố và tiên báo: "Tôi
tự ý bỏ mạng sống mình đi để rồi lấy nó lại" (Gioan 10:17).
Qua miệng tiên
tri Giêrêmia ở Bài Đọc 1 hôm nay, chính Người đã chấp nhận thân phận thiên
sai cứu thế đầy bất hạnh và vô cùng khốn nạn của mình một cách ngoan ngoãn
như con chiên bị đem đi giết như sau:
"Lạy Chúa,
Chúa đã tỏ cho con và con đã biết; vì Chúa đã chỉ cho con những mưu toan của
chúng. Còn con, con như chiên con hiền lành bị đem đi giết. Con đã không
biết chúng mưu toan hại con khi chúng nói: 'Chúng ta hãy bỏ cây vào bánh của
nó, chúng ta hãy diệt trừ nó khỏi đất kẻ sống, và người ta không còn nhớ đến
tên nó nữa'".
Thế nhưng,
mục đích Người "tự ý bỏ sự sống mình đi" là "để lấy lại",
chứ không phải để bị hủy diệt đời đời. Bởi thế, cũng qua miệng tiên tri
Giêrêmia trong Bài Đọc 1 hôm nay, Người đã an tâm chấp nhận mọi sự
theo ý Đấng đã sai Người: "Nhưng lạy Chúa các đạo binh, Chúa xét xử công
minh, và dò xét tâm can. Chớ gì con sẽ thấy Chúa báo thù chúng, vì con đã
phó thác việc con cho Chúa", Đấng đã có cách để "báo thù"
một cách kỳ diệu ngoài sức tưởng tưởng của họ.
Đúng thế, cách
"báo thù" của Thiên Chúa bao giờ cũng là lấy lành mà
thắng dữ, lấy thiện mà báo ác, hay đúng hơn biến ác thành lành, một đường
lối siêu việt đến độ thế gian không thể nào hiểu được, chứ đừng nói làm
được, mà chỉ bàng hoàng ngỡ ngàng khi thấy chính mưu đồ đầy gian ác,
hết sức
khôn ngoan và hoàn toàn tự do của mình lại trở thành phương tiện và cơ
hội để Thiên Chúa thực hiện tất cả những gì Ngài muốn, theo đúng dự án thần
linh của Ngài: "Viên đá bị thợ xây loại bỏ đã trở thành viên đá gốc"
(Thánh Vịnh 118:22; Mathêu 21:42; Tông Vụ 4:11).
Bài Đáp Ca hôm
nay hoàn toàn phản ảnh nội dung của Bài Đọc 1 cùng ngày, chất chứa tâm tình
của một con người hoàn toàn tin tưởng phó thác vào Vị Thiên Chúa của
mình, để Ngài muốn làm gì thì làm nơi mình cho ý muốn tối thượng của
Ngài được nên trọn:
1) Lạy Chúa là
Thiên Chúa con, con đến nương nhờ Ngài, xin cứu con khỏi mọi người đang lùng
bắt, và xin giải thoát thân con, kẻo có người như sư tử chộp bắt hồn con, xé
nát ra mà không ai cứu gỡ.
2) Xin minh xét
cho con, thân lạy Chúa, theo sự công chính và vô tội ở nơi con. Nguyện cho
chấm dứt sự độc dữ kẻ ác nhân, và xin Ngài củng cố người hiền đức, khi Ngài
lục soát tâm can, ôi Chúa công minh.
3) Thuẫn che
thân con là Thiên Chúa, Ðấng cứu độ những kẻ lòng ngay. Thiên Chúa là vị
công minh thẩm phán, và Thiên Chúa hăm doạ hằng ngày.