SUY NGUYỆN và SỐNG ĐẠO
Phụng Vụ Lời Chúa - Những Nét Chính Yếu của Mùa Phục Sinh nơi Sách Tông Đồ Công Vụ
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Phụng vụ của Giáo Hội trong Mùa Phục
Sinh và cho Mùa Phục Sinh hoàn toàn theo Sách Tông Vụ và hầu hết theo Phúc Âm
Thánh Gioan.
Trước hết, nếu Mùa Phục Sinh hầu hết theo Phúc Âm Thánh Gioan thì chủ đề
chính yếu của Mùa Phục Sinh là gì, nếu không phải là chủ đề "Thày là sự sống lại
và là sự sống" (Gioan 11:25).
Bởi thế, trong suốt Tuần Bát Nhật Phục Sinh, bao gồm từng ngày trong tuần, các
bài Phúc Âm thứ tự trình thuật về những lần hiện ra của Chúa Giêsu sau khi Người
sống lại từ trong cõi chết, tức là các bài Phúc Âm về phần đầu của chủ đề: "Thày
là sự sống lại".
Sáu tuần còn lại, trong tổng số 7 tuần lễ, của Mùa Phục Sinh liên quan đến phần
hai của chủ đề: "Thày là sự sống". Thế nên các bài Phúc Âm theo Thánh
Gioan mới được Giáo Hội chọn đọc về những gì liên quan đến "sự sống":
Như về việc "tái sinh bởi nước và
Thần Linh" (Gioan 3:5) cho tuần lễ thứ 2 Phục Sinh, bao gồm Thứ Hai,
Thứ Ba, Thứ Tư và Thứ Năm trong tuần, và về Bánh Hằng Sống cho ngày Thứ Sáu và
Thứ Bảy; về "Bánh ban sự sống" cho
từng ngày thường trong tuần lễ Thứ 3 Phục Sinh; về vị "Mục
Tử Nhân Lành đến cho chiên được sống và sống viên mãn" (Gioan 10:10)
cho Chúa Nhật Chúa Chiên Lành ở Tuần Thứ 4 Phục Sinh bao gồm cả Thứ Hai trong
tuần lễ này, về đức tin cứu độ để được
sự sống cho ngày Thứ Ba và Thứ Tư trong cùng tuần lễ thứ 4, và về
Bữa Tiệc Ly cho Thứ Năm, Thứ Sáu và Thứ Bảy của tuần lễ này; tiếp tục về Bữa
Tiệc Ly liên quan đến sự sống
thần linh được thể hiện bằng giới răn yêu thương nhau và lòng tin tưởng vào Thày cho
từng ngày của Tuần Thứ 5 Phục Sinh; về Thánh
Thần là Đấng ban sự sống trong Tuần Lễ Thứ 6 Phục Sinh, bao gồm Thứ Hai,
Thứ Ba và Thứ Tư, trước Lễ Thăng Thiên Thứ Năm; về lời
nguyện hiến tế của Chúa Giêsu hướng đến
mối hiệp thông sự sống trong suốt Tuần Lễ Thứ 7 Phục Sinh, ngay trước Cúa
Nhật Thánh Thần Hiện Xuống.
Sau nữa, nếu Mùa Phục Sinh hoàn toàn theo Sách Tông Vụ thì chủ đề chính yếu là
sứ vụ loan truyền Tin Mừng Sự Sống bởi quyền năng Thánh Linh bằng chứng từ và
bằng ngôn từ của các Tông Đồ: "Các con sẽ nhận được quyền năng khi Thánh
Thần hiện xuống trên các con; để rồi các con sẽ làm chứng về Thày ở Giêrusalem,
khắp Giuđêa và Samaria, cho đến tận cùng trái đất" (1:8).
"Làm chứng cho Thày ở Giêrusalem"
@
Tại sao đầu tiên từ Giêrusalem?
-
Vì nếu "ơn cứu độ xuất phát từ dân Do Thái" (Gioan 4:22) thì Giêrusalem
là trung tâm của Do Thái giáo, là "Nhà của Cha" (Gioan 2:16)
@
Thánh Thần Hiện Xuống và Thánh Thần được Chúa Giêsu Phục Sinh thông ban cho các
tông đồ vào tối ngày thứ nhất trong tuần ở lần Người hiện ra đầu tiên với các vị
(xem Gioan 20:22) có khác nhau hay chăng? Nếu giống thì tại sao lại 2 lần? Vâng,
hoàn toàn chỉ là một Thánh Thần, thế nhưng:
- Thánh Thần lần nhất được thông truyền từ thân xác phục sinh của Chúa Kitô,
trong khi lần hai từ chính thần tính của Chúa Kitô (sau khi Người đã Thăng
Thiên, từ trời, từ Cha - xem Gioan 15:26)
-
Lần nhất để ban cho các tông đồ quyền năng tha tội trong nội bộ Giáo Hộ (xem
Gioan 20:23)i, trong khi lần hai để ban cho các tông đồ quyền lực để làm chứng
cho Người (xem Gioan 15:27) hầu bộ mặt trái đất được canh tân.
-
Sách Tông Vụ, căn cứ vào nội dung, có thể được gọi là Phúc Âm về Thánh Linh, bởi
tác nhân chính yếu của việc loan truyền Chúa Kitô bằng chứng từ và ngôn từ nơi
các tông đồ là chính Thánh Linh.
@
Giáo Hội được hạ sinh vào lúc nào? Khi Thánh Thần Hiện Xuống??
-
Nếu Giáo Hội là hiền thê của Chúa Kitô được Người yêu thương tự hiến thì ngay từ
Bữa Tiệc Ly (xem Gioan 17:19);
-
Nếu Giáo Hội là nhiệm thể của Chúa Kitô thì từ Cạnh Sườn bị đâm thâu của Người
trên Thánh Giá (xem Gioan 19:34);
-
Nếu Giáo Hội là "ánh sáng muôn dân", là "bí tích hiệp thông" thì từ biến
cố Thánh Thần Hiện Xuống (xem Tông Vụ 1:8 và 2:1-13).
@
Làm chứng trước công chúng
+
Lần nhất
-
Thời điểm: Ngày sau khi Thánh Thần Hiện Xuống (xem Tông Vụ 2:14)
-
Chủ điểm: Đức Giêsu bị sát hại nhưng Thiên Chúa đã phục sinh Người theo đúng
Thánh Kinh (xem Tông Vụ 2:22-28)
-
Thành quả: 3000 người trở lại (xem Tông Vụ 2:41)
-
Cộng đồng: lắng nghe giáo huấn tông đồ, sống cộng đồng và cử hành bẻ bánh (xem
Tông Vụ 2:42-47)
+ Lần
hai
-
Thời điểm: Sau phép lạ người què ở Cửa Đẹp của Đền Thờ Giêrusalem (xem Tông Vụ
3:1-10)
-
Chủ điểm: Đức Giêsu bị giết bởi việc làm lầm lạc nhưng nhờ đó hoàn thành dự án
cứu độ (xem Tông Vụ 3:17-18)
-
Thành quả: 5000 người trở lại nhưng bắt đầu bị Hội Đồng Đầu Mục Do Thái lưu ý
(xem Tông Vụ 4:1-4)
-
Cộng đồng: Chia sẻ nhu cầu với nhau và tái nhận Thánh Thần Hiện Xuống (xem tông
Vụ 4:31-37)
@ Làm
chứng trước Hội Đồng Đầu Mục
+
Lần nhất
- Chỉ
bị cảnh cáo như thể ngăn cấm không cho tái diễn (xem Tông Vụ 4:21)
-
Nhưng không thể nghe người đời hơn Thiên Chúa, không thể làm chứng về những
gì đã thấy và đã nghe (xem tông Vụ 4:8-12)
+
Lần hai
- Sau
khi thực hiện các phép lạ, vì thế thu hút dân chúng và đã bị giáo quyền giam
nhốt (xem Tông Vụ 5:12-18)
-
Nhưng được cứu khỏi ngục và vui mừng vì bị bách hại vì danh của Đấng mang lại ơn
cứu độ ở dưới gầm trời này, viên đá bị thợ xây loại bỏ đã trở thành đá góc (xem
Tông Vụ 5:17-32)
"Làm chứng ở khắp Giuđêa và Samaria"
+ Thời điểm:
-
Sau khi Phó Tế Stephanô tử đạo (xem Tông Vụ 8:1-8)
+ "Galilêa"?
- Sở dĩ "Galilêa" không đươc Chúa Giêsu nhắc đến trong câu Tông Vụ 1:8 là vì vùng đất đã được Chúa Kitô và các môn đệ của Người rao giảng ngay từ đầu và cũng là nơi các vị gặp lại Chúa Kitô phục sinh để đưoọc sai đi (xem Mathêu 4:12-17; 28:7,16)
.
Làm chứng "Cho đến tận cùng
trái đất"
+
Thời điểm bắt đầu:
-
Sau khi Tông Đồ Giacobê tử đạo và quận vương Hêrôđê qua đời
-
Từ Khi Saulê hung hăng bắt đạo và ngã ngựa trên đường Damascô trở lại
+
Đối tượng Dân ngoại
-
Xét về đối tượng thì đầu tiên là viên quan Ethiophia rồi đến gia đình
Cornelio (xem Tông Vụ 8:26-40; 11:1-18)
-
Xét về tác nhân thì đầu tiên là Phó Tế Philiphê rồi đến Tông Đồ Phêrô (cùng
nguồn trên đây)
-
Xét về ơn gọi và sứ vụ thì đó chính là Vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô (xem Tông Vụ
9:10-18, 13:47)
(môn đệ là thành phần theo Chúa Kitô nói chung, còn tông đồ là một số môn đệ
được Người đích thân 1- tuyển chọn, 2- tỏ mình và 3- sai đi. Thánh Phaolô đã
hội đủ 3 điều kiện làm tông đồ để đáng gọi là tông đồ)
-
Xét về địa điểm ngoài Thánh Địa thì đầu tiên là Cyprus rồi đến Antiokia (xem
Tông Vụ 13:4-15), nhưng có lẽ "tận cùng trái đất" bấy giờ ám chỉ Rôma,
thủ phủ của Đề Quốc Rôma cũng là nơi nhị vị đại tông đồ Phêrô và Phaolô
tử đạo để trở thành như nền tảng cho một Giáo Hội Công Giáo dựng xây về cả tổ
chức lẫn quyền bính và thế lực trong lịch sử loài người và trước thế giới cho
tới ngày nay.