GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

Mục Lục Năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016

 

 

 

ĐỨC GIÁO HOÀNG PHAN XICÔ

 

BÀI DIỄN TỪ TÂN NIÊN VỚI PHÁI ĐOÀN NGOẠI GIAO CHƯ QUỐC

 

THỨ HAI MÙNG 9/1/2017

 

 

schermata-2016-09-20-alle-17-39-08

 

 

 

"Hòa bình là một tặng ân, một thách đố và là một dấn thân. Nó là một tặng ân vì nó tuôn ra từ chính cõi lòng của Thiên Chúa. Nó là một thánh đố vì nó là một sự thiện không bao giờ bỗng dưng có được và cần phải liên lỉ chiếm lấy. Nó là một dấn thân vì nó cần phải hăng say nỗ lực về phần của tất cả mọi người thiện chí trong việc tìm kiếm và xây dựng nó".

 

Biệt chú của người dịch: Theo thông lệ, cứ vào Thứ Hai sau Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, ĐTC gặp gỡ phái đoàn ngoại giao của chư quốc (khoảng 180 quốc gia) có liên hệ ngoại giao với Quốc Đô Vatican (Vatican City State), để trao đổi lời chào chúc tân xuân với chư quốc qua họ là thành phần đóng vai trò lãnh sự quốc gia của họ. Hiện tượng khủng bố là những gì xẩy ra đặc biệt nhất trong năm 2016 nên trong bài diễn từ tân xuân dài 45 phút với phái đoàn ngoại giao của chư quốc của mình Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhấn mạnh đến "đề tài an ninh và hòa bình".

Bài diễn từ tân niên hằng năm này cũng có thể nói là bài nhận định tình hình thế giới "State of the World" hằng năm của vị lãnh đạo Quốc Đô Vatican và Giáo Hội Công Giáo Rôma, vì thế bao giờ nó cũng có liên hệ mật thiết với Sứ Điệp cho Ngày Thế Giới Hòa Bình được ngài ban bố và kêu gọi trước đó. Chính vì thảm trạng khủng bố nổi bật nhất trong năm 2016, như được bài diễn từ tân niên của Đức Giáo Hoàng Phanxicô với phái đoàn ngoại giao chư quốc nhận định mà Sứ Điệp Hòa Bình 1/1/2017 mới có nhan đề là: "Bất Bạo Động: Một Kiểu Cách Chính Trị cho Hòa Bình".

Ở đây xin chỉ chuyển dịch nguyên văn một ít đoạn tiêu biểu như sau kèm theo nhan đề cùng với các tiểu đề phân đoạn và những chỗ nhấn mạnh tự ý bằng mầu:

..............

Quí Vị Lãnh Sự thân mến,

Cảm nhận: "hòa bình vẫn chỉ là một giấc mơ xa vời"

Một thế kỷ trước đây, chúng ta đang ở giữa Thế Chiến Thứ Nhất. "Một cuộc tàn sát vô tích sự" [BENEDICT XV, Letter to the Leaders of the Peoples at War (1 August 1917): AAS 9 (1917), 423.], trong đó những phương pháp mới về chiến sự đã gieo rắc chết chóc và gây ra muôn vàn đau thương cho thành phần dân chúng bất khả tự vệ. Vào năm 1917, cuộc xung khắc đã bị biến đổi sâu xa, có một tầm vóc toàn cầu hơn nữa, trong khi đó thì các chế độ độc tài đã từng là căn nguyên cho các cuộc chia rẽ xót xa, bắt đầu xuất hiện ở chân trời. Một trăm năm sau, có thể nói rằng nhiều phần đất trên thế giới đã được hưởng những giai đoạn hòa bình dài lâu, tạo cơ hội thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và thịnh vượng chưa từng có. Đối với nhiều người ngày nay, hòa bình hiện lên như là một phúc lành tự nhiên có được, vì tất cả đều là một thứ quyền lợi chiếm được chẳng cần phải quan tâm cho lắm. Tuy nhiên, đối với quá nhiều người khác thì hòa bình vẫn chỉ là một giấc mơ xa vời. Hằng triệu triệu con người ta vẫn còn sống giữa những cuộc xung đột vô nghĩa. Thậm chí ở cả những nơi từng được coi là an ninh vẫn cảm thấy có cái cám giác lo sợ nào đó. Chúng ta thường bị choáng ngợp bởi các hình ảnh chết chóc, bởi nỗi đớn đau của con người nam nữ và trẻ em vô tội là thành phần đang van xin giúp đỡ và an ủi, bởi nỗi sầu thương của những ai than khóc cái chết của một người thân yêu vì hận thù và bạo lực, và bởi thảm kịch tị nạn thoát chạy chiến tranh và thảm kịch di dân đụng phải những cái chết thê lương.

Vì thế, tôi muốn giành buổi gặp gỡ hôm nay cho đề tài về an ninh và hòa bình. Trong bầu khí nắm bắt chung chung về tình hình hiện tại, cũng như mối quan tâm bất ổn và lo âu về tương lai, tôi cảm thấy cần phải nói một thứ ngôn từ hy vọng, thứ ngôn từ cũng có thể cho thấy đường lối dấn thân.

................

Hiện trạng: "một thứ điên cuồng giết người"

Đáng buồn thay, thậm chí cho đến hôm nay đây, chúng ta nhận thức thấy rằng cái cảm nghiệm về tôn giáo thay vì vun trồng sự cởi mở với người khác thì nhiều lúc lại được sử dụng như là một cái bình phong để loại trừ, để tẩy chay và bạo động. Tôi đặc biệt nghĩ đến nạn khủng bố đầy bảo thủ trong năm qua đã sát hại nhiều nạn nhân khắp thế giới: ở Afghanistan, Bangladesh, Belgium, Burkina Faso, Egypt, France, Germany, Jordan, Iraq, Nigeria, Pakistan, the United States of America, Tunisia and Turkey. Những hành động đê hèn sử dụng trẻ em để sát hại, như ở Nigeria, hay nhắm vào dân chúng đang cầu nguyện, như tại Nhà Thờ Chính Tòa Coptic ở Cairo, hoặc vào những du khách hay nhân viên, như ở Brussels, hoặc vào dân chúng qua lại trên đường phố như ở Nice và Berlin, hay vào dân chúng đang cử hành năm mới đến như ở Istanbul. 

Chúng ta đang đối đầu với một thứ điên cuồng giết người lạm dụng tên Thiên Chúa để gieo rắc chết chóc trong một cuộc chơi thống lãnh và quyền lực. Bởi thế tôi xin kêu gọi tất cả mọi thẩm quyền tôn giáo hãy liên kết trong việc nhất trí khắng định rằng người ta không bao giờ được nhân danh Thiên Chúa mà sát hại. Nạn khủng bố có tính cách bảo thủ là hoa trái của tình trạng sâu xa bần cùng về tâm linh, và thường liên hệ với cả cái bần cùng đáng kẻ về xã hội nữa. Nó chỉ có thể hoàn toàn khống chế bằng việc đóng góp chúng của thành phần lãnh đạo tôn giáo và chính trị mà thôi. Các vị lãnh đạo tôn giáo có trách nhiệm truyền đạt những giá trị tôn giáo không tách biệt lòng kính sợ Thiên Chúa với lòng yêu thương tha nhân. Các vị lãnh đạo chính trị có trách nhiệm bảo đảm quyền tự do tôn giáo nơi quần chúng, trong khi nhìn nhận việc đóng góp tích cực và xây dựng của tôn giáo trong vấn đề xây dựng một xã hội dân sự không có những xung khắc giữa đoàn thể xã hội được chuẩn nhận bởi nguyên tắc công dân và chiều kích linh thiêng của đời sống. Điều này cần phải có các chính sách xã hội thích hợp nhắm đến chỗ chống lại nạn nghèo khổ; những chính sách như vậy không thể không quan tâm đến một thẩm định rõ ràng về tầm quan trọng của gia đình như là một nơi đặc biệt để tăng trưởng về sự trưởng thành nhân bản, cũng như không thể không quan tâm đến một thứ đầu tư chính yếu vào các lãnh vực giáo dục và văn hóa.

..................

Hành động: "Kẻ thù của hòa bình"

Một kẻ thù của hóa bình là "thứ nhãn quan giảm thiểu" về con người, một nhãn quan mở đường cho việc lan tràn những gì là bất công, bất quân bình về xã hội và băng hoại...

Trong thông điệp Populorum Progressio - Phát Triển Dân Chúng được ban hành cách đây 50 năm, Chân Phước Phaolô VI đã ghi nhận những tình trạng bất quân bình như thế đã gây ra cuộc xung khắc như thế nào. Ngài nói rằng: "việc tiến bộ về dân sự và sự phát triển về kinh tế là con đường duy nhất tiến đến hòa bình" [Encyclical Letter Populorum Progressio (26 March 1967), 83.], một đường lối cần phải được các vị thẩm quyền quần chúng phát động và duy trì bằng việc tạo nên các điều kiện phân phối một cách quân bình hơn những thứ tài nguyên cũng như bằng việc làm phát sinh các cơ hội làm việc, nhất là cho giới trẻ. Trong thế giới ngày nay, quá ư là nhiều người, nhất là trẻ em, vẫn còn chịu đựng cảnh nghèo khổ và sống trong những điều kiện thiếu an toàn về lương thực - thực sự là đói - thậm chí các nguồn lợi thiên nhiên trở thành đối tượng khai thác tham lam của một thiểu số người, cùng với một số lượng khổng lồ đồ ăn hoang phí mỗi ngày.

...................

Một kẻ thù khác của hòa bình đó là cái ý hệ khai thác cái bất ổn xủa xã hội để làm dấy lên lòng khinh bỉ và hận thù, và coi người khác như kẻ thù cần phải loại trừ. Thảm thương thay, các thứ ý hệ mới liên tục hiện lên ở chân trời của nhân loại. Nấp dưới cái mặt nạ hứa hẹn những thứ lợi lộc lớn lao chúng lưu lại dấu vết nghèo khổ, chia rẽ, căng thẳng xã hội, đau khổ và không phải là không thường xẩy ra đó là chết chóc. Trái lại, hòa bình chiến thắng bằng tình liên kết. Nó làm phát sinh ước muốn đối thoại và hợp tác là phương tiện thiết yếu trong việc ngoại giao. Lòng thương xót và tình đoàn kết đang tác động các nỗ lực đầy tin tưởng của Tòa Thánh và Giáo Hội Công Giáo trong việc ngăn chặn các thứ xung khắc và hỗ trợ những tiến trình hòa bình, hòa giải và tìm kiếm các giải pháp thương thảo. Thật là phấn khởi thay có một số nỗ lực này đã gặp được thiện chí của nhiều người ở một số nơi đã chủ động và hiệu năng hoạt động cho hòa bình. Tôi nghĩ đến các nỗ lực được thực hiện trong hai năm qua cho việc xích lại gần nhau giữa Cuba và Hoa Kỳ. Tôi cũng nghĩ đến những nỗ lực kiên trì được thực hiện, không phải là không có khó khăn, để chấm dứt những năm xung đột ở Columbia.

 Đường lối này nhắm tới việc phấn khích lòng tin tưởng lẫn nhau, nâng đỡ các tiến trình đối thoại và nhấn mạnh đến việc cần đến các cử chỉ can đảm. Những điều này rất khẩn trương (ở những nơi khác được ĐGH đề cập đến thứ tự là) Venezuela... Middle East... Syrian conflict... Iraq và Yemen... Libya... Sudan và South Sudan... Central African Republic... các quốc gia Phi Châu khác... Democratic Republic of Congo... Myanmar...  Europe... Cyprus... Ukraine .

................

Quí Vị Lãnh Sự thân mến,

Hòa bình là một tặng ân, một thách đố và là một dấn thân. Nó là một tặng ân vì nó tuôn ra từ chính cõi lòng của Thiên Chúa. Nó là một thánh đố vì nó là một sự thiện không bao giờ bỗng dưng có được và cần phải liên lỉ chiếm lấy. Nó là một dấn thân vì nó cần phải hăng say nỗ lực về phần của tất cả mọi người thiện chí trong việc tìm kiếm và xây dựng nó. Vì hòa bình thực sự chỉ xẩy ra trên căn bản của một nhãn quan về con người có thể cổ võ một thứ phát triển toàn diện trân trọng phẩm giá siêu việt của họ. Như Chân Phước Phaolô VI nhận định: "phát triển là cái tên mới của hòa bình" [Cf. Encyclical LetterPopulorum Progressio, 87.]

Bởi vậy, niềm hy vọng nguyện cầu của tôi cho một năm vừa mới bắt đầu đó là các xứ sở của chúng ta và các dân tộc của chúng ta có thêm các cơ hội cùng nhau làm việc để xây dựng hòa bình đích thực. Về phần mình, Tòa Thánh, đặc biệt là Văn Phòng Quốc Vụ Khanh, sẽ luôn sẵn sàng hợp tác với những ai dấn thân để chấm dứt các cuộc xung đột hiện nay cùng cống hiến việc nâng đỡ và niềm hy vọng cho tất cả những ai khổ đau.

Theo phụng vụ của Giáo Hội, chúng tôi chào nhau bằng những lời "bình an cho anh chị em". Bằng lời chào này, như một bảo chứng cho muôn vàn phúc lành thần linh, tôi xin lập lại cùng mỗi người trong quí vị, những phần tử đáng kính của Ngoại Giao Đoàn, cùng gia đình của quí vị và xứ sở quí vị đại diện, những lời chúc chân thành tốt đẹp của tôi cho một Năm Mới.

Xin cám ơn quí vị.


http://w2.vatican.va/content/francesco/en/speeches/2017/january/documents/papa-francesco_20170109_corpo-diplomatico.html

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và những chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu