GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

Mục Lục Năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016

 

 

 

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ

GIÁO LÝ VỀ NIỀM TIN TƯỞNG CẬY TRÔNG

BUỔI TRIỀU KIẾN CHUNG THỨ TƯ 24-5-2017

Bài 23

 

"Những gì xẩy ra trên đoạn đường này là một thứ trị liệu pháp hy vọng....

'Chúng tôi hy vọng, thế nhưng... chúng tôi hy vọng, thế nhưng...'"

 

Xin chào anh chị em thân mến!

Hôm nay tôi muốn tập trung vào cảm nghiệm của hai người môn đệ đi Emmau là những người được Phúc Âm của Thánh ký Luca nói tới (24:13-35). Chúng ta hãy tưởng tượng cảnh tượng này: đó là có hai nam nhân đang bước đi bên nhau, thất vọng chán chường, buồn khổ, tin rằng họ đã bỏ lại sau lưng nỗi cay đắng của một vụ việc xẩy ra tồi tàn. Trước Cuộc Vượt Qua thì họ cảm thấy đầy những nhiệt huyết, tin rằng những ngày ấy đã là những ngày quyết liệt cho những gì họ mong đợi cũng như cho niềm hy vọng của toàn dân. Chúa Giêsu, Đấng được họ ký thác đời sống của họ cho, cuối cùng dường như đã tiến đến một cuộc chiến cuối cùng: bấy giờ Người sẽ tỏ ra quyền năng của Người, sau một giai đoạn dài sửa soạn và giấu ẩn. Đó là những gì họ mong đợi. Nhưng nó lại không phải là như thế.

Hai con người lữ hành ôm ấp một niềm hy vọng thuần túy loài người, bấy giờ đã bị tan vỡ. Cây thập tự giá được dựng lên trên Đồi Canvê là một dấu hiệu hùng hồn nhất về một cuộc thảm bại mà họ không ngờ xẩy ra. Nếu Giêsu ấy thật sự đã làm theo ý Thiên Chúa thì họ cần phải kết luận rằng Thiên Chúa vô dụng, bất lực trong tay của thành phần bạo lực, và bất khả kháng cự sự dữ.

Bởi vậy mà vào sáng Chúa Nhật ấy, hai nam nhân này đã tháo chạy khỏi Giêrusalem. Các biến cố khổ nạn và tử nạn của Đức Gêsu vẫn còn hiện lên trước mắt họ; và lòng họ cảm thấy đớn đau nhức nhối về những biến cố ấy vào thời gian buộc phải nghỉ ngơi trong Ngày Hưu Lễ. Lễ Vượt Qua đáng lẽ phải vang lên bài ca giải phóng lại biến thành một ngày đau buồn nhất đời của họ. Họ lìa bỏ Giêrusalem để đi đến một nơi khác, đến một khu làng thanh vắng nào đó. Tất cả họ đều có dáng vẻ của thành phần muốn loại trừ đi một thứ ký ức nung nấu. Thế nên họ đã lên đường, bước đi một cách thảm sầu. Cảnh tượng này - con đường đi ấy - đã từng trở thành quan trọng trong các trình thuật Phúc Âm; giờ đây thậm chí nó còn hơn như vậy nữa, trong giây phút người ta bắt đầu kể truyện về Giáo Hội. 

Cuộc gặp gỡ của Đức Giêsu với hai người môn đệ này dường như hoàn toàn tình cờ: nó giống như là một cuộc gặp gỡ của những cuộc gặp gỡ xẩy ra trong đời. Hai người môn đệ này bước đi hết sức tư lự trầm ngâm, và một người lạ mặt xuất hiện bên họ. Đó là Đức Giêsu, thế nhưng mắt của họ không thể nhận ra Người. Thế rồi Đức Giêsu bắt đầu thực hiện "trị liệu pháp hy vọng - therapy of hope" của Người. Những gì xẩy ra trên đoạn đường này là một thứ trị liệu pháp hy vọng. Ai cống hiến thứ trị liệu pháp này? Đức Giêsu.

Trước hết, Người hỏi họ và lắng nghe họ: Vị Thiên Chúa của chúng ta không phải là vị Thiên Chúa xâm lấn pha mình. Cho dù Người đã thừa biết được lý do tại sao hai con người này thất vọng chán chường, Người để cho họ có giờ thấm thía sâu xa cái đắng cay họ cảm nghiệm. Cần phải thú nhận rằng đó là những gì tái diễn trong cuộc sống của con người: "Chúng tôi hy vọng, thế nhưng... chúng tôi hy vọng, thế nhưng..." (câu 21). Biết bao nhiêu là sầu thương, biết bao nhiêu là thảm bại, biết bao nhiêu là thất bại trong đời sống của mọi người! Cuối cùng tất cả chúng ta đều hơi giống hai người môn đệ này. Trong đời sống chúng ta thường hy vọng, chúng ta thường cảm thấy như thể chúng ta chỉ còn một bước nữa thôi là đạt tới hạnh phúc, lại chỉ thấy mình tiến tới chỗ thất vọng. Thế nhưng Chúa Giêsu bước đi với tất cả những con người mất tin tưởng ấy, thành phần cúi mặt bước đi. Khi bước đi với họ, một cách kín đáo, Người tìm cách phục hồi cho họ niềm hy vọng.

Chúa Giêsu trước hết nói với họ về Thánh Kinh. Người là Đấng nắm trong tay cuốn sách này của Thiên Chúa sẽ không đánh liều với các câu chuyện anh hùng dễ dãi hay những cuộc vận động thắng đoạt oai hùng. Niềm hy vọng đích thực không bao giờ xẩy ra ở một cái giá dễ dãi: bao giờ nó cũng trải qua thảm bại. Niềm hy vọng của những ai không chịu đựng khổ đau, có lẽ không đáng gọi là hy vọng. Thiên Chúa không thích được yêu mến như kẻ yêu mến một nhà lãnh đạo lôi kéo dân mình đến chiến thắng, bằng việc hủy diệt thù địch một cách đẫm máu. Vị Thiên Chúa của chúng ta là một ánh sáng lờ mờ bừng nóng vào ngày gió lạnh, và mặc dù sự hiện diện của Ngài trên thế giới này dường như mong manh, Ngài cũng đã chọn một nơi mà tất cả chúng ta đều khinh thường. 

Bởi vậy Chúa Giêsu mới lập lại cho hai môn đệ thấy cử chỉ chính yếu của mỗi lần Tạ Ơn - Eucharist: đó là Người cầm lấy bánh, chúc phúc rồi trao ban. Chẳng lẽ không phải là tất cả câu chuyện về Chúa Giêsu nơi chuỗi cử chỉ này hay sao? Nơi mỗi một cử hành Thánh Thể, đó không phải là dấu hiệu về những gì Giáo Hội cần phải là hay sao? Chúa Giêsu nhận lấy chúng ta, Người chúc phúc cho chúng ta, Người "bẻ" đời sống của chúng ta ra - vì không có hy sinh thì cũng chẳng có tình yêu thương - và Người cống hiến cuộc đời của chúng ta cho người khác, Người cống hiến nó cho hết mọi người.

Đó là một cuộc gặp gỡ mau chóng, cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với hai môn đệ đi Emmau. Thế nhưng nơi cuộc gặp gỡ này là tất cả đích điểm của Giáo Hội. Nó nói với chúng ta rằng cộng đồng Kitô hữu không được khép kín trong một thành trì kiên cố, mà phải bước đi ở một không gian sinh động nhất của mình, tức là con đường. Ở đó Giáo Hội gặp gỡ dân chúng, với các niềm hy vọng của họ cùng với những thất vọng của họ, có những lúc nặng nề. Giáo Hội lắng nghe tất cả mọi câu chuyện của chúng ta, như chúng xuất phát từ cái quan tài lương tâm riêng của chúng ta; thế rồi cống hiến Lời sự sống, chứng từ yêu thương, một tình yêu thương trung thành cho đến cùng. Thế rồi tâm can của dân chúng lại bừng lên niềm hy vọng.

Tất cả chúng ta đều gặp khó khăn và những lúc tăm tối trong cuộc đời của mình; những lúc chúng ta bước đi một cách sầu thảm, trầm lắng, lạc hướng, ngoài một bức tường chắn trước mặt. Chúa Giêsu luôn ở bên chúng ta để ban niềm hy vọng cho chúng ta, sưởi ấm tâm can của chúng ta mà nói rằng: "Hãy tiến lên, Ta ở với con. Hãy tiến lên". Cái bí mật của con đường đi Emmau này tất cả đều ở chỗ này, đó là cho dù trái với những gì là bề ngoài, chúng ta vẫn tiếp tục được yêu thương, và Thiên Chúa không bao giờ thôi yêu thương chúng ta. Thiên Chúa sẽ luôn bước đi với chúng ta, luôn luôn, ngay cả trong những lúc đau đớn nhất, ngay cả trong những giây phút xấu xa ghê rợn nhất, ngay cả trong những lúc thảm bại: Vị Chúa này vẫn có đó. Đấy là niềm hy vọng của chúng ta. Chúng ta hãy tiến lên với niềm hy vọng này! Vì Người ở gần với chúng ta và luôn luôn bước đi với chúng ta!


http://press.vatican.va/content/salastampa/en/bollettino/pubblico/2017/05/24/170524c.html

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và những chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu  

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

Pope Francis received President of the United States of America, Donald Trump, today, May 24, 2017, at about 8:30 a.m. in the Apostolic Palace, before Francis’ weekly General Audience in St. Peter’s Square.

The meeting was broadcasted by Vatican Television and can be watched via this link: https://www.youtube.com/watch?v=YVCm1-toVFg

According to a statement released by the Holy See Press Office, the discussions, which lasted about 30 minutes, were cordial.

“Satisfaction was expressed,” the statement said, “for the good existing bilateral relations between the Holy See and the United States of America as well as for their joint commitment in favor of life, and freedom of worship and conscience.”

“It is hoped,” it added, “that there may be serene collaboration between the State and the Catholic Church in the United States, engaged in service to the people in the fields of healthcare, education and assistance to immigrants.

The discussions, it also noted, “enabled an exchange of views on various themes relating to international affairs and the promotion of peace in the world through political negotiation and inter-religious dialogue, with particular reference to the situation in the Middle East and the protection of Christian communities.”

After the audience, President Trump’s wife, Melania, will visit the Vatican’s children’s hospital Bambino Gesu, and his daughter, Ivanka, will visit the Rome-based charitable community, Sant’Egidio.

The following are those who are included in President Trump’s delegation, courtesy of the Holy See Press Office:

The First Lady 

The Honorable Jared Kushner and Mrs. Ivanka Trump 

The Honorable Rex Tillerson, Secretary of State of the United States of America 

The Honorable H.R. McMaster, Assistant to the President for National Security Affairs 

Ms. Hope Hicks, Assistant to the President and Director of Strategic Communications

Mr. Daniel Scavino, Assistant to the President and Director of Social Media

Mr. Gary Cohn, Assistant to the President and Director of the National Economic Council 

Mr. Louis Bono, American Chargé d’Affaires ad interim to the Holy See

Ms. Dina Powell, Deputy Assistant to the President for National Security Affairs

Mr. Keith Schiller, Deputy Assistant to the President and Director of Oval Office Operations

Ms. Alessandra Bonatti, Interpreter