GIÁO HỘI HIỆN THẾ 2017

 

 

 

General Audience

 

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ

GIÁO LÝ VỀ NIỀM TIN TƯỞNG CẬY TRÔNG

BUỔI TRIỀU KIẾN CHUNG THỨ TƯ 26-4-2017

Bài 20

 

"Thiên Chúa của chúng ta không phải là một vị Thiên Chúa vắng mặt, ẩn khuất ở một bầu trời rất xa cách nào đó; trái lại, Ngài là một vị Thiên Chúa 'say mê' con người (passionate for man), quá dịu dàng yêu thương đến độ bất khả tách mình khỏi loài người..."

 "... sẽ không có ngày nào trong cuộc đời của chúng ta mà chúng ta không còn là mối quan tâm của cõi lòng Thiên Chúa. Ngài quan tâm đến chúng ta, và bước đi với chúng ta... việc Thiên Chúa bước đi với chúng ta cũng được gọi là 'Việc Thiên Chúa Quan Phòng': Người quan phòng cho đời sống của chúng ta".  

 

Xin chào anh chị em thân mến!

"Thày ở cùng các con luôn mãi cho đến tận thế" (Mathêu 28:20). Những chữ cuối cùng của Phúc Âm Thánh Mathêu nhắc lại lời công bố ngôn sứ từ ban đầu: "Người sẽ được gọi tên là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta" (Mathêu 1:23; xem Isaia 7:14). Thiên Chúa sẽ ở với chúng ta mọi ngày cho đến ngày cùng tháng tận. Toàn thể Phúc Âm được khép lại nơi hai câu trích dẫn này, những lời truyền đạt mầu nhiệm về một vị Thiên Chúa có tên gọi, có căn tính là ở với: Ngài không phải là một vị Thiên Chúa cô lập; Ngài là một vị Thiên Chúa ở cùng (a God-with), đặc biệt là với chúng ta, nghĩa là với loài người tạo vật. Thiên Chúa của chúng ta không phải là một vị Thiên Chúa vắng mặt, ẩn khuất ở một bầu trời rất xa cách nào đó; trái lại, Ngài là một vị Thiên Chúa "say mê" con người (passionate for man), quá dịu dàng yêu thương đến độ bất khả tách mình khỏi loài người. Nhân loại chúng ta tinh khôn trong việc cắt bỏ những mối liên hệ và các nhịp cầu nối. Trái lại, Ngài thì không. Nếu cõi lòng của chúng ta trở nên nguội lạnh, lòng của Ngài bao giờ cũng vẫn rực nồng; Thiên Chúa của chúng ta lúc nào cũng hỗ trợ chúng ta, cho dù, tiếc thay, chúng ta đã quên mất Ngài. Đỉnh điểm dứt khoát tách phân những gì là ngờ vực khỏi đức tin là việc khám phá thấy rằng chúng ta được Cha của chúng ta yêu thương và hỗ trợ, không bao giờ bị Ngài bỏ mặc.

Việc hiện hữu của chúng ta là một cuộc hành hương, một cuộc hành trình. Thậm chí tất cả những ai được tác động bởi một niềm hy vọng thuần nhân loại cũng đều nhận thấy cái thu hút của những chân trời thúc đẩy họ khám phá thấy những thế giới họ vẫn chưa biết. Tâm linh của chúng ta là một tâm linh của người hành hương. Thánh Kinh có đầy những câu chuyện về những người hành hương và những kẻ du hành. Ơn gọi của Abraham bắt đầu bằng lệnh truyền này: "Hãy rời bỏ xứ sở của ngươi" (Khởi Nguyên 12:1). Vị Tổ Phụ này đã bỏ phần đất thế giới mà ông đã quá quen thuộc và đã từng là một trong những cái nôi văn minh ở thời của ông. Hết mọi sự đều liên kết phản nghịch lại với cảm quan tốt đẹp về cuộc hành trình này. Tuy nhiên Abraham vẫn lên đường. Chúng ta không trở thành những con người nam nữ trưởng thành nếu chúng ta không thấy được cái thu hút của chân trời là chỗ gặp nhau giữa trời và đất, nơi cần phải vươn tới bởi thành phần những kẻ tiến bước.

Trong cuộc hành trình trần thế của mình, con người không bao giờ lẻ loi cô độc. Kitô hữu đặc biệt không bao giờ cảm thấy bị bỏ rơi, vì Chúa Giêsu bảo đảm với chúng ta rằng Người chẳng những chờ đợi chúng ta ở cuối cuộc hành trình lâu dài của chúng ta mà Người còn hỗ trợ chúng ta mọi ngày sống của chúng ta.

Việc chăm sóc của Thiên Chúa sẽ tiếp tục cho đến khi nào trong việc Ngài đối xử với con người? Chúa Giêsu, Đấng bước đi với chúng ta, chăm sóc cho chúng ta cho tới khi nào? Câu trả lời của Phúc Âm rõ ràng khẳng định rằng: cho tới tận thế! Các tầng trời sẽ qua đi, trái đất sẽ qua đi, những gì con người hy vọng sẽ bị hủy đi, thế nhưng Lời Chúa cao cả hơn tất cả mọi sự và sẽ không qua đi. Người sẽ là vị Thiên Chúa ở với chúng ta, vị Thiên Chúa Giêsu bước đi với chúng ta. Sẽ không có ngày nào trong cuộc đời chúng ta mà chúng ta sẽ không còn là mối quan tâm của cõi lòng Thiên Chúa. Thế nhưng có người nói rằng: "Cha nói gì thế?" Tôi nói rằng sẽ không có ngày nào trong cuộc đời của chúng ta mà chúng ta không còn là mối quan tâm của cõi lòng Thiên Chúa. Ngài quan tâm đến chúng ta, và bước đi với chúng ta. Tại sao Ngài lại làm như thế? - Chỉ vì Ngài yêu thương chúng ta. Anh chị em có hiểu không? Ngài yêu thương chúng ta! Thiên Chúa chắc chắn sẽ cung cấp cho chúng ta những gì chúng ta cần thiết; Ngài sẽ không bỏ mặc chúng ta trong những lúc chúng ta bị thử thách và tối tăm. Niềm tin tưởng này cần phải ấp ủ trong tâm linh của chúng ta để nó không bao giờ bị tàn rụi. Một số người gọi nó là "Sự Quan Phòng", tức là việc Thiên Chúa gần gũi, việc Thiên Chúa yêu thương, việc Thiên Chúa bước đi với chúng ta cũng được gọi là "Việc Thiên Chúa Quan Phòng": Người quan phòng cho đời sống của chúng ta.  

Không phải ngẫu nhiên mà trong số các biểu hiệu Kitô giáo về niềm hy vọng có một huy hiệu tôi rất thích đó là cái neo. Nó cho thấy rằng niềm hy vọng của chúng ta không phải là những gì mơ hồ; nó không được lẫn lộn với sự thay đổi về cảm thức của một con người muốn cải tiến các sự việc của thế giới này một cách không thực tiễn, chỉ cậy dựa vào quyền lực ý muốn của họ. Niềm tin tưởng cậy trông của Kitô giáo thật sự bắt nguồn không ở nơi những gì thu hút của tương lai mà là nơi niềm tin tưởng về những gì Thiên Chúa đã hứa với chúng ta và đã hiện thực nơi Đức Giêsu Kitô. Nếu Người bảo đảm rằng Người sẽ không bao giờ bỏ rơi chúng ta, nếu khởi điểm của hết mọi ơn gọi là lời "Hãy theo Thày", lời kêu gọi được Người bảo đảm với chúng ta rằng Người sẽ luôn đi trước chúng ta, thì tại sao chúng ta lại phải sợ chứ? Bằng lời hứa này, Kitô hữu có thể bước đi ở khắp mọi nơi, cũng như băng ngang qua những phần đất của một thế giới bị thương tích, nơi mà các sự thể xẩy ra không xuôi may, chúng ta ở trong số những người ngay cả ở đó vẫn tiếp tục hy vọng. Bài Thánh Vịnh nói rằng: "Cho dù tôi có bước đi qua thung lũng tối tăm chết chóc, tôi cũng không hãi sợ sự dữ; vì Chúa ở cùng tôi" (23:4). Chính ở nơi tối tăm gia tăng mà cần phải thắp sáng lên. Chúng ta hãy trở về với cái neo. Đức tin của chúng ta là một cái neo gắn vào trời. Chúng ta buộc đời sống của chúng ta vào trời. Chúng ta cần phải làm thế nào đây? Chúng ta cần phải nắm lấy sợi giây: nó luôn có đó. Và chúng ta cứ làm như thế, bởi chúng ta tin rằng đời sống của chúng ta có đó như là một cái neo gắn vào trời, nơi là bến bờ chúng ta sẽ vươn tới.

Nếu chúng ta chỉ tin tưởng vào sức mạnh của chúng ta mà thôi, chúng ta chắc chắn sẽ có lý do để cảm thấy thất vọng và thua bại, vì thế giới này thường tỏ ra bướng bỉnh đối với lề luật yêu thương. Rất thường xẩy ra chuyện chúng ta yêu thích các thứ luật vị kỷ hơn. Tuy nhiên, nếu niềm tin tưởng này tồn tại trong chúng ta là Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta, Thiên Chúa yêu thương chúng ta và thế giới này mỏng dòn, thì chúng ta lập tức thay đổi quan niệm. Người xưa đã nói: "Homo viator, spe erectus - con người lữ hành, hy vọng trung kiên". Lời Chúa Giêsu hứa "Thày ở cùng các con" trong cuộc hành trình là những gì khiến chúng ta đứng, thẳng đứng, bằng niềm hy vọng, tin tưởng rằng vị Thiên Chúa nhân lành đã hoạt động để thực hiện những gì bất khả nơi loài người rồi, vì cái neo này đang ở vùng vịnh nước trời (heaven's beach).

Thành phần dân thánh trung thành của Thiên Chúa là thành phần đứng - "homo viator" - và bước đi, thế nhưng thẳng đứng, "erectus", và bước đi trong niềm tin tưởng cậy trông. Bất cứ nơi nào họ tới, họ đều biết rằng tình yêu thương của Thiên Chúa đã đi trước họ: không có một phần nào của thế giới này thoát khỏi cuộc vinh thắng của Chúa Kitô Phục Sinh. Mà cuộc vinh thắng của Chúa Kitô Phục Sinh là gì? Đó là cuộc vinh thắng của tình yêu. Xin cám ơn anh chị em.  

https://zenit.org/articles/general-audience-on-gods-promise-that-gives-hope/

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và những chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu       

 

Xin mời xem đoạn băng hình về buổi triều kiến chung và bài giáo lý của ĐTC Phanxicô hôm nay ở 2 cái links sau đây:                                                                

http://www.romereports.com/2017/04/26/pope-francis-on-the-path-of-life-god-never-leaves-us-alone

http://www.romereports.com/2017/04/26/pope-at-general-audience-reflects-on-lordtms-promise-that-he-will-remain-with-us-always

 

XIN CẦU NGUYỆN CHO ĐTC PHANXICÔ TRONG CHUYẾN TÔNG DU AI CẬP CUỐI TUẦN NÀY THỨ SÁU VÀ THỨ BẢY 28-29/4/2017

Friday 28 April 2017

10:45 Departure by plane from Rome/Fiumicino Airport for Cairo  
14:00 Arrival at Cairo International Airport  
 

Official welcome

 
  Welcome ceremony in the Presidential Palace in Heliopolis  
  Courtesy visit to the President of the Republic  
  Courtesy visit to the Grand Imam of al-Azhar  
  Speech to the participants in the International Peace Conference
  • Speech of the Grand Imam
  • Speech of the Holy Father
 
16:40 Meeting with political and civil authorities 
  • Speech of the President
  • Speech of the Holy Father
 
  Courtesy visit to H.H. Pope Tawadros II
  • Speech of Pope Tawadros II
  • Speech of the Holy Father
 

Saturday 29 April 2017

10:00 Holy Mass  
12:15 Lunch with the Egyptian bishops and the Papal delegation  
15:15 Meeting and prayer with the clergy, religious and seminarians  
  Farewell ceremony  
17:00 Departure by plane for Rome/Ciampino Airport  
20:30 Arrival at Rome/Ciampino Airport

 

 

Đây là chuyến tông du ngoại dự tính cho năm 2017, mới được thêm vào, và là chuyến tông du có thể nói là mạo hiểm nhất, hơn cả chuyến tông du Thổ Nhĩ Kỳ cuối tháng 11/2014, một chuyến tông du ngài đã bị đe dọa ám sát.

Chuyến tông du Ai Cập cuối tuần này của ngài có 3 mục đích rõ ràng: 1- mục đích mục vụ đối với Kitô hữu Công giáo ở một đất nước chỉ là thiểu số và bị bách hại dữ dội; 2- mục đích đại kết đối với Kitô hữu Chính Thống giáo (Coptic Orthodox) ở nước này cũng có các nhà thờ bị các tín đồ Hồi giáo cực đoan quá khích tấn công; và mục đích đối thoại liên tôn (ở the Muslim University of Al-Azhar) với tín đồ Hồi giáo chiếm đa số ở một trong vài quốc gia có nền văn hóa cổ nhất thế giới này.

Về vấn đề an ninh của ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô đã muốn sử dụng xe bình thường, không phải loại xe bọc sắt hay loại xe chống đạn, thậm chí loại xe có mui trần để ngài còn có thể ra mặt chào dân chúng nghênh đón ngài ở hai bên đường nữa. Trên chuyến bay từ Ba Tây Nam Mỹ về lại Roma sau chuyến tông du đầu tiên của mình, để trả lời cho câu phỏng vấn thứ hai của thành phần phóng viên truyền thông, ngài đã cho biết chủ trương của ngài như sau:

"Nhờ ít vấn đề an toàn mà tôi đã có thể đến với dân chúng, ôm lấy họ, chào hỏi họ, không cần có những chiếc xe bọc sắt... nó là một thứ an toàn tin tưởng vào dân chúng... đúng thế, bao giờ cũng nguy hiểm khi gặp người điên, thế nhưng lúc nào Chúa cũng bảo vệ chúng ta không phải hay sao? Đồng thời cũng điên khùng khi vị giám mục tách mình ra khỏi dân chúng, và tôi thích cái khùng này hơn".

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL