ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
GIÁO LÝ VỀ NIỀM TIN TƯỞNG CẬY TRÔNG
BUỔI TRIỀU KIẾN CHUNG THỨ TƯ 11-10-2017
Bài 36
Tin tưởng cậy trông là tỉnh thức đợi chờ
Xin chào anh chị em thân mến!
Hôm
nay tôi muốn chia sẻ về
chiều kích của niềm tin
tưởng cậy trông là việc tỉnh thức đợi chờ.
Đề tài tỉnh thức là một đề
tài chính của
Tân Ước. Chúa Giêsu đã giảng dạy cho các môn đệ của Người rằng: “Các con hãy
thắt lưng và cầm đèn sáng, và hãy trở nên như những người chờ đợi chủ mình từ
tiệc cưới
trở về, để có thể mở cửa cho Người khi Người về và gõ cửa” (Luca 12:35-36).
Trong thời điểm sau cuộc Phục Sinh của Chúa Kitô đây, thời điểm bao gồm những
giây phút an bình thanh thản luân chuyển tiếp nối với những giây phút sầu thương
khác, Kitô hữu không bao giờ bỏ cuộc. Bài Phúc Âm khuyên dạy rằng
chúng ta là những người đầy tớ không bao giờ thiếp
ngủ, trong khi chủ của mình chưa trở về. Thế
giới này cần đến trách nhiệm của chúng ta, và chúng ta đảm nhận lấy trách nhiệm
này một cách trọn vẹn và ưu ái. Chúa Giêsu muốn
cuộc hiện hữu của chúng ta cần phải gian khổ, nhờ đó chúng ta không bao giờ thôi
canh chừng, nhận lãnh một cách tri ân và hoan lạc hết mọi ngày sống mới do Thiên
Chúa ban cho chúng ta.
Buổi sáng nào cũng là một trang giấy trống được Kitô
hữu dùng để bắt đầu viết lên những việc lành.
Ơn Cứu Chuộc của Chúa Kitô
đã cứu độ chúng ta; tuy nhiên, hiện
nay chúng ta vẫn đang chờ đợi việc
hoàn toàn tỏ hiện của vai trò chủ tể của Người: khi mà Thiên Chúa cuối cùng trở
nên mọi sự cho mọi người (xem 1Corinto
15:28). Nơi niềm tin tưởng của Kitô hữu không gì vững chắc hơn là “cuộc hẹn hò”
này, một cuộc
hẹn hò với
Chúa, khi Người đến. Thế rồi ngày ấy đến, Kitô hữu chúng ta muốn như những người
đầy tớ thức thâu đêm, thắt lưng và cầm đèn sáng: Cần phải sẵn sàng với ơn cứu độ
đang đến, sẵn sàng với cuộc gặp gỡ này. Anh chị em đã từng nghĩ đến cuộc hội ngộ
với Chúa Giêsu này hay chăng, khi Người đến? Nó sẽ là một cuộc gắn kết, một niềm
vui vĩ đại, một niềm vui lớn lao! Chúng ta cần phải sống bằng niềm trông đợi
hướng về cuộc hội ngộ này!
Người Kitô hữu được dựng nên không phải để sống chán
chường, mà là nhẫn nại bất chấp mọi
sự. Họ hiểu rằng một mầu nhiệm nào đó về ân sủng đang được ẩn giấu, cho
dù nơi tính chất đơn thuần của những ngày sống chỉ có thế thôi. Có những con
người, bằng sự kiên trì với tình yêu của mình, trở nên như những mạch nước tưới
dội sa mạc. Không có gì xẩy ra mà lại vô bổ, và không
có trạng huống nào Kitô hữu bị chìm đắm lại hoàn toàn bất trị với tình yêu
thương. Không có đêm nào quá dài để quên mất niềm vui của ánh bình minh. Mà đêm
càng đen thì lại càng gần rạng đông. Nếu chúng ta cứ hiệp nhất với Chúa
Giêsu thì cái lạnh lẽo của những giây phút khó khăn không làm cho chúng ta bị tê
liệt; và ngay cả khi toàn thế giới có tuyên truyền
những gì chống lại niềm hy vọng, nếu nó nói rằng tương lai sẽ chỉ mang lại những
đám mây đen tối, thì Kitô hữu biết rằng nơi chính cái tương lai ấy là cuộc trở
lại của Chúa Kitô. Không ai biết khi nào điều
ấy sẽ xẩy ra, thế nhưng ý nghĩ rằng kết thúc lịch sử của chúng ta là Chúa Giêsu
Thương Xót cũng đủ để tin tưởng chứ không nguyền rủa cuộc sống. Hết mọi sự sẽ
được cứu vãn. Hết mọi sự.
Chúng ta sẽ chịu đau khổ, sẽ có những lúc xẩy ra chuyện giận dữ và căm hận, thế
nhưng cái ký ức ngọt ngào và mãnh lực về Chúa Kitô sẽ đánh tan khuynh hướng nghĩ
rằng đời sống này là một cái gì đó sai trái.
Sau khi nhận biết Chúa
Giêsu chúng ta không còn có thể thực hiện gì hơn là
việc nắm bắt được lịch sử bằng niềm tin
tưởng và hy vọng.
Chúa Giêsu như một
ngôi nhà, và chúng ta thì ở bên trong, rồi chúng ta nhìn thế giới từ các cánh
cửa sổ của ngôi nhà này.
Bởi thế chúng ta không thu mình lại, không tiếc xót một cách muộn phiền, một thứ
quá khứ được cho là vàng son, nhưng chúng ta luôn hướng về phía trước, về một
tương lai không phải chỉ là công cuộc được bàn tay của chúng ta làm nên, mà
trước hết là một mối quan tâm liên lỉ trong Sự Quan Phòng của Thiên Chúa.
Một ngày kia, tất cả những
gì là mờ nhạt sẽ trở thành sáng láng.
Chúng ta biết rằng
Thiên Chúa không thể nào chối bỏ Bản Thân Mình.
Không bao giờ. Ngài
chẳng bao giờ thất hứa. Ý
muốn của Ngài nơi các sự vụ của chúng ta không phải là những gì âm u,
mà là một dự án cứu độ được phác họa đàng hoàng.
“Thiên Chúa muốn tất cả mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý” (1Timôthêu
2:4). Bởi thế, chúng ta đừng bi quan yếm thế
buông mình theo cái luồng của những biến cố, như thể lịch sử là một chiếc xe lửa
bị mất tay lái. Việc thoái lui không phải là một thứ nhân đức Kitô giáo. Kitô
hữu cũng không nhún vai của mình hay cúi đầu của mình trước một thứ định mệnh
dường như bất khả tránh.
Con người
nào mang hy vọng đến cho thế giới thì không bao giờ lại là một con người bi quan
yếm thế. Chúa Giêsu khuyên dạy rằng chúng ta chờ đợi nó mà không ở trong tình
trạng rỗi rãi. “Phúc cho người đầy tớ nào chủ thấy tỉnh thức khi ông đến” (Luca
12:37). Không có thành phần xây dựng hòa bình nào mà cuối cùng lại không gây tổn
thương đến
tình trạng
bình an riêng tư của mình, bằng việc quan tâm đến những vấn đề của người khác.
Một con người lụy
phục không phải là một con người xây dựng hòa bình mà là con người lười biếng,
một con người muốn được sống thoải mái.
Trong khi đó
Kitô hữu là một con người xây dựng hòa bình khi họ dám liều mạng, khi họ can đảm
liều mình để mang lại sự thiện, sự thiện Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta, được
ban cho chúng ta như là một kho tàng.
Chúng ta hãy lập lại mỗi
ngày trong đời sống của chúng ta lời nguyện
được thành phần môn đệ tiên khởi bày tỏ bằng tiếng Aramaic của họ với những chữ
Marana tha,
và chúng ta thấy lại ở nơi câu cuối cùng của Thánh Kinh:
“Xin hãy đến, Lạy Chúa
Giêsu!” (Khải Huyền
22:20). Đó là điêp
khúc của hết mọi đời sống Kitô hữu: nơi thế giới của mình, chúng ta không cần
bất cứ sự gì khác ngoài sự chăm sóc của Chúa Kitô.
Diễm phúc biết bao, bằng nguyện cầu, vào những ngày khó khăn trong cuộc sống của
chúng ta, chúng ta nghe thấy tiếng của Người đáp ứng và trấn an chúng ta rằng:
“Này Ta chóng đến
nơi rồi” (Khải Huyền
22:7)!
https://zenit.org/articles/popes-general-audience-on-vigilant-waiting/
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch