GIÁO HỘI HIỆN THẾ 2017
ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
GIÁO LÝ VỀ NIỀM TIN TƯỞNG CẬY TRÔNG
BUỔI TRIỀU KIẾN CHUNG THỨ TƯ 22-3-2017
Bài 15
"Ai cảm thấy trong đời sống của mình tình yêu trung thành của Thiên Chúa cùng với ơn an ủi của Ngài
lại còn phải có nhiệm vụ gần gũi với những người anh em yếu kém hơn
và nhận lấy tính chất mỏng dòn của họ nữa....
Lời Chúa là những gì nuôi dưỡng một niềm tin tưởng cậy trông được cụ thể chuyển thành việc chia sẻ, thành việc phục vụ nhau"
Xin chào Anh Chị Em thân mến!
Trong mấy tuần vừa qua, Vị Tông Đồ Phaolô đã giúp cho chúng ta hiểu hơn nữa về những gì chất chứa nơi niềm tin tưởng cậy trông Kitô giáo. Và chúng ta đã nói rằng niềm tin tưởng cậy trông Kitô giáo này không phải là một thứ lạc quan mà là một cái gì khác. Vị Tông Đồ này đã giúp chúng ta hiểu được như thế. Hôm nay ngài cũng tiếp tục làm điều này bằng việc tiếp cận với niềm tin tưởng cậy trông ấy từ hai thái độ cùng quan trọng đối với đời sống của chúng ta cũng như đối với cảm nghiệm đức tin của chúng ta, đó là "sự kiên trì" và "niềm an vui" (xem Roma 15 các câu 4 và 5). Chúng được nhắc đến hai lần trong đoạn Thư gửi Giáo Đoàn Rôma chúng ta vừa nghe: trước hết liên quan đến Thánh Kinh và sau đó tới chính Thiên Chúa. Đâu là ý nghĩa chân thực sâu xa nhất của chúng? Và chúng làm sáng tỏ về thực tại của niềm tin tưởng cậy trông ở chỗ nào? Hai thái độ này là kiên trì và an vui.
Chúng ta có thể diễn tả thái độ kiên trì thực sự là thái độ nhẫn nại: nó là một khả năng chịu đựng, khả năng gánh vác, "nâng đỡ", trung thành, thậm chí cả những lúc gánh nặng dường như quá sức không thể chịu đựng được nữa, và chúng ta có khuynh hướng nghĩ theo chiều hướng tiêu cực và trút bỏ đi tất cả mọi sự cùng hết mọi người. Trái lại, an vui là ơn để có thể lãnh nhận và tỏ ra trong mọi hoàn cảnh, thậm chí nơi cả những trường hợp mang dấu vết trầm trọng gây ra bởi thất vọng và đau khổ, sự hiện diện và tác động cảm thương của Thiên Chúa. Vậy Thánh Phaolô đặc biệt nhắc chúng ta rằng Sách Thánh, tức Thánh Kinh, là những gì truyền đạt cho chúng ta sự kiên trì và niềm an vui (câu 4). Thật thế, trước hết Lời Chúa dẫn chúng ta đến chỗ hướng ánh mắt của chúng ta về Chúa Giêsu, nhận biết Người hơn và được hợp với Người, trở thành giống Người hơn nữa. Sau nữa, Lời Chúa tỏ cho chúng ta thấy rằng Chúa thực sự là "Vị Thiên Chúa của sự kiên trì và niềm an vui" (câu 5), Đấng luôn trung thành với tình yêu của Ngài đối với chúng ta, nghĩa là Ngài kiên trì trong tình yêu của Ngài đối với chúng ta, Ngài không chán chường mệt mỏi yêu thương chúng ta! Ngài là Đấng kiên trì: Ngài luôn yêu thương chúng ta! Ngài chăm sóc chúng ta, băng bó các vết thương của chúng ta bằng việc chăm sóc bởi tấm lòng thiện hảo của Ngài cùng với lòng thương xót của Ngài, tức là Ngài an ủi chúng ta. Ngài cũng không tỏ ra chán chường mệt mỏi an ủi chúng ta nữa.
Lời khẳng định lúc đầu của Vị Tông Đồ này cũng được hiểu theo chiều kích này nữa: "Chúng ta là thành phần khỏe mạnh cần phải chịu đựng những sa ngã của người yếu chứ đừng tự mãn" (câu 1). Lời diễn tả "chúng ta là thành phần khỏe mạnh" này dường như là những gì tự phụ, thế nhưng, theo lý lẽ của Phúc Âm thì chúng ta biết rằng không phải như vậy, mà là trái lại, vì sức mạnh của chúng ta không xuất phát từ chính mình chúng ta mà là từ Chúa. Ai cảm thấy trong đời sống của mình tình yêu trung thành của Thiên Chúa cùng với ơn an ủi của Ngài lại còn phải có nhiệm vụ gần gũi với những người anh em yếu kém hơn và nhận lấy tính chất mỏng dòn của họ nữa. Nếu chúng ta là những người gần Chúa chúng ta sẽ có sức mạnh để gần với những ai yếu kém nhất, với những ai thiếu thốn nhất để an ủi họ và cống hiến sức mạnh cho họ. Đó là những gì lời ấy muốn nói tới. Chúng ta có thể làm điều này mà không tự mãn nhưng cảm thấy mình chỉ là một "thông mạch" truyền đạt các tặng ân của Chúa; và vì vậy cụ thể trở thành "một người gieo rắc" niềm tin tưởng cậy trông. Đó là những gì Chúa muốn chúng ta, ở chỗ, với sức mạnh và khả năng ấy chúng ta hãy biết an ủi và trở thành những kẻ gieo rắc niềm tin tưởng cậy trông. Hôm nay đây cần phải gieo rắc niềm tin tưởng cậy trông nhưng không phải là chuyện dễ...
Hoa trái của lối sống này không phải là một thứ cộng đồng bao gồm một số thuộc "hạng A" là thành phần kẻ mạnh, còn những người khác thuộc hạng B là kẻ yếu. Trái lại, như Thánh Phaolô nói, hoa trái này là ở chỗ "sống hòa hợp với nhau theo như Chúa Giêsu Kitô" (câu 5). Lời Chúa là những gì nuôi dưỡng một niềm tin tưởng cậy trông được cụ thể chuyển thành việc chia sẻ, thành việc phục vụ nhau. Vì, ngay cả kẻ "mạnh" không sớm thì muộn cũng cảm thấy mình mềm yếu và cần đến niềm an ủi của người khác, và ngược lại, nơi nỗi yếu hèn người ta bao giờ cũng có thể cống hiến một nụ cười hay một bàn tay cho người anh em nào đó đang gặp khó klhăn. Chính ở nơi một cộng đồng như thế mới "có cùng một tinh thần và một tiếng nói cho vinh quang Thiên Chúa" (xem câu 6). Tuy nhiên, tất cả những điều này chỉ trở thành khả dĩ khi Chúa Kitô và Lời của Người trở thành chính yếu, vì Người là Đấng "mạnh mẽ". Người là Đấng cống hiến cho chúng ta sức mạnh, Đấng cống hiến cho chúng ta sự nhẫn nại, Đấng cống hiến cho chúng ta niềm tin tưởng cậy trông, Đấng cống hiến cho chúng ta niềm an ủi. Người là "người anh dũng mãnh", Đấng chăm sóc cho từng người chúng ta, thật vậy, tất cả chúng ta đang cần được vác trên vai Vị Mục Tử Nhân Lành này và cần cảm thấy được bao bọc chở che bởi ánh mắt dịu hiền cùng quan tâm của Người.
Các bạn thân mến, chúng ta không bao giờ có thể tạ ơn Chúa cho đủ về tặng ân Lời Ngài là những gì được tỏ bày ở trong các Sách Thánh. Chính ở đó mà Cha của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta đã được mạc khải cho thấy như là "Thiên Chúa của sự kiên trì và của niềm an ủi". Cũng chính ở đó chúng ta nhận ra rằng niềm tin tưởng cậy trông của chúng ta không dựa vào khả năng của chúng ta và sức lực của chúng ta, mà là vào ơn nâng đỡ của Chúa cũng như vào sự trung thành của tình Ngài yêu thương, tức là vào quyền năng và ơn an ủi của Chúa vậy. Xin cám ơn anh chị em.
https://zenit.org/articles/general-audience-on-hope-founded-in-the-word/
Đaminh Maria
Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và những chi tiết nhấn mạnh
tự ý bằng mầu
(Sau bài giáo lý hôm nay, trong số những lời ngỏ sau đó để chào hỏi thường lệ với các phái đoàn hành hương hiện diện bấy giờ, Đức Thánh Cha còn nói đến 2 điều đặc biệt là Di Dân và 24 Giờ Cho Chúa như sau:)
"Anh chị em hành hương nói tiếng Ý thân mến, xin chào đón anh chị em nhé! Tôi gửi lời chào đến các tham dự viên ở cuộc họp về Di Dân cho các vị Giám Đốc và tôi muốn phấn khích họ hãy tiếp tục việc dấn thân của mình trong việc tiếp nhận và hiếu khách đối với những anh chị em tản lạc và tị nạn, chăm lo cho việc hội nhập của họ, lưu ý tới các quyền lợi và nhiệm vụ hỗ tương của ai tiếp nhận cũng như của người được tiếp nhận. Chúng ta đừng quên rằng vấn đề hiện nay về thành phần tị nạn và di dân là thảm trạng trầm trọng nhất từ khi xẩy ra thảm trạng Thế Chiến Thứ II".
(Cảm nhận đột xuất của người dịch: nếu theo Đức Thánh Cha Phanxicô "vấn đề hiện nay về thành phần tị nạn và di dân là thảm trạng trầm trọng nhất từ khi xẩy ra thảm trạng Thế Chiến Thứ II", chứ không phải là thảm trạng phá thai từ thập niên 1970 tới nay hằng năm biết bao nhiêu là thai nhi bị sát hại bởi chính thai mẫu, thì phải chăng những chính trị gia nào hay những vị lãnh đạo quốc gia nào cương quyết ngăn cấm những người di dân và tỵ nạn trong trường hợp khẩn cấp chính đáng sẽ trở thành những chính trị gia còn tệ hơn cả những chính trị gia chủ trương phá thai?)
"Tôi xin mời gọi tất cả mọi cộng đồng lấy đức tin sống '24 giờ cho Chúa' vào ngày hẹn 23-24/3 tới đây, để tái khám phá ra Bí Tích Hòa Giải. Tôi hy vọng rằng năm nay giây phút hồng ân của hành trình Mùa Chay này cũng được sống ở nhiều nhà thờ hầu cảm nghiệm thấy cuộc hiệi ngộ hoan lạc với lòng thương xót của Chúa Cha, Đấng đón nhận và tha thứ cho tất cả mọi người".
Thứ Sáu 12/5/2017
Chiều
2 giờ: Ngài khởi hành từ phi trường Fiumicino ở Roma
4 giờ 20: Ngài được nghênh đón ở căn cứ không quân Monte Real
4 giờ 35: Ngài gặp riêng Tổng Thống Cộng Hòa Bồ Đào Nha tại căn cứ không quân này
4 giờ 55: Ngài viếng nguyện đường của căn cứ không quân
5 giờ 15: Ngài được trực thăng đưa đến vận động trường Fatima
5 giờ 35: Ngài được xe mui trần chuyển từ vận động trường Fatima đến Đền Thánh Fatima
6 giờ 15: Ngài kính viếng và cầu nguyện ở Nguyện Đường Đức Mẹ Hiện Ra (the Chapel of the Apparitions)
9 giờ 30: Nghi thức làm phép Nến ở Nguyện Đường Đức Mẹ Hiện Ra: Ngài chào khách hành hương và lần Chuỗi Mân Côi
Thứ Bảy 13/5/2017
Sáng
9 giờ 10: Ngài gặp Thủ Tướng Bồ Đào Nha ở "Nossa Senhora do Carmo" House
9 giờ 40: Ngài kính viếng Đền Thờ "Nossa Senhora do Rosário de Fatima"
10
giờ: Ngài chủ tế và giảng lễ ở quảng trường Đền Thánh và chào hỏi bệnh
nhân
Chiều
12 giờ 30: Ngài dùng bữa trưa với các giám mục Bồ Đào Nha ở "Nossa Senhora do Carmo" House
2 giờ 45: Ngài từ biệt Bồ Đào Nha ở căn cứ không quân Monte Real
3 giờ: Ngài lên đường về lại Roma
7 giờ 05: Ngài về tới phi trường Ciampino Roma.