GIÁO HỘI HIỆN THẾ 2017
Mục Lục Năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016
ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ - SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2017
"Lời Chúa là một tặng ân, Những Con Người Khác cũng là một tặng ân"
Anh Chị Em thân mến,
Mùa Chay là một khởi đầu mới, là một đường lối dẫn đến đích điểm chắc chắn Phục Sinh, cuộc vinh thắng của Chúa Kitô trên sự chết. Mùa này khẩn thiết kêu gọi chúng ta hãy ăn năn hoán cải. Kitô hữu được kêu xin hãy trở về cùng Thiên Chúa "bằng tất cả tấm lòng của họ" (Joel 2:12), hãy đừng an phận với những gì là tầm thường và hãy gia tăng mối liên hệ thân tình với Chúa. Chúa Giêsu là người bạn trung thành không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Ngay cả khi chúng ta vấp phạm tội lỗi, Người vẫn nhẫn nại đợi chờ chúng ta trở về; bằng niềm trông đợi nhẫn nại ấy Người cho chúng ta thấy rằng Người sẵn sàng thứ tha cho chúng ta (xem bài giảng ngày 8/1/2016).
Mùa Chay là một thời điểm thuận lợi để đi sâu vào đời sống thiêng liêng của chúng ta bằng phương tiện thánh hóa được Giáo Hội cống hiến cho chúng ta, đó là chay tịnh, cầu nguyện và làm phúc. Căn bản của hết mọi sự là lời Chúa, mà trong mùa này chúng ta được mời gọi để nghe và suy niệm một cách sâu xa hơn. Giờ đây chúng ta hãy lưu ý tới dụ ngôn về người phú hộ và Lazarô (xem Luca 16:19-31). Chúng ta hãy tìm thấy cái cảm hứng nơi câu chuyện ý nghĩa này, vì nó cống hiến cho chúng ta cái then chốt để hiểu được những gì chúng ta cần phải làm hầu đạt tới hạnh phúc chân thực và sự sống đời đời. Nó khuyên chúng ta hãy thành tâm hoán cải.
1- Người khác là một tặng ân
Dụ ngôn này mở đầu bằng việc giới thiệu hai nhân vật chính. Con người nghèo được diễn tả một cách chi tiết hơn: người ấy là một con người quá tệ thậm chí không còn sức mà đứng lên được nữa. Nằm ở trước cửa nhà của người phú hộ, người này sống bằng các mảnh vụn rơi xuống từ bàn của người phú hộ. Thân thể của người ấy đầy những ghẻ lở và bị các con chó đến liếm các vết thương trên mình (xem các câu 20-21). Hình ảnh này là hình ảnh về một tình trạng thật là cùng khốn bất hạnh; nó phác tả cho thấy một con người khổ nhục và đáng khinh.
Cảnh tượng này lại càng thế thảm hơn nữa nếu chúng ta lưu ý tới con người nghèo này được gọi là Lazarô: một cái tên đầy hứa hẹn, theo nghĩa đen là Thiên Chúa phù giúp. Nhân vật này không phải là một con người vô danh. Các đặc tính của con người ấy được miêu tả một cách rõ ràng và tỏ ra như là một cá nhân sống câu chuyện đời tư của mình. Trong khi con người này thực tế trở thành vô hình đối với nhà phú hộ thì chúng ta lại thấy được và biết được con người ấy như là một ai đó quen thuộc. Con người này trở thành một khuôn mặt, và như thế, là một tặng ân, một kho tàng vô giá, một con người được Thiên Chúa yêu thương và chăm sóc, bất chấp thân phận thực tế của con người này như là một kẻ bị loại trừ (xem bài giảng ngày 8/1/2016).
Nhân vật Lazarô dạy chúng ta rằng những con người khác là một tặng ân. Mối liên hệ đúng đắn với con người ta là ở chỗ ưu ái nhìn nhận giá trị của họ. Ngay cả con người nghèo khổ ở ngay cửa nhà của nhà phú hộ này không phải là những gì rầy rà phiền toái mà là lời hiệu triệu hoán cải cùng đổi thay. Dụ ngôn này trước hết mời gọi chúng ta hãy mở cửa lòng mình ra cho người khác, vì mỗi một người là một tặng ân, dù là người hàng xóm láng giếng của chúng ta hay là một kẻ ăn xin vô danh tiểu tốt. Mùa Chay là một thời điểm thuận lợi cho việc mở cửa ra cho tất cả những ai đang thiếu thốn và nhận biết nơi họ dung nhan của Đức Kitô. Mỗi người chúng ta gặp gỡ con người ta hằng ngày như thế. Mỗi một cuộc sống chúng ta gặp gỡ là một tặng ân đáng chấp nhận, trân trọng và yêu thương. Lời Chúa giúp chúng ta mở mắt của chúng ta ra để đón nhận và yêu thương sự sống, nhất là khi sự sống đó yếu đuối và mỏng dòn dễ bị tổn thương. Thế nhưng, để làm điều ấy, chúng ta cần phải cẩn trọng lưu ý tới những gì Phúc Âm nói với chúng ta về nhà phú hộ.
2- Tội lỗi làm chúng ta mù quáng3- Lời Chúa là một tặng ân
Phúc Âm về nhà phú hộ và Lazarô giúp chúng ta thực hiện việc sửa soạn tốt đẹp để tiến tới Lễ Phục Sinh. Phụng vụ của Thứ Tư Lễ Tro mời gọi chúng ta đến với một cảm nghiệm rất giống với cái cảm nghiệm của nhà phú hộ. Khi vị linh mục xức tro trên đầu chúng ta thì ngài lập lại những lời: "Hãy nhớ rằng mình là tro bụi và sẽ trở về bụi tro". Cuối cùng thì nhà phú hộ và con người nghèo khổ đều chết, và phần quan trọng hơn của dụ ngôn xẩy ra ở đời sau. Cả hai nhân vật đều đột nhiên khám phá ra rằng "chúng ta chẳng mang gì vào thế gian và chúng ta cũng không thể nào mang gì ra khỏi đó" (1Timôthêu 6:7).
Chúng ta cũng thấy cả những gì xẩy ra ở đời sau nữa. Ở đó người giầu nói dài dòng với tổ phụ Abraham, vị mà người này gọi là "cha" (Luca 16:24,27), như một dấu hiệu chứng tỏ con người ấy thuộc về dân Chúa vậy. Chi tiết này lại càng khiến cho đời sống của người này lại càng tỏ ra hoàn toàn trái ngược, vì cho đến lúc ấy vẫn chẳng có chuyện đề cập đến mối liên hệ của mình với Thiên Chúa. Thật vậy, chẳng có chỗ nào cho Thiên Chúa trong đời sống của con người ấy. Vị thiên chúa duy nhất của con người này là chính bản thân mình.
Nhà phú hộ chỉ nhận ra Lazarô khi ở giữa những cực hình đời sau. Con người ấy muốn con người nghèo kia làm giảm bớt cái khổ đau của mình bằng một giọt nước. Những gì con người ấy xin Lazarô giống như những gì con người này có thể làm được nhưng lại chẳng bao giờ làm. Abraham bảo con người ấy rằng: "Trong đời sống của mình nhà ngươi đã được đầy những cái may lành, còn Lazarô thì đầy những cái tồi tệ. Giờ đây nó được an ủi ở nơi đây trong khi ngươi đang phải chịu thống khổ" (câu 25). Ở đời sau sự công bằng sẽ được phục hồi và những cái xấu trong đời sống sẽ được quân bằng lại bằng sự thiện.
Dụ ngôn này tiếp tục cống hiến cho tất cả mọi Kitô hữu một sứ điệp. Nhà phú hộ xin Abraham sai Lazarô về cảnh báo cho anh em của mình là những kẻ còn đang sống. Thế nhưng Abraham đã trả lời rằng: "Họ đã có Moisen cùng các vị tiên tri, họ hãy lắng nghe các vị ấy" (câu 29). Đụng phải những kháng cự của nhà phú hộ, Abraham nói thêm rằng: "Nếu họ không lắng nghe Moisen hay các vị tiên tri thì họ cũng sẽ chẳng tin cho dù có ai sống lại từ kẻ chết" (câu 31).
Như thế thì cái vấn đề thực sự của nhà phú hộ đã hiện lộ. Ở căn gốc về tất cả mọi thứ bệnh hoạn của con người này là không nghe lời Chúa. Do đó con người này đã không còn kính mến Thiên Chúa và gia tăng việc khinh khi tha nhân của mình. Lời Chúa là những gì tồn tại và quyền năng, có thể hoán cải các tấm lòng và dẫn chúng về với thiên Chúa. Khi chúng ta khép lòng mình lại trước tặng ân lời Chúa thì chúng ta đi đến chỗ khép mình lại trước tặng ân anh chị em của chúng ta.
Các bạn thân mến, Mùa Chay là thời điểm thuận lợi để tái tấu việc chúng ta gặp gỡ Chúa Kitô đang sống động nơi lời của Người, nơi các Bí Tích cũng như nơi tha nhân của chúng ta. Lạy Chúa, Đấng đã chiến thắng các mưu mô lừa đảo của Tên Cám dỗ trong 40 ngày ở sa mạc, xin cho chúng con thấy đường lối chúng con phải theo. Xin Thánh Linh dẫn chúng con thực hiện cuộc hành trình hoán cải thực sự, nhờ đó chúng con có thể tái khám phá ra tặng ân lời Chúa, có thể được thanh tẩy khỏi tội lỗi làm cho chúng con bị mù quáng, và có thể phục vụ Chúa Kitô hiện diện trong anh chị em thiếu thốn của chúng con. Tôi khuyến khích tất cả mọi tín hữu hãy thể hiện cuộc canh tân thiêng liêng này bằng cả việc tham dự vào các Chiến Dịch Mùa Chay được nhiều tổ chức Giáo Hội phát động ở các phần đất khác nhau trên thế giới, và như thế hướng về nền văn hóa gặp gỡ trong gia đình nhân loại duy nhất của chúng ta. Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau để, nhờ được tham dự vào cuộc vinh thắng của Chúa kitô, chúng ta có thể mở cửa của chúng ta ra cho thành phần yếu kém và nghèo khổ. Để rồi chúng ta mới có thể cảm nghiệm thấy và chia sẻ trọn vẹn niềm vui Phục Sinh.
Tại Vatican ngày 18/10/2016
Phanxicô
Đaminh Maria
Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo những chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu